Đề tài Nghiên cứu, dùng tin học tính toán móng nông dạng dầm đơn hoặc băng giao nhau trên nền đàn hồi (Theo mô hình nền Winkler)

Chắc chắn móng công trình đã được xây dựng từ thời xa xưa. Đến tận giữa thế kỷ 19 , hầu hết các móng đều làm bằng gạch đá xây. Nếu như móng được xây bằng những tấm đá cắt và gọt mài theo kích thước nhất định thì gọi là những móng đá xây có kích thước , ngược lại những móng đá cục thì được xây từ những cục đá tảng có kích thước khác nhau bằng hồ vữa kết dính. Các loại móng xây đã được sử dụng thích hợp với hầu hết các công trình trước khi phát triển những ngôi nhà cao tầng có những cột chịu tải trọng lớn. Những tải trọng lớn đòi hỏi móng có kích thước lớn và nặng.

doc120 trang | Chia sẻ: luyenbuida | Lượt xem: 3507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, dùng tin học tính toán móng nông dạng dầm đơn hoặc băng giao nhau trên nền đàn hồi (Theo mô hình nền Winkler), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ----§----§----§---- NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : DƯƠNG ĐỨC VIỆT Mã sinh viên : 3294.47 Lớp : 47TH2 Ngành : Tin học xây dựng dân dụng và công nghiệp. 1. Tên đề tài: Nghiên cứu, dùng tin học tính toán móng nông dạng dầm đơn hoặc băng giao nhau trên nền đàn hồi ( Theo mô hình nền Winkler ). 2. Nội dung đề tài: - Nghiên cứu về lý thuyết tính toán móng dầm đơn và băng giao nhau theo mô hình nền biến dạng cục bộ và việc giải bài toán theo phương pháp phần tử hữu hạn. - Xây dựng chương trình tính toán móng nông dạng dầm hoặc băng giao nhau (Theo mô hình nền Winkler) 3. Giáo viên hướng dẫn: - Giáo viên hướng dẫn phần chuyên môn xây dựng : TS. NGUYỄN ĐÌNH TIẾN (Bộ môn Cơ học đất – Nền móng) - Giáo viên hướng dẫn phần tin học: GVC. LÊ TRỌNG HOÀ (Bộ môn Tin học và CNPM – Khoa Công nghệ thông tin) 4. Thời gian: Hà nội , ngày … tháng… năm 2007 - Ngày giao nhiệm vụ đồ án : 04/10/2006. Thực hiện : - Ngày hoàn thành nhiệm vụ đồ án: 09/01/2007. S.V Dương Đức Việt XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn chuyên môn Giáo viên hướng dẫn tin học TS. NGUYỄN ĐÌNH TIẾN GVC. LÊ TRỌNG HOÀ Đồ án tốt nghiệp đã được bộ môn Đồ án tốt nghiệp đã được bộ môn Cơ đất - Nền móng thông qua : Tin học xây dựng thông qua : Ngày….Tháng….Năm 2007 Ngày….Tháng….Năm 2007 Trưởng bộ môn Trưởng bộ môn Lêi nãi ®Çu ********************************** HiÖn nay cïng víi sù ph¸t triÓn v­ît bËc cña c«ng nghÖ th«ng tin vµ nh÷ng øng dông cña nã trong mäi lÜnh vùc cuéc sèng con ng­êi, th× c¸c ngµnh kü thuËt ®ßi hái cÇn cã sù tù ®éng ho¸ ngµy cµng cao ®Ó thay thÕ dÇn nh÷ng c«ng viÖc nÆng nhäc. Ngµnh x©y dùng còng lµ mét ngµnh kü thuËt ®ßi hái yªu cÇu cao trong tù ®éng ho¸ thiÕt kÕ, thi c«ng qu¶n lý dù ¸n,…Trªn thÕ giíi viÖc øng dông tin häc vµo kü thuËt x©y dùng ®· cã tõ rÊt sím vµ ®¹t ®­îc nhiÒu thµnh tùu to lín, tuy nhiªn ë n­íc ta ®iÒu nµy míi ®­îc chó träng trong 1 vµi n¨m gÇn ®©y. §å ¸n ®­îc viÕt dùa trªn c¬ së cña tæng kÕt kiÕn thøc ®· häc vµ t×m hiÓu c¸c phÇn mÒm tÝnh to¸n mo’ng băng cña c«ng ty CIC, Hµi Hoµ. MÆc