- Kết quảnghiên cứu in vitro: Đã khảo sát mức độhoà tan của chếphẩm
Helinzole so với chếphẩm ngoại nhập (Lomac) trong 3 môi trường pH đặc trưng
của đường tiêu hoá (1,2 - dạdày, 4,5 – tá tràng và 6,8 - ruột non). Lượng hoà tan
trong vòng 2 giờ ở2 môi trường: ởpH 1,2, Helinzole hoà tan ít hơn Lomac (6,5% so
với 10,7%); trong khi đó ởpH 4,5 thì Helinzole lại hòa tan nhiều hơn (52,9% so với
42,2%). Trong môi trường ruột non (pH 6,8), Helinzole có phần hòa tan nhanh hơn
Lomac. Kết quảso sánh quá trình hòa tan cho hệsốF2= 47,6 (không tương tự).
- Kết quảnghiên cứu in vivo: Thiết kếnghiên cứu đã thực hiện đánh giá so
sánh sinh khảdụng của chếphẩm Helinzole sau khi uống đơn liều (1 viên 20mg) và
sau khi uống thuốc liên tục 6 liều (liều 1 viên 20mg/ ngày).
+ Sau khi uống đơn liều, nồng độthuốc tối đa trong máu trung bình
(Cmax) cũng nhưdiện tích dưới đường cong (AUC) của Helinzole cao hơn thuốc
đối chứng là Lomac. Tuy nhiên, thời gian đạt đến nồng độthuốc tối đa chậm hơn.
Kết quảso sánh cho thấy 2 chếphẩm này không tương đương sinh học.
+ Sau khi uống thuốc liên tục 6 liều, các thông sốdược động học của 2
thuốc tương tựnhau. Kết quảso sánh qua đánh giá thống kê cho thấy 2 chếphẩm
này tương đương sinh học.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học viên nang Helinzole (Omeprazol 20G) theo mô hình đơn liều kết hợp đa liều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé y tÕ
ViÖn kiÓm nghiÖm thuèc
B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé
Nghiªn cøu ®¸nh gi¸ t−¬ng ®−¬ng sinh häc
viªn nang helinzole (omeprazol 20g)
theo m« h×nh ®¬n liÒu kÕt hîp ®a liÒu
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ts. phïng thÞ vinh
6724
28/01/2008
hµ néi - 2007
BỘ Y TẾ
=====O=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC VIÊN NANG
HELINZOLE (Omeprazol 20mg)
THEO MÔ HÌNH ĐƠN LIỀU KẾT HỢP ĐA LIỀU
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thị Vinh
Đồng chủ nhiệm: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu
Cơ quan chủ trì: Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Bộ Y tế
Mã số đề tài: VKN 05 TC 01
HÀ NỘI - 2007 Bản báo cáo gồm
06 trang
BỘ Y TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC VIÊN NANG
HELINZOLE (Omeprazol 20mg)
THEO MÔ HÌNH ĐƠN LIỀU KẾT HỢP ĐA LIỀU
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thị Vinh
Đồng chủ nhiệm: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu
Cơ quan chủ trì: Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Bộ Y tế
Cấp quản lý: Bộ Y tế
Mã số: VKN 05 TC 01
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/ 2005 đến tháng 12/ 2007
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 400 triệu đồng
Trong đó: Kinh phí sự nghiệp: 350 triệu đồng
Nguồn khác: 50 triệu đồng
HÀ NỘI - 2007 Bản báo cáo gồ
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
1. Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học viên nang
Helinzole (omeprazol 20mg) theo mô hình đơn liều kết hợp đa liều
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thị Vinh
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Bộ Y tế
Địa chỉ: 48 - Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84 – 4) 9 363 114 Fax: (84 – 4) 8 356 911
4. Cơ quan quản lý: Bộ Y tế
