Xét trên chức năng nghiên cứu thì nghiên cứu này thuộc dạng nghiên cứu là nghiên cứu mô tả. Nói là nghiên cứu mô tả là vì nghiên cứu mô tả sẽ mô tả hình thái, động thái và tương tác trong hành vi của khách hàng tiêu dùng. Nếu xét trên tính chất của sản phẩm nghiên cứu thì nghiên cứu này thuộc dạng nghiên cứu ứng dụng. Nói là nghiên cứu ứng dụng vì nó vận dụng những quy luật đã được phát hiện từ những nghiên cứu cơ bản để mô tả, giải thích một sự vật, giới thiệu giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống.
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu các yếu tố thuộc thành phần nhận thức và cảm xúc tác động đến hành vi mua của khách hàng tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chi Minh – Trường hợp: Sữa tắm Double Rich, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Nhận dạng nghiên cứu:
Xét trên chức năng nghiên cứu thì nghiên cứu này thuộc dạng nghiên cứu là
nghiên cứu mô tả. Nói là nghiên cứu mô tả là vì nghiên cứu mô tả sẽ mô tả
hình thái, động thái và tương tác trong hành vi của khách hàng tiêu dùng. Nếu
xét trên tính chất của sản phẩm nghiên cứu thì nghiên cứu này thuộc dạng
nghiên cứu ứng dụng. Nói là nghiên cứu ứng dụng vì nó vận dụng những quy
luật đã được phát hiện từ những nghiên cứu cơ bản để mô tả, giải thích một sự
vật, giới thiệu giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống.
Với chức năng là nghiên cứu mô tả nhằm mô tả động thái, hình thái và tương
tác trong hành vi khách hàng tiêu dùng, hay là để trả lời các câu hỏi như: đặc
điểm của khách hàng tiêu dùng sản phẩm sữa tắm là gì? Sự ảnh hưởng của
thành phần nhận thức và thành phần cảm xúc với hàng vi khách hàng tiêu dùng
như thế nào? Thành phần cảm xúc đóng vai trò như thế nào đến hành vi mua
của khách hàng? v.v... Với mục đích trên, nghiên cứu này cần nêu lên các đặc
điểm của khách hàng tiêu dùng, nhận thức và cảm xúc đối với sản phẩm sữa
tắm.
Sau khi phân định được dạng thức của nghiên cứu ta có thể xác định phương
pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp.
3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Nghiên cứu mô tả thường được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tại
hiện trường thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định lượng.
Các kỹ thuật nghiên cứu định lượng tại hiện trường có thể tạm chia thành hai
nhóm theo phương pháp thu thập dữ liệu là quan sát & phỏng vấn. Ưu điểm
của dữ liệu thu thập được từ quan sát sẽ khách quan hơn. Dữ liệu thu thập được
sẽ không bị ảnh hưởng bởi cách hỏi lẫn khả năng trả lời câu hỏi của đối tượng
phỏng vấn. Tuy nhiên, các thành phần chủ yếu của nghiên cứu này là cảm xúc
và nhận thức, nên dữ liệu thu thập từ quan sát sẽ không mô tả trung thực và
đầy đủ về thành phần cảm xúc, thí dụ sự ưa chuộng, thích, hài lòng v.v..Thứ
hai, dữ liệu thu thập được từ quan sát sẽ không bao gồm nhiều dữ kiện như dữ
liệu thu thập qua phỏng vấn. Thứ ba, việc triển khai quan sát khách hàng tiêu
dùng sản phẩm sữa tắm sẽ rất khó khăn vì thiếu các thiết bị hỗ trợ v.v.. Nên
phương pháp phỏng vấn trực tiếp là tương đối phù hợp.
Trong phương pháp phỏng vấn có các dạng khác nhau như: phỏng vấn qua thư,
phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt) v.v.. Thì phương
pháp phỏng vấn trực tiếp được xem là có hiệu quả hơn so với các dạng phỏng
vấn khác, nên phương pháp phỏng vấn trực tiếp sẽ được chọn.
