Đề tài Nghiên cứu đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời bước đầu đang tiếp cận dần đến nền kinh tế tri thức, do đó nến kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ. Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, đòi hỏi chung ta phải có một nguồn nhân lực có đủ khả năng, đủ trình độ để đáp ứng những đòi hỏi khách quan của nó.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời bước đầu đang tiếp cận dần đến nền kinh tế tri thức, do đó nến kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ. Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, đòi hỏi chung ta phải có một nguồn nhân lực có đủ khả năng, đủ trình độ để đáp ứng những đòi hỏi khách quan của nó. Nhận thức được tầm quan trọng cấp thiết của vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Đảng va Nhà nước ta đã coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời đã đưa ra rất nhiều chính sách về giáo dục- đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ sự chú trọng đó, nguồn nhân lực nước ta đã có những bước tiến đáng kể, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, nguồn nhân lực nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, một phần là do vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập và chưa hợp lý. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, để đánh giá, phân tích những mặt được và những mặt còn hạn chế của vấn đề đào tạo. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Nội dung của đề án gồm ba chương chính: Chương I: Lý luận về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương II: Thực trạng về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam Chương III: Giải pháp cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Vĩnh Giang đã hướng dẫn và giúp đỡ em, để em có thể hoàn thành đề án này. Chương I Lý luận chung về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tổng quan về đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung bao gồm hai mảng là đào tạo kiến thức phổ thông và đào tạo kiến thức chuyên nghiệp. Trong đề án này em chỉ xin đi sâu vào phần đào tạo kiến thức chuyên nghiệp. Khái niệm: _Đào tạo nguồn nhân lực: là quá trình trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận một nghề nào đó, hay để làm tốt hơn một công việc nào đó, hoặc để làm những công việc khác trong tương lai. _Phát triển nguồn nhân lực: là toàn bộ những hoạt động tác động vào người lao động, để người lao động có đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu về lao động trong tương lai. Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực có phạm vi hẹp hơn, nó chính là một nội dung của phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo chỉ mang tính chất ngắn hạn, để khắc phục những sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng cho những công việc hiện tại. Còn phát triển mang nghĩa rộng hơn, nó không chỉ bao gồm vấn đề đào tạo mà còn rất nhiều những vấn đề khác, như chăm sóc y tế, tuyên truyền sức khoẻ cộng đồng…nhằm phát triển nguồn nhân lực trên mọi phương diện. Về mặt thời gian, phát triển nguồn nhân lực mang tính chất dài hạn, lâu dài hơn trong nền kinh tế. phân loại và các hình thức của đào tạo: Nội dung nói chung của đào tạo gồm ba nội dung chính là: _Đào tạo mới: tức là đào tạo cho những người chưa có nghề, để họ có được một nghề nào đó trong nền kinh tế. _Đào tạo lại: là đào tạo cho những người đã có nghề, nhưng nghề đó hiện không còn phù hợp nữa. _Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: là đào tạo cho những người đã có nghề, để họ có thể làm những công viêc phức tạp hơn, có yêu cầu trình độ cao hơn. Về phân loại đào tạo, thường thì đào tạo được phân ra làm hai loại là đào tạo công nhân kỹ thuật và đào tạo cán bộ chuyên môn. 1.1. Đào tạo công nhân kỹ thuật: Đào tạo công nhân kỹ thuật : là việc đào tạo trong các trường dậy nghề, các trung tâm dậy nghề, các cơ sở dậy nghề hay các lớp dậy nghề… Các phương pháp đào tạo công nhân kỹ thuật: _Đào tạo tại nơi làm việc: doanh nghiệp tổ chức đào tạo trực tiếp cho người lao động ngay tại nơi làm việc, học viên được học