Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mới hình thành và phát triển ở nước ta, song đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong năm 1996, ngành dầu khí Việt Nam đã sản xuất được hơn 7 triệu tấn dầu thô thì năm 1997 đã sản xuất được hơn 10 triệu tấn tức là tăng khoảng 14%, ngang tầm với các ngành khác. Theo kết quả thăm dò, nghiên cứu nhiều năm của các nhà địa chất trong nước và nước ngoài đã khẳng định rằng lòng đất Việt Nam, kể cả thềm lục địa và các vùng trên đất liền có chứa đựng một tiềm năng dầu khí hấp dẫn. Hàng loạt các phát hiện thương mại nối tiếp nhau được công bố đã chứng minh điều đó và đã lôi kéo các Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Công nghiệp dầu khí có thể là một ngành phát triển mạnh trong tương lai. Thực tế đó, đã đặt ra cho đội ngò những người làm công tác kỹ thuật và các nhà sản xuất hàng loạt các vấn đề hoàn thiện công nghệ khai thác xử lý và vận chuyển dầu khí, tiến tới khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
Dầu mỏ đang được khai thác ở thêm lục địa phía Nam bao giê đưa lên khỏi lòng đất cũng chứa một lượng nước vỉa dưới dạng nhò. Lượng nước này càng tăng lên khi áp dụng các phương pháp thứ cấp, tam cấp, bơm Ðp nước có phụ gia hoá phẩm. để tăng hệ số thu hồi dầu của mỏ. Quá trình xử lý nước tách ra khỏi dầu thô là không thể thiếu được để đảm bảo cho chất lượng dầu thô xuất khẩu và trong tương lai đảm bảo cho chất lượng nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu.
Để thực hiện nhiệm vụ này người ta tiến hành thu gom dòng sản phẩm và bình chứa kết hợp với xử lý sơ bộ nhằm tách khí áp suất cao và tách bớt phần nước cũng như tạp chất khô chứa trong dòng sản phẩm. Công đoạn này được thực hiện trên các giàn cố định (MSP). Sau đó là công đoạn thu gom trên toàn mỏ để đưa dầu đã xử lý thô từ các giàn về các trạm rót dầu không bến, kết hợp với việc xử lý triệt để, nhằm đạt dầu chất lượng thương phẩm.
Nói chung công đoạn cuối cùng này rất phức tạp nhưng nó quyết định đến giá trị tấn dầu. Đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu các phương pháp phá nhò để nâng cao hiệu quả xử lý nhò tương nghịch và sơ đồ công nghiệp, xử lý dầu trên trạm rót dầu ở bến Chí Linh đã tổng hợp một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng đang tiến hành trong việc xử lý dầu khí. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của PGS - PTS. Hoàng Dung cùng toàn thể các cán bộ của phòng thu gom vận chuyển và xử lý dầu khí của viện NCKH - TK dầu khí biển. Bản đồ án đã được hoàn thành kịp thời và đúng quy định.
Kết cấu đồ án gồm:
Phần I - Tổng quan Mỏ dầu Vietsovpetro.
Phần II - Thành phần tính chất dầu thô Mỏ VSP
Phần III - Các lý thuyết về nhò tương.
Phần IV - Các phương pháp tách nước nhò tương W/O và công nghệ xử lý nhò tương trên trạm rót dầu không bến “Chí Linh”.
Phần V - Kết luận.