Tóm lại, thông tin phục vụ đề tài sẽ được thu thập bằng hai phương pháp là:
a/ Nghiên cứu tại bàn: bao gồm số liệu về dân số, thu nhập bình quân được
lấy từ các nguồn: Cục thống kê, báo chí, …
b/ Nghiên cứu tại hiện trường: được thu thập theo phương pháp phỏng vấn
trực tiếp người tiêu dùng tại 12 quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin sơ cấp sẽ bao gồm các thông tin về các thành phần sau:
i. Nhận thức của người tiêu dùng đối với sữa tắm
ii. Cảm xúc của khách hàng tiêu dùng
iii. Hành vi mua sản phẩm sữa tắm:
iv. Các biến phân loại:
- Phân loại theo thu nhập
- Phân loại theo địa lý
- Phân loại theo nghề nghiệp
- Phân loại theo độ tuổi
- Phân loại theo trình độ học vấn.
3.2 THIẾT KẾ MẪU:
3.2.1 Phạm vi địa lý nghiên cứu:
Bao gồm các hộ gia đình thuộc 12 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh
là Quận 1,3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình.
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu phi xác suất theo quận. Cụ thể là chọn mẫu thuận tiện kết hợp với
chọn mẫu theo lớp (hạn ngạch). Ưu điểm của phương pháp chọn mẫu thuận
tiện là dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, thường được sử dụng khi bị giới hạn về
thời gian và chi phí. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là không xác định
được sai số lấy mẫu, sự khác biệt của các thông số mẫu và tổng thể. Do đó để
hạn chế nhược điểm của phương pháp chọn mẫu thuận tiện, có thể sử dụng
phương pháp chọn mẫu theo lớp. Phương pháp chọn mẫu theo lớp dựa vào một
số đặc trưng kiểm sóat, xác định một số phần tử sao cho chúng đảm bảo tỷ lệ
của tổng thể và các đặc trưng kiểm soát.
3.2.3 Đối tượng mục tiêu:
Trong phạm vi nghiên cứu này, đối tượng mục tiêu được chọn để phỏng vấn là:
o Nữ giới.
o Độ tuổi từ 20 đến 35.
o Có thành phần kinh tế là từ C trở lên.
o Là người sử dụng, quyết định mua sữa tắm, và chi trả để mua.
Đối với những sản phẩm hàng tiêu dùng việc chọn mua sản phẩm chăm sóc vệ
sinh cá nhân thường được nữ giới quan tâm hơn, nhất là trong độ tuổi từ 20 đến
35. Đối tượng mục tiêu cần đáp ứng một tiêu chuẩn quan trọng: phải đảm nhận
ba vai trò là người sử dụng, quyết định mua và chi trả để mua. Theo các tác giả
Sheth-Mittal-Newman, ba vai trò nêu trên của khách hàng tiêu dùng là quan
trọng, không nên bỏ qua vai trò nào khi nghiên cứu về hành vi khách hàng tiêu
dùng. Thứ hai, khi người tiêu dùng đảm nhận cả ba vai trò trên ta có thể giảm
được những sai sót khi tìm hiểu về nhận thức và cảm xúc của khách hàng tiêu
dùng, thí dụ như trường hợp người được phỏng vấn chỉ là người sử dụng, họ sẽ
gần như không đảm nhận các vai trò khác khi họ thiếu kinh nghiệm, thời gian,
khả năng mua, khả năng tiếp cận sản phẩm v.v...
3.2.3 Xác định kích thước mẫu:
Đối với trường hợp nghiên cứu được chọn mẫu theo phương pháp phi xác xuất,
thì quyết định chọn mẫu thường được thực hiện một cách chủ quan. Yếu tố
then chốt cho việc lựa chọn theo phương pháp này là do những ràng buộc về
thời gian và tài chính của nghiên cứu này.