5. Thư ký đề tài: DS. Lê Thị Thu Huyền
6. Đồng chủ nhiệm: PGS.TS Trịnh Văn Lẩu
7. Danh sách những người thực hiện chính
Ths. Tạ Mạnh Hùng
DS. Lê Thị Thu Huyền
DS. Trần Hoàng
DS. Hà Thị Minh Châu
DS. Hà Minh Hiền
TS. BS. Phạm Duệ
Công ty TNHN SPM
8. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/ 2005 đến tháng 12/ 2007
MỤC LỤC
STT Nội dung Số
trang
PHẦN A: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ TÓM TẮT CỦA ĐỀ TÀI 1
1. Kết quả nổi bật của đề tài 1
a. Đóng góp mới của đề tài 1
b, Hiệu quả cụ thể 1
c, Hiệu quả về đào tạo 2
d, Hiệu quả về kinh tế 3
e, Hiệu quả về xã hội 3
f, Các hiệu quả khác 3
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội 3
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã
được phê duyệt
4
a, Tiến độ 4
b, Thực hiện mục tiêu nghiên cứu 4
c, Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của đề cương 4
d, Đánh giá việc sử dụng kinh phí 4
4 Các ý kiến đề xuất 4
PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
5
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5
1.2 Giả thiết nghiên cứu của đề tài 6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 6
2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 7
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 7
2.1.1 Tổng quan về omeprazol 7
2.1.2 Phương pháp phân tích 8
2.1.3 Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học 11
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 13
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Thiết kế nghiên cứu 16
3.1.1 Nghiên cứu in vitro 15
3.1.2 Nghiên cứu in vivo 16
3.2 Đối tượng và điều kiện nghiên cứu 16
3.2.1 Thuốc nghiên cứu 16
3.2.2 Thiết bị, dung môi, hoá chất 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1 Khảo sát độ hoà tan in vitro 17
3.3.2 Xây dựng phương pháp phân tích omeprazol trong huyết tương 18
3.3.3 Đánh giá tương đương sinh học in vivo 19
3.3.3.1 Tuân thủ qui định về đạo đức 19
3.3.3.2 Người tình nguyện 19
3.3.3.3 Liều dùng và cách dùng 20
3.3.3.4 Cách lấy mấu 20
3.3.3.5 Phân tích mẫu huyết tương NTN sau khi uống thuốc 21
3.3.3.6 Xác định các thông số dược động học 21
3.4 Xây dựng qui trình 22
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 Khảo sát độ hoà tan invitro 23
4.1.1 Thử độ hòa tan trong môi trường ph 4,5 và 1,2 23
4.1.2 Thử độ hòa tan trong môi trường pH 6,8 25
4.2 Xây dựng phương pháp phân tích omeprazol trong huyết tương 26
4.2.1 Xây dựng phương pháp 26
4.2.2 Thẩm định phương pháp phân tích 28
4.3 Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học in vivo 35
4.3.1 Kết quả tuyển chọn người tình nguyện 35
4.3.2 Kết quả nghiên cứu thăm dò 37
4.3.3 Mã hóa và phân nhóm người tình nguyện 37
4.3.4 Quá trình lấy mẫu và đánh giá độ an toàn 38
4.3.5 Xác định nồng độ thuốc trong huyết tương 38
4.3.6 Phân tích dược động học và đánh giá tương đương sinh học 44
4.4 Xây dựng qui trình 50
4.4.1 Lựa chọn cỡ mẫu thử 50
4.4.2 Xây dựng qui trình thử 51
5 BÀN LUẬN 52
5.1 Thử nghiệm in vitro 52
5.2 Phương pháp phân tích 52
5.3 Thẩm định phương pháp phân tích 53
5.4 Thử nghiệm in vivo 53
6 KẾT LUẬN 58
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
7 PHỤ LỤC 62
DANH MỤC CÁC BẢNG KẾT QUẢ
Bảng 2.1. Tóm tắt một số phương pháp kiểm nghiệm omeprazol trong chế phẩm.
