Nước là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong quá trình sản xuất công nghiệp. Trong sinh hoạt, nước cấp dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí, các hoạt động công cộng như cứu hỏa, phun nước tưới cây, rửa đường. Trong hoạt động sản xuất công nghiệp, nước cấp dùng cho quá trình làm lạnh, sản xuất các thực phẩm đồ hộp, nước giải khát, rượu, bia.
Xét trên phạm vi toàn cầu, tình trạng cung cấp nước sạch hiện nay là không đáp ứng: Cứ 5 người thì có một người thiếu nước uống, cứ 2 người thì có một người không được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và 5 triệu người chết hàng năm vì dùng nước bị ô nhiễm [5]. Tromg tương lai, tình trạng khan hiếm nước ngọt và vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân càng khó khăn hơn do sự biến đổi về khí hậu, xuất hiện nhiều vùng thiếu nước do khô cằn, hạn hán. Sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu dùng nước tăng cao. Ngân hàng thế giới (WB) ước tính nhu cầu về nước trên thế giới vào năm 2030 sẽ tăng 50% so với mốc thời gian là năm 2009, chủ yếu do tăng dân số và tăng nhu cầu đa dạng về thực phẩm. Do đó việc xử lý nguồn nước bị ô nhiễm để cung cấp nước sạch phục vụ đời sống cộng đồng dân cư là mối quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư.
Việt Nam là một nước mà phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn đang trong tình trạng thiếu nước sạch. Thực tế hiện nay cho thấy: Chỉ có 60% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch, còn lại 40% trong số 80% dân số chưa được sử dụng nước sạch. Nước sử dụng cho sinh hoạt là 70% nước mặt và 30% nước ngầm, nhưng nước ngầm và nước mặt trên lãnh thổ nước ta do phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào lượng mưa hàng tháng nên đa phần khu vực miền núi, miền Trung rất thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô. Người dân thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc như Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang và vùng Tây Nguyên, Bình Thuận, Ninh Thuận, số người nông dân tiếp xúc với nguồn nước sạch chỉ trên 28% và thường xuyên phải chịu khát ít nhất 1 2 tháng trong mùa khô. Dân cư của các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch (Quảng Bình), thị trấn Đông Hà (Quảng Trị),. thường phải sống và trăn trở với nạn hạn hán và thiếu nước sinh hoạt. Các vùng hạn nặng, như Tây Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong (Quảng Trị) nhiều làng dân không có nước sinh hoạt phải chở nước xa 5 7km về. Tại các huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi), trong mùa khô hạn các con sông lớn như Trà Khúc, Sông Vệ cũng bị khô cạn. Một số vùng phải đào lòng sông sâu xuống để lấy nước. Do đó nhiệm vụ xử lý và cung cấp nước sạch là một vấn đề xã hội nỗi bật đang được quan tâm đặc biệt bởi nhiều nhà khoa học và nhà quản lý nước ta.
Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu dùng nước của người dân tăng cao, trong khi nguồn nước từ giếng khoan, giếng đào ngày càng không đáp ứng về cả số lượng và chất lượng. Mặt khác, tình trạng nguồn nước mặt bị ô nhiễm ở vùng nông thôn phổ biến làm cho nước sạch trở nên khan hiếm nhưng các hệ thống xử lý và cung cấp nước lớn chưa được lắp đặt nhiều nơi, nên cần phải nghiên cứu một quy trình công nghệ và thiết bị xử lý nước sông phục vụ sinh hoạt hộ gia đình phù hợp. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu công nghệ và thiết bị hệ thống xử lý nước sinh hoạt phù hợp cho hộ gia đình tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.”
61 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu công nghệ và thiết bị hệ thống xử lý nước sinh hoạt phù hợp cho hộ gia đình tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong quá trình sản xuất công nghiệp. Trong sinh hoạt, nước cấp dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí, các hoạt động công cộng như cứu hỏa, phun nước tưới cây, rửa đường.... Trong hoạt động sản xuất công nghiệp, nước cấp dùng cho quá trình làm lạnh, sản xuất các thực phẩm đồ hộp, nước giải khát, rượu, bia....