Để xác định kích thước mẫu trong trường hợp này (phi xác xuất), để có thể có
những kết quả khả dĩ tốt, tác giả đã tham vấn các nghiên cứu viên có kinh
nghiệm. Tổng hợp từ nguồn này, các nghiên cứu viên được tham vấn đề xuất
nên lấy tối thiểu 100 bảng câu hỏi để phân tích (theo một số biến then chốt là
độ tuổi, kiến thức về sản phẩm).
Một cách tiếp cận khác, là ta xác định quy mô tổng thể và chọn mẫu theo tỷ lệ
dựa trên tổng thể.
Kết quả nghiên cứu tại bàn có một số thông số cơ bản sau về tổng thể.
o Phân bố nữ giới theo độ tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Khảo sát theo giới tính (nữ giới) và độ tuổi từ 20 đến 35, ta có thông tin về
tổng thể như sau:
STT Độ tuổi Nữ giới ở Tp.HCM Nữ giới ở thành thị
1 20-24 tuổi 289.294 244.759
20 60.398 50.733
21 59.464 49.903
22 59.584 50.466
23 56.435 48.045
24 53.414 45.612
2 25-29 tuổi 286.744 244.691
25 55.003 47.056
26 60.212 51.308
27 57.289 49.117
28 58.608 49.656
29 55.632 47.554
3 30- 35 tuổi 303.234 259.327
30 53.379 45.225
31 52.111 44.733
32 50.006 42.961
33 50.392 43.108
34 49.696 42.385
35 47.650 40.915
Bảng 3.1: Phân bố nữ giới độ tuổi 20 -35 ở Tp.HCM
Nguồn: kết quả Tổng điều tra dân số Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1-4-1999
Khảo sát theo giới tính (nữ giới) và địa phương cư ngụ (12 quận nội thành), ta
có thông tin về tổng thể như sau:
STT Quận Nữ giới ở Tp.HCM
1 1 121.077
2 3 118.731
3 4 101.009
4 5 110.798
5 6 131.928
6 8 170.411
7 10 126.369
8 11 124.591
9 Tân Bình 297.574
10 Phú Nhuận 96.862
11 Gò Vấp 159.385
12 Bình Thạnh 210.614
Bảng 3.2: Phân bố nữ giới ở 12 quận nội thành Tp.HCM
Nguồn: kết quả Tổng điều tra dân số Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1-4-1999
Một cách khác nữa về xác định kích thước mẫu được trình bày trong phần
Survey Tips (các mẹo trong khảo sát) của SPSS Inc. là xác định mẫu theo sai
số như sau:
N = 2
1
e
với N là cỡ mẫu thích hợp, e là sai số chấp nhận theo tỷ lệ
Theo cách này, ta chọn mức sai số là 0.9 (mức tin cậy là 90%) thì số bảng câu
hỏi cần thực hiện là:
N = 2
1
e
= 21.0
1 =
01.0
1 = 100 bảng câu hỏi.
Tính ngược lại, với 150 bảng câu hỏi thì mức sai số là: 0.0067 hay sai số
khoảng 6.67%.
Nhận thức và cảm xúc của khách hàng tiêu dùng là khó xác định. Thứ hai, để
độ tin cậy cao ta phải thực hiện thì ta phải tăng quy mô mẫu lên, dẫn đến gia
tăng về thời gian và chi phí. Thứ ba, nghiên cứu này chủ yếu mang tính thăm
dò khách hàng nên chọn mức tin cậy khoảng 93% N = 150.
3.2.4 Khung chọn mẫu
Theo kết quả nghiên cứu tại bàn về nữ giới ở độ tuổi 20-35 nêu trên, ta nhận
thấy: phân bố nữ giới ở ba độ tuổi là gần như nhau (chiếm tỉ lệ tương ứng từ
nhỏ đến lớn là 0,80:0,80:1,00). Nên ta có thể chọn theo khung mẫu như sau:
STT Độ tuổi Số lượng cần hỏi
1 20-24 tuổi 50
2 25-29 tuổi 50
3 30- 35 tuổi 50
Bảng 3.3: Khung chọn mẫu
3.2.5 Cách thức lấy mẫu:
Dựa trên khung chọn mẫu.