Bảng 2.2: Tóm tắt một số phương pháp phân tích omeprazol trong dịch sinh học
Bảng 2.3. Một số chế phẩm omeprazol đang lưu hành ở Việt nam
Bảng 3.1: Kế hoạch uống thuốc và lấy mẫu
Bảng 4.1. Kết quả thử độ hoà tan viên nang Helinzole và Lomac trong môi trường pH
1,2 và pH 4,5 sau 2 giờ
Bảng 4.2. Kết quả thử độ hoà tan viên nang Helinzole trong môi trường pH 6,8
Bảng 4.3. Kết quả thử độ hoà tan viên nang Lomac trong môi trường pH 6,8
Bảng 4.4. Sự phụ thuộc giữa tỷ lệ diện tích pic của chuẩn/ chuẩn nội và nồng độ
Omeprazol chuẩn pha trong huyết tương
Bảng 4.5. Kết quả xác định giới hạn định lượng dưới
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát độ lặp lại trong ngày
Bảng 4..7 Kết quả khảo sát độ lặp lại giữa các ngày
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá hiệu suất chiết omeprazol ra khỏi huyết tương
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá hiệu suất chiết Albendazol ra khỏi huyết tương
Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu độ ổn định sau 3 chu kỳ đông – rã
Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu độ ổn định dài ngày
Bảng 4.12: Kết quả độ ổn định của chuẩn và chuẩn nội gốc ở nhiệt độ phòng
Bảng 4.13: Kết quả nghiên cứu ổn định của chuẩn và chuẩn nội gốc trong thời gian
dài bảo quản ở 2 - 8oC
Bảng 4.14: Kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hoá của người tình nguyện
Bảng 4.15.: Kết quả khám lâm sàng người tình nguyện
Bảng 4.16: Kết quả thăm dò thông số dược động học trên 3 NTN
Bảng 4.17: Bố trí uống thuốc và lấy mẫu máu
Bảng 4.18: Nồng độ omeprazol trong huyết tương của từng NTN sau khi uống liều
đơn thuốc thử Helinzole
Bảng 4.19: Nồng độ omeprazol trong huyết tương của từng NTN sau khi uống 6 liều
thuốc thử Helinzole
Bảng 4.20: Nồng độ omeprazol trong huyết tương của từng NTN sau khi uống liều
đơn thuốc chứng Lomac
Bảng 4.21: Nồng độ omeprazol trong huyết tương của từng NTN sau khi uống 6 liều
thuốc chứng Lomac
Bảng 4.22. Thông số dược động học Cmax của người tình nguyện sau khi uống liều
đơn và uống liên tục trong 6 ngày (n = 18)
Bảng 4.23: Phân tích phương sai giá trị logarit Cmax khi dùng liều đơn
Bảng 4.24: Phân tích phương sai giá trị logarit Cmax sau khi dùng 6 liều
Bảng 4.25. Thông số dược động học AUC0-∞ trung bình của người tình nguyện sau
khi dùng liều đơn và 6 ngày liên tục (n = 18)
Bảng 4.26: Phân tích phương sai giá trị logarit AUC0-∞ khi dùng liều đơn
Bảng 4.27: Phân tích phương sai giá trị logarit AUC0-∞ sau khi dùng 6 liều
Bảng 4.28: So sánh giá trị Tmax sau khi dùng liều đơn
Bảng 4.29: So sánh giá trị Tmax sau khi dùng thuốc liên tục 6 liều
Bảng 4.30. Phân tích phương sai Cmax khi uống 1 liều
Bảng 4.31: Phân tích phương sai Cmax khi uống 6 liều
Bảng 4.32: Phân tích phương sai AUC khi uống 1 liều
Bảng 4.33: Phân tích phương sai AUC khi uống 6 liều
Bảng 5.1: Thông số dược động học trung bình sau khi dùng 1 liều và 6 liều
Bảng 6.1: Thông số dược động học trung bình sau khi dùng viên nang omeprazol
Bảng 6.2: Kết quả đánh giá tương đương sinh học Helinzole so với Lomac
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 4.1: Phổ UV của chuẩn omeprazol trong môi trường acid sau 30 phút
