Sau quyết định mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội và việc công bố dự án “Quy
hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, khu
vực phía tây Hà Nội gồm các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì và thị xã
Sơn Tây trở thành những không gian có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong phát
triển của Hà Nội. Vùng đất Ba Vì -Hòa Lạc đã được sự quan tâm đặc biệt của các nhà
quản lý, các doanh nghiệp và người dân nói chung. Việc di dời Trung tâm hành chính
quốc gia lên Ba Vì trong tươnglai còn nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên, giá trị của
vùng đất này đã dần được khẳng định.
Quy ết định mở rộng không gian đô thị Hà Nội về phía tây là cơ hội tốt cho sự
phát triển của thủ đô, song cũng sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự quy hoạch
hợp lý, những định h ướng phát triển trên cơ sở khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Để
quy hoạch định h ướng phát triển không gian đô thị, cần phân tích đầy đủ về các điều
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế -xã hội; lợi thế so sánh của khu vực với các
vùng lân cận, với quốc tế; những định h ướng phát triển kinh tế -xã hội của Đảng và
Nhà nước,. Tuy nhiên, bài báo này chỉ dừng lại ở việc phân tích điều kiện địa mạo,
nó không chỉ dừng lại ở phân tích hình thái, trắc lượng hình thái địa hình, nguồn gốc
hình thành mà còn phân tích địa hình trong mối liên quan với chế độ kiến tạo và vật
chất cấu tạo nên chúng.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu địa mạo cho quy hoạch mở rộng đô thị Hà Nội về phía tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu địa mạo cho quy hoạch mở rộng đô thị Hà Nội
về phía tây
Đặng Văn Bào, Đào Đình Bắc, Nguyễn Hiệu, Đặng Kinh Bắc
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
GIỚI THIỆU CHUNG
Sau quyết định mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội và việc công bố dự án “Quy
hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, khu
vực phía tây Hà Nội gồm các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì và thị xã
Sơn Tây trở thành những không gian có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong phát
triển của Hà Nội. Vùng đất Ba Vì - Hòa Lạc đã được sự quan tâm đặc biệt của các nhà
quản lý, các doanh nghiệp và người dân nói chung. Việc di dời Trung tâm hành chính
quốc gia lên Ba Vì trong tương lai còn nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên, giá trị của
vùng đất này đã dần được khẳng định.
Quyết định mở rộng không gian đô thị Hà Nội về phía tây là cơ hội tốt cho sự
phát triển của thủ đô, song cũng sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự quy hoạch
hợp lý, những định hướng phát triển trên cơ sở khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Để
quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị, cần phân tích đầy đủ về các điều
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội; lợi thế so sánh của khu vực với các
vùng lân cận, với quốc tế; những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước,... Tuy nhiên, bài báo này chỉ dừng lại ở việc phân tích điều kiện địa mạo,
nó không chỉ dừng lại ở phân tích hình thái, trắc lượng hình thái địa hình, nguồn gốc
hình thành mà còn phân tích địa hình trong mối liên quan với chế độ kiến tạo và vật
chất cấu tạo nên chúng.
Điều kiện địa mạo bao gồm địa hình và các quá trình địa mạo có vai trò hàng
đầu trong việc lựa chọn địa điểm cho các công trình xây dựng và luôn được tính đến
trong công tác quy hoạch phát triển đô thị. Điều này có thể thấy rõ ngay trong Chiếu
dời đô của Vua Lý Thái Tổ, khi ông chọn khu vực ngã ba sông rộng rãi, bằng phẳng,
cao ráo, sáng sủa, ít nguy cơ bị lụt lội,... làm nơi tọa lạc cho kinh thành Thăng Long
từ cách đây vừa tròn 1000 năm [2]. Việc nghiên cứu địa mạo và đặc biệt là các lòng
sông cổ khu vực thủ đô đã được nhiều nhà khoa học thực hiện với những nhận định
nhìn chung giống nhau, nhưng với mức độ nông sâu và tầm ứng dụng rất khác nhau.
Bài viết này là kết quả của một cách nhìn mới trong phân tích, đánh giá đặc điểm địa
mạo, bao gồm cả phân tích địa mạo cho vùng nâng - bóc mòn xung quanh núi Ba Vì
và đặc biệt là đặc trưng biến động trong quá khứ của sông Đáy, sông Nhuệ. Cách nhìn
nhận mới ở đây là việc phục dựng những đới biến động (chứ không chỉ là lòng sông
cổ) và nguyên nhân biến động của các lòng sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ và sông
Tô Lịch nhằm phục vụ cho việc xác lập những diện tích có độ ổn định cao trong quy
hoạch phát triển và mở rộng thủ đô.
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC
Về mặt sơn văn, Hà Nội có đầy đủ 3 nhóm địa hình cơ bản là đồng bằng, đồi
và núi với cách sắp xếp cao dần về phía tây. Phần trung tâm rộng lớn hơn cả là đồng
bằng hạ lưu và đồng bằng châu thổ của sông Hồng, chuyển lên phía tây là những dải
gò đồi rất thoải của Thạch Thất - Hòa Lạc, Sơn Tây - Ba Vì. Đặc điểm địa mạo của
khu vực đã được tập thể tác giả cũng như các nhiều nhà khoa học khác phân tích
[1,2,6], trong đó đã cho thấy vùng phía tây Hà Nội có đầy đủ 3 nhóm địa hình cơ bản
là núi, đồi và đồng bằng. Địa hình khu vực khá đa dạng với các nhóm dạng địa hình
được thành tạo bởi quá trình bóc mòn chung, phân bố ở phía tây trên các khối núi Ba
Vì và Viên Nam; nhóm dạng địa hình do hoạt động dòng chảy được hình thành bởi
sông Hồng và các chi lưu như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích cũng như các sông
suối nhỏ khác; nhóm địa hình karst có diện tích không lớn, song tạo nên tính độc đáo
và đa dạng của cảnh quan, đó là các khối karst sót nổi trên nền đồng bằng tích tụ ở
Chùa Thầy, Quốc Oai,...; địa hình do quá trình biển và hỗn hợp sông biển liên quan
với biển tiến Pleistocen muộn và Holocen tạo nên các bề mặt cao 8-15m và 4-6m.
Dưới đây chỉ phân tích những đặc trưng địa mạo trong mối liên quan với quy hoạch
phát triển đô thị.
Phần cực tây của Hà Nội là khối núi Ba Vì, nơi có 3 đỉnh cao trên 1100m,
trong đó đỉnh Tản Viên cao 1287m mà vào những ngày quang mây, từ thủ đô Hà Nội
có thể chiêm ngưỡng được sự hùng vĩ của nó. Núi Ba Vì có dạng vòm - khối tảng,
mạng lưới thuỷ văn dạng toả tia rất đặc trưng. Núi được cấu tạo bởi tập hợp đá phức
tạp, song chủ yếu là đá phun trào bazơ, qua các pha tân kiến tạo nâng lên bị xâm thực,
bào mòn thành các bậc – vai núi là những mặt bằng cục bộ. Từ dưới lên có thể quan
sát thấy mặt bằng 200-300m, 400- 600m, 800-1000m và 1200m. Đáng chú ý hơn cả là
mặt bằng 400m và 600 m, có chiều dài 700 - 800 m, rộng 200 – 300 m. Nơi đây đã
xây dựng các khu nghỉ mát và an dưỡng từ thời thuộc pháp. Phía nam – đông nam Ba
Vì là dãy núi Viên Nam cũng được cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào với đỉnh cao
1031m, là ranh giới tự nhiên với tỉnh Hòa Bình. Núi Ba Vì và Viên Nam là tài nguyên
quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho đồng bằng Sông Hồng. Tính độc đáo về địa
chất, địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu theo đai cao, sự đa dạng về cảnh quan,
phong cảnh sơn thủy hữu tình với các đỉnh núi cao soi bóng xuống dòng sông Đà, với
một hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình, là nơi có nhiều sắc màu văn hóa truyền
thống của đông đảo các dân tộc sống quanh núi Ba Vì, đây là địa bàn thuận lợi cho
phát triển nền công nghiệp không khói có hiệu quả cho Thủ đô Hà Nội – đó là du lịch
sinh thái.
Ngay sát chân núi Ba Vì - Viên Nam là dải địa hình đồi thoải xen các khối núi
sót nhỏ, kéo dài từ khu vực xã Tiến Xuân, Yên Bình (huyện Thạch Thất), theo
phương tây bắc qua Yên Bài, Vân Hòa, Ba Trại (huyện Ba Vì). Các dải đồi thoải xung
quanh núi Ba Vì được hình thành do các máng trũng xâm thực phân cắt bề mặt
pedimen, đã được một số tác giả đề cập tới (Đỗ Hưng Thành và nnk. 1998; Đào Đình
Bắc, 1999). Sự đa dạng của địa hình khu vực này, từ các bề mặt nổi cao như các đồi
thoải, núi sót và các bề mặt thấp như bề mặt các nón phóng vật cổ, đáy thung lũng với
các thềm sông và bãi bồi từ lâu đã được đồng bào các dân tộc khác nhau khai thác cho
sản xuất nông - lâm nghiệp. Các quần cư nông thôn lâu đời nhất của vùng đồi núi Ba
Vì cũng tập trung nơi đây. Cần lưu ý là cùng với địa hình các khối núi ở phía tây, dải
đồi núi sót này chính là nơi đầu nguồn của các thung lũng sông suối, việc khai thác tài
nguyên, sản xuất và sinh hoạt của người dân cần được định hướng cho hợp lý, nhằm
bảo vệ môi trường hiện còn được coi là trong lành nhất của Hà Nội,
Một trong những không gian được quan tâm nhất về địa mạo của khu vực phía
tây Hà Nội là dải gò đồi thoải kéo dài từ Xuân Mai - Hòa Lạc theo phương bắc - tây
bắc lên Sơn Tây, vòng về phía tây qua khu vực Suối Hai. Về mặt địa mạo, hầu hết các
tác giả đều cho rằng các bề mặt gò đồi thoải cấu tạo bởi lớp cuội sỏi mài tròn không
đồng nhất, phủ trên nền đá gốc được hình thành do hoạt động của các dòng lũ đất đột
ngột đưa vật chất bở rời hỗn tạp từ các sườn núi phía trên xuống trong điều kiện khí
tượng – thuỷ văn và địa hình đặc thù vào Pleistocen giữa đến muộn (apQ12-3). Trên
bề mặt tích tụ hỗn hợp sông - lũ này, hoạt động xâm thực, bóc mòn đã hình thành các
thung lũng và máng trũng thoải, nay được đắp đập chặn tạo nên các hồ cảnh quan đẹp
của khu vực như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô,... Với địa hình cao mà không dốc, nền
móng địa chất công trình ổn định, điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi, đây là nơi
thích hợp nhất cho quy hoạch mở rộng đô thị về phía tây.
Nằm chuyển tiếp giữa địa hình đồi núi phía tây và đồng bằng tích tụ phía đông
của thủ đô Hà Nội là dải đất có độ cao tuyệt đối khoảng 10-15m, nằm dọc sông Tích,
từ phía đông thị xã Sơn Tây đến Thạch Thất. Về hình thái, đây là đồng bằng dạng gò
thoải, độ chênh cao địa hình từ 3-5m. Thực chất, đồng bằng được phân biệt bởi ba bộ
phận khác nhau: Phần thấp nhất (ngoài địa hình bãi bồi dọc thung lũng) là các máng
trũng thoải, độ cao tuyệt đối khoảng 6-8m, cấu tạo bởi bột sét màu xám xanh, phần
dưới ẩn chứa các thấu kính hoặc lớp mỏng than bùn; Phần có diện tích lớn nhất là bề
mặt đồng bằng lượn sóng thoải, cấu tạo bởi bột sét xám vàng, xám xanh phủ trên nền
không đồng nhất; Phần cao nhất có dạng vòm rất thoải trên nền đồng bằng lượn sóng.
Về cấu tạo vật chất, bề mặt địa hình có dạng thềm này có sự khác nhau giữa hai bờ
sông Tích. Phía tây sông Tích, bề mặt dạng gò thoải được cấu tạo bởi lớp cát bột màu
xám vàng, dày 0,5 - 1,5m, phía dưới hầu hết là tầng đá ong dày từ 2 đến 4m, đôi nơi
đá ong lộ trơ trên mặt. Phía đông sông Tích, lớp phủ trầm tích trên mặt chủ yếu là bột
cát xám vàng dày 1-2m, phía dưới là sét bột loang lổ với nhiều kết vón laterit. Với
một số thông tin mới thu nhận được, có thể đưa ra ý kiến về nguồn gốc bề mặt đồng
bằng dạng gò thoải Thạch Thất, đó là bề mặt thềm mài mòn - tích tụ có liên quan với
đợt biển tiến cuối Pleistocen. Tầng đá ong phân bố ở khu vực Thạch Thất ngoài việc
hình thành trên nền đá phiến kết tinh của phức hệ Sông Hồng còn có thể do quá trình
phong hóa chính các trầm tích tuổi Pleistocen muộn hệ tầng Vĩnh Phúc.
Từ sông Đáy về phía đông, địa hình khu vực là một bộ phận hợp thành đồng
bằng delta sông Hồng. Đặc điểm địa mạo của đồng bằng thể hiện khá rõ sự tác động
có tính chu kỳ của biến đổi khí hậu toàn cầu trong kỷ Đệ tứ, đó là sự có mặt của các
chu kỳ biển tiến, biển thoái xen kẽ nhau, trên cơ sở đó sông Hồng và các chi lưu đã
tạo nên sự phân dị địa hình với các thành tạo độc đáo khác nhau. Trong mối liên quan
với quy hoạch phát triển đô thị, có thể phân biệt các bề mặt được thành tạo liên quan
với các thời kỳ biển tiến còn sót lại như các bề mặt tích tụ cao 8 - 10m cấu tạo bởi
trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc (a, amQ13vp) hoặc hệ tầng Hải Hưng (am, mlQ22hh) và
các bề mặt thung lũng bãi bồi cấu tạo bởi trầm tích hệ tầng Thái Bình (aQ2tb). Do
tính chất đặc biệt về hình thái và nguồn gốc của dải đồng bằng phía tây Hà Nội trong
mối quan hệ với quy hoạch đô thị, dưới đây sẽ đề cập chi tiết hơn về chúng.
2. PHÂN TÍCH, XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG LÒNG SÔNG CỔ CHO QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ
Hoạt động của sông Hồng và các chi lưu của nó có ảnh hưởng lớn tới địa hình,
và do vậy có ý nghĩa lớn đối với công tác quy hoạch phát triển đô thị. Biến động lòng
sông trong quá khứ để lại dấu ấn khá rõ nét trong trầm tích cũng như hình thái địa
hình. Thông qua các hoạt động của con người (chủ yếu là sử dụng đất), mà hoạt động
này có sự phân dị khá rõ theo những thực thể vật chất tự nhiên và chính chúng tạo nên
một dấu hiệu hay một lớp thông tin đáng tin cậy trong quy trình xử lý GIS để nhận
biến sự biến động lòng sông. Từ việc phân tích những thông tin về các thành tạo địa
hình âm dạng tuyến, đôi nơi còn sót các ao hồ cùng thông tin về thành phần vật chất
(được xác định khá tốt trên ảnh viễn thám - hình 1) và các dấu hiệu gián tiếp (nhờ lớp
thông tin về phân bố dân cư và các đường đồng mức cũng như các điểm độ cao trên
bản đồ địa hình), với sự trợ giúp của các phần mềm GIS, đã tiến hành khôi phục lại
hoạt động của lòng sông Hồng trong quá khứ và xây dựng bản đồ các thế hệ lòng cổ
của sông Đáy, sông Nhuệ. Sự phân bố của các lòng cổ phù hợp với quy luật dòng
chảy, hầu hết các lòng cổ đều chạy theo hướng tây bắc xuống đông nam.
Hình 1. Dấu vết các lòng sông và lòng sông cổ (ton ảnh màu đen) và các bãi bồi giữa hai
tuyến đê sông Đáy (ảnh màu xám mịn) trên ảnh vệ tinh SPOT 2005
Do sự biến đổi liên tục của các dòng chảy trong mỗi đai uốn khúc và thậm chí
còn có sự dịch chuyển của cả đai uốn khúc, việc xác lập các đới biến động của các
dòng chảy sẽ có ý nghĩa lớn hơn việc chỉ xác định các lòng sông cổ cụ thể. Đằng sau
ý nghĩa của việc nghiên cứu đới biến động lòng sông chính là xác định được các khu
vực không bị sông cắt qua - các vùng đất có nền móng ổn định, thuận lợi cho phát
triển đô thị. Trên cơ sở các tiêu chí xác định đới biến động lòng sông sau biển tiến cực
đại Holocen là: sự tập trung cao của các lòng sông cổ; hệ thống đê và các gờ cao ven
lòng nằm kề các thành tạo trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc (a, amQ1
3vp), hệ tầng Hải
Hưng (am, mlQ2
2hh), đã xác lập đới biến động lòng sông Đáy, sông Nhuệ. Đới biến
động của các sông này có chiều rộng khá lớn, nhiều đoạn có thể so sánh với đới biến
động của sông Hồng hiện nay (trên 3000m). Đã xác lập được ba đới biến động lòng
sông Đáy, sông Nhuệ gồm:
- Đới biến động sông Đáy hiện đại: Đới biến động của sông Đáy hiện đại phân
bố chủ yếu trong phạm vi tuyến đê sông Đáy. Trên bình đồ, đới có hình phễu với phần
mở rộng là khu vực chia nước từ sông Hồng vào sông Đáy. Chiều rộng của đới biến
động lòng sông ở đây đạt trên 8km, thu hẹp dần về phía đập Phùng là 3 km. Phía sau
đập Phùng, đai uốn khúc khá ổn định với chiều rộng đạt trung bình 3 km. Các lòng
sông cổ trong phạm vi đới biến động này chỉ được quan sát và khoanh vẽ chính ở phía
bắc đập Phùng. Phía nam đập, hầu như chỉ quan sát thấy lòng sông cổ giáp tuyến đê ở
phía tây sông Đáy. Dòng sông Đáy uốn khúc mạnh trong phạm vi đới biến động,
nhiều đoạn hai đỉnh khúc uốn sát nhau, thể hiện động lực dòng chảy yếu ở giai đoạn
sau cùng của lịch sử phát triển.
- Đới biến động của sông Đáy cổ phía tây đê sông Đáy: Nằm giữa đê tả Đáy
và sông Tích là đới biến động của sông Đáy cổ. Các lòng sông cổ tại đây thể hiện khá
rõ, đó là các lòng sông có bán kính cong lớn. Sự bảo tồn các dấu tích lòng sông cổ
khá tốt này có thể do chúng không chịu ảnh hưởng của sông kể từ sau thời điểm đắp
đê sông Đáy. Đới biến động lòng sông Đáy cổ cũng được bắt đầu từ phía giáp sông
Hồng tại Sơn Tây, kéo dài theo phương tây bắc - đông nam qua phía đông Thạch Thất
đến khu vực Phùng Xá. Phía nam đường Láng - Hòa Lạc, đới hoạt động lòng sông
không còn được thể hiện rõ nữa. Đới biến động có chiều rộng khoảng 3 km, tương
xứng với đới biến động của sông Đáy hiện đại. Đáng chú ý là ở phía tây đới biến động
này là thềm bậc I của sông với tầng trầm tích sét loang lổ khá điển hình, nhiều nơi
trầm tích bị kết vón hoặc thậm chí tạo đá ong.
- Đới biến động sông Nhuệ: So với sông Đáy, việc xác định, khoanh vẽ đới
biến động của sông Nhuệ khó khăn hơn, nhiều đoạn khoanh vẽ hiện chỉ là giải định.
Đới biến động của sông Nhuệ có chiều rộng đạt từ 2-3km, được chia thành 3 khu vực
khác nhau như sau:
+ Khu vực thứ nhất tại khu vực phía tây Cổ Nhuế. Tại đây bờ bắc của đới biến
động được giới hạn bởi lòng sông Hồng, bờ nam là các lòng sông cổ phân bố từ khu
vực Hạ Mỗ, kéo dài theo hướng đông nam qua Tân Lập, Tây Tựu. Chiều rộng của đới
đạt trên 3km.
+ Khu vực thứ hai là đoạn Liên Mạc - Cổ Nhuế, là đới biến động mới nhất của
sông Nhuệ, còn để lại dấu vết rõ ràng là hàng loạt dòng sông cổ và gờ cao ven lòng tại
Cổ Nhuế. Đới biến động cũng có dạng hình phễu với cửa vào tại Liên Mạc đạt khoảng
3km, phần phía đông nam thu hẹp chỉ còn khoảng 2km.
+ Khu vực thứ ba bắt đầu từ cổ Nhuế tới Mễ Trì. Trong đoạn này, ranh giới
của đới biến động được xác định chủ yếu theo hình thái địa hình của các lòng sông cổ
và sự tồn tại các khối sót cấu tạo bởi trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc, Hải Hưng. Ngoài
một nhánh của đới biến động kéo dài về phía nam theo sông Nhuệ hiện đại, nhánh thứ
hai được giải định kéo dài về phía sông Tô Lịch, được giới hạn phía bắc bởi các lòng
sông cổ dọc theo hồ Thành Công, Đống Đa và tuyến đê La Thành. Hai nhánh cổ trên
uốn lượn quanh khối sót Yên Hòa - Trung Hòa.
Phần phía nam các đới biến động, trong khoảng từ tuyến đường Láng - Hòa
Lạc về phía nam phân bố khá dày các lòng sông cổ trên bề mặt định hình thấp, là khu
vực có sự chia cắt địa hình tương đối phức tạp, không có quy luật. Theo các dấu hiệu
hiện có, có thể giả thiết rằng các khu vực này thuộc vùng cửa sông trong Holocen
giữa - muộn. Tuy nhiên đây là một vấn đề cần có nhiều sự đầu tư, nghiên cứu tiếp tục.
3. MỘT SỐ Ý KIẾN CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH MỞ RỘNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI VỀ
PHÁI TÂY
Từ những phân tích trên, có thể nhận ra rằng trên phông chung của một đồng
bằng châu thổ tưởng chừng đơn điệu, địa hình khu vực thủ đô Hà Nội cũng phân hóa
khá phức tạp, phản ánh rõ và nhạy bén mối tương tác giữa các tác nhân tạo địa hình
chính mà chúng tôi vừa điểm qua trên đây. Sự phân hóa và tính độc đáo của địa hình
khu vực phía tây Hà Nội cho phép đưa ra những kiến nghị khẳng định sự đúng đắn về
quyết định mở rộng đô thị Hà Nội về phía tây. Việc phân chia 5 vùng có đặc trưng địa
hình khác nhau đã đề cập tới ở trên đã là những định hướng cho công tác quy hoạch
phát triển các khu vực chức năng của thành phố. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn
mạnh rằng do nằm trên đồng bằng châu thổ, nên quỹ đất của Hà Nội phía nam sông
Hồng thuộc loại thượng đẳng điền, trong khi vùng đất cao của các bậc thềm phù sa và
các pediment cổ phía bắc và phía tây Hà Nội đã bị bạc mầu do bị xói mòn rửa trôi lâu
dài, nhưng bù lại chúng có nền móng vững chắc và đã thoát khỏi ảnh hưởng của nước
lũ sông Hồng. Vì vậy, cần phải sử dụng thông minh và tiết kiệm những diện tích đất
châu thổ và ưu tiên sử dụng những không gian bán sơn địa dưới chân núi Ba Vì cũng
như ở các khu vực Sóc Sơn, Đông Anh cho việc quy hoạch phát triển mở rộng thủ đô.
Một trong những tác động quan trọng cho việc quy hoạch này là tuyến đường
cao tốc Láng - Hòa Lạc đã được khánh thành, thuận lợi cho tiếp cận với khu vực Hòa
Lạc, Ba Vì. Các dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và Khu Công
nghệ cao Hòa Lạc nếu được đầu tư và quản lý tốt chắc chắn sẽ là những điểm sáng về
quy hoạch đô thị, thu hút được các cơ sở giáo dục đào tạo, các khu công nghiệp, khu
dân cư lên vùng đất thuận lợi cho phát triển đô thị.
Hình 2. Bản đồ địa mạo ứng dụng cho quy hoạch mở rộng đô thị Hà Nội về phía tây
Kết quả mới nhất mà tập thể tác giả muốn giới thiệu trong công trình này
chính là ý nghĩa của việc nghiên cứu xác định đới biến động lòng sông Đáy, sông
Nhuệ với quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội. Kết quả nổi bật của của nghiên cứu này
chính là Bản đồ địa mạo ứng dụng cho quy hoạch mở rộng đô thị về phía tây (hình 2).
Một trong những cơ sở quan trọng cho việc xây dựng bản đồ địa mạo ứng dụng chính
là các đới biến động lòng sông. Các đới biến động lòng sông chính là địa hình bãi bồi
hiện đại, ít nhất là còn chịu ngập lụt đến khi đắp đê (không vẽ các bãi bồi dạng lớp
phủ được hình thành do dòng lũ phủ tràn lên các thành tạo cổ khác). Các khu vực
không bị lòng sông sau Holocen muộn cắt qua là bề mặt tích tụ sông, sông biển tuổi
Holocen giữa hoặc Pleistocen. Chúng có thể là các thềm sông hoặc bãi bồi cao chỉ bị
ngập và phủ một lớp mỏng trầm tích do lũ tràn bờ. So với các bản đồ địa mạo, địa
chất hiện có [6], bản đồ địa mạo ứng dụng này chỉ ưu tiên vẽ các bãi bồi khi chúng
thực sự là các lòng sông trong quá khứ hoặc hiện đại. Trên bản đồ này cho thấy ngoài
khu vực Xuân Đỉnh, trên địa bàn phía tây Hà Nội còn nhiều bề mặt nổi cao dạng bậc
thềm khác, không bị biển tiến Holocen và các dòng sông cổ Holocen muộn cắt qua.
Các kết quả này có ý nghĩa quan trọng cho quy hoạch phát triển đô thị.
Trên cơ sở nghiên cứu lòng sông cổ và đới biến động lòng sông Đáy, sông
Nhuệ khu vực phía tây Hà Nội, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
Các chi lưu sông Hồng có nét chung là suy tàn khá nhanh. Hầu hết cửa vào
của sông Đáy và sông Nhuệ trong quá khứ là rất xa so với ngày nay, ở thời kỳ đầu
luôn tạo với dòng chảy của sông Hồng một góc nhọn. Sự dịch chuyển của cửa sông về
phía đông làm giảm khả năng chuyển nước cho các chi lưu này, theo thời gian, các chi
lưu có thể bị tách khỏi dòng sông chính và biến thành các sông chết.
Phân tích sơ đồ biến động lòng sông có thể nhận thấy sự biến đổi dần của các
con sông theo hướng dịch chuyển về phía đông (hướng về sông Hồng hiện đại),