124 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các phương pháp phá nhò để nâng cao hiệu quả xử lý nhò tương nghịch và sơ đồ công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mới hình thành và phát triển ở nước ta, song đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong năm 1996, ngành dầu khí Việt Nam đã sản xuất được hơn 7 triệu tấn dầu thô thì năm 1997 đã sản xuất được hơn 10 triệu tấn tức là tăng khoảng 14%, ngang tầm với các ngành khác. Theo kết quả thăm dò, nghiên cứu nhiều năm của các nhà địa chất trong nước và nước ngoài đã khẳng định rằng lòng đất Việt Nam, kể cả thềm lục địa và các vùng trên đất liền có chứa đựng một tiềm năng dầu khí hấp dẫn. Hàng loạt các phát hiện thương mại nối tiếp nhau được công bố đã chứng minh điều đó và đã lôi kéo các Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Công nghiệp dầu khí có thể là một ngành phát triển mạnh trong tương lai. Thực tế đó, đã đặt ra cho đội ngò những người làm công tác kỹ thuật và các nhà sản xuất hàng loạt các vấn đề hoàn thiện công nghệ khai thác xử lý và vận chuyển dầu khí, tiến tới khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
Dầu mỏ đang được khai thác ở thêm lục địa phía Nam bao giê đưa lên khỏi lòng đất cũng chứa một lượng nước vỉa dưới dạng nhò. Lượng nước này càng tăng lên khi áp dụng các phương pháp thứ cấp, tam cấp, bơm Ðp nước có phụ gia hoá phẩm... để tăng hệ số thu hồi dầu của mỏ. Quá trình xử lý nước tách ra khỏi dầu thô là không thể thiếu được để đảm bảo cho chất lượng dầu thô xuất khẩu và trong tương lai đảm bảo cho chất lượng nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu.
Để thực hiện nhiệm vụ này người ta tiến hành thu gom dòng sản phẩm và bình chứa kết hợp với xử lý sơ bộ nhằm tách khí áp suất cao và tách bớt phần nước cũng như tạp chất khô chứa trong dòng sản phẩm. Công đoạn này được thực hiện trên các giàn cố định (MSP). Sau đó là công đoạn thu gom trên toàn mỏ để đưa dầu đã xử lý thô từ các giàn về các trạm rót dầu không bến, kết hợp với việc xử lý triệt để, nhằm đạt dầu chất lượng thương phẩm.
Nói chung công đoạn cuối cùng này rất phức tạp nhưng nó quyết định đến giá trị tấn dầu. Đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu các phương pháp phá nhò để nâng cao hiệu quả xử lý nhò tương nghịch và sơ đồ công nghiệp, xử lý dầu trên trạm rót dầu ở bến Chí Linh đã tổng hợp một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng đang tiến hành trong việc xử lý dầu khí. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của PGS - PTS. Hoàng Dung cùng toàn thể các cán bộ của phòng thu gom vận chuyển và xử lý dầu khí của viện NCKH - TK dầu khí biển. Bản đồ án đã được hoàn thành kịp thời và đúng quy định.
Kết cấu đồ án gồm:
Phần I - Tổng quan Mỏ dầu Vietsovpetro.
Phần II - Thành phần tính chất dầu thô Mỏ VSP
Phần III - Các lý thuyết về nhò tương.
Phần IV - Các phương pháp tách nước nhò tương W/O và công nghệ xử lý nhò tương trên trạm rót dầu không bến “Chí Linh”.
Phần V - Kết luận.
Đồ án liên quan nhiều đến thực tế, bên cạnh đó lại là lần đầu tiên tiếp xúc với việc làm khoa học, nghiên cứu và xử lý tài liệu, hơn nữa trình độ và điều kiện có hạn nên cuốn đồ án này, không tránh khỏi những sai sót.Tác giả rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến quí báu của các thầy cô giáo cũng các độc giả và các bạn đồng nghiệp để đồ án này được hoàn chỉnh hơn.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy đã trực tiếp hướng dẫn, các thầy cô khoa Dầu khí trường Đại học Mỏ địa chất và các cán bộ Phòng khai thác vận chuyển viện NCKH- TK dầu khí biển xí nghiệp liên doanh VSP đã tận tình giúp đỡ đào tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Phần I
Tổng quan mỏ dầu Vietsopetro.
Chương I
Vị trí điạ lý- điều kiện tự nhiên và nhân văn khu vực mỏ.
I. Vị trí địa lý khu vực mỏ.
Mỏ dầu Bạch Hổ nằm ở lô số 09 thềm lục địa Việt nam của vùng biển Đông, cách đất liền khoảng 110km và cách cảng dầu khí Vietsovpetro khoảng 130 km. Trong khu vực có mỏ Rồng cách mỏ Bạch Hổ 35 km về phía Tây Nam.
II. Điều kiện tự nhiên và nhân văn khu vực mỏ.
1. Khí hậu:
Toàn bộ khí hậu vùng mỏ là khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa chính là: mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời gian này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc, lượng mưa rất Ýt cỡ 0,7 mm, độ Èm trung bình 65%, nhiệt độ không khí ban ngày 24 250C, ban đêm 22 240C, ngoài ra còn có gió biển thổi theo hướng Tây Bắc - Bắc Tây Bắc, sóng biển cao nhất thời kỳ này là 8 m.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 tháng 9, chủ yếu có gió Tây Nam. Nhiệt độ trung bình từ 25 300C, nhiệt độ ban ngày và ban đêm lệch nhau lớn.
Ngoài ra còn có mùa chuyển tiếp từ tháng 4 tháng 5 do xảy ra các hiện tượng di chuyển các luồng khí lạnh từ phương Bắc xuống nên độ Èm không khí tăng lên, lượng mưa không lớn, nhiệt độ trung bình 25 300C về thời tiết biển tương đối ôn hoà, thỉnh thoảng có bão. Bão thường gặp từ tháng 6 tháng 10. Trung bình 10 trận trong một năm. Do có hiện tượng gió mùa nên thời kỳ này sóng biển tương đối cao, khoảng 10m.
2. Giao thông vận tải.
Thành phè Vũng Tàu là nơi bố trí trụ sở hành chính của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro (VSP). Đây là nơi trung tâm du lịch lớn được nối với thành phố Hồ Chí Minh bằng quốc lé 51, dải nhựa, dài 125 km và đường thuỷ dài 80 km. Sân bay Vũng Tàu có thể tiếp nhận loại máy bay AN - 24; AN - 26; trực thăng loại M1 - 8.
3. Dân cư.
Thành phè Vũng Tàu có trên 4 vạn dân, trong đó 1/3 là dân bản xứ chủ yếu sống bằng nghề đánh cá và các nghề phụ khác, còn lại là dân Bắc di cư vào. Với nguồn nhân lực này thực sự là một lực lượng hùng hậu đáp ứng một cách đầy đủ cho quá trình xây dựng các công trình dầu khí.
Chương II
Lịch sử phát triển khu mỏ và tiềm năng của mỏ.
I - Lịch sử thăm dò, khai thác.
Bồn trũng Cửu Long được các nhà địa chất quan tâm từ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tính đến nay việc nghiên cứu bồn trũng Cửu Long nói chung, mỏ Bạch Hổ nói riêng trải qua các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn trước 1975.
Công cuộc tìm kiếm và thăm dò dầu khí trước ngày Miền Nam giải phóng được tiến hành bởi các Công ty dầu khí Tư Bản. Kết quả cho thấy rằng có khả năng tìm thấy dầu khí trong tầng Kainozoi ở thềm lục địa Nam Việt Nam nói chung và mỏ Bạch Hổ nói riêng. Mỏ dầu khí Bạch Hổ được công ty Mobil của Mỹ phát hiện bằng các tài liệu địa chấn cho đến 1974 thì công ty này và một số công ty tư bản khác tiến hành khoan.
Công ty PECTEN khoan giếng hồng 1 X, dừa 1X, dừa 2X và mía 1X, công ty Mobil khoan giếng Bạch Hổ 1X. Trong các giếng khoan trên đã tìm thấy dầu khí ở tầng Mioxen hạ.
