Đề tài Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án cụm công nghiệp Caric Tỉnh Long An

Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa họa và công nghệ. Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng về mọi mặt, đặc biệt là phát triển mạnh về kinh tế. Ưu tiên phát triển trọng điểm vùng kinh tế phía nam. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế cho xã hội đã làm tổn thất to lớn đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, sự thay đổi khí hậu đột ngột. Chính vì vậy, chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững là nhận thức đúng đắn và là mối quan tâm sâu sắc được đặc lên hàng đầu của các cơ quan chức năng nhà nước. Như vậy, công cụ hữu nghiệm nhằm mục đích bảo vệ môi trường là việc thực hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã được Quốc Hội thong qua. Để quản lý tốt hơn việc sử dụng, tái tạo và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn xây dựng và phát triển sau này của dự án thong qua công cụ “ Đánh giá tác động môi trường “ĐTM đã trở thành khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường và xét duyệt các dự án đầu tư. Chính vì lẽ đó, việc đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Caric tỉnh Long An là rất cần thiết nhằm đưa ra các phương pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường. Mục đích của việc nghiên cứu - Phân tích, dự báo, đánh giá có khoa học những tác động có lợi, có hại của dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án. - Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chê mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án đến môi trường và cộng đồng. Giải quyết một các hợp lý mâu thuẫn giữa phát triển kinh tề và bảo vệ môi trường.

doc137 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án cụm công nghiệp Caric Tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Những nội dung do chính tôi thực hiện trong luận án về đề tài : Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Xuân Trường. Mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn rõ rang cả tên tác giả, nhà xuất bản. Mọi sao chép không hợp lệ, sai phạm quy chế đào tạo, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm TP. HCM, ngày 8 tháng 3 năm 2011. SV thực hiện Nguyễn Thanh Trúc LỜI CẢM ƠN Hiện nay, với nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, vấn đề về môi trường là vấn đề nan giải chung cho toàn nhân loại. Để giải quyết vấn đề trên, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công ty môi trường với nhiều giải pháp nhằm cải tiến hơn trong vấn đề giải quyết hiện tượng môi trường. Trong quá trình học tập tại trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ với đề tài: “ Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An”. Với kiến thức chưa hoàn thiện, trong quá trình thực hiện đế tài có nhiều sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để chúng em sẽ dần hoàn thiện hơn. Trong suốt quá trình thực hiện đế tài em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Xuân Trường đã hỗ trợ. Em xin chân thành cảm ơn!!! Tp.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 03 năm 2101 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường CCN : Cụm Công Nghiệp. CP : Chính Phủ ĐTM : Đánh giá tác động môi trường. EA : Đánh giá môi trường ESCAP : kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương Ha : Hecta KCN : Khu công nghiệp. KCN&MT : Khoa học công nghệ và môi trường KT : Kinh tế. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định QL : Quốc lộ TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TN&MT : Tài nguyên và môi trường TT : Thông tư UB : Ủy ban UNEP : Liên Hiệp Quốc XH : Xã hội. WHO : Tổ chức y tế Thế Giới WB : Ngân hàng Thế Giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1 : Bảng cân bằng sử dụng đất theo phương án chọn…………...…16 Bảng 3. 1 : Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án…………. 25 Bảng 3. 2 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án……….. 25 Bảng 3. 3 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án…...27 Bảng 4.1 : Hệ số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong Quá trìnhxây dựng…………………………………………………………… 32 Bảng 4.2 : Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng…………………………………….