Hình 4.2 : Qui trình xử lý mẫu huyết tương
Hình 4.3. Sắc ký đồ huyết tương trắng (a) và huyết tương trắng có pha chuẩn và
chuẩn nội (b)
Hình 4.4: Đường biểu diễn sự phụ thuộc của tỷ lệ diện tích pic chuẩn/chuẩn nội
theo nồng độ Omeprazol chuẩn pha trong huyết tương
Hình 4.5: Đường cong nồng độ thuốc trung bình trong huyết tương - thời gian của
18 NTN sau khi uống liều đơn Helinzole và Lomac
Hình 4.6: Đường cong nồng độ thuốc trung bình trong huyết tương - thời gian của
18 NTN sau khi uống thuốc liên tục 6 liều Helinzole và Lomac
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC:
- Phụ lục 1: Đề cương nghiên cứu, mẫu bản cam kết; Bản chấp thuận của Hội
đồng đạo đức.
- Phụ lục 2: Qui trình phân tích omeprazol trong huyết tương
- Phụ lục 3: Qui trình đánh giá tương đương sinh học viên nang omeprazol bao
tan trong ruột.
- Phụ lục 4: Bản kiến nghị gửi các bên liên quan
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
AUC Diện tích dưới đường cong
Cmax Nồng độ thuốc tối đa
CV Hệ số biến thiên
ĐHT Độ hoà tan
GCP Thực hành lâm sàng tốt
GLP Thực hành phòng thí nghiệm tốt
MeCN Acetonitril
MeOH Methanol
NTN Người tình nguyện
SD Độ lệch chuẩn
SKD Sinh khả dụng
T1/2 Thời gian bán thải
TB Trung bình
TĐSH Tương đương sinh học
Tmax Thời gian đạt nồng độ thuốc tối đa
TW Trung ương
US - FDA Cơ quan Quản lý thuốc - thực phẩm Mỹ
USP Dược điển Mỹ
VKNTTW Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương
WHO Tổ chức y tế thế giới
1
PHẦN A: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
1.Kết quả nổi bật của đề tài
a. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài đã thực hiện nghiên cứu so sánh để xác định mô hình đánh giá tương
đương sinh học cho các chế phẩm có chứa omeprazol. Kết quả nghiên cứu đưa ra
bằng chứng để khuyến cáo các nhà khoa học lựa chọn mô hình thích hợp, thu được
kết quả tin cậy và giảm thiểu những chi phí không cần thiết.
- Phương pháp đánh giá tương đương độ hoà tan không phù hợp với loại chế
phẩm viên nang có chứa omeprazol dạng hạt bao tan trong ruột nói riêng và các chế
phẩm có chứa omeprazol nói chung, do omeprazol không bền trong môi trường acid.
Do vậy, không thể có đủ dữ liệu so sánh độ hoà tan trong 3 môi trường theo hướng
dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoặc Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm
Mỹ (FDA) khi cần xem xét để miễn đánh giá tương đương sinh học (TĐSH) in vivo.
- Kết quả thử nghiệm invivo cho thấy những nghiên cứu sinh khả dụng
(SKD) và TĐSH cho chế phẩm có chứa omeprazol nên thiết kế đánh giá sau khi
dùng 5 - 6 liều, nhưng xử lý kết quả như đơn liều.
b, Kết quả cụ thể
- Kết quả nghiên cứu in vitro: Đã khảo sát mức độ hoà tan của chế phẩm
Helinzole so với chế phẩm ngoại nhập (Lomac) trong 3 môi trường pH đặc trưng
của đường tiêu hoá (1,2 - dạ dày, 4,5 – tá tràng và 6,8 - ruột non). Lượng hoà tan
trong vòng 2 giờ ở 2 môi trường: ở pH 1,2, Helinzole hoà tan ít hơn Lomac (6,5% so
với 10,7%); trong khi đó ở pH 4,5 thì Helinzole lại hòa tan nhiều hơn (52,9% so với
42,2%). Trong môi trường ruột non (pH 6,8), Helinzole có phần hòa tan nhanh hơn
Lomac. Kết quả so sánh quá trình hòa tan cho hệ số F2 = 47,6 (không tương tự).