2. Giai đoạn 1975- 1980:
Sau ngày Miền Nam giải phóng, công cuộc tìm kiếm và thăm dò dầu khí vẫn được tiến hành, thăm dò địa chấn lại và khoan các giếng thăm dò trên mỏ. Trên cơ sở tài liệu cũ trước 1975, kết quả thăm dò các tuyến địa chấn và các giếng khoan trên khu vực mỏ Bạch Hổ nói riêng và thềm lục địa Việt Nam nói chung, Hồ Đắc Hoài và Ngô Trường San đã báo cáo tổng hợp đầu tiên mang tên: “ Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí thềm lục địa Nam Việt Nam”.
3. Giai đoạn 1980 - nay:
Xí nghiệp liên doanh “ Vietsovpetro” được thành lập vào 19/6/1981. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới rất quan trọng đối với ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, Nhà nước Việt Nam giao cho xí nghiệp liên doanh “Vietsovpetro” nhiệm vụ “ Nhanh chóng tìm ra dầu mỏ khí đốt, đưa vào khai thác sớm phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngò cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và công nhân lành nghề cho ngành dầu khí xây dựng và phát triển ngành dịch vụ dầu khí tại Việt Nam. Chỉ 2,5 năm xí nghiệp liên doanh “Vietsovpetro” còn phát hiện tại mỏ Bạch Hổ và ngày 26/6/1986 tấn dầu đầu tiên được khai thác tại mỏ này, đó cũng là tấn dầu thô đầu tiên trên thềm lục địa tại Việt Nam. Ngoài mỏ Bạch Hổ xí nghiệp liên doanh “Vietsovpetro” còn phát hiện ra mỏ Rồng và mỏ Đại Hùng. Hai mỏ này hiện nay cũng đưa vào khai thác.
Năm 1988, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với mức tăng trưởng mạnh sản lượng khai thác dầu khí của Vietsorpetro đó là lần đầu tiên tại Việt Nam phát hiện tầng dầu có sản lượng cao(xấp xỉ 1000 tấn/ngày /giếng) trong mãng granit nứt nẻ. Nhờ vậy, nhịp độ khai thác dầu giai đoạn 91 - 95 tăng từ 8000 lên 19000- 20000 tấn/ngày. Việc tiến hành khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ dùa trên cơ sở bản thiết kế khai thác thử công nghiệp mỏ Bạch Hổ thềm lục địa Việt Nam của viện nghiên cứu dầu khí Xahalin . Theo tài liệu thiết kế này hệ thống khai thác mỏ là hệ thống 7 điểm với khoảng cách giữa các giếng là 600 x 600 m. Đồng thời xét đến việc cần thiết phải xâydựng thêm 2 giàn cố định cho vòm Nam sau đó bản thiết kế này được Hội đồng “Vietsovpetro” đề nghị thay mạng lưới 600 x 600 m thành mạng lưới 400 x 400 m. Còn sơ đồ khai thác vòm Bắc thì sử dụng hệ bàn cờ 3 hàng 650 x 350 m.
Khi xác định được trữ lượng dầu công nghiệp của tầng dầu khí biển (thuộc xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro) đã đưa ra báo cáo “Đánh giá khả năng khai thác mỏ Bạch Hổ” và “sơ đồ công nghệ khai thác vùng ưu tiên vòm Bắc mỏ Bạch Hổ” nhằm khai thác mở rộng thử công nghiệp. Trong các tài liệu này, tại các khu vực ưu tiên được phân bố khai thác theo hàng khối và các đối tượng chính.
Đối tượng I: Tầng 23 Mioxen hạ
Đối tượng II: Tầng VI, VII của Oligoxen hạ.
Đối tượng III: Tầng VIII, IX, X của Oligoxen hạ
Đối tượng IV: Tầng I, II, III của Oligoxen thượng
Vào tháng 5 - 1987 các chuyên gia xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã vạch ra sơ đồ vị trí giếng khoan theo mạng lưới 3 hàng khối theo kích thước 400 x 400 m. Khai thác các đối tượng I, II, III riêng biệt. Thực hiện bơm Ðp nước ở đối tượng I, còn đối tượng II, III có thể chung hoặc tách rời nhau.