Xét trên phạm vi toàn cầu, tình trạng cung cấp nước sạch hiện nay là không đáp ứng: Cứ 5 người thì có một người thiếu nước uống, cứ 2 người thì có một người không được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và 5 triệu người chết hàng năm vì dùng nước bị ô nhiễm [5]. Tromg tương lai, tình trạng khan hiếm nước ngọt và vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân càng khó khăn hơn do sự biến đổi về khí hậu, xuất hiện nhiều vùng thiếu nước do khô cằn, hạn hán. Sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu dùng nước tăng cao. Ngân hàng thế giới (WB) ước tính nhu cầu về nước trên thế giới vào năm 2030 sẽ tăng 50% so với mốc thời gian là năm 2009, chủ yếu do tăng dân số và tăng nhu cầu đa dạng về thực phẩm. Do đó việc xử lý nguồn nước bị ô nhiễm để cung cấp nước sạch phục vụ đời sống cộng đồng dân cư là mối quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư.
Việt Nam là một nước mà phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn đang trong tình trạng thiếu nước sạch. Thực tế hiện nay cho thấy: Chỉ có 60% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch, còn lại 40% trong số 80% dân số chưa được sử dụng nước sạch. Nước sử dụng cho sinh hoạt là 70% nước mặt và 30% nước ngầm, nhưng nước ngầm và nước mặt trên lãnh thổ nước ta do phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào lượng mưa hàng tháng nên đa phần khu vực miền núi, miền Trung rất thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô. Người dân thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc như Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang và vùng Tây Nguyên, Bình Thuận, Ninh Thuận, số người nông dân tiếp xúc với nguồn nước sạch chỉ trên 28% và thường xuyên phải chịu khát ít nhất 12 tháng trong mùa khô. Dân cư của các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch (Quảng Bình), thị trấn Đông Hà (Quảng Trị),... thường phải sống và trăn trở với nạn hạn hán và thiếu nước sinh hoạt. Các vùng hạn nặng, như Tây Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong (Quảng Trị) nhiều làng dân không có nước sinh hoạt phải chở nước xa 5 7km về. Tại các huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi), trong mùa khô hạn các con sông lớn như Trà Khúc, Sông Vệ cũng bị khô cạn. Một số vùng phải đào lòng sông sâu xuống để lấy nước. Do đó nhiệm vụ xử lý và cung cấp nước sạch là một vấn đề xã hội nỗi bật đang được quan tâm đặc biệt bởi nhiều nhà khoa học và nhà quản lý nước ta.
Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu dùng nước của người dân tăng cao, trong khi nguồn nước từ giếng khoan, giếng đào ngày càng không đáp ứng về cả số lượng và chất lượng. Mặt khác, tình trạng nguồn nước mặt bị ô nhiễm ở vùng nông thôn phổ biến làm cho nước sạch trở nên khan hiếm nhưng các hệ thống xử lý và cung cấp nước lớn chưa được lắp đặt nhiều nơi, nên cần phải nghiên cứu một quy trình công nghệ và thiết bị xử lý nước sông phục vụ sinh hoạt hộ gia đình phù hợp. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu công nghệ và thiết bị hệ thống xử lý nước sinh hoạt phù hợp cho hộ gia đình tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.”
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc nghiên cứu các công nghệ và thiết bị mới phục vụ cho việc xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm, nước biển cấp cho sinh hoạt như công nghệ lọc màng (RO), thiết bị lọc nước bằng năng lương mặt trời, thiết bị lọc trọng lực tự động...Tuy nhiên, việc áp dụng các công nghệ này tốn nhiều kinh phí, vận hành, lắp đặt khó khăn. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì công nghệ mới chưa được phổ biến ra diện rộng, nhất là các vùng nông thôn, các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Việc nghiên cứu công nghệ và thiết bị hệ thống xử lý nước sinh hoạt phù hợp cho hộ gia đình có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn, công nghệ và thiết bị có thể áp dụng lắp đặt ở quy mô nhỏ và trung bình nhằm giải quyết vấn đề thiếu nước sạch cho bà con ở vùng nông thôn, vùng núi nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
Song song với việc nghiên cứu quy trình công nghệ và thiết bị xử lý nguồn nước bị ô nhiễm thì việc quy hoạch, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước cũng hết sức quan trọng, từ đó nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước đầu nguồn. Nhiệm vụ của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý nước sinh hoạt phù hợp cho hộ gia đình, tính toán hệ thống các thiết bị trong quy trình xử lý, tìm hiểu các ưu điểm và những tồn tại thiếu sót trong công nghệ và thiết bị đó.