- Kết quả nghiên cứu in vivo: Thiết kế nghiên cứu đã thực hiện đánh giá so
sánh sinh khả dụng của chế phẩm Helinzole sau khi uống đơn liều (1 viên 20mg) và
sau khi uống thuốc liên tục 6 liều (liều 1 viên 20mg/ ngày).
+ Sau khi uống đơn liều, nồng độ thuốc tối đa trong máu trung bình
(Cmax) cũng như diện tích dưới đường cong (AUC) của Helinzole cao hơn thuốc
đối chứng là Lomac. Tuy nhiên, thời gian đạt đến nồng độ thuốc tối đa chậm hơn.
Kết quả so sánh cho thấy 2 chế phẩm này không tương đương sinh học.
+ Sau khi uống thuốc liên tục 6 liều, các thông số dược động học của 2
thuốc tương tự nhau. Kết quả so sánh qua đánh giá thống kê cho thấy 2 chế phẩm
này tương đương sinh học.
Kết quả in vivo được tóm tắt trong bảng 1.1
2
Bảng 1.1 Tóm tắt các thông số dược động học sau thử nghiệm in vivo (n=18)
Cmax (ng/ml) AUC (ng.giờ/ml) Tmax (giờ) Chế phẩm 1 liều 6 liều 1 liều 6 liều 1 liều 6 liều
Thuốc thử
(Helinzole) 520 768 1056 1793 2,3 1,9
Thuốc đối chứng
(Lomac) 461 754 815 1889 1,6 1,3
Kết quả so sánh
mức tương đương
(thử/ chứng)
97,3 –
135,4%
96,9 –
115,9 %
108,7 –
159,3%
97,1 –
124,6% P 0,05
Hai chế phẩm không tương đương sinh học sau khi dùng liều đơn, nhưng tương
đương sinh học theo qui định của US – FDA sau khi dùng liên tục 6 liều trong 6
ngày.
- Xây dựng được qui trình phân tích omeprazol trong huyết tương và qui trình
chung cho đánh giá TĐSH các chế phẩm viên nang có chứa omeprazol dạng hạt bao
tan trong ruột. Qui trình đơn giản và khả thi với điều kiện trang thiết bị hiện có của
một số trung tâm đánh giá TĐSH trong nước.
c, Hiệu quả về đào tạo
- Đánh giá tương đương sinh học của thuốc là một nội dung hoạt động
chuyên môn mới của Viện Kiểm nghiệm. Hầu hết các cán bộ chưa được đào tạo và
chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do vậy, đề tài nghiên cứu này đã tạo cơ hội
cho một số cán bộ của Viện tiếp cận và thực hiện một nghiên cứu đánh giá tương
đương sinh học tương đối hoàn chỉnh. Nhờ đó, tạo nguồn nhân lực cho việc thành
lập Trung tâm đánh giá tương đương sinh học của Viện (3/2007).
- Cung cấp tư liệu và kinh nghiệm cho một số cán bộ của Viện thực hiện lớp
tập huấn về TĐSH theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (11/ 2007)
- Kết hợp với cơ sở đào tạo (Học viện Quân y) để đào tạo cán bộ sau đại học.
Đã có 2 Thạc sĩ tốt nghiệp với luận văn thuộc nội dung của đề tài này. Cả hai luận
văn đều được đánh giá xuất sắc và đạt điểm giỏi (> 9 điểm).