Năm 1988 xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro thành lập : “Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ Bạch Hổ”. Trong đó mỏ được phân ra 4 đối tượng khai thác:
+ Đối tượng I: Tầng 23, 24 Mioxen hạ
+ Đối tượng II: Tầng VI, VII, VIII của Oligoxen hạ
+ Đối tượng III: Tầng IX, X của Oligoxen hạ
+ Đối tượng IV: Tầng quay trở lại bao gồm tầng cát của Oligoxen thượng
Phân bố giếng là 3 hàng 600 x 600 cho tầng Oligoxen hạ một hàng khối, 400 x 400 m cho tầng Mioxen hạ. Quỹ giếng đề nghị là 347 giếng trong đó có số lượng giàn khoan khai thác, số lượng giàn là 13. Do đó số lượng giàn quá cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, kỹ thuật khai thác mỏ, nên sơ đồ công nghệ này không được chấp nhận.
Đến ngày 1/10/1991 sau khi tính toán lại trữ lượng các tầng lập ra dự án cho bốn đối tượng và chọn ra dự án phân bố giếng khoan tối ưu I. Bốn đối tượng khai thác là:
+ Đối tượng I: Các tầng 22, 23, 24 của tầng Mioxen hạ
+ Đối tượng II: Các tầng I, II, III, IV, V của Oligoxen hạ
+ Đối tượng III: Các tầng VI, VII, VIII, IX, X của Oligoxen hạ
+ Đối tượng IV: Tầng móng.
Đến nay Vietsovpetro đã khai thác đạt 50 triệu tấn. Dự kiến giai đoạn 1996 2000 sẽ đạt 49 triệu tấn, kế hoạch năm 1996 2000 là giai đoạn trực tiếp tục nâng cao sản lượng dầu mỏ Bạch Hổ khai thác mỏ Rồng ở mức độ công nghiệp, hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý và vận chuyển khí đồng hành vào bờ tiến hành bằng bộ 3 công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí và tận thăm dò nhằm bảo đảm gia tăng trữ lượng theo yêu cầu phát triển mỏ của xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro.
II. Tiềm năng vùng mỏ:
Có thể nói tầng dầu khí ở mỏ Bạch Hổ được sinh thành chủ yếu ở tầng Oligoxen. Vì đá mệ Oligoxen giàu vật chất hữu cơ và đã bước vào giai đoạn tạo dầu.Còn tầng Mioxen hạ thì đá mẹ với hàm lượng vật chất hữu cơ trung bình và chưa bước vào giai đoạn tạo dầu vì thế vai trò cung cấp dầu cho các tầng chứa trong sản phẩm Mioxen hạ không lớn. Riêng ở đá móng theo thuyết hữu cơ thì nó chỉ chứa dầu ở những đứt gẫy lớn và hang hốc của đá, do dầu di chuyển của các tầng sinh Oligoxen và Mioxen theo đứt gẫy kiến tạo xuống chứ nó không sinh ra dầu và khả năng dòng dầu chứa trong móng có trữ lượng dầu rất lớn ( xấp xỉ 1000 tấn /ngày/giếng). Mặt khác trữ lượng dầu chủ yếu tập trung ở tầng còn lại (22,24 Mioxen hạ, tầng I- V Oligoxen thượng) được xác định bằng những giếng khoan riêng biệt. Việc khai thác hết trữ lượng tầng 24 và 22 có thể thực hiện cùng với tầng 23, tầng I- V Oligoxen hạ và móng.