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu
2.1.1 Tình hình nghiên cứu quy trình công nghệ và thiết bị hệ thống xử lý nguồn nước bị ô nhiễm phục vụ sinh hoạt trên thế giới
Sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn nước ngọt trên hành tinh bắt nguồn từ sự tăng dân số, biến đổi khí hậu..., nước biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước uống. Công nghệ ngọt hóa nước biển đang được ứng dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Hiện nay, ước tính toàn cầu có hơn 12000 nhà máy xử lý nước biển và nước lợ ở 140 quốc gia, với công suất lên tới 40 triệu m3 trên ngày. Trong đó xử lý nước biển chiếm 57,4%, công suất khử mặn trên thế giới đạt gần 9,6 tỷ m3, trong đó các nước thuộc hội đồng hợp tác vùng vịnh như Ả Rập, Cô Oét, tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Bahrain, Quatar, Oman chiếm 47% tổng công suất.
Thẩm thấu ngược(RO) là quá trình được áp dụng rộng rãi để xử lý nước biển thành nước ngọt dùng cho mục đích sinh hoạt. Đây là quá trình ngược với quá trình thẩm thấu tự nhiên. Với công nghệ RO, để xử lý nước biển có nồng độ muối 35000 mg/l thành nước đạt yêu cầu dùng cho sinh hoạt thì cần cung cấp áp lực tổng cộng là 60 100 atm, ngoài ra công nghệ lọc RO có chi phí đầu tư, vận hành, quản lý cao. Phương pháp RO đầu tiên được ứng dụng ở Mỹ để sản xuất nước tinh khiết. Các thử nghiệm cho thấy các màng lọc RO có thể khử bỏ tới 99% tất cả các chất tan, vi trùng, vi rút nhưng làm cho nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước giảm xuống mức thấp hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật, nên sản phẩm nước đã qua xử lý RO thì cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.
Hiện nay, có 6 quốc gia đã xây dựng được 36 nhà máy lớn để khử mặn nước biển và nước lợ; 21 nhà máy nằm trên bờ biển Đỏ và 15 trên vùng vịnh. Năm 2005, Singapore đã khành thành nhà máy lọc nước biển thành nước sinh hoạt, có thể cung cấp 10% nước cho nhu cầu hàng ngày của người dân (tương đương với 136000 m3/ngày) [12].
Ngoài ra, phương pháp chưng cất hiện nay được sử dụng để sản xuất trên 85% tổng nước được khử mặn trên thế giới. Việc ứng dụng năng lượng mặt trời để chưng cất nước với quy mô hộ gia đình cũng đã phổ biến. Tuy nhiên công nghệ này còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết và năng suất thấp, thiết bị sử dụng cồng kềnh nên khả năng lắp đặt chưa được rộng rãi trên toàn quốc.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu quy trình công nghệ và thiết bị hệ thống xử lý nguồn nước bị ô nhiễm phục vụ sinh hoạt ở Việt Nam:
2.1.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam:
Tổng lượng nước mặt bình quân ở Việt Nam khoảng 830 tỉ m3. Gần 57% lượng dòng chảy này là ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% là ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình, và hơn 14% là ở lưu vực sông Đồng Nai. Hơn 60% nguồn nước mặt của Việt Nam được sản sinh ở nước ngoài, chỉ có bình quân 309 tỉ m3 mỗi năm được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nước mặt ở Việt Nam phân bố không đồng đều, không chỉ về mặt không gian mà còn thay đổi theo thời gian. Ở miền Bắc, mùa khô bắt đầu từ tháng 10, tháng 11; ở miền Trung và miền Nam mùa khô bắt đầu từ tháng 1. Mùa khô thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng, các lưu vực sông ở miền Trung có mùa khô dài nhất. Lưu lượng nước tự nhiên trong mùa khô chiếm 2030% tổng lưu lượng cả năm. Tổng dung tích trữ hữu ích của các hồ chứa ở Việt Nam là khoảng 37000 triệu m3 . Mùa khô kéo dài làm cho mức nước tại các lưu vực sông giảm xuống, việc khai thác nước vào mùa khô làm cạn nước trong sông. Điển hình là ở lưu vực sông Hồng gần 82% tổng lượng nước trên toàn quốc được sử dụng cho tưới, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp và 3% cho đô thị. Hiện nay, nước mặt ở tất cả các sông không thỏa mãn tiêu chuẩn nước ăn uống vì bị ô nhiễm hữu cơ. Hàm lượng bình quân của BOD5 vượt quá tiêu chuẩn loại A ở hầu hết các sông, lớn hơn 1,2 đến 2 lần so với tiêu chuẩn, tiêu biểu là các sông như sông Trà Khúc, sông Gianh, sông Đồng Nai, sông Hồng – Thái Bình và sông Cửu Long (gấp 2 đến 3 lần tiêu chuẩn. Các lưu vực của sông Nhuệ - Đáy, sông Sài Gòn chảy qua khu vực khu dân cư có hàm lương BOD5 gấp 12,5 lần tiêu chuẩn loại A. Sự suy giảm về số lượng và chất lượng nguồn nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam đang ở mức báo động, trong khi lượng nước sử dụng mỗi năm là 80,6 tỉ m3. Đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên khoảng 120 tỉ m3, với mức tăng là 48%. Do đó nếu công tác quy hoạch khai thác, quản lý nguồn nước mặt không tốt thì trong tương lai Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước hết sức nghiêm trọng.[14]
Tổng trữ lượng nước dưới đất ở Việt Nam ước tính khoảng 63000 triệu m3, có khoảng 5560% dân số Việt Nam dùng nước ngầm cho sinh hoạt; 60% dân số ở nông thôn sử dụng nguồn nước dưới đất khai thác từ các giếng khoan, giếng đào. Ước tính, mức độ khai thác nước dưới đất ở đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vào khoảng 2030% trữ lượng tiềm năng của từng vùng... Trong các đô thị như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cà Mau...chỉ số khai thác còn cao hơn nhiều so với mức trên. Nước ngầm bị khai thác quá mức gây ra tình trạng nước ngầm bị suy giảm liên tục (0,20,6 m/năm) và chưa có dấu hiệu phục hồi. Chất lượng nước ngầm cũng bị suy giảm, nhất là mức độ ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, hiện tượng sụt, lún đất cũng đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có chiều hướng gia tăng.[9]
Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn về ô nhiễm nước ngầm tầng nông do cơ sở công nghiệp, do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, hoạt động khai thác thủy sản, hoạt động khai mỏ và thải chất thải. Khi nước ngầm bị ô nhiễm thì khó làm sạch và chi phí sẽ rất cao, do đó nếu không tránh được ô nhiễm hoặc không khắc phục được ô nhiễm không chỉ gây ra mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng mà cho cả các hoạt động và ngành công nghiệp.
2.1.2.2. Tình hình nghiên cứu quy trình công nghệ và thiết bị hệ thống xử lý nguồn nước bị ô nhiễm phục vụ sinh hoạt ở Việt Nam
Biến đổi khí hậu sẽ mang lại nhiều thiên tai rủi ro cho Việt Nam. Mực nước biển dâng cao là yếu tố liên quan trực tiếp đến vấn đề nước sạch và môi trường trong nông nghiệp và nông thôn ở nước ta, làm tăng rủi ro lũ lụt cho các vùng đất trũng ven biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân và hệ sinh thái ven biển. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (WB) và Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), mực nước biển dâng cao 1m sẽ có khả năng gây ra “khủng hoảng sinh thái”, ảnh hưởng đến 12% diện tích và 11% dân số Việt Nam. Từ nhũng yếu tố trên cho thấy sự cần thiết phải tìm một nguồn tài nguyên nước ổn định để cấp nước cho nhân dân vùng ven biển và hải đảo. Nguồn tài nguyên ổn định và phong phú nhất là nước biển. Tìm kiếm công nghệ và triển khai lắp đặt các công trình, thiết bị xử lý nước biển và nước lợ để cung cấp nước cho cụm dân cư, đô thị ven biển và hải đảo là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về khử mặn nước biển đã bắt đầu từ cuối những năm 1990.
Công nghệ cất nước biển bằng năng lượng mặt trời được Viện hóa học (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) nghiên cứu ứng dụng, với giá thành khoảng 1 triệu đồng trên 1m3 công suất. Hiện công nghệ đang được lắp đặt thử nghiệm tại Bến Tre và Thừa Thiên Huế. Một hệ thống được lắp đặt tại ngư trường Bình Đại đã cung cấp từ 120 150 lít nước sạch mỗi ngày cho một đội công nhân gồm 8 người.
Năm 2005, Viện Khoa học Công nghệ nhiệt lạnh (trường Đai học Bách khoa Hà Nội) vừa nghiên cứu thành công quy trình chưng cất nước biển bằng năng lượng mặt trời. Theo hình thức bay hơi cưỡng bức mỗi m2 vật liệu hấp thụ nhiệt của nhà máy có thể tạo ra được 15 20 lít nước ngọt trên ngày.