…………..32 Bảng 4.3 : Nồng độ trung bình chất thải ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt……………………………………………………………………………..33 Bảng 4.4 : Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án………………..35 Bảng 4.5 : Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường……………………………………………………………………37 Bảng 4.6 : Tóm tắt tác động trong quá trình xây dựng……………………39 Bảng 4. 7 : Hệ số ô nhiễm do khí thải từ các KCN………………………...42 Bảng4.8 : Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí trung bình của Dự án…...43. Bảng 4.9 : Hệ số ô nhiễm của công đoạn hàn hoặc cắt kim loại bằng hơi (g/Fe2O3/lít oxy)………………………………………………….…..44 Bảng 4.10 : Hệ số ô nhiễm của công đoạn hàn điện sắt thép (mg/01 que hàn)………………………………………………………………………..44 Bảng 4.11 : Các loại bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản……………………..46 Bảng 4.12 . Tải lượng một số chất ô nhiễm chính trong các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy sản ở KCN Sóng Thần I, II của Bình Dương………47 Bảng 4.13 : Tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng…………..48 Bảng 4.14 . Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án………………...49 Bảng 4.15 : Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người……51 Bảng 4.16 : Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong các K/CCN tỉnh Bình Dương………………………………………………………………55 Bảng 4.17 : Tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải trong K/CCN……...56 Bảng 4.18 : Hệ số phát thải về nước thải trung bình của các K/CCN...........56 Bảng 4.19 : Tải lượng nước thải trung bình của Dự án khi được lấp đầy….57 Bảng 4.20 : Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong Dự án………………………………………………….57 Bảng 4.21 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt………….58 Bảng 4.22 : Khối lượng và thành phần chất thải rắn………………………..63 Bảng 5.1 : Các điều kiện đầu tư vào CCN…………………………………73 Bảng 5.2 : Quy định chiều rộng khoảng cách ly công nghiệp…………….74 Bảng 5.3 : Các phương pháp công nghệ xử lý khí thải…………………....82 Bảng 5.5 : Chương trình Quản lý môi trường của dự án………………….100 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 5. 1 : Quy trình công nghệ của NMXLNT87 Hình 5.2 : Sơ đồ nguyên lý xử lý CTR trong Dự án.98 LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa họa và công nghệ. Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng về mọi mặt, đặc biệt là phát triển mạnh về kinh tế. Ưu tiên phát triển trọng điểm vùng kinh tế phía nam. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế cho xã hội đã làm tổn thất to lớn đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, sự thay đổi khí hậu đột ngột. Chính vì vậy, chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững là nhận thức đúng đắn và là mối quan tâm sâu sắc được đặc lên hàng đầu của các cơ quan chức năng nhà nước. Như vậy, công cụ hữu nghiệm nhằm mục đích bảo vệ môi trường là việc thực hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã được Quốc Hội thong qua. Để quản lý tốt hơn việc sử dụng, tái tạo và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn xây dựng và phát triển sau này của dự án thong qua công cụ “ Đánh giá tác động môi trường “ĐTM đã trở thành khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường và xét duyệt các dự án đầu tư. Chính vì lẽ đó, việc đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Caric tỉnh Long An là rất cần thiết nhằm đưa ra các phương pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường. Mục đích của việc nghiên cứu - Phân tích, dự báo, đánh giá có khoa học những tác động có lợi, có hại của dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án. - Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chê mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án đến môi trường và cộng đồng. Giải quyết một các hợp lý mâu thuẫn giữa phát triển kinh tề và bảo vệ môi trường. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng cụm công nghiệp Caric, huyện Cần Đước, Tỉnh Long An. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu tác động tới môi trường gây ra trong phạm vi quy hoạch CCN caric huyện Cần Đước tỉnh Long An và khu vực xung quanh. - Thời gian: a. Thời gian nhận đồ án: 1/11/2010 b. Thời gian nộp đồ án: 28/2/2011. Nội dung nghiên cứu Đồ án chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau: Mô tả sơ lược cụm công nghiệp Caric Huyện Cần Đước Tỉnh Long An. Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường tại khu vực CCN Caric huyện Cần Đước, Tỉnh Long An. Đánh giá, dự báo tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động của CCN, trong đó tập trung vào: Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của CCN. Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho CCN. Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cố môi trường cho CCN. Kết luận và kiến nghị phù hợp. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung đánh giá ĐTM Đánh giá tác động môi trường ( ĐTM) là môn khoa học đa ngành. Do vậy, muốn dự báo và đánh giá đúng các tác động chính của dự án hoặc của một chương trình, một hành động môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội cần phải có phương pháp khoa học để thực hiện. Dựa vào đặc điểm của dự án, của hành động, của chương trình phát triển kinh tế xã hội và dựa vào đặc điểm của môi trường, các nhà khoa học đã sử dụng những phương pháp dự báo với mục đích tính toán và đo lường khác nhau: Nhận dạng: Được sử dụng nhằm mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường trong khu vực dự án và xác định tất cả các thành phần của dự án. Phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác: phòng đoán, lập bảng liệt kê. Phỏng đoán: Dựa vào các tài liệu quốc tế và những dự án tương tự kết hợp với kinh nghiệm để phỏng đoán các tác động có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên và KT – XH theo thời gian và không gian. Ngoài ra, ta có thể sử dụng hệ thống thông tin môi trường hay sử dụng các mô hình toán để dự báo các tác động đến môi trường. Lập bảng kê: Phương pháp này được áp dụng nhằm thể hiện mối tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của dự án đến các vần đề môi trường được thực hiện trên bảng liệt kê. Trên cơ sở đó định hướng các nghiên cứu tác động chi tiết. Phương pháp liệt kê là phương pháp tối đơn giản, cho phép phân tích một cách chi tiết các tác động nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố. Đánh giá nhanh: Các phương pháp đánh giá nhanh do Economopolus soạn thảo, được tổ chức y tế Thế Giới ( WHO) ban hành năm 1993 đã được áp dụng để tính tải lượng ô nhiễm do khí thải. Phương pháp này được áp dụng để thống kê tải lượng và thành phần của nước thải, khí thải của nhiều nhà máy trong từng ngành công nghiệp trên khắp thế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm trong ngành công nghiệp. Nhờ có phương pháp này, có thể xác định tải lượng và nồng độ trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc., phân tích. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí … của các công đoạn sản xuất, dự báo mức độ tác động lan truyền nước thải vào nguồn nướ và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi gần đó. Phương pháp giá trị chất lượng môi trường: Phương pháp này dựa trên cơ sở phương pháp danh mục môi trường nhưng đi sâu vào ước tính giá trị chất lượng của các nhân tố môi trường bị tác động của khu vực dự án để so sánh tổng giá trị chất lượng môi trường giữa hai khu vực trước và sau khi có dự án, từ đó rút ra kết luận đánh giá. Phương pháp sơ đồ mạng: Dựa theo chuỗi nguyên nhân – hậu quả, xuất phát ban đầu từ phân tích các hoạt động dự án gây ra các biến đổi môi trường. Từ các tac động môi trường để xây dựng sơ đồ mạng lưới các tác động, giúp cho người sử dụng dễ dàng nhận biết các tác động môi trường bậc 1, 2 … của dự án, trợ giúp cho việc đánh giá. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng: Phương pháp này sử dụng các kết quả phân tích các tác động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường. Ngoài phân tích các chi phí và lợi ích mang tính kỹ thuật mà dự án mang lại, phương pháp còn phân tích các chi phí và lợi ích những biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên. ĐTM là một quá trình bao gồm nhiều bước, mỗi bước có những nội dung yêu cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể chọn một vài phương pháp thích hợp nhất để đi tới mục tiêu đặt ra. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu. Vì thế, lựa chọn phương pháp cần dựa vào các yếu tố về mức độ chi tiết của ĐTM, kiến thức kinh nghiệm của người thực hiện ĐTM. Các phương pháp cụ thể thực hiện đề tài Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thong số và hiện trạng chất lượng môi trường như: Không khí, nước, tiếng ồn tại khu vực thực hiện dự án. Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu thủy văn, kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường khu vực thực hiện đánh giá tác động để phục vụ cho đề tài. Phương pháp đánh giá nhanh: Nhằm tính toán tải lượng ô nhiễm không khí, nước, và chất thải rắn cũng như đánh giá tác động của chúng đến môi trường dựa trên kỹ thuật đánh giá nhanh các tác động môi trường của tổ chức Y Tế Thế Giới. Phương pháp lập bảng kiểm tra: Đây là phương pháp cơ bản để đánh giá ĐTM, bảng kiểm tra thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với thong số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án. Bảng kiểm tra tốt sẽ bao quát toàn bộ các vấn đề môi trường của dự án. Phương pháp so sánh: Dựa vào bảng tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi trương để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại: chất lượng nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm tiếng ồn… Phương pháp ma trận: Qua việc lập bảng ma trận để đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thôn số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân – kết quà. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.1 Lịch sử phát triển ĐTM Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các thập niên 1950-1960 đã gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tài nguyên thiên nhiên và thậm chí cản trở phát triển KT-XH. Nhằm hạn chế xu hướng này, phong trào bảo vệ tự nhiên đã đòi hỏi chính quyền phải có biện pháp thẩm định về mặt môi trường đối với các dự án phát triển trước khi cho phép đầu tư. Nhờ đó ĐTM đã hình thành sơ khai ở Mỹ đầu thập kỷ 1960. vào thời điểm này các nhà đầu tư được yêu cầu phải có báo cáo riêng tường trình về mặt môi trường của dự án. Báo cáo môi trường không nằm trong nghiên cứu khả thi ( luận chứng KT-XH). Tuy nhiên, việc xây dựng riêng 2 báo cáo gây lãng phí về tài chính và trùng lặp nhiều về nội dung. Ngoài ra, do báo cáo tường trình về môi trường phải sử dụng số liệu nghiên cứu khả thi nên thường phải hoàn thành sau báo cáo khả thi, do đó khó điều chỉnh được nội dung và công nghệ của dự án để giảm thiểu tác động môi trường. Từ năm 1975, việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần củ nghiên cứu khả thi, trong đó báo cáo ĐTM là một chương trình trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Từ năm 1980 ĐTM không chỉ được thực hiện cho từng dự án riêng lẻ mà còn quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành theo xu hướng lồng ghép kinh tế và môi trường. Theo thời gian, các phương pháp và kỹ thuật thực hiện ĐTM ngày càng hoàn thiện , đặc biệt khi công nghệ tin học và kỹ thuật viễn thám, kỹ thuật “ Hệ thống thông tin địa lý” được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu môi trường. 1.2 Khái niệm cơ bản về ĐTM Khái niệm về đánh giá tác động môi trường ( Enviromental Impact Assessment) rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất. Cho đến nay có nhiều định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu: Theo chu trình môi trường của liên hiệp quốc ( UNEP): ĐTM là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án quan trọng. ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án, và các hoạt động phát triển tại các vùng đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm thiểu đến mứv tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó. Theo UB kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương ( ESCAP): ĐTM bao gồm 3 phần: Xá định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách đến môi trường. Theo ngân hàng thế giới ( WB) và một số tổ chức quốc tế sử dụng thuật ngữ “ đánh giá môi trường” (EA) bao gồm các nội dung xem xét về môi trường đối với các dự án hoặc chương trình, chính sách. Theo luật BVMT của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1993 và đuợc ban hành theo lệnh số 29-L/CTN của Chủ Tịch nước ngày 10/01/1994 định nghĩa rằng : “ ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng tới môi trường của dự án, quy họach phát triển kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về BVMT”. 