Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Việt Nam là một n-ớc nhiệt đới, rừng và đất rừng chiếm 2/3 diện tích đất đai cả n-ớc. Rừng là môi tr-ờng sống và nơi hoạt động yếu của trên 24 triệu đồng bào thuộc 54 dân tộc khác nhau, đồng thời rừng cũng là nhân tố quan trọng và quyết định hàng đầu góp phần bảo vệ môi tr-ờng sinh thái. Tuy nhiên cho đến nay diện tích rừng n-ớc ta đã và đang bị suy giảm một cách nhanh chóng. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến năm 2000 trong tổng số 19 triệu ha đất sản xuất lâm nghiệp chỉ có 9,3 triệu ha đất có rừng, trữ l-ợng gỗ bình quân rất thấp, khoảng 63 m 3 gỗ/ ha, chủ yếu là gỗ nhóm V đến nhóm VIII, những loại gỗ thuộcnhóm I, II rất ít hoặc hiếm. Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng cả về số l-ợng cũng nh-chất l-ợng có rất nhiều song chủ yếu là do sự can thiệp vô ý thức của con ng-ời nh-chặt phá rừng làm n-ơng rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số, nạn khai thác rừng, săn bắn chim thú rừng bừa bãi, kinh doanh rừng không hợp lí. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đólà công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, nạn cháy rừng vẫn liên tiếp xảy ra, hàng năm làm thiêu cháy hàng nghìn ha rừng, sâu bệnh hại th-ờng xuyên gây dịch lớn ở nhiều nơi, làm ảnh h-ởng đến sự sinh tr-ởng và phát triển của cây rừng mà chúng ta ch-a có biện pháp phòng trừ hữu hiệu Do vậy trong định h-ớng phát triển lâm nghiệp từ năm 2000- 2010 một mục tiêu quan trọng bậc nhất là phấn đấu đ-a độ che phủ rừng của toàn quốc lên 43%. Để thực hiện thắng lợi chiến l-ợc quan trọng này công tác trồng rừng phải đ-ợc đặc biệt quan tâm. Trong công tác trồng rừng việc chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh và đúng yêu cầu phòng hộ là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên cho đến nay về cơ bản chúng ta đã xác định đ-ợc những loài cây trồng chủ yếu và có những nghiên cứu cần thiết đảm bảo cơ sở cho việc xây dựng các 2 quy trình, quy phạm trồng rừng. Trong ch-ơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ các loài keo sẽ là loài đ-ợc gây trồng chủ yếu. Những loài keo đ-ợc trồng phổ biến là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn)và Keo tai t-ợng (Acacia mangiumWilld). Cây keo là cây đa tác dụng, gỗ keo đ-ợc dùng nhiều trong công nghiệp giấy, làm ván, làm đồ gia dụng và chúng cung cấp một l-ợng củi lớn cho ng-ời dân. Bên cạnh đó cây keo có bộ rễ rất phát triển, có nấm cộng sinh nên chúng sinh tr-ởng phát triển tốt trên nhiều loại đất, kể cả đất nghèo xấu. Trồng keo nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, điều tiết nguồn n-ớc và bảo vệ môi tr-ờng sinh thái, d-ới tán rừng keo ta có thể trồng cây bản địa để phục hồi rừng hỗn giao. Để rừng trồng có thể phát triển bền vững, dần tiến tới ổn định gần nh- rừng tự nhiên thì công tác chăm sóc, bảo vệ sau khi trồng là hết sức quan trọng. Do yêu cầu của xã hội nên hiện tại và trong t-ơng lai chúng ta sẽ có những diện tích rừng keo thuần loài khá lớn. Cùng với sự hình thành những rừng keo thuần loài là sự thay đổi rất cơ bản của môi tr-ờng sinh thái. Trong khi các nhân tố sinh thái phi sinh vật nh-khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió,.) đ-ợc cải thiện cùng với sự phát triển của rừng keo thì các nhân tố sinh thái thuộc nhóm sinh vật một mặt đ-ợc cải thiện và mặt khác lại tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Có thể thấy rõ điều này thông qua sự thay đổi của yếu tố thức ăn trong rừng keo thuần loài. Khi rừng keo thuần loài đ-ợc hình thành một khối l-ợng thức ăn là lá keo, cành keo rất lớn đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho những loài côn trùng đơn thực và hẹp thực sinh sôi và phát triển. Mặc dù trong rừng Keo tai t-ợng có thể có tới 30 loài sâu ăn lá khác nhau nh-ng do nguồn thức ăn quá phong phú nên tác dụng của quan hệ cạnh tranh không đ-ợc thể hiện và do đó một số loài đã cóthể phát triển thành dịch, ví dụ: Sâu nâu (Anomis fulvida Guenée) Sâu vạch xám (Speiredonia retorta Linnaeus), Sâu túi nhỏ (Acanthopsyche sp) [15]. 3 Từ tháng 4 năm 1999 đến nay trong khu vực rừng thuộc sự quản lý của Hạt kiểm lâm Phú L-ơng tỉnh Thái Nguyên th-ờng xuyên xuất hiện một loài cánh cứng ăn hại lá keo với mức độ gây hại khá nghiêmtrọng. Trong thời gian xuất hiện của sâu nhiều khu vực có tới 100% số cây bị hại, một số cây đã bị chết. Ngoài thông tin về sự có mặt của loài sâu hại này ch-a có nghiên cứu cơ bản nào nên vấn đề quản lý chúng gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với sự xuất hiện của các loài sâu hại lá nguy hiểm kể trên còn có các loài thuộc Bộ Cánh cứng khác nh-Cầu cấu xanh(họ Curculionidae), bọ hung (Scarabaeidae),bọ lá (Chrysomelidae). Để góp phần nhỏ bé của mình vào công tác quản lý bảo vệ rừng của địa ph-ơng, nhằm ngăn chặn dịch sâu hại tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những ph-ơng pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú L-ơng tỉnh Thái Nguyên”

pdf88 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng hại lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên