Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biên tập, xuất bản sách điện tử tại nhà xuất bản thông tin và truyền thông

1.1. Một số vấn đề chung về công tác biên tập, xuất bản điện tử 1.1.1. Biên tập là gì? Biên tập là một khâu nghiệp vụ của công tác xuất bản. Nhiệm vụ cụ thể của công tác biên tập là: đọc nhận xét, đánh giá bản thảo, gia công, sửa chữa bản thảo, hoàn thiện bản thảo thành bản mẫu đưa in 1.1.2. Xuất bản điện tử là gì? Xuất bản điện tử (theo Điều 4, Luật Xuất bản năm 2012): là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử. 1.1.3. Biên tập, xuất bản điện tử là gì? Biên tập, xuất bản điện tử được hiểu là biên tập nội dung (text và các thành phần khác thuộc đặc thù của sách điện tử như: multimedia, thành phần/nội dung tương tác, giao diện sách điện tử, kịch bản sách điện tử) và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử. 1.1.4. Hiệu quả biên tập, xuất bản sách điện tử là gì? Hiệu quả của công tác biên tập là bản thảo sau khi biên tập phải hay hơn; văn phong trong sáng hơn, cô đọng và súc tích hơn; nội dung thông tin, kiến thức chính xác hơn và có năng suất, chất lượng cao hơn ; và đảm bảo là không còn các lỗi chính tả, lỗi morat. Đồng thời, sau khi xuất bản, sách sẽ phải tới tay bạn đọc; bạn đọc dễ dàng sử dụng sách điện tử; mang lại nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho bạn đọc; tác động tích cực tới xã hội; mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà xuất bản. Đạt được những điều nêu trên chính là đã đạt được hiệu quả trong công tác biên tập, xuất bản.

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biên tập, xuất bản sách điện tử tại nhà xuất bản thông tin và truyền thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BIÊN TẬP, XUẤT BẢN SÁCH ĐIỆN TỬ TẠI NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀNTHÔNG - Danh mục các từ viết tắt - Danh mục hình vẽ - Mở đầu: Lý do lựa chọn đề tài; tình hình nghiên cứu; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác biên tập, xuất bản điện tử 1.1. Một số vấn đề chung về công tác biên tập, xuất bản điện tử 1.1.1. Biên tập là gì? Biên tập là một khâu nghiệp vụ của công tác xuất bản. Nhiệm vụ cụ thể của công tác biên tập là: đọc nhận xét, đánh giá bản thảo, gia công, sửa chữa bản thảo, hoàn thiện bản thảo thành bản mẫu đưa in 1.1.2. Xuất bản điện tử là gì? Xuất bản điện tử (theo Điều 4, Luật Xuất bản năm 2012): là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử. 1.1.3. Biên tập, xuất bản điện tử là gì? Biên tập, xuất bản điện tử được hiểu là biên tập nội dung (text và các thành phần khác thuộc đặc thù của sách điện tử như: multimedia, thành phần/nội dung tương tác, giao diện sách điện tử, kịch bản sách điện tử) và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử. 1.1.4. Hiệu quả biên tập, xuất bản sách điện tử là gì? Hiệu quả của công tác biên tập là bản thảo sau khi biên tập phải hay hơn; văn phong trong sáng hơn, cô đọng và súc tích hơn; nội dung thông tin, kiến thức chính xác hơn và có năng suất, chất lượng cao hơn; và đảm bảo là không còn các lỗi chính tả, lỗi morat. Đồng thời, sau khi xuất bản, sách sẽ phải tới tay bạn đọc; bạn đọc dễ dàng sử dụng sách điện tử; mang lại nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho bạn đọc; tác động tích cực tới xã hội; mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà xuất bản... Đạt được những điều nêu trên chính là đã đạt được hiệu quả trong công tác biên tập, xuất bản. 2 1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xuất bản điện tử 1.2.1. Quan điểm của Đảng về hoạt động xuất bản điện tử Quan điểm của Đảng được nêu rõ trong Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản: phải đổi mới, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ xuất bản"...; "áp dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa quy trình biên tập và thực hiện quản lý xuất bản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Nghiên cứu thí điểm xuất bản sách điện tử, trung tâm thông tin về sách; Bổ sung các quy định pháp lý, chính sách để các nhà xuất bản chủ động tham gia quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt đối với vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, xuất bản điện tử... 1.2.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về xuất bản điện tử - Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó, mục tiêu của Quy hoạch là số xuất bản phẩm điện tử phải đạt 20 - 30% trên tổng số xuất bản phẩm được xuất bản. - Luật Xuất bản 2004, Luật Xuất bản sửa đổi 2008 cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn; và nay là Luật Xuất bản 2012 và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Luật Xuất bản 2012 đã dành riêng chương V gồm 8 điều (từ Điều 45 - Điều 52) quy định về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử. Và một số luật liên quan khác. 1.3. Tình hình phát triển XB điện tử trên thế giới và ở nước ta hiện nay 1.3.1. Trên thế giới Trong những năm gần đây, việc đọc sách điện tử đã dần phổ biến ở các nước trên thế giới. Theo thống kê, năm 2009, doanh số sách điện tử trên thế giới đạt 1,5 tỷ USD và tới năm 2010 đã đạt mức 1,8 tỷ USD. Đến năm 2014 ước tính 3,8 tỷ USD, chiếm khoảng 53%, tức hơn một nửa thị phần sách thế giới... 1.3.2. Ở Việt Nam Trong khoảng 7 năm gần đây, ngành Xuất bản Việt Nam đang chứng kiến một sự thay đổi rất lớn, đó là sự xuất hiện của loại hình xuất bản điện tử - một loại hình xuất bản đang có sự phát triển nhanh chóng và đang hứa hẹn mở ra một hướng đi mới cho ngành Xuất bản. Trong đó, có các công ty công nghệ, các nhà xuất bản và các doanh nghiệp sách tư nhân đã tham gia thị trường sách điện tử. 1.4. Những thuật lợi để phát triển xuất bản điện tử ở nước ta trong thời gian tới Thứ nhất: Hiện nay, hạ tầng viễn thông và các dịch vụ viễn thông - CNTT Việt Nam đang được đánh giá là đã phát triển ngang tầm khu vực. Đây là những tiền đề rất quan trọng về mặt hạ tầng - điều kiện quan trọng cho việc phát triển sách điện tử trong tương lai ở Việt Nam. 3 Thứ hai: Giới trẻ ở nước ta luôn tỏ ra thích ứng nhanh với những cái mới, đặc biệt là sử dụng thiết bị điện tử cá nhân và thưởng thức các ấn phẩm điện tử trong giải trí và học tập đang là một nhu cầu không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Thứ ba: Trong xã hội hiện đại và ở thời điểm nền giáo dục nước ta đang có những bước đi rất mạnh và táo bạo trong việc đổi mới cách dạy và học thì các sách, ấn phẩm là một trong những yếu tố đầu tiên đang được ngành Giáo dục và cả xã hội quan tâm, đã và đang tạo một cơ hội rất lớn cho sách điện tử phát triển. Thứ tư: Sự phát triển của sách điện tử ở Việt Nam sau một quá trình tự phát và kinh doanh nhỏ lẻ nay đã hướng dần đến việc nâng tầm và chuyên môn hóa. Thứ năm: Với ưu điểm rất lớn của sách điện tử là không có giới hạn về nội dung và hình thức thể hiện, không giới hạn về dung lượng thông tin chứa trong nó đã làm cho sách điện tử được ưu tiên xuất bản, đặc biệt là ở mảng sách, tài liệu học tập. Thứ sáu: Hệ thống luật pháp ở Việt Nam liên quan đến lĩnh vực xuất bản đã cơ bản được hoàn thiện, là một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho xuất bản điện tử phát triển. Chương 2: Khảo sát, đánh giá công tác biên tập, xuất bản sách điện tử ở một số cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành Xuất bản Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát công tác biên tập, thiết kế, tạo sách, công bố xuất bản, phát hành sách điện tử tại một số nhà xuất bản và công ty có hoạt động về xuất bản sách điện tử: 2.1. Nhà xuất bản Kim Đồng 2.2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2.3. Nhà xuất bản NXB Trẻ 2.4. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật 2.5. Công ty VIEGRID 3.6. Đánh giá chung công tác biên tập, xuất bản sách điện tử tại các đơn vị được khảo sát Nhóm nghiên cứu đã có những đánh giá, nhận xét chung về công tác biên tập, thiết kế, tạo sách, công bố xuất bản, phát hành sách điện tử tại các đơn vị nêu trên. Chương 3: Thực trạng công tác biên tập, xuất bản sách điện tử tại NXB Thông tin và Truyền thông những năm qua 3.1. Một số kết quả đạt được và những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động xuất bản sách điện tử của NXBTTTT những năm qua NXB luôn tích cực nghiên cứu và tham gia XBĐT từ rất sớm. Đến nay đã tự xuất bản được gần 200 đầu sách điện các loại, gồm CD và sách trên mạng. 4 Sách điện tử trên CD, điển hình là: Bộ sách trắng về CNTT-TT; Báo cáo thường niên ngân hàng Nhà nước Việt Nam các năm 2012, 2013, 2014;; Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông (tiếng Trung), và nhiều sách khác. Sách điện tử trên mạng (không có bảo vệ bản quyền), điển hình là: Bộ sách điện tử pháp luật của Thanh tra bộ Nội vụ, của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhà xuất bản cũng đang triển khai Hệ thống xuất bản trực tuyếnđể tăng cường xuất bản và phát hành sách điện tử, với sự hỗ trợ của các công cụ bảo vệ bản quyền. 3.2. Công tác biên tập cho xuất bản điện tử Công tác biên tập cho xuất bản điện tử gồm Biên tập nội dung text (như sách truyền thống); Biên tập các thành phần khác của sách điện tử, gồm: multimedia; kịch bản sách điện tử; giao diện sách điện tử; nội dung tương tác... Việc biên tập nội dung text hiện do Biên tập viên sách in truyền thống thực hiện. Việc biên tập các thành phần khác của sách điện tử do Ban XBĐT đảm nhiệm. Nhân sự cho công tác biên tập hiện còn thiếu và cần được đào tạo nâng cao trình độ và bổ sung nhân lực. 3.3. Công tác thiết kế cho xuất bản điện tử Công tác thiết kế xuất bản điện tử cũng như cho xuất bản phẩm truyền thống, thuộc nhiệm vụ của Phòng Thiết kế - Sản xuất. Chất lượng thiết kế đối với sách điện tử, do chưa quen với phong cách thiết kế mới nên còn gặp nhiều lúng túng, chưa đáp ứng được yêu cầu, còn phải qua rất nhiều lần chỉnh sửa mới hoàn thiện sản phẩm. 3.4. Công tác tạo sách điện tử Công tác tạo sách điện tử là việc sẻ dụng các phần mềm, công cụ để tích hợp nội dung text và các thành phần multimedia (ảnh, audio, video), các nội dung và thành phần tương tác, trên cơ sở kịch bản và giao diện sách điện tử đã xây dựng trước đó. Trách nhiệm tạo sách điện tử thuộc Ban XBĐT, và đang thiếu nhân sự do phải kiêm nhiệm nhiều việc. 3.5. Công tác nhân bản trong xuất bản điện tử Công tác nhân bản sách điện tử do Phòng TK-SX thực hiện, chủ yếu là với đĩa CD, và với số lượng ít (dưới 500 đĩa). Nếu số lượng lớn phải đi thuê. Nhân bản sách phát hành trên mạng được thực hiện tự động qua việc hệ thống tự động gán các sách đã được mua (và thanh toán trực tuyến) về thiết bị đọc hoặc thư viện sách đã mua của khách hàng trên hệ thống. 3.6. Công bố xuất bản sách điện tử Công bố xuất bản được thực hiện khi Lãnh đạo NXB ký Quyết định phát hành (sau 10 ngày nộp lưu chiểu theo quy định). Trước khi công bố thì sách cần phải được kiểm tra, test thử một lần nữa để đảm bảo không còn sai sót. 5 3.7. Công tác kinh doanh/phát hành sách điện tử Công tác Phát hành sách điện tử do phòng Kinh doanh xuất bản phẩm và các chi nhánh của Nhà xuất bản thực hiện, chủ yếu là phát hành CD. Nhìn chung còn chưa thực sự bài bản. Phòng cũng cần có nhân lực có am hiểu về CNTT cũng như về các sản phẩm của XBĐT để nâng cao năng lực phát hành sách điện tử. 3.8. Quy trình biên tập, xuất bản sách điện tử Quy trình này gồm các khâu: biên tập; thiết kế cho xuất bản điện tử; tạo sách điện tử; nhân bản sách điện tử; và công bố xuất bản cho sách điện tử. Do sách điện tử có nhiều công nghệ thực hiện, và loại hình sách điện tử cũng có sự thay đổi do yếu tố công nghệ, NXB cần phải không ngừng hoàn thiện quy trình để đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra. Chương 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả biên tập, xuất bản sách điện tử tại NXB TTTT 4.1. Sự cần thiết phải xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả biên tập, xuất bản SĐT tại NXB TTTT Từ những nội dung nêu trên, việc nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả biên tập, xuất bản sách điện tử tại Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông là cần thiết, nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác biên tập, xuất bản sách điện tử của Nhà xuất bản, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhu cầu đa dạng của bạn đọc, phù hợp với xu thế xuất bản mới; đồng thời đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ chính trị được Lãnh đạo Bộ giao. Để nâng cao hiệu quả biên tập, xuất bản sách điện tử tại NXB TTTT, nhóm nghiên cứu đề tài xin đề xuất 05 giải pháp như sau: - Giải pháp về nhân lực - Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị - Giải pháp về xây dựng quy trình biên tập xuất bản sách điện tử - Giải pháp về lựa chọn công nghệ XBĐT đối với từng mảng sách - Giải pháp về kinh doanh/phát hành sách điện tử Sau đây là nội dung cụ thể của từng nhóm giải pháp 4.2. Giải pháp về nhân lực: Nhóm nghiên cứu đề xuất phải có sự đào tạo/đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận, cho CBVC hiện có; đồng thời có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân lực theo các chuyên ngành liên quan tới làm sách điện tử để đáp ứng yêu cầu. 6 4.3. Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị Nhóm nghiên cứu đề xuất trang bị thêm một số trang thiết bị như máy scan để số hóa sách in, kèm phần mềm nhận dạng ký tự quang học; một số phần mềm làm sách điện tử; phần mềm giám sát và cảnh báo server; nâng cấp phần cứng máy chủ; phần mềm email marketing; SMS Marketing... để hỗ trợ công tác làm sách; phân phối và phát hành. 4.4. Giải pháp xây dựng và thực hiện quy trình biên tập, xuất bản sách điện tử Nhóm nghiên cứu đề xuất xây dựng quy trình biên tập, xuất bản sách điện tử ở hai dạng là sách trên CD và sách phát hành trên mạng. 4.5. Giải pháp phân loại và lựa chọn hình thức xuất bản đối với từng mảng sách Nhóm nghiên cứu đề xuất phân loại ngay từ đầu và lựa chọn hình thức xuất bản đối với từng mảng sách. Ví dụ: các sách chỉ có nội dung text thuần túy thì làm dạng sách đơn giản để phát hành qua mạng; sách có nhiều nội dung multimedia (dung lượng lớn) thì làm dạng đĩa CD... để không bị lãng phí nhân lực và chi phí xuất bản, mà vẫn đảm bảo được nội dung truyền tải của sách tới bạn đọc. 4.6. Giải pháp về kinh doanh/phát hành sách điện tử Nhóm đề xuất các giải pháp về: Sản phẩm; về Mô hình kinh doanh; về tổ chức các kênh phân phối; về chính sách bán hàng; về giải pháp về marketing nhằm nâng cao tối đa hiệu quả cho công tác Phát hành sách điện tử. - Kết luận - Đề xuất, kiến nghị Để nâng cao hiệu quả biên tập, xuất bản sách điện tử tại Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, nhóm đề tài có một số đề xuất và kiến nghị như sau: 1. Đối với NXB Thông tin và Truyền thông - Sớm ban hành chính thức quy trình biên tập xuất bản sách điện tử - Sớm ban hành hướng dẫn phân loại và lựa chọn hình thức xuất bản điện tử đối với từng mảng sách - Tổ chức phổ biến hướng dẫn quy trình, quy định cho tất cả các cán bộ nhân viên của NXB Thông tin và Truyền thông. - Tổ chức đào tạo hoặc gửi đào tạo trong nước, ngoài nước đội ngũ Biên tập viên làm nội dung, Biên tập viên multimedia, Họa sỹ, kỹ thuật viên chế bản về kỹ năng làm sách điện tử, nhằm xây dựng hệ thống sách điện tử - là nội dung cốt lõi, là sản phẩm không thể thiếu của NXB Thông tin và Truyền thông; đào tạo chuyên sâu cho cán bộ về thương mại điện tử có khả năng và kinh nghiệm làm việc trên mạng: truyền thông các sản phẩm, chăm sóc khách hàng, quản lý hệ thống thanh toán cho tác giả, nhà xuất bản, khách hàng... 7 - Bổ sung nhân sự như đã đề xuất tại mục 4.2 chương 4. - Bổ sung thêm một số trang thiết bị còn thiếu phục vụ tốt hơn cho công tác biên tập, xuất bản sách điện tử - Có cơ chế đãi ngộ cho các CBVC trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất bản điện tử. 2. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông - Tạo điều kiện cho cán bộ viên chức Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông được đi tập huấn, đào tạo, học hỏi kinh nghiệm xuất bản sách điện tử của các Nhà xuất bản nước ngoài đã và đang xuất bản điện tử, - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện làm sách điện tử (đặc biệt là sách phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại) vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị của Bộ, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Nhà xuất bản. - Cục Xuất bản, In và Phát hành nghiên cứu và sớm đề nghị Bộ ban hành quy định về tích hợp chữ ký số đối với một số định dạng sách điện tử: epub, các file video, audio; những quy định về điều kiện xuất bản và phát hành XBP điện tử (điểm a, b, c khoản 1 Điều 45 của Luật xuất bản) này cần được nghiên cứu hoàn thiện, bởi theo NXB hoàn toàn có thể liên kết với đối tác khác để thiết kế, xây dựng thành sản phẩm sách điện tử và NXB chịu trách nhiệm về nội dung. - Một số định dạng file sách điện tử hoặc tích hợp trên hệ thống có chuẩn/phần mềm đọc riêng, không thể đo được dung lượng file do đó đề nghị Cục Xuất bản có hướng dẫn chi tiết để các NXB thực hiện đúng trong việc đăng ký xuất bản và nộp lưu chiểu. - Tài liệu tham khảo
Tài liệu liên quan