lý thuyết và thực hành ngay tại đó. Phương pháp này có hai hình thứclà một người đào tạo một người hoặc một người đào tạo một nhóm người. Ưu điểm của phương pháp này la rất đơn giản, đào tạo nhanh, với chi phí thấp. Trong quá trình đào tạo, người lao động vẫn đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, do có sự kết hợp luân phiên và đồng đều giữa lý thuyết và thực hành nên người lao động sẽ nắm bắt được rất nhanh. Nhược điểm của phương pháp đào tạo này là kiến thức đào tạo không bài bản và không mang tính hệ thống, đồng thời, người lao động sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi người hướng dẫn, trong đó có cả những nhược điểm của họ. Mặt khác, người hướng dẫn còn hạn chế về phương pháp giảng dậy và trình độ lành nghề. _Đào tạo trong các lớp cạnh doanh nghiệp: doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo cạnh doanh nghiệp, học viên sẽ được học lý thuyết ở trên lớp và được thực hành trong các phân xưởng của doanh nghiệp. Thường dùng phương pháp này để đào tạo cho công nhân mới vào nghề và công nhân có trình độ tay nghề cao. Ưu điểm của phương pháp này là lý thuyết đào tạo một cách có hệ thống, chi phí đào tạo thấp và bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn so với cử đi học chính quy. Đồng thời, do dụng được quy mô nên có thể giải quyết được nhu cầu cấp bách về số lương công nhân. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ có thể áp dụng trong các doanh nghiệp lớn để đáp ứng cho các doanh nghiệp cùng ngành có tổ chức khá giống nhau. _Đào tạo tại các trường chính quy: Nhà nước hoặc tư nhân tổ chức các trường dậy nghề, trung tâm dậy nghề… để đào tạo một cách có hệ thống những công nhân có trình độ lành nghề cao, cung cấp cho thị trường lao động. Ưu điểm của phương pháp này là các học viên được đào tạo một cách có hệ thống từ lý thuyết đến thực hành, giúp việc tiếp thu kiến thức được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tạo thuận lợi cho học viên được tiếp cận những vấn đề mới, chủ động trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian đào tạo dài, chí phí đào tạo lớn. .Đào tạo cán bộ chuyên môn: Đào tạo cán bộ chuyên môn: là đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, để người lao động có khả năng lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo một chuyên môn, nghiệp vụ nào đó. Căn cứ vào trình độ đào tạo có thể phân ra làm các loại đào tạo sau: _Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: là đào tạo những lao động lành nghề, biết cách sử dụng các công thức, biểu mẫu, quá trình hay các thao tác đã được học ở nhà trường để vận hành trong thực tế. _Đào tạo cao đẳng: là đào tạo cho học viên có trình độ gần như tương đương với trình độ đại học, nhưng thiên về thực hành (như trung cấp chuyên nghiệp) hơn. _Đào tạo đại học: là đào tạo cho học viên có được năng lực nhận thức quy luật nghiên cứu lý thuyết để có thể đưa ra những giải pháp vận dụng trong thực tế. _Đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ): là đào tạo ra những cán bộ chuyên môn có khả năng độc lập nghiên cứu, phân tích được các quá trình, xu hướng vận động của lý thuyết để bổ xung hoặc thay đổi lý thuyết cho thích ứng với sự phát triển mới của môi trường. Các hình thức đào tạo cán bộ chuyên môn chủ yêulà đào tạo chính quy, đào tạo tại chức và đào tạo từ xa. Ngoài ra còn nhiều các hình thức đào tạo khác như đào tạo phối hợp, đào tạo chuyên tu, đào tạo dưới dạng hội thảo, hội nghị, hướng dẫn… II. chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 1. khái niệm: _Cơ cấu kinh tế: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hưu cơ tương đối ổn định hợp thành. _Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: thực chất là sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, bộ phận… Nơi nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng. Ngược lại nơi nào có tốc độ phát triển chậm hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ giảm tỷ trọng. _Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý: là sự chuyển dịch sang một cơ cấu kinh tế có khả năng tái sản xuất mở rông cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các nguồn lựcvà phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại. 2. phân loại cơ cấu kinh tế: Thông thường cơ cấu kinh tế được phân ra làm ba loại: _Cơ cấu kinh tế ngành: là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế. Cơ cấu ngành là bộ phận cơ bản và quan trọng cấu thành nên nền kinh tế, nó là nòng cốt của chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Cơ cấu ngành thường chia nền kinh tế ra làm ba khu vực: Khu vưcI (nông_lâm_ngư nghiệp), Khu vực II (công nghiệp, xây dựng cơ bản), Khu vực III (dịch vụ). Với nền kinh tế nước ta, khu vực I là khu vực có lợ thế rất lớn, nhưng khu vực II mới chính là khu vực tiềm năng, mang tính quyết định còn khu vực III là khu vực mang tính chất cầu nối. _Cơ cấu kinh tế lãnh thổ: là cơ cấu được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Nước ta, cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được chia thành tám vùng kinh tế chính là: Đồng bằng sông hồng, Đông bắc, Tây bắc, Bắc trung bộ, Duyên hải nam trung bộ, Tây nguyên, Đông nam bộ, Đồng bằng sông cửu long. Trong đó có hai vùng kinh tế lớn là Đồng bằng sông hồng, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Miền đông nam bộ với vùng kinh tế trong điểm phía nam. _Cơ cấu kinh tế thành phần: là hệ thống tổ chức kinh tế với các chế độ sở hữu khác nhau. Nước ta hiện nay có sáu thành phần kinh tế là: Kinh tế nhà nước, Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể, tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân, Kinh tế tư bản nhà nước và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo, đảm trách những ngành kinh tế quan trọng của đất nước, giữ vai trò cầm lái cho nền kinh tế. III. chuyển dịch cơ cấu lao động trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1. sự chuyển dịch khách quan của cơ cấu lao động: Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi quy mô, tỷ trọng và trình độ phát triển của các bộ phận cấu thành. Bộ phận kinh tế nào phát triển nhanh hơn sẽ lôi kéo và đòi hỏi cao hơn các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của nó. Lực lượng sản xuất, mà trong đó con người là trọng tố cũng không nằm ngoài quy luật này. Nó cũng sẽ đòi hỏi và thu hút nhiều lao động hơn, đòi hỏi trình độ lao động cao hơn. Như vậy, sẽ làm thay đổi quy mô, tỷ trọng và trình độ của lao động trong các bộ phận kinh tế cấu thành. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng tác động vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng và trình độ phát triển lao động trong bộ phận kinh tế nào cao hơn sẽ là điều kiện thúc đẩy cho bộ phận kinh tế đó phát triển nhanh hơn và ngược lại. Tức là sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, nếu sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng không hợp lý sẽ làm cản trở sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Như vậy, quy luật và xu hướng vận động của quy luật ở đây chính là: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Còn sự chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tác động hai chiều, làm thúc đẩy hoặc cản trở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Nắm bắt được quy luật này, chúng ta cần phải đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, thúc đẩy sự chuyển dịch hợp lý của cơ cấu kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu và phương hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân. 2.phương hướng đào tạo nguồn nhân lực việt nam: Trước tiên chúng ta hãy xem xét mô hình chuyển dịch của nền kinh tế thế giới. Khi nền kinh tế thế giới chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, sự lên ngôi của máy móc thiết bị trong sản xuất đã kéo theo một sự chuyển dịch lớn về lao động. Lúc này nhu cầu về công nhân kỹ thuật là rất lớn, nhằm phục vụ cho bộ máy khổng lổ của nền sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy cơ cấu nhu cầu về lao động của nền kinh tế thế giới khi đó được thể hiện qua mô hình “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống”. Tức là nhu cầu về cán bộ chuyên môn để quản lý nền kinh tế