Tầng 23 bao gồm bởi cát , bét kết phát triển hầu như trên toàn bộ diện tích, ở một vài khu vực đá chứa bị sét hoá đáng kể, mất tính dị dưỡng, các thân dầu dạng vỉa, vòm có ranh giới dầu - nước nhưng vai trò quan trọng trong việc phân bố độ chứa dầu là đứt gẫy kiến tạo và màng chắn thạch học. Đã phát hiện tất cả sáu thân dầu riêng biệt. Trong đó có 3 vòm Bắc, 2 vòm trung tâm và I ở vòm Nam.
Mỏ có 5 tầng sản phẩm (VI-X theo cách đặt tên của mỏ) được phân ra trong trầm tích Oligoxen hạ chúng chứa cùng một thân dầu dạng khối - vỉa. Đá chứa chỉ có phạm vi ở vòm Bắc còng nh sường Đông vòm trung tâm vòm Nam riêng ở vòm trung tâm còng nh cánh Tây của vòm Bắc không có trầm tích Oligoxen hạ. Ngoài ra ở phần nghiêng xoay của vòm Bắc đã phát hiện ra đới cát kết có tính dị dưỡng kém.
Những giếng ở đới này cho thấy rõ những dấu hiệu có dầu và cho dòng dầu không lớn. Tuy nhiên cũng không thu được những dòng dầu công nghiệp, sau khi thực hiện những biện pháp để khai thác giếng khoan và gọi dòng. Rõ ràng ở đây cần áp dụng phương pháp mở vỉa bằng thuỷ lực, xử lý vùng cận đáy giếng bằng chất hoà tan ngăn chặn việc xâm nhập đang dịch vào vỉa lúc mở vỉa.
Hình 1 - Vị trí của mỏ Bạch Hổ trên Bình Đồ cấu trúc khu vực
III. Sơ lược địa chất vùng mỏ.
Mỏ Bạch Hổ nằm trong khu vực bồn trũng Cửu Long thuộc thềm Sunda, thềm lớn nhất trong số các bồn ven phía Tây nam Thái Bình Dương. Sự hình thành cấu trúc hiện tại của Sunda gắn liền với ba chu kỳ tạo địa hào Vifơ, bắt đầu từ giai đoạn Kreta muộn. Sự mở rộng phụ bồn Tây Nam trong đó có thềm lục địa Việt Nam xảy ra vào chu kỳ thứ nhất (Paleoxen muộn).
Khi đã hình thành phức hệ Vifơ ( Lioxen muộn Olioxen) gắn liền với vùng tạo địa hào Vifơ. Ven biển trong điều kiện hoạt động kiến tạo mạnh hơn. Tốc độ sụt lún đạt tốc độ cực đại vào thời kỳ Olioxen sớm, chu kỳ thứ 2 (Mioxen đệ tứ) đặc trưng bởi sự sụt lún của thềm bỉên và sự thành tạo các bể trầm tích lớn. Nằm xen kẽ với các đối năng có móng nền Kainozoi.
Hoạt động mác ma chính trong thời kỳ Kainozo muộn có tác động nhất định đến kiến trúc cấu tạo chung của thềm lục địa Nam Việt Nam. Chỉ riêng phần Tây Bắc của vùng trũng Cửu Long có tổng diện tích các phần phủ Bazan và Andezit đạt tới 1 triệu km3 với độ dày không lớn lắm. Khác với bồn trũng khác trong thềm Sunda trũng Cửu Long (bể trầm tích) bị tách biệt hẳn ra và nằm ở sườn địa khối ổn định (Inđonesia) bán đảo Đông Dương. Trong cấu trúc của bồn trũng có chứa phức hệ trầm tích lục nguyên có nguồn gốc châu thổ và có tuổi từ Lioxen đến hiện đại, bề dày cực đại 7 km. Tổng thể tích bồn trũng này là 150.000 km3.
Từ năm 1967, cấu trúc địa chất của bồn trũng Cửu Long được tăng cường nghiên cứu bằng các phương pháp địa vật lý. Sau giải phóng miền Nam vào năm 1979, Liên đoàn địa chất biển Liên Xô (cũ) đã thực hiện 29 nghìn km tuyến bằng phương pháp điểm xạ, phương pháp sâu chung. Mật độ các mạng địa chấn trong phạm vi của Liên doanh dầu khí Vietsovpetro là 1,2 km tuyến trên 1 km.