+ Ths. Bùi Bằng Giang với luận văn: Khảo sát độ hoà tan viên nang
Helinzole và xây dựng phương pháp phân tích omeprazol trong dịch sinh học.
Người hướng dẫn: TS. Phùng Thị Vinh.
+ Ths. Quách Thị Hà Vân với luận văn: Nghiên cứu sinh khả dụng và
đánh giá tương đương sinh học viên nang omeprazol theo mô hình đơn liều kết hợp
đa liều. Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu.
3
d, Hiệu quả về kinh tế
Đề tài phối hợp với Công ty TNHH dược phẩm Đô Thành (SPM) để đánh giá
tương đương sinh học cho chính sản phẩm của công ty so với một chế phẩm ngoại
nhập. Kết quả thử nghiệm đã được công ty xem xét và đưa vào chiến lược quảng bá
sản phẩm. Bên cạnh đó, kết quả này cũng đã giúp công ty khẳng định nguồn nguyên
liệu chất lượng và tin cậy để duy trì sản xuất lâu dài.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm các thông tin khoa học cũng như lời khuyến cáo
cho các nhà khoa học khi thực hiện nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học các
chế phẩm có chứa omeprazol về phương pháp phân tích cũng như mô hình thử
nghiệm hoặc thiết kế các thời điểm lấy mẫu. Nhờ đó, có thể hạn chế được một số thử
nghiệm sai lệch hoặc thử nghiệm thăm dò không cần thiết.
e, Hiệu quả về xã hội
Kết quả đánh giá TĐSH cho viên nang Helinzole giúp cho người dân thấy
được chất lượng thực của các sản phẩm thuốc sản xuất trong nước cũng có thể so
sánh được với chế phẩm ngoại nhập. Nhờ đó, người dân có thêm niềm tin, chọn lựa
sử dụng các sản phẩm nội địa (rẻ hơn), giảm chi phí tiền thuốc và là niềm khích lệ
cho các nhà sản xuất dược phẩm trong nước tự tin hơn với sản phẩm của mình.
f, Các hiệu quả khác
Việc thực hiện thành công đề tài nghiên cứu đánh giá TĐSH tương đối phức
tạp trong điều kiện một phòng thí nghiệm của Việt Nam thời gian qua đã góp phần
nào “khuấy động” ngành Dược Việt Nam quan tâm tới TĐSH. Cuối năm 2006, và
năm 2007, nhiều doanh nghiệp dược trong nước đã sẵn sàng hưởng ứng, có nhu cầu
đánh giá TĐSH cho các sản phẩm của mình (mặc dù đã được phép lưu hành). Sự
cạnh tranh lành mạnh hơn về chất lượng và thương hiệu đang diễn ra. Cũng nhờ vậy,
cơ quan kỹ thuật (các labo đánh giá TĐSH) thấy rõ hơn nhu cầu cơ sở vật chất, trang
thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho lĩnh vực nghiên cứu mới này, làm cơ sở cho việc
xây dựng dự án phát triển các Trung tâm đánh giá TĐSH. Cơ quan quản lý (Cục
Quản lý Dược, Vụ Khoa học đào tạo, Vụ Kế hoạch tài chính) biết rõ hơn về năng
lực nghiên cứu và những nhu cầu về đào tạo cán bộ, nhu cầu kinh phí, thời gian cho
các hoạt động này.
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội
Do omeprazol là một trong những dược chất có sinh khả dụng biến thiên theo
kỹ thuật bào chế, nên việc đánh giá sinh khả dụng và TĐSH cho các chế phẩm này
là cần thiết. Phương pháp phân tích omeprazol trong dịch sinh học đã và sẽ được
tham khảo trong thực nghiệm. Thiết kế trong thử nghiệm in vivo của đề tài này sẽ
được các nhà nghiên cứu dược động học tham khảo.