là khá ít, còn nhu cầu về công nhân kỹ thuật cho nền sản xuất máy móc là rất lớn. Còn khi nền kinh tế chuyển tiếp từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, lúc này trình độ khoa học kỹ thuật phat triển ở mức cao, máy móc thiết bị đã dần thay thế cho các hoạt động sản xuất của con người, do đó, nhu cầu về công nhân kỹ thuật đã dần giảm xuống. Mặt khác, thu nhập và mức sống của con người trong nền kinh tế tri thức đã ở mức cao, vì vậy, những đòi hỏi của họ cung lớn và đa dạng hơn trong nghỉ ngơi, giải trí, đòi hỏi các ngành công nghệ, dịch vụ phải được mở rộng và phát triển hơn. Do đó, tất yếu sẽ làm tăng nhu cầu về lao động trí thức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Lúc này, cơ cấu nhu cầu về lao động sẽ không còn ở dạng “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống” nữa, mà đã biến đổi sang kiểu “hình tháp nhân lực tri thức” Tức là, vẫn cần nhiều công nhân kỹ thuật nhưng giảm hơn so với nền kinh tế công nghiệp, đồng thời đòi hỏi một lượng lớn lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cách phân chia của Martin Trow, một học giả người Hoa Kỳ (cách phân chia này đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới). Nếu ở một nước có “tỷ lệ độ tuổi đại học”(tức là tỷ lệ sinh viên đại học so với số thanh niên ở độ tuổi từ 18 đến 21) dưới 15% thì đào tạo đại học ở nước đó còn trong giai đoạn “cho số ít người”, khi tỷ lệ đó vượt quá 15% thì nền đào tạo đại học bước vào giai đoạn “đại chúng”, còn khi vượt quá 50% thì đào tạo đại học đã ở giai đoạn “phổ cập”. Tương ứng với cách phân chia trên, các chuyên gia kinh tế và đào tạo cho rằng: Đào tạo đại học cho số ít người chỉ phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp, đào tạo đại học đại chúng sẽ tương ứng với nền kinh tế công nghiệp, còn đào tạo đại học phổ cập tương ứng với đòi hỏi của nền kinh tế tri thức. Thực tại nền kinh tế thế giới đã chứng minh mô hình này, theo báo cáo của ngân hàng thế giới (năm 1994), chỉ số sinh viên đại học của khối các nước phát triển OECD là 51%, tức là tương ưng với thực tế nền kinh tế tri thức của họ. Còn theo báo cáo của UNESCO (năm 1995), chỉ số này của Bắc mỹ là 82%, của các nước có thu nhập trung bình là 21%, còn của các nước có thu nhập thấp chỉ đạt 6%. Tức là đã thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa trình độ đào tạo đại học với trình độ phát triển của nền kinh tế. Qua mô hình này ta có thể thấy, muốn nền kinh tế phát triển càng cao thì tương ứng với nó trình độ đào tạo đại học cũng phải càng cao, mà cụ thể ở đây là tỷ lệ sinh viên đại học phải càng cao. Vậy để xác đình được phương hướng đào tạo nguồn nhân lực, trước hết chúng ta phải xét xem nền kinh tế nước ta đang ở đâu và chuyển dịch như thế nào. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp khá phát triển, đã đưa nền kinh tế nước ta chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lên nền kinh tế công nghiệp và hiện đang ở khoảng giữa của quá trình chuyển dịch. Mặt khác, tác động của quá trình toàn cầu hoá và xu hướng chuyển nền kinh tế thế giới từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, đã làm phát triển một số ngành dịch vụ và công nghệ cao ở nước ta như ngân hàng, tài chính, công nghệ thông tin... Điều đó chứng tỏ nước ta cũng đang ở điểm khởi đầu của quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức. Như vậy, nền kinh tế của ta đang diễn ra quá trình chuyển dịch kép, một mặt, vừa chuyển dịch lên nền kinh tế công nghiệp và đang ở khoảng giữa, đồng thời, lại vừa chuyển dịch lên nền kinh tế tri thức và đang ở điểm khởi đầu của sự chuyển dịch. Chính đặc điểm này đã làm cho nền kinh tế có nhưng đòi hỏi cao hơn và phức tạp hơn về nguồn nhân lực nhằm phục vụ cho sự phát triển và chuyển dịch của nó. Trước tiên và chung nhất nó đòi hỏi nguồn nhân lực phải có một mặt bằng chung về trình độ cao hơn. Khác với trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chỉ đòi hỏi người lao động phải có đức tính tốt, cần cù, trung thành, và có tinh thần trách nhiệm. Với ngày nay, nền kinh tế đòi hỏi người lao động phải có tính sáng tạo, có