Trên cơ sở thăm dò địa chấn, kết hợp với kết quả khoan sâu trên 6 đới nâng trong phạm vi của bồn trũng Cửu Long đã phân tích được thành phần kiến tạo bậc 2 có phương Đông Bắc. Đó là đới nâng trung tâm bậc 3: Đồng Nai, Tam Đảo. Và có các Munđa (hố sụt) Định An, Trung tâm Nam Cửu Long cũng như đới nghiêng Trà Tân có cấu tạo bồi bậc 2 lại bị chia bởi một loạt các đới nâng bậc 3. Chúng là cấu tạo không đối xứng, bị phân cách bởi các đứt gãy thuận. Cấu tạo mỏ Bạch Hổ thuộc đới nâng Trung tâm. Ngoài cấu tạo này, trong bồn trũng Cửu Long còn phát hiện ra 22 đới nâng khác có triển vọng dầu khí.
Chương III
Đặc điểm và tính chất tầng chứa dầu
I. Đặc điểm chung
Má Bạch Hổ gồm nhiều vỉa, trong các tầng chứa dầu phát hiện trong líp trầm tích Mioxen hạ là 23, 24. Trong Oligoxen trên là Ia, Ib, Ic, II, III, IV, V.
Trong phụ thống Oligoxen có các tầng VI, VII, VIII, IX, X.
Các vỉa tìm được thuần tuý chứa dầu theo cấu tạo vỉa lồi phức tạp hoá bởi màng chắn kiến tạo và địa tầng. Mặt tiếp xúc dầu - nước ở các vỉa này được quy ước đặt ở độ sâu tuyệt đối thấp nhất chứa dầu ổn định. Mặt tiếp xúc dầu nước ở vòm Bắc có độ sâu là 2813 m 2860 m, vòm Nam 2824 2876 m. Ranh giới dầu nước ở tầng vỉa Oligoxen hạ (V - X) quy ước ở 4348 m. Vỉa dầu ở tầng Mioxen phức tạp hơn về cấu tạo thể hiện sự không đồng nhất và dạng thấu kính của tầng chứa. Đặc trưng của tầng này là áp lực dị thường vỉa cao bằng 1,6 1,7 lần áp suất cột thuỷ tĩnh.
II. Tính chất cơ lý cuả đất đá.
Đất đá ở vùng mỏ Bạch Hổ có tính chất cơ lý thay đổi theo chiều sâu phân bố.
Tầng 1: Có độ sâu từ 0 520 m đất đá có tỷ trọng là:2,65 g/cm3, độ chứa sét là 30%, giới hạn bền là 4 8 kg/cm3, độ cứng đất đá 5 7, còn ở sét là 1 1,5, tầng này là tầng đất đá mềm và bở rời.
Tầng 2: Có độ sâu 520 1273 m: đất đá có tỷ trọng là 2,03 g/cm3, độ rỗng xốp 30%, tầng đất đá mềm bở rời.
Tầng 3: Có độ sâu 1273 2627 m: đất đá có độ cứng trung bình tỷ trọng là 2,1 g/cm3, độ rỗng 24 28%, độ thẩm thấu 150 180, độ chứa sét 50%, độ chứa Cácbonat 1 20%, giới hạn bền là 16 20 kg/cm3.
Tầng 4: 2627 2980 m, đất đá mềm xen lẫn cát, độ cứng trung bình.