dï ch­a mang tÝnh chuyªn nghiÖp cao, nh­ng ch­¬ng tr×nh ®· gi¶i quyÕt ®­îc nhiÒu vÊn ®Ò vµ ®ång thêi më ra mét h­íng ®i ®Ó c¸c sinh viªn kho¸ sau cã thÓ ph¸t triÓn t¹o thµnh mét ch­¬ng tr×nh hoµn thiÖn. Ch­¬ng tr×nh ®­îc viÕt b»ng ng«n ng÷ Visual Basic 6.0 ch¹y trªn nÒn Windows víi sù hç trî cña Sap 2000. Giao diÖn ®Ñp dÔ sö dông ®èi víi ng­êi dïng. Qua ®©y em còng xin göi l¬× c¶m ¬n ch©n thµnh ®Õn c¸c thÇy c« gi¸o Tr­êng §¹i Häc X©y Dùng, Bé m«n Tin Häc X©y Dùng, Bé m«n C¬ ®Êt – NÒn mãng, c¸c anh chÞ kho¸ trªn vµ b¹n bÌ ®· gióp ®ì t¹o mäi ®iÒu kiÖn tèt nhÊt cho em trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ lµm ®å ¸n tèt nghiÖp. §Æc biÖt lµ thÇy gi¸o T.S NguyÔn §×nh TiÕn ®· tËn t×nh gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi vµ båi d­ìng nh÷ng kiÕn thøc chuyªn m«n gióp em hoµn thµnh ®å ¸n nµy, thÇy gi¸o Lª Träng Hoµ ®· tËn t×nh chØ b¶o c¸c kiÕn thøc vÒ tin häc vµ ®ãng gãp nh÷ng ý kiÕn bæ Ých. MÆc dï ®· hÕt søc cè g¾ng nh­ng ch­¬ng tr×nh vÉn kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕt xãt vµ h¹n chÕ. Em rÊt mong ®­îc sù gãp ý phª b×nh cña thÇy c« gi¸o vµ c¸c b¹n. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n. Hµ Néi, 07/01/2007 T¸c gi¶ : D­¬ng §øc ViÖt PHẦN I CHUYÊN MÔN XÂY DỰNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÓNG NÔNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC NỀN MÓNG 1. Lịch sử phát triển Chắc chắn móng công trình đã được xây dựng từ thời xa xưa. Đến tận giữa thế kỷ 19 , hầu hết các móng đều làm bằng gạch đá xây. Nếu như móng được xây bằng những tấm đá cắt và gọt mài theo kích thước nhất định thì gọi là những móng đá xây có kích thước , ngược lại những móng đá cục thì được xây từ những cục đá tảng có kích thước khác nhau bằng hồ vữa kết dính. Các loại móng xây đã được sử dụng thích hợp với hầu hết các công trình trước khi phát triển những ngôi nhà cao tầng có những cột chịu tải trọng lớn. Những tải trọng lớn đòi hỏi móng có kích thước lớn và nặng. Thời kì đầu, để mở rộng diện tích đáy móng mà không làm tăng trọng lượng móng, người ta xếp những thân cây gỗ nằm ngang rồi thi công móng xây truyền thống lên trên. Vào năm 1891 người ta dùng thanh ray đường sắt đặt vào lớp bê tông thay cho lớp đỡ bằng gỗ. Loại móng này là một bước tiến quan trọng vì nó làm giảm được nhiều trọng lượng móng và làm tăng khoảng không trong tầng hầm. Trong thập kỉ tiếp theo, những thanh ray đường sắt được thay thế bằng những dầm thép chữ I chiếm ít không gian hơn 1 chút, nhưng kinh tế hơn nhiều. Những loại móng đan điển hình sử dụng thân cây , ra đường sắt và dầm thép chữ I cho trên hình : Hình 1-1. Lịch sử phát triển của các móng đan bằng gỗ Hình 1-2. Lịch sử phát triển của các móng đan bằng thanh ray đường sắt Hình 1-3. Lịch sử phát triển của các móng đan bằng dầm thép chữ I Dầm thép chữ I tỏ ra thích hợp để làm những loại móng kết hợp dầm. Những loại móng này đã được sử dụng từ năm 1887 gần như đồng thời trong hai toà nhà ở Chicago. Đến thời đại bê tông cốt thép ngay sau năm 1900 thì các loại móng kể trên hầu hết được thay thế bởi loại móng bê tông cốt thép mà cho đế nay chúng vẫn là loại móng quan trọng nhất. 2. Vai trò và nhiệm vụ của nền móng : Như chúng ta đều biết , hầu hết các công trình xây dựng của loài người , từ những căn nhà thô sơ cổ đại đến những công trình vĩ đại nhất hiện nay đều phải dựa trên nền đất. Vì nền đất có cường độ nhỏ hơn nhiều so với vật liệu xây dựng công trình cho nên phần tiếp giáp giữa công trình và nền đất thường được mở rộng thêm . Móng là bộ phận kết cấu dưới chân cột khung hay tường, tiếp nhận tải trọng từ trên xuống và truyền tải xuống nền. Kinh nghiệm thực tế cho thấy hầu hết các công trình bị hư hỏng đều do việc giải quyết chưa tốt vấn đề Nền và Móng. Chính vì lẽ đó người cán bộ kỹ thuật cần phải nghiên cứu Nền và Móng công trình một cách toàn diện. Phải biết tìm các biện pháp xử lý nền móng một cách thích hợp. Thiết kế các công trình nói chung và nền móng nói riêng người cán bộ kỹ thuật cần phải đảm bảo các nguyên tắc : Thoả mãn các điều kiện kỹ thuật: bền, an toàn và sử dụng bình thường. Thi công khả thi, có khả năng cơ giới hoá cao , thời hạn ngắn,… Kinh tế: Chi phí thấp khi so sánh nhiều phương án, chọn ra phương án tối ưu. Với yêu cầu thứ nhất thì nếu công trình có độ lún hoặc chuyển vị ngang lớn hoặc lún lệch quá nhiều công trình không thể làm việc bình thường được khi nó chưa bị phá hoại Với yêu cầu thứ hai việc chọn biện pháp thiết kế, tính toán, xây dựng và tổ chức thi công nền móng có ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian và tiến độ thi công của công trình Muốn thoả mãn yêu cầu thứ ba thì trước hết cần phải thoả mãn hai yêu cầu trên. Các tài liệu tổng kết trong và ngoài nước đều cho thấy giá thành xây dựng nền móng chiếm khoảng 20-30 % giá thành xây dựng toàn bộ công trình. Trong một số trường hợp đặc biệt tỷ số đó còn lên tới 50-60% 3. Phân loại móng nông và phạm vi áp dụng Hiện nay có nhiều cách và tiêu chuẩn để phân loại móng. Tuỳ theo phương pháp thi công móng người ta phân thành móng nông (đào toàn bộ móng trước khi xây móng ) và móng sâu ( không cần đào hố móng hoặc chỉ đào 1 phần rồi dùng một phương pháp nào đó để đưa móng xuống chiều sâu thiết kế ). Trong nội dung đề tài này em xin đề cập đến vấn đề về móng nông trên nền tự nhiên. Khi công trình đặt lên nền đất tự nhiên tại độ sâu h nhỏ, ảnh hưởng của đất trên đáy móng tới các mặt tiếp xúc là rất nhỏ, ta nói đó là móng nông trên nền tự nhiên. Trong Cơ học đất , móng có bề rộng b, độ sâu h, nếu h/b < 0,5 ( theo Berezansev ) thì khi dất dưới móng bị phá hoại , đất bị đẩy trồi ta đó là nông. Trong thực tế những móng có h< 3m có thể được coi là nông. Tóm lại , móng được coi là nông khi tải trọng truyền tới nền đất qua mặt đáy móng mà không kể phần mặt bên móng. Tuỳ theo các tình hình tác dụng của tải trọng người ta phân móng nông thành loại chịu tải trọng đúng tâm , loại chịu tải lệch tâm, loại móng các công trình cao (ống khói, tháp nước,…) loại móng thường xuyên chịu tác dụng của tải trọng ngang lớn ( móng tường chắn , móng