1.3 Mục đích và ý nghĩa ĐTM 1.3.1 Mục đích của ĐTM ĐTM góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hoạt động phát triển. Trứơc lúc có khái niệm cụ thể về ĐTM việc quyết định hoạt động phát triển thường dựa chủ yếu vào phân tích hợp lý, khả thi và tối ưu về kinh tế, kỹ thuật. Nhân tố tài nguyên về môi trường bị bỏ qua, không được chú ý đúng mức, do k hông có công cụ phân tích thích hợp. Thủ tục ĐTM, cụ thể là việc bắt buộc phải có báo cáo ĐTM trong hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật – môi trường, sẽ giúp cho cơ quan xét duyệt dự án hoạt động và cho phép thực hiện hoạt động có đủ điều kiện để đưa ra một quyết định tòan diện hơn và đúng đắn hơn. ĐTM có thể tiến hành theo nhiều phương án của hoạt động phát triển, so sánh lợi hại của các hoạt động theo những phương án đó, trên cơ sở đó kiến nghị việc lựa chọn các phương án, kể cả phương án không thực hiện hoạt động phát triển được đề nghị. ĐTM là việc làm gắn liền với các việc khác như phân tích kinh tế, tìm kiếm giải pháp kỹ thuật, trong tòan bộ quá trình xây dựng, thực hiện và thẩm tra sau thực hiện hoạt động phát triển. Trong xây dựng đường lối, chiến lược, quy họach, kế họach hóa đều phải có ĐTM. Trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật, cũng như trong thiết kế cũng phai tiếp tục cần có ĐTM. Trong quá trình thi công và khai thác công trình sau khi đã hòan thành việc ĐTM vẫn phải tiến hành. ĐTM mang tính dự báo, độ tin cậy của kết quả dự báo tùy thuộc nhiều yếu tố, do đó việc thường xuyênt heo dõi tình hình diễn biến của môi trường bằng đo đạc, quan trắc và dựa theo kết quả thực để tiếp tục điều chỉnh dự báo là hết sức cần thiết. Tóm lại: Dù các định nghĩa có khác nhau nhưng ĐTM đều hướng tới các mục tiêu: Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị khả năng bị tác động do dự án, hành động hoặc chương trình phát triển. Xác định, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể ( tác động tiềm tàng), của dự án, hành động hoặc chương trình phát triển tới môi trường ( Tự nhiên – kinh tế - xã hội). Đề xuất, phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động tiêu cựa của dự án hoặc chính sách. Đề xuất chương trình quan trắc và quản lý môi trường do dự án hoặ chính sách. Đề xuất quản lý môi trường đối với dự án, chương trình hoặc chính sách. 1.3.2 Ý nghĩa của ĐTM ĐTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định thực hiện hành động phát triển. Người có trách nhiệm quýêt định cũng như người lập ĐTM không nên đối lập bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Phương pháo làm vịêc thích hợp nhất là hòa nhập ĐTM với việc đánh giá kinh tế - kỹ thuật và xã hội trong tất cả các bước của hoạt động phát triển. Trong thực tế yêu cầu nói trên không thể thực hiện một cách dễ dàng. Trong tất cả các quốc gia, nhân tố kinh tế và kỹ thuật vẫn chiếm địa vị ưu thế trong quyết định chung và thường xét đến trước tiên. Nhân tố môi trường thường chỉ được xét sau khi hoạt động phát triển về cơ bản đã quyết định dự trên nhân tố kỹ thuật – kinh tế. Cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, ở Việt Nam các hoạt động phát triển ở mức vĩ mô đều được quyết định trên cơ sở xem xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật. Phương pháp hợp lý nhất để tổ chức ĐTM và sử dụng kết quả đánh giá vào quyết định chung là chuyển thủ tục xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật hiện hành thành xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật môi trường. Những lợi ích của ĐTM bao gồm: Hòan thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án. Cung cấp thông tin c huẩn xác cho việc ra quyết định. Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển. Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó. Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội. Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. 1.4 Nội dung của ĐTM Ở mỗi quốc gia khắc nhau đều có những quy định về hình thức đánh giá tác động môi trường khác nhau. Nhưng nhìn chung nội dung ĐTM đều tập trung giải quyết vào các vấn đề sau: Mô tả tóm tắt về dự án. Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng tự nhiên, môi trường và các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án. 1.Các yếu tố tự nhiên: khí tượng và thủy văn, đất đai… 2.Hiện trạng môi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai hoan chinh.doc
  • pdfbai hoan chinh.pdf
Tài liệu liên quan