Đề tài Nghiên cứu giao thức định tuyến eigrp và ứng dụng cho mạng ngân hàng

Sự phát triển của Internet cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng về quy mô và công nghệ nhiều loại mạng LAN, WAN Và đặc biệt là lưu lượng thông tin trên mạng tăng đáng kể. Chính điều đó đã làm cho vấn đề chia sẻ thông tin trên mạng hay là vấn đề định tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong việc thiết kế mạng và lựa chọn giao thức định tuyến sao cho phù hợp với chi phí, tài nguyên của tổ chức là đặc biệt quan trọng.

doc79 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2866 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu giao thức định tuyến eigrp và ứng dụng cho mạng ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài chuyên ngành em đã gặp không ít khó khăn về lượng kiến thức liên quan rất sâu rộng, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đoàn Đình Tuyên – Bộ môn mạng máy tính - Khoa Công Nghệ Thông Tin, em đã hoàn thành đề tài chuyên ngành đúng thời gian quy định. Em xin gửi lởi cảm ơn chân thành tới thầy giáo Đoàn Đình Tuyên đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Quá trình xây dựng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cùng các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã trang bị cho em những kiến thức rất hữu ích trong suốt 4 năm ngồi trên ghế trường Đại Học Chu Văn An, các thầy cô đã tạo điều kiện tốt nhất về mặt thời gian cũng như kiến thức giúp đỡ hoàn thành đề tài với thời gian đúng quy định. Em xin chân thành cảm ơn ! Hưng Yên ngày 08 tháng 04 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Hữu Thiện DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Thuật toán tìm đường Distance vecto 17 Hình 1.2 Thuật toán tìm đường Link state 18 Hình 1.3 Các thông số của một interface 22 Hình 2.1 Thuật toán DUAL 28 Hình 2.2 Thuật toán