Đề tài Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam
Cán cân th-ơng mại (CCTM) là một trong những vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô, là một bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán và đ-ợc phản ánh cụ thể trong cán cân tài khoản vãng lai. Về mặt kỹ thuật, CCTM là cân đối giữa XK và NK. Về ý nghĩa kinh tế, trình trạng của CCTM (thâm hụt hay thặng d-) thể hiện trạng thái của nền kinh tế. Thứ nhất,CCTM cung cấp những thông tin liên quan đến cung và cầutiền tệ của một quốc gia. Thứ hai,dữ liệu trên CCTM có thể đ-ợc sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị tr-ờng quốc tế của một n-ớc. Thứ ba,thâm hụt hay thặng d-CCTM có thể làm tăng khoản nợ n-ớc ngoài hoặc gia tăng mức dự trữ ngoại tệ, tức là thể hiện mức độ an toàn hoặc bất ổn của nền kinh tế. Thứ t-,thâm hụt hay thặng d- CCTM phản ánh hành vi tiết kiệm, đầu t-và tiêu dùng của nền kinh tế. Nh- vậy, CCTM thể hiện một cách khá tổng quát các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô nh-chính sách th-ơng mại, chính sách tiền tệ (tỷ giá, lãi suất), chính sách cơ cấu, chính sách đầu t-và tiết kiệm, chính sách cạnh tranh. Bởi vậy, việc điều chỉnh CCTM để cân đối vĩmô và kích thích tăng tr-ởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh đ-ợc các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm. Đặc biệt, trong bối cảnh tự do hoá th-ơng mại, biến động của CCTM trong ngắn hạn và dài hạn là cơsở để các chính phủ điều chỉnh chiến l-ợc và mô hình phát triển kinh tế, chính sách cạnh tranh, ph-ơng thức thực hiện CNH, HĐH. Thâm hụt CCTM là sự mất cân đối giữa xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK), tức là NK v-ợt quá XK. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và v-ợt quá mức độ cho phép có thể ảnh h-ởng xấu đến cán cân vãng lai và gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế nh-gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm, và ở mức trầm trọng có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ. Đối với các n-ớc đang phát triển đang trong thời kỳ CNH và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt CCTM là một hiện t-ợng khá phổ biến vì yêu cầu NK rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng tr-ởng XK trong ngắn hạn không thể bù đắp đ-ợc thâm hụt th-ơng mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra th-ờng xuyên và dai dẳng cho thấy sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng, chẳng hạn nh-ở Mê-hi-cô trong thập kỷ 80 và Brazil và Achentina trong những năm gần đây. Mức thâm hụt CCTM sẽ đ-ợc cải thiện nếu nh-luồng NK 1 hiện tại tạo mức tăng tr-ởng XK bền vững trong t-ơng lai (tr-ờng hợp của các n-ớc NICs châu á,đặc biệt là Singapore và Hàn Quốc trong thập kỷ 70). Trong những năm đầu thực hiện đ-ờng lối đổi mới ở n-ớc ta, do mức độ mở cửa kinh tế còn thấp, quy mô th-ơng mại còn hạn chế, CNH đang ở giai đoạn chuẩn bị các tiền đề, do vậy, mặc dù ở một số thời điểm CCTM bị thâm hụt nặng (năm 1995, 1996), nh-ng thâm hụt CCTM không ảnh h-ởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế do đ-ợc bù đắp bằng khoản vay trong kiểm soát, nguồn vốn đầu t-n-ớc ngoài, các khoản chuyển giao nh-viện trợ không hoàn lại, kiều hối. Hơn nữa, tăng tr-ởng kinh tế cao nên thâm hụt cán cân vãng lai trên GDP thấp, XK tăng liên tục với tốc độ bình quân hàng năm trên 20% thể hiện khả năng của nó có thể bù đắp đ-ợc sự thâm hụt trong dài hạn. Chính sách điều tiết vĩ mô cũng có tác dụng tốt đối với cân bằng cán cân tài khoản vãng lai nh-duy trì tỷ giá hợp lý trong những điều kiện đặc biệt (khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á). Những yếu tố này đã làm lành mạnh hoá CCTM trong giai đoạn tiếp đó 1999-2001 với mức thâm hụt thấp (tỷ lệ nhập siêu năm 1999 là 1,7%; 2000: 8%; 2001: 7,6%). Những năm gần đây đặc biệt là từnăm 2002-2004, thâm hụt CCTM có xu h-ớng gia tăng (tỷ lệ nhập siêu năm 2002 là 18,1%; năm 2003 là 25,7%, 2004 là 21,3%). Điều này có thể lý giải một cách đơn giản là do n-ớc ta đẩy mạnh mở cửa, hội nhập, do nhu cầu cần thiết phải đẩy nhanh hơn nữa sự nghiệp CNH, phát triển khu vực kinh tế t-nhân, nền kinh tếcần phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Đây là một kết quả tất yếu đối với các n-ớc mới CNH. Tuy nhiên, nếu phân tích tính chất tăng tr-ởng XK và NK trong những năm gần đây, sẽ thấy tình trạng thâm hụt CCTM chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro ảnh h-ởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Những biểu hiện đó là: Hiệu quả sử dụng vốn thấp: đầu t-vào những ngành cần nhiều vốn và mức sinh lời thấp, thay thế NK, sử dụng ít lao động và kích thích tiêu dùng trong n-ớc hơn là XK; Khả năng của những ngành XK có giá trị gia tăng cao còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu XK sang công nghiệp chế biến và kỹ thuật cao thể hiện xu thế của CNH và hội nhập sâu ch-a thật rõ nét; Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp và chậm đ-ợc cải thiện; Quá trình xây dựng các thể chế của kinh tế thị tr-ờng diễn ra chậm. Những lý do này làm hạn chế khả năng tăng tr-ởng XK trong dài hạn để bù đắp thâm hụt CCTM. Trong xu h-ớng gia tăng thâm hụt CCTM những năm tới, những hạn chế này có thể sẽ gây nên tình trạng xấu 2 đối với nền kinh tế nh-tăng d-nợ n-ớc ngoài, làm yếu khảnăng cạnh tranh, giảm mức độ hội nhập và CNH. Chính vìvậy, cần phải có những giải pháp khắc phục và phòng ngừa. Trong những năm tới, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập KTQT và thực hiện CNH, HĐH đất n-ớc. Yêu cầu HĐH nền kinh tế và mở cửa th-ơng mại có thể làm gia tăng mức thâmhụt CCTM. Trong điều kiện nh- vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu đánh giá xem (i) tình trạng thâm hụt CCTM n-ớc ta hiện nay ở mức độ nào, có ở trong khả năng giới hạn chịu đựng của nền kinh tế hay không, (ii) dự báo khả năng chịu đựng có thể của CCTM trong những năm tới (đến 2010), và (iii) phải có những chính sách và biện pháp nh-thế nào để lành mạnh hoá CCTM,vừa đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và đẩy mạnh hội nhập KTQT.