các đập dâng nước,…) móng chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng. Tuỳ theo móng được làm vật liệu nào mà có thể chịu uốn với mức độ rất khác nhau. Móng bằng gạch đá xây hoặc bằng bêtông thì chịu uốn kém hơn nhiều so với móng bằng bê tông cốt thép. Do đó khi tính toán nền móng người ta còn xét đến khả năng chịu uốn của móng, xét tới độ cứng của nó. Về mặt này người ta phân móng thành móng cứng (ít hoặc không chịu uốn) và móng mềm (chịu uốn nhiều) . Một móng được cấu tạo bởi vật liệu biến dạng đủ nhỏ đến mức có thể bỏ qua (gọi là móng cứng) . Độ lún dưới một tải trọng chính tâm là đồng đều, còn ứng suất của đất tiếp xúc đuới móng là biến đổi. Một móng được cấu tạo bởi vật liệu biến dạng hoàn toàn (gọi là móng mềm). Đặc biệt là nếu tải trọng được phân bố đồng đều thì ứng suất của đất nền tiếp xúc với móng cũng phân bố đều, còn độ lún của móng lại biến đổi ở các vị trí khác nhau. Cấu tạo các loại móng nông thường gặp và đặc trưng ứng dụng của chúng a. Móng đơn : Móng đơn có kích thước không lớn , có đáy vuông chữ nhật hoặc tròn. Móng đơn làm bằng gạch đá xây, bằng bêtông hoặc bêtông cốt thép. Móng đơn thường dùng cho cột nhà, cột điện, cột đỡ cầu trục, cầu máng, mố trụ cầu nhỏ… Vì phải khống chế góc mở của móng nên gặp trường hợp cần mở rộng đáy móng ta phải đồng thời tăng cả chiều dày móng (nghĩa là tăng trọng lượng móng) và cả chiều sâu chôn móng. Đó là một nhược điểm của móng cứng khi chịu tải trọng lớn hoặc lệch tâm với tình hình địa chất phức tạp không cho phép tăng thêm chiều sâu chông móng (ví dụ nước ngầm cao, tầng đất tốt không dày,…) .Trong trường hợp như thế thì dùng móng bê tông cốt thép là hợp lý hơn cả vì giảm được chiều sâu chôn móng và móng bêtông cốt thép có nhiều ưu điểm khi chịu tải trọng lệch tâm lớn. Hình 1- 4 : Móng đơn dưới cột trụ Từ những đặc điểm nói trên , khi cần thiết cũng không thể mở rộng móng đơn được nhiều nhất là đối với móng cứng, do đó cường độ áp lực đáy móng ở móng đơn tương đối lớn . Vì vậy móng đơn chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt , tải trọng ngoài không lớn lắm. b. Móng băng Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng của nó. Móng băng còn được gọi là móng dầm. Móng băng có thể đặt dưới hàng cột hoặc dưới tường nhà. Móng băng được dùng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và công trình thuỷ lợi, ví dụ như móng dưới tường nhà, tường chắn, bệ đỡ ống dẫn nước,… Hình 1-5 : Móng băng dưới tường gạch Hình 1-6 : Móng băng dưới tường BTCT Trong công trình dân dụng và công nghiệp dãy cột thường trên những tuyến vuông góc với nhau và những móng băng đặt vuông góc với dãy cột đó được nối liền với nhau, gọi là móng băng giao nhau. Hình 1-7 : Móng băng dưới hàng cột Móng băng có thể chế tạo bằng gạch đá xây, bêtông đá hộc , bêtông hoặc bêtông cốt thép. Mặt cắt ngang móng băng có dạng giống như đối với móng đơn. Dưới hàng cột thì móng băng (hoặc móng băng giao nhau) thường chế tạo bằng bê tông cốt thép. Móng băng bằng bê tông hoặc đá hộc chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền tương đối tốt và tải không lớn. Tuy nhiên trong điều kiện này, cần phải xem dùng móng đơn có được không? Nếu đất nền không tốt thì nên dùng loại móng mềm bằng bêtông cốt thép. Hiện nay trong các công trình dân dụng người ta cũng dùng móng lắp ghép. Các loại móng băng bằng bêtông cốt thép tính toán như dầm đặt trên nền đàn hồi. c. Móng bè Móng bè còn được gọi là móng bản là móng kết hợp nó bao phủ toàn bộ diện tích phía dưới công trình và chịu toàn bộ tải trọng của các bức tường và cột. Trong những trường hợp tải trọng quá lớn hoặc áp suất cho phép của đất nền quá nhỏ mà các móng đơn có thể phải chiếm diện tích lớn hơn khoảng một nửa diện tích công trình thì dùng móng bè có thể kinh tế hơn. Thông thường móng bè được thiết kế là những bản phẳng bê tông cốt thép. Tải trọng tác dụng lên móng bè là tải trọng từ các cột hoặc từ các bức tường truyền xuống. Nếu điểm đặt tâm của tải trọng trùng với tâm của móng bè thì áp suất đáy móng được xem là phân bố đều và bằng tổng các tải trọng truyền xuống chia cho diện tích móng bè. Trọng lượng khối móng không tính vào tải trọng thiết kế của công trình bởi vì giả thiết rằng nó đã được đất nền gánh chịu. Móng bè cũng được thương sử dụng để làm giảm độ lún của các công trình đặt trên những nền đất có tính nén lún nhiều. Trong những điều kiện này chiều sâu đặt móng đôi khi quá lớn để trọng lượng của công trình cộng với trọng lượng khối móng hoàn toàn bù lại được trọng lượng khối đất bị lấy đi do đào hố móng. Lúc đó, độ lún của công trình thực tế là không đáng kể. Hình 1.8 : Móng bè phẳng Hình 1.9 : Móng bè có hệ sườn trên Hình 1.10 : Móng bè có hệ sườn dưới Để tăng cường độ chịu uốn của móng bản có khi người ta dùng móng bản kiểu vòm ngược . Đối với những công trình không lớn có thể dùng loại móng bản kiểu vòm ngược bằng gạch đá xây hoặc bêtông. Hiện nay việc sử dụng móng vòm ngược còn bị hạn chế bởi chưa có một phương pháp đáng tin cậy nào để tính toán phản lực nền và khó thi công móng liền sát chắc với nền. II. CÁC TRÌNH TỰ THIẾT KẾ NỀN MÓNG 1. Các tài liệu để thiết kế nền móng Các tài liệu về địa chất công trình và thuỷ văn : Nội dung tài liệu này gồm có : Bản đồ địa hình địa mạo nơi xây dựng công trình : Các tài liệu về cột khoan địa chất và các mặt cắt địa chất. Trong tài liệu này phải ghi rõ mô tả sơ bộ các lớp đất. Khoảng cách giữa các lỗ khoan, mực nước ngầm xuất hiện,… Các chỉ tiêu cơ học và vật lý của các lớp đất.: Thành phần hạt, dung trọng,…, tỷ trọng, độ ẩm, giới hạn chảy,… Các số liệu về công trình : Nội dung các số liệu này gồm có : Hình dáng kích thước đáy công trình : Đặc điểm của công trình ( tầng hầm, công sự, …) Các loại tải trọng có thể có : + Trọng lượng bản thân công trình + Trọng lượng các thiết bị nếu có + Áp lực tĩnh của đất và nước + Áp lực do gió + Áp lực do sóng + Áp lực do xung kích của dòng nước + Áp lực thấm + Tải trọng do xe cộ, cần trục người + Tải trọng chấn động do máy +Tải trọng do đất 2. Các bước tính toán thiết kết Chọn chiều sâu chôn móng : Việc đề