Tuyển chọn và huấn luyện đội ngũ điều tra viên đi phỏng vấn đối tượng là:
o Người sử dụng và là người quyết định mua nhãn hiệu sữa tắm
Double Rich
o Phỏng vấn mỗi hộ gia đình 1 người.
o Điều tra viên sẽ phỏng vấn đối tượng mục tiêu theo bảng câu hỏi đã
được thiết kế sẵn.
o Tìm đối tượng mục tiêu để phỏng vấn theo khung chọn mẫu đã được
thiết kế sẵn.
3.3 THANG ĐO TRONG BẢNG CÂU HỎI:
Qua mô hình nghiên cứu, chúng ta thấy các thành phần chính cần đo lường
là:
o Thành phần nhận thức
o Thành phần cảm xúc
o Các thành phần trong quá trình quyết định mua, bao gồm: tìm kiếm
thông tin, đánh giá các chọn lựa, mua và hành vi sau mua.
3.3.1 Thành phần nhận thức:
Do điều kiện ràng buộc là tài liệu tham khảo còn hạn chế, nên luận văn chưa
có một thang đo thành phần nhận thức chuẩn. Tuy nhiên, để đo lường thành
phần này ta có thể đo lường các thành phần con sau:
Nhận biết nhãn hiệu: Để đo lường thành phần này, chúng ta sử dụng ba ý
để mô tả về sự nhận biết nhãn hiệu của khách hàng tiêu dùng đó là:
o Nhãn hiệu nhớ ra ngay.
o Nhãn hiệu nhớ ra thêm
o Nhãn hiệu nêu thêm (có gợi ý)
Như đã trình bày trong Chương 2, qua ba ý này chúng ta có thể phác họa
những nét sơ lược về những nhãn hiệu khách hàng thường nhớ ra ngay.
Sử dụng nhãn hiệu: Như đã trình bày trong chương 2, ta có thể sử dụng
năm ý khảo sát về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm của khách hàng:
o Những nhãn hiệu đã sử dụng
o Những nhãn hiệu đang dùng
o Nhãn hiệu đang dùng thường xuyên nhất
o Nhãn hiệu đã dùng thường xuyên nhất trước đây
o Nhãn hiệu dự định sẽ sử dụng
Kiến thức về sữa tắm: Để đo lường kiến thức về sản phẩm, nghiên cứu này
sử dụng thang đo đã được Công ty nghiên cứu thị trường ACORN phát
triển nhưng chưa công bố gồm 6 thuộc tính chính, 25 ý nhỏ (xin xem chi
tiết ở bảng câu hỏi). Độ tin cậy của thang đo này có hệ số Cronbach anpha
là 0.83. Thang đo này được vận dụng để đo hai phần: nhãn hiệu lý tưởng và
nhãn hiệu chính đang sử dụng. Kết quả mô tả sự chênh lệch về những thuộc
tính giữa nhãn hiệu sữa tắm đang dùng với nhãn hiệu lý tưởng mà khách
hàng mong muốn. Từ sự chênh lệch này, các nhà tiếp thị có thể nhận thấy
cần bổ sung, truyền đạt những thông tin gì cho khách hàng tiêu dùng để
khách hàng hiểu đúng về sản phẩm. Ngược lại, từ những kết quả trên các
nhà tiếp thị cũng có thể điều chỉnh các thuộc tính của sản phẩm để đáp ứng
mong đợi của khách hàng tiêu dùng.