Năm 2003, Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường nghiên cứu thiết kế và lắp đặt tại đảo Bạch Long Vĩ. Dây chuyền gồm 5 thiết bị xử lý nước biển qua 5 công đoạn khác nhau, trong đó thiết bị cuối cùng sử dụng màng lọc RO có kết cấu đặc biệt.
Năm 2008,Viện Khoa học vật liệu ứng dụng thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã bàn giao và đưa vào vận hành thiết bị xử lý nước biển thành nước ngọt đáp ứng tiêu chuẩn Bộ Y tế về nước sinh hoạt với công suất 300 lít nước ngọt/h cho ngư dân Đà Nẵng. Thiết bị làm việc dựa trên nguyên lý RO với màng lọc của Mỹ. Các nghiên cứu ứng dụng màng lọc để xử lý nước biển thành nước sinh hoạt đang ở mức thử nghiệm và với quy mô nhỏ, các thiết bị chưng cất cồng kềnh khó lắp đặt và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, phương pháp RO tốn kém về năng lượng và tuổi thọ màng không cao.
Màng NF (nanofilter) là loại màng có kích thước lỗ nhỏ khoảng 10 A thích hợp cho quá trình làm mềm nước, loại bỏ một số chất hữu cơ hòa tan, áp suất động lực lớn hơn màng thẩm thấu ngược. Các phương pháp lọc màng sẽ giữ lại các chất trong nước ô nhiễm tự nhiên, màng NF sẽ giữ lại được các phần tử kích thước nhỏ như các chất hữu cơ hòa tan, các ion natri, chì, sắt, niken, thủy ngân(II), các vi khuẩn gây bệnh...và cho các ion I đi qua. Xử lý nước biển bằng phương pháp NF để được nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT có chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn so với phương pháp màng RO. Trong công nghệ ngọt hóa nước biển cấp cho sinh hoạt, trước tiên màng NF được nghiên cứu áp dụng để xử lý sơ bộ nhằm giảm độ mặn sau đó xử lý bằng công nghệ RO.[12]
Năm 2007, công ty chế tạo thiết bị xử lý nước PECOM Việt Nam đã chế tạo và lắp đặt thành công thiết bị lọc trọng lực tự động với vật liệu chuyên dụng sử dụng trong quá trình xử lý nước. Quá trình rửa ngược hoàn nguyên vật liệu lọc hoàn toàn tự động dựa trên nguyên lý thủy lực. Công nghệ lọc trọng lực được ứng dụng trong quá trình xử lý nguồn nước mặt và trong xử lý nguồn nước ngầm. Công nghệ xử lý có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất nguồn nước. Thiết bị có nhiều ưu điểm như chi phí vận hành thấp, tốn ít năng lượng điện, quá trình rửa ngược xảy ra hoàn toàn tự động theo nguyên lý thủy lực không cần bơm rửa ngược, khí nén. Thiết bị lọc trọng lực tự động được triển khai ở nhiều nhà máy nước như: Công ty kinh doanh nước sạch Hải Phòng, nhà máy xử lý nước như Hợp Thành, Nghĩa Đồng – Tân Kỳ (Nghệ An)...[10]
Ngày 25 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Chiến lược quốc gia sẽ góp phần thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp - Nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Mục đích tổng thể:
- Tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn bằng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh nhờ cải thiện việc cấp nước sạch, nhà vệ sinh và nâng cao thực hành vệ sinh dân chúng.
- Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua việc xây dựng và sử dụng các công trình cấp nước và vệ sinh hiện nay, làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Giảm tình trạng ô nhiễm do phân người và gia súc chưa được xử lý, làm ô nhiễm môi trường, cũng như giảm ô nhiễm hữu cơ các nguồn nước.
Đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh nhờ huy động cộng đồng tham gia mạnh mẽ và áp dụng cách tiếp cận dựa theo nhu cầu.
Đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60lít/người/ngày.
Để đáp ứng nhu cầu dùng nước và góp phần thực hiện các chiến lược trên, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào việc xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân đang và sẽ còn tiếp tục với quy mô và chất lượng ngày càng cao hơn. Trong tương lai, tình trạng thiếu nước sạch sẽ diễn ra hết sức gay gắt tại một số nơi trong cả nước, do đó mà nhiệm vụ xử lý và cấp nước cho nhân dân ngày càng trở nên cấp bách hơn.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu quy trình công nghệ và thiết bị hệ thống xử lý nguồn nước bị ô nhiễm phục vụ sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị:
2.1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của thị trấn Bến Quan:
Thị trấn Bến Quan thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nằm ở vị trí 17,1o vĩ bắc, cách đường quốc lộ 1A 17 km về phía Tây huyện Vĩnh Linh dọc tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử. Phía Tây giáp 2 xã Vĩnh Hà, Vĩnh Ô; phía Nam giáp huyện Gio Linh; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình và phía Đông giáp thị trấn Hồ Xá. Với vị trí địa lý như vậy, thị trấn Bến Quan có điều kiện khí hậu 4 mùa rõ rệt. Mùa hạ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7, số giờ nắng nhiều cộng với gió Tây Nam mang theo hơi nóng, oi bức vào làm cho đất đai khô cằn, nứt nẻ nặng ở nhiều vùng. Nắng nóng kéo dài trang thời gian dài là cho mực nước trong các sông ngòi, ao hồ trên thị trận giảm xuống nhanh, có nơi khô kiệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, lượng mưa tương đối nhiều. Nhiều năm có hiện tượng lũ lụt và làm cho các sông bị sụt lún nghiêm trọng.
Diện tích đất của thị trấn là 421,58 ha với 996 hộ dân sinh sống. Đất đai chủ yếu là đất đá, sỏi phù hợp trồng các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây lâm nghiệp như tràm, gió bầu...Dân cư vùng thị trấn sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác mủ từ cây cao su, đời sồng tương đối ổn định. Từ khi thành lập thị trấn đến nay đã được 17 năm, sự phát triển cơ sở hạ tầng còn thấp. Các nhà máy, công xưởng sản xuất rất ít và chưa được quan tâm xây dựng.
2.1.3.2. Tình hình xử lý nguồn nước bị ô nhiễm tại thị trấn Bến Quan:
Nguồn nước mặt tại thị trấn có trữ lượng tương đối dồi dào, đặc biệt là lượng nước trên sông Sa Lung chảy qua địa phận thị trấn là nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho công trình khai thác nước cấp sinh hoạt dân cư trong vùng. Ngoài ra, trong vùng còn có hệ thống hồ lớn, nhỏ với lượng nước tương đối nhiều.. Trước đây, người dân ở đây chủ yếu sử dụng nước ngầm ở tầng mạch nông để uống dưới dạng nước giếng đào, giếng khoan. Khi sử dụng loại nước giếng, về mùa mưa nước giếng thường có hiện tượng đục, do đó bà con dùng cát, tro, trấu để lọc trong nước trước khi sử dụng cách này phổ biến trong từng hộ gia đình với quy mô nhỏ. Về mùa hè, nước giếng thường có hiện tượng cạn khô, dân cư không đủ nước để ăn uống sinh hoạt, một số nơi bà con tắm giặt trên sông vừa không hợp vệ sinh lại làm cho nước sông bị nhiễm bẩn. Hiện nay, do tình hình dân số tăng, sự biến đổi khí hậu...nước giếng ngày càng không đáp ứng về cả số lượng và chất lượng. Công trình xử lý nguồn nước sông bị ô nhiễm phục vụ sinh hoạt trên địa bàn thị trấn được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2007, với nhiệm vụ là cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch cho cư dân trong vùng phục vụ ăn uống, sinh hoạt. Trạm xử lý và cấp nước mới được xây dựng, số hộ sử dụng nước còn ít nên công suất còn nhỏ, trong tương lai trạm xử lý nâng cấp để phục vụ nước sinh hoạt cho dân cư vùng thị trấn Hồ Xá và khu vực Vĩnh Hà, Vĩnh Ô.
2.1.4 Các công trình liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu và công bố:
Các công trình lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý và cấp nước sinh hoạt cho dân cư đã được nghiên cứu và ứng dụng từ rất sớm nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh... Càng ngày các công nghệ và thiết bị đó càng trở nên hoàn thiện hơn và nhiều công trình nghiên cứu mới đã ra đời và góp phần to lớn vào trong cuộc sống.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước, đi đôi với việc quy hoạch quản lý tài nguyên nước thì việc nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới nhằm mục đích xử lý những nguồn nước bị ô nhiễm, nước mặn... thành nước ngọt phục vụ sinh hoạt đón