4
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê
duyệt
a, Tiến độ
- Đúng tiến độ X
- Rút ngắn thời gian nghiên cứu 0
- Tổng số thời gian rút ngắn tháng 0
- Kéo dài thời gian nghiên cứu 0
b, Thực hiện mục tiêu nghiên cứu
- Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra X
- Thực hiện được các mục tiêu nhưng không hoàn chỉnh 0
- Chỉ thực hiện được một số mục tiêu đề ra 0
- Những mục tiêu không thực hiện được 0
c, Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của đề cương
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm dự kiến trong đề cương X
- Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương X
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm chưa đạt. 0
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả đều chưa đạt chất lượng. 0
- Tạo ra được một số sản phẩm đạt chất lượng 0
- Những sản phẩm chưa thực hiện được 0
d, Đánh giá việc sử dụng kinh phí
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài
- Trong đó: Kinh phí sự nghiệp: 350 triệu đồng
Kinh phí từ nguồn khác: 50 triệu (doanh nghiệp hỗ trợ)
- Toàn bộ kinh phí đã được quyết toán và có kế hoạch sử dụng
- Chưa thanh quyết toán xong: Không
- Kinh phí tồn đọng : Không
4. Các ý kiến đề xuất
- Cơ quan quản lý (Cục Quản lý Dược Việt Nam) cần sớm ban hành qui
chế yêu cầu thử tương đương sinh học cho một số chế phẩm thuốc. Danh
mục các chế phẩm cần thử nên có viên nang omeprazol.
- Để thống nhất trong nghiên cứu, các cơ quan quản lý sớm ban hành các
hướng dẫn thực hiện đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của
thuốc; đồng thời xem xét phê duyệt thuốc đối chứng cho từng trường hợp
cụ thể.
- Để phản ánh chính xác hơn hiệu quả điều trị, một số chế phẩm có sinh khả
dụng biến thiên, nồng độ thuốc trong máu thấp và sử dụng dài ngày trong
điều trị (như omeprazol), khi cần đánh giá tương đương sinh học, nên xem
xét thiết kế thử nghiệm nghiên cứu sau khi dùng vài liều, nhưng xử lý kết
quả như khi dùng đơn liều.
5
PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tương đương sinh học được sử dụng để chỉ các sản phẩm tương đương về
mặt dược phẩm hoặc có thể thay thế nhau về mặt dược phẩm có sinh khả dụng tương
tự trong cùng điều kiện thử nghiệm. Trên thực tế, nhiều chế phẩm thuốc có cùng
hoạt chất, cùng dạng bào chế nhưng tốc độ và mức độ hấp thu vào tuần hoàn lại
khác nhau nên tác dụng điều trị không hoàn toàn giống nhau. Chất lượng nguyên
liệu, thành phần tá dược và kỹ thuật bào chế là những yếu tố có nhiều ảnh hưởng tới
sự hấp thu của thuốc. Trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, đánh giá
TĐSH là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong việc lựa chọn
công thức và kỹ thuật bào chế.
Luật bản quyền (Patent Law) của các nước phát triển qui định rõ quyền lợi
của các nhà sản xuất. Trong thời gian bản quyền còn hiệu lực, các sản phẩm tương
tự không được phép lưu hành. Khi hết hạn, các sản phẩm tương tự muốn đăng ký
lưu hành đều phải được đánh giá so sánh và có kết quả tương đương với chế phẩm
phát minh (theo những tiêu chuẩn đã qui định).
Omeprazol là một thuốc được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày - thực quản; loét
dạ dày – tá tràng; hội chứng Zollinger – Ellison. Thời gian điều trị thường kéo dài,
có thể tới 8 tuần. Thuốc được hấp thu tốt nhưng sinh khả dụng tương đối biến thiên
giữa các cá thể và thời gian dùng thuốc. Theo các tài liệu tổng quan [1], sinh khả
dụng đạt khoản