Niềm tin: Để khảo sát những niềm tin của khách hàng đối với nhãn hiệu
sữa tắm và đo lường niềm tin đối với sản phẩm, có thể sử dụng những ý
kiến dựa trên những thành phần như: chất lượng, công dụng, giá cả, nguồn
gốc của sản phẩm, công nghệ sản xuất, giá trị của sản phẩm v.v.. Do điều
kiện nghiên cứu chưa tìm được bộ thang đo chuẩn để đo thành phần này,
nên ngòai việc đo theo những hướng như trên, bảng câu hỏi sử dụng kiểu
câu hỏi phối hợp câu hỏi đóng và câu hỏi mở để khảo sát thành phần này
được đầy đủ và khách quan hơn. Thang đo cụ thể được trình bày trong bảng
câu hỏi ở phần phụ lục.
3.3.2 Thành phần cảm xúc:
Nghiên cứu về thành phần cảm xúc có nhiều dạng, trong phạm vi nghiên cứu
này chủ yếu sử dụng thang đo về cảm xúc (tổng quát) trong tài liệu
Marketing Scales Handbook của Gordon trang 12. Đây là thang đo Likert
bảy điểm, có tính đối nghĩa trong câu hỏi, và đã được Leigh chuyển sang
dạng Likert năm 1984. Các ý trong thang đo này đã được Holbrook sử dụng
và báo cáo trong nhiều bài báo của ông. Thang đo này được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, Holbrook sử dụng để nghiên cứu về sự ưa thích về
nhạc, Leigh (1984) sử dụng để kiểm tra sự ảnh hưởng của họ nhãn hiệu và
các sản phẩm được bao hàm trong quảng cáo dạng “chiếc ô”. Thang đo này
đề nghị 5 ý (xin xem thêm ở bảng câu hỏi). Do mục tiêu muốn đo lường của
thành phần này là mức độ khách hàng tiêu dùng ưa thích về một tác nhân nào
đó và nhìn nhận rằng nó là “tốt”, nên sử dụng thang đo này là phù hợp. Hơn
nữa, do đề tài nghiên cứu là về một sản phẩm cụ thể nên cần mở rộng thêm
một số câu hỏi nhằm tìm hiểu thêm về nguồn gốc của những cảm xúc.
3.3.3 Quy trình quyết định mua
Quy trình quyết định mua được bắt đầu bằng nhận thức vấn đề, trong nhiều
trường hợp, nhận thức vấn đề đóng vai trò quan trọng, nhưng trong một số
trường hợp thì nhận thức vấn đề đóng vai trò kém quan trọng hơn. Một cách
trực giác ta có thể xem việc nhận thức vấn đề mua sữa tắm là không quan
trọng. Do đó, nghiên cứu này không đo lường phần nhận thức vấn đề. Trong
quy trình quyết định mua, những giai đoạn còn lại đóng vai trò quan trọng và
đã được nghiên cứu ở nhiều dạng là:
a) Tìm kiếm thông tin:
Thông tin được tìm hiểu qua các nguồn chính như:
Bạn bè/người thân
Báo chí, truyền hình truyền thanh
Các hoạt động gửi mẫu dùng thử.
Bán hàng ưu đãi
Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe.
v.v...
Ngoài ra còn có phần khảo sát thêm về tương tác từ các phương tiện truyền
thông đại chúng như:
Báo chí: loại báo thường đọc, ngày đọc
Truyền hình: kênh truyền hình, chương trình phát hình, thời
gian xem trong ngày
Truyền thanh: kênh truyền thanh, chương trình truyền thanh,
thời gian nghe.
Và bổ sung thêm các yêu cầu (mong đợi) của khách hàng tiêu
dùng về thông tin quảng cáo trên một quảng cáo để khách
hàng tiêu dùng quan tâm đến mẫu quảng cáo hơn.
b) Tiêu chí lựa chọn:
Để mua một sản phẩm, khách hàng tiêu dùng thường có một số tiêu chí để
chọn lựa khi mua. Các tiêu chí này tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, có thể
tồn tại đồng thời nhiều tiêu chí để chọn lựa một sản phẩm.Tuy vậy, những tiêu
chí này có thể xếp theo các cụm như: chất lượng, công dụng, giá cả, nguồn gốc
của sản phẩm, công nghệ sản xuất, giá trị của sản phẩm v.v.. Do hiện nay chưa
tìm được một thang đo đã được thiết lập chung về tiêu chí lựa chọn sản phẩm
sữa tắm, nên ngòai việc đo theo những hướng như trên, bảng câu hỏi sử dụng
kiểu câu hỏi phối hợp câu hỏi đóng và câu hỏi mở để khảo sát về thành phần
này, nhằm thu thập thông tin được đầy đủ và khách quan hơn. Thang đo cụ thể
được trình bày trong bảng câu hỏi ở phần phụ lục.
c) Mua:
Trong suốt tiến trình mua thì giai đọan này đóng vai trò quan trọng hơn cả đối
với người bán (xét trên quan điểm ngắn hạn). Khách hàng tìm kiếm thông tin,
xác lập những tiêu chí chọn mua sản phẩm, v.v.. Thì giai đọan quan trọng vẫn
là giai đọan mua sản phẩm của người bán. Trong phần này, các nhà tiếp thị
thường quan tâm đến hai vấn đề chính là: khách hàng mua ở đâu? Dạng quyết
định mua của khách hàng là gì?
C1. Địa điểm mua:
Khách hàng có thể mua sản phẩm được bày bán ở mọi nơi. Tuy vậy, có thể
nhóm các địa điểm bán sản phẩm theo 5 nhóm như sau:
Siêu thị
Trung tâm thương mại
Chợ
Cửa hàng lớn
Cửa hàng nhỏ
C2. Dạng quyết định khi mua:
Dạng quyết định khi mua được khảo sát dựa trên thang đo “thái độ đối với việc
mua theo hướng cảm xúc” và “thái độ đối với việc mua theo hướng lý trí”. Cả
hai thang đo này được Ratchford xây dựng năm 1987. Thang đo “thái độ đối
với việc mua theo hướng cảm xúc” gồm 3 ý, có dạng đối nghĩa, 7 mức đánh
giá, nhằm đo lường mức độ của một quyết định mua bị tác động bởi cảm xúc
của một người (so với nhận thức). Thang đo “Thái độ đối với việc mua theo
hướng nhận thức” gồm 2 ý, có dạng đối nghĩa, 7 mức đánh giá, nhằm đo lường
mức độ của một quyết định mua bị tác động bởi nhận thức của một người (so
với cảm xúc). Độ tin cậy của thang đo theo hướng cảm xúc là 0.64, thang đo
theo hướng nhận thức là 0.50.
Khi khảo sát về dạng thức quyết định mua, ta có thể xác định theo một chiều
hướng khác là có mua theo thói quen hay không? Qua xác định tỷ lệ mua theo
thói quen ta có thể xác định sơ bộ về hành vi mua của khách hàng.
d) Hành vi sau mua:
Hành vi sau mua chủ yếu là khảo sát về sự thỏa mãn sau khi mua, từ đó dẫn
đến khái niệm về lòng trung thành của khách hàng.- là điều các nhà tiếp thị
mong muốn. Thang đo thành phần này được xây dựng dựa trên thang đo về
lòng trung thành của khách hàng do Parasuraman và các cộng sự đề xuất trong
“Định dạng lại khuynh hướng hành vi”, và đã được các đồng nghiệp của ông là
Zeithaml và các cộng sự tinh lọc lại năm 1996 (trích trong phần bài tập ở tài
liệu tham khảo số 3). Thang đo gốc gồm 13 ý gồm 5 thành phần là: trung thành
với công ty, phản ứng ra bên ngòai khi có vấn đề, khả năng chuyển đổi, phản
ứng nội bộ khi gặp vấn đề, và sẵn sàng chi trả cao hơn để mua. Thang đo cụ
thể cho phần này được giảm lại còn 12 ý do vấn đề chuyển ngữ từ Anh sang
Việt. Một ý được bỏ đi thuộc thành phần “sẵn sàng chi trả cao hơn để mua”, vì
ngữ nghĩa tiếng Việt là như nhau trong trường hợp nghiên cứu này.