- Tỷ trọng đất đá: 2,1 2,4 g/cm3
- Độ lỗ rỗng: 12 24%
- Độ chứa sét: 70%
- Giới hạn bền: 15 20,5 g/cm3
III. Độ chứa dầu
Độ chứa dầu của các collectror ở mỏ Bạch Hổ được xác định từ năm 1975 tại giếng khoan sè 01, giếng khoan đã tìm thấy dầu ở độ sâu 3500 m. Theo kết quả phân tích, dầu ở mỏ Bạch Hổ có độ nhít cao, hàm lượng Parfin 25%, hàm lượng lưu huỳnh nhỏ 0,03 0,11%. Dầu ở mỏ Bạch Hổ có tỷ trọng khoảng 0,83 0,86 g/cm3.
Bảng 1 - Kết quả phân tích mẫu đơn vị chứa dầu ở mỏ Bạch Hổ
Độ sâu
(m)
Loại colletor
Tỷ trọng
% S
% Parafin
Q
(m3/nđ)
Yếu tố khí (m3/m3)
% CO2
Hệ số nén
Điều kiện vỉa
Sau khi tách khí
2990 3020
3060 3090
3090 4220
4220 4270
nguyên sinh
nt
nt
nt
0,73
0,73
0,64
0,64
0,86
0,86
0,83
0,83
0,085
0,085
0.095
0,095
18,4
18,4
18,4
18,4
-
50
470
-
100
100
7150
-
0,12
0,12
0,12
-
17,8
17,8
26,9
26,9
IV - Độ chứa khí
Khí ở mỏ Bạch Hổ chứa một khốilượng lớn các chất đồng đẳng của mê tan (CH4). Khả năng toả nhiệt của khí cao (360011541 Kcal/m3) (Xem bảng 2)
Bảng 2 - Bảng đặc tính của khí ở mỏ
Độ sâu (m)
% CO2
So với không khí (g/cm3)
Yếu tố khí (m3/m3)
Áp suất giảm khi mở vỉa (đơn vị)
Áp suất giảm cho phép mở vỉa (at)
2885 2935
3165 3215
3405 3415
3455 3515
3535 3565
3565 3585
3625 3695
3695 3715
3715 3785
0,030,04
0,030,04
0,030,04
0,030,04
0,030,04
0,030,04
0,030,04
0,030,04
0,030,04
0,741
0,668
0,641
0,650
0,654
0,656
0,655
0,650
0,645
140
180
130
130
130
130
160
120
130
37
29
31
28
28
28
28
28
28
100150
100150
100130
100130
100130
100130
100130
100130
100130
V - Độ chứa nước của các collectror
Theo tài liệu nghiên cứu mỏ Bạch Hổ và của viện nghiên cứu khoa học và TKDK biểu, thành phần nước khoáng trong vỉa là:
- Tầng Mioxen vòm Bắc: 6 g
- Tầng Oligoxen hạ thường gặp 2 loại muối: Cacl2 và Hyđrô cacbonat natri có độ khoáng thấp hơn 6,64 g và chỉ nhận được trong khuôn khổ vòm Bắc.
Nước ở vòm Nam thuộc loại nước canxiclorua, có độ khoáng hoá tăng theo hướng Tây Nam. Nước thuộc trầm tích Oligoxen dưới nằm trên các tầng sản phẩm chính chứa NaHCO3 có độ khoáng hoá 5g. Theo bảng phân loại nước khoáng thì mỏ Bạch Hổ có độ khoáng hoá trung bình và thấp (xem bảng 3)
+ Nhiệt độ: Theo tài liệu địa chất mỏ Bạch Hổ được phân bè nh sau:
- Theo nhiệt độ cao nhất nằm trong vùng trung tâm mỏ Gradien địa nhiệt là 3,70.
- Grandien địa nhiệt vòm Bắc: 3,40. Nói chung không có dị thường địa nhiệt.
- Grandien địa nhiệt vòm Nam: 2,20
+ Áp suất vỉa:
- Mioxen hạ =1,027
- Oligoxen trên: 1,637 1,727.
- Oligoxen dưới: 1,137
- Tầng móng: 1,151.
Bảng 3 - Độ khoáng hoá của nước vỉa mỏ Bạch Hổ.