xuất, so sánh phương án móng có liên quan chặt chẽ đến việc chọn chiều sâu chôn móng vì đây là khâu cơ bản trong công tác thiết kế nền móng : Chiều sâu chôn móng phụ thuộc vào các yếu tố : Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn nơi xây dựng Trị số và đặc tính của tải trọng Các đặc điểm cấu tạo của công trình Các điều kiện và khả năng thi công móng Tình hình và đặc điểm của các công trình lân cận Đề xuất , so sánh và chọn phương án móng : Cũng như đối với bất kỳ công trình nào khác, khi thiết kế nền móng, nhiệm vụ của người thiết kế là phải chọn được phương án tốt nhất cả về kinh tế và kỹ thuật. Thông thường, với nhiệm vụ thiết kế đã cho, người ta có thể đề ra nhiều phương án nền móng khác nhau. Tuy nhiên không phải bất cứ một công trình nào cũng đề ra một số lượng đầy đủ các phương án . Do kinh nghiệm thiết kế, người ra có thể gạt bỏ ngay những phương án bất hợp lý, chỉ để lại những phương án cụ thể. Khi tính toán sơ bộ để so sánh các phương án thường ta dựa vào chỉ tiêu kinh tế để quyết định. Để làm chỉ tiêu kinh tế thường người ta dùng tổng giá thành xây dựng nền móng. Trong tổng giá thành này phải bao gồm chi phí vật liệu, chi phí lao động, chi phí thời gian và phương tiện thi công. Khi quyết định chính thức phương án nền móng thì không thể chỉ dựa vào các chỉ tiêu kinh tế mà còng phải dựa vào điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và yêu cầu về thời gian thi công. Việc so sánh và lựa chọn phương án nền móng là một công việc khó khăn và là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thiết kế nền móng. Muốn giải quyết tốt công việc này, trước hết người thiết thế phải nắm vững chắc các khái niệm cơ bản về các lý thuyết tính toán. Tuy nhiên, chỉ nắm vững lý thuyết thì chưa đủ , người thiết kế còn phải dựa vào kinh nghiệm thực tế tích luỹ được trong quá trình công tác để phục tốt cho việc chọn lựa phương án tối ưu về nền móng công trình. Trình tự thiết kế nền móng : Bước 1 : Thu thập xử lý tài liệu : Tài liệu về công trình : Mặt bằng, mặt cắt, các yêu cầu công năng, sơ đồ kết cấu, bảng tổ hợp tải trọng ( Noi, Moi, Qoi) tác dụng lên móng. ( Các loại tải trọng, tổ hợp tải trọng giống như phần kết cấu bên trên) Tài liệu về nền đất bao gồm : + Mạng lưới và phương pháp khảo sát . Mạng lưới khảo sát cố gắng ≥ 3 điểm : đơn giản : 100-150m / điểm, trung bình 50-30m/ điểm, phức tạp < 30m/ điểm Hình 1.11: Mạng lưới khảo sát + Độ sâu khảo sát : Móng băng h > 3B Móng bè h > 1,5B Móng sâu h ≥ 3m từ độ sâu đặt móng dự kiến + Phương pháp khảo sát : Gián tiếp : Đào hố khoan, lấy mẫu nguyên dạng, phá hoại , thí nghiệm trong phòng Trực tiếp : Thí nghiệm bàn nén → E: Mô đun biến dạng Thí nghiệm nén ngang → E: Môđung biến dạng theo phương ngang. Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT → q → địa tầng Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT → N → địa tầng, E, + Lát cắt địa chất : Để thấy được sự thay đổi của địa tầng : Hình 1.12 Lát cắt địa chất + Các kết quả thí nghiệm về các chỉ tiêu vật lý cơ học của từng lớp đất. + Địa chất thuỷ văn : cao độ nước ngầm ( hiện tại và mức nước cao nhất có thể ) , tính chất nước ngầm. + Tài liệu về công trình lân cận , môi trường xây dựng Từ đó : Đánh giá điều kiện xây dựng ( làm cơ sở cho bước 2), xác định các tiêu chuẩn xây dựng [S] , hệ số an toàn,… Bước 2 : Đề xuất phương án nền móng khả thi : “ phương án khả thi” theo nghĩa rộng : Về vật liệu Loại móng theo dạng kết cấu cơ bản, độ cứng, hình dạng móng Phương pháp thi công Độ sâu đặt móng Giải pháp gia cố Trong thực tế người thiết kế thường rất quan tâm đến các phương án về độ sâu móng ( móng nông và móng sâu) ký hiệu là H ( h) . H phụ thuộc vào : Tải trọng công trình : độ lớn, độ lệch tâm, tải ngang, động tĩnh. Nói chung công trình lớn và chịu lực phức tạp thì móng có xu hướng càng sâu. Tải trọng động cũng thường dùng móng sâu Độ quan trọng của công trình ( cấp công trình ) Công trình lân cận Đặc biệt là phải chú ý đến điều kiện địa chất khu vực xây dựng Bước 3 : Thiết kế sơ bộ các phương án khả thi Sau khi đề xuất các phương án nền móng người ta thiết kế sơ bộ các phương án đó theo các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nói chung và nền móng nói riêng Thỏa mãn các điều kiện kỹ thuật Móng : + Điều kiện cường độ + Biến dạng , nứt Nền : + Điều kiện về trượt , lật + Điều kiện về lún, lệch, nghiêng, xoay,… Thi công : có khả năng, nhanh , đơn giản Kinh tế Bước 4 : So sánh ( các chỉ tiêu kinh tế, độ tin cậy ) So sánh các chỉ tiêu kinh tế, độ tin cậy cảu các phương án sơ bộ Chọn phương án tối ưu để thiết kế kỹ thuật Bước 5 : Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ, thi công phương án nền móng được chọn ( giới thiệu ở các phần móng nông và móng cọc,…) Bước 6 : Bản vẽ Hình 1.13: Sơ đồ trình tự thiết kế nền móng nói chung CHƯƠNG II LÝ THYẾT TÍNH TOÁN KẾT CẤU TRÊN NỀN ĐÀN HỒI I. SƠ LƯỢC VỀ MÔ HÌNH NỀN Các công trình có thể đặt trên những lớp đất rất cứng, đất nửa đá hoặc đá. Nhưng phần lớn các công trình thường được xây dựng trên những lớp đất mềm. Khi đặt công trình trên đất mềm, dưới tác dụng của của tải trọng công trình, nền đất có biến dạng lớn thương được người ta quen gọi là nên đàn hồi ( tuy thực ra biến dạng của đất không hoàn toàn là biến dạng đàn hồi ). Tính toán trang thái ứng suất biến dạng của công trình xây dựng trong điều kiện cùng làm việc với nền mềm ( nghĩa là cùng với biến dạng nền ) vẫn được quen gọi là “ tính toán kết cấu trên nền đàn hồi”. Thuật ngữ “kết cấu” ở đây được hiểu một cách rộng rãi là : có thể đó là móng của công trình, có thể đó là bản đáy của công trình đóng vai tròn móng hoặc cũng có thể là toàn bộ công trình. Thông thường căn cứ vào các kích thước của nó người ta phân loại móng mềm như sau : Móng có tỷ lệ cạnh được gọi là móng dầm. Có các loại móng dầm sau: Móng dạng dầm đơn : dầm dài, dầm ngắn Móng dầm giao nhau : gồm băng dọc và băng ngang Móng có tỷ lệ cạnh < 7 coi như là móng bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG 4444.doc
  • docCHƯƠNG I.doc
  • rarMa Nguon.rar
  • rarSapRun.rar
Tài liệu liên quan