3.4 MÔ TẢ PHỎNG VẤN SƠ BỘ:
Trước khi tiến hành phỏng vấn đồng loạt, bảng câu hỏi được triển khai
phỏng vấn thử 10 đối tượng sử dụng sữa tắm nhằm:
Phát hiện và sửa chữa những sai sót trong bảng câu hỏi.
Tạo điều kiện cho điều tra viên luyện tập và nắm vững kỹ
thuật phỏng vấn, cấu trúc bảng câu hỏi.
Ước lượng thời gian tiến hành cuộc phỏng vấn.
Kết quả cho thấy, bảng câu hỏi còn có một số nhược điểm cần sửa chữa về
ý kiến cần hỏi, lỗi câu văn v.v.. Những lỗi này đã được điều chỉnh trong
bảng câu hỏi và bổ sung vào tài liệu hướng dẫn phỏng vấn. Thời lượng để
một điều tra viên phỏng vấn hoàn tất một bảng câu hỏi là từ 35 đến 45 phút.
Thời lượng này tương đối phù hợp, bảng câu hỏi không quá dài khiến đối
tượng mục tiêu không chán nản, mất tập trung trong khi trả lời câu hỏi.
3.5 KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Các câu hỏi mở trong dữ liệu thu thập sẽ được mã hóa, sau đó được nhập vào
máy tính và làm sạch bằng phần mềm Microsoft Access.
Dữ liệu đã được làm sạch sẽ được chuyển sang dạng tập tin SPSS và sẽ được
tiến hành phân tích trên phần mềm SPSS.
Do bản chất các biến nghiên cứu có thể được chia làm hai dạng là: biến đơn
và nhiều biến (mối quan hệ giữa các biến). Nên ta có thể phân tích theo hai
nhóm biến chính như sau:
Phân tích biến đơn và
Phân tích nhiều biến (phân tích mối quan hệ)
3.5.1 Phân tích biến đơn:
Các thủ tục trong thống kê mô tả sẽ được áp dụng cho phân tích biến đơn như
tính tổng, tính tần suất, tính giá trị trung bình v.v.. Với các thủ tục tính trong
thống kê mô tả, ta có thể khảo sát về khuynh hướng trung tâm, độ phân tán,
độ xiên (và độ nhọn) của phân phối của mỗi biến. Đo lường khuynh hướng
trung tâm (mean, median, mode) sẽ cho ta các kết quả tổng quát về giá trị của
mỗi biến. Đo lường độ phân tán (phương sai, độ lệch chuẩn) sẽ giúp ta nắm
được độ trải rộng của dữ liệu mỗi biến. Đo lường độ xiên/độ nhọn của phân
phối một biến sẽ giúp ta nắm được phân phối của biến, để có thể chuyển dạng
lại biến cần khảo sát nếu có.
3.5.2 Phân tích mối quan hệ:
Trong phần phân tích mối quan hệ, phương pháp được vận dụng là: bảng
chéo và phân tích nhân tố.
Tạo bảng chéo sẽ mô tả dữ liệu theo mục tiêu muốn so sánh giữa các nhóm
trong biến phân lọai như: độ tuổi đáp viên, thành phần kinh tế của đáp viên
v.v.. với biến có quan hệ khác.
Do bản chất thang đo các thành phần như hành vi sau mua, tiêu chí chọn lựa
khi mua, kiến thức về sản phẩm/nhãn hiệu là các biến nhiều chiều, nên
phương pháp phân tích nhân tố khẳng định sẽ được áp dụng để cô gọn tập dữ
liệu. Chủ yếu phương pháp phân tích nhân tố thành phần chính trong phân
tích nhân tố khẳng định sẽ được áp dụng và được qua