khả năng xử lý vấn đề, có khả năng phân tích, tinh thần đồng đội, rồi khả năng ăn nói, diễn đạt… Tức là phảI có một trình độ, năng lực ở mức khá trở lên. Đấy là xét chung cho nguồn nhân lực, còn cụ thể, quá trình chuyển dịch lên nền kinh tế công nghiệp của nước ta, như đã phân tích ở mô hình lý thuyết trên, sẽ đòi hỏi một nguồn nhân lực có cơ cấu theo mô hình “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống” và trình độ đào tạo đại học đại chúng. Tức là phải có tỷ lệ độ tuổi đại học trên 15%, trong khi tỷ lệ này của nước ta hiện nay chỉ đạt khoảng 8%. Như vậy, cần phảI mở rộng quy mô đào tạo đại học để tăng nhanh hơn nữa số lượng sinh viên, phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế. Mặt khác, cơ cấu trong “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống”, như ở các nước phát triển trước kia đúc rút ra là khoảng: 1 đại học\ 4trung cấp chuyên nghiệp\ 10 công nhân kỹ thuật, nước ta tỷ lệ này vào năm 2000 là khoảng 1\ 1.31\ 4.8. Như vậy, để phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta phải có nhiều hơn nữa lượng công nhân kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp, đặc biệt là công nhân kỹ thuật. Thực tế nền kinh tế nước ta đã chứng minh về nhu cầu cần sử dụng lao động như phân tích trên, thể hiên rất rõ trong biểu sau: Biểu 1: Cở cấu sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của các loại hình doanh nghiệp (%). Loại hình DN LĐ phổ thông CNKT, sơ cấp Trung cấp CĐ, ĐH trở lên DN FDI 19.8 59.0 6.5 14.7 DNNN 25.7 49.1 11.7 13.5 DN tư nhân 39.2 44.5 8.2 8.1 VP đại diện NN 1.5 16.5 30.9 50.7 Mặt khác, sự chuyển dịch lên nền kinh tế tri thức lại đòi hỏi nguồn nhân lực phải có một trình độ cao hơn nữa, trình độ đào tạo đại học phổ cập và cơ cấu nhân lực theo mô hình “hình tháp nhân lực tri thức”. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta mới chỉ ở điểm khởi đầu của quá trình chuyển dịch này, nên đòi hỏi trên về nguồn nhân lực mới chỉ nằm trong một số ngành dịch vụ và công nghệ cao, thể hiện như trong biểu sau: Biểu 2: Cơ cấu sử dụng lao động của một số ngành công nghệ cao và dịch vụ (%). Lĩnh vực hoạt động LĐ phổ thông CNKT, sơ cấp Trung cấp CĐ, ĐH trở lên Công nghệ thông tin 0 28.22 20.4 51.38 Chuyển giao KH, CN… 16.2 22.5 15.5 45.8 Viễn thông… 10.0 61.0 22.7 20.5 KD tài chính, ngân hàng 8.5 28.1 21.4 42.0 HĐ của tổ chức QT 6.2 6.3 25 62.5 Ngoài ra, sự chuyển dịch nền kinh tế theo vùng lãnh thổ cũng rất đáng phải quan tâm, sự hình thành các trung tâm kinh tế, các vùng công nghiệp, các khu, cụm, điểm… công nghiệp đang diễn ra rất nhanh chóng trên toàn nền kinh tế. Cùng với sự chuyển dịch đó, chúng ta cũng cần phải đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng kinh tế đó, đăc biệt là vấn đề đào tạo tại chính các vùng kinh tế đó. Tóm lại, để đáp ứng những đòi hỏi trên về nguồn nhân lực cuả nền kinh tế, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của ta cần phải đặt ra những phương hướng như sau: Trước tiên là phải mở rộng quy mô và nâng cao trình độ đào tạo trên phạm vi toàn nền kinh tế, nhằm nâng cao mặt bằng của nguồn nhân lực. Trong đó, chú trọng vấn đề về quy mô chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật và đào tạo đại học, để nhanh chóng cung cấp đủ lượng công nhân và cán bộ chuyên môn có trình độ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần sớm thực hiện được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp. Đồng thời phải chú trọng đào tạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn có trình độ thật sự cao trong các ngành công nghiệp tiềm năng và mũi nhọn, các ngành dịch vụ và công nghệ cao, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng, khu, cụm, điểm công nghiệp… Và đặc biệt cần chú ý trong chính nội tại vấn đề, là phải mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ quản lý, giáo viên, giảng viên để tăng quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đây chính là hướng đi gốc rễ, lâu dài và đúng đắn nhất cho nền giáo dục, đào tạo nước ta. Chương II thực trạng đào tạo nguồn nhân lực việt nam I. Thực trạng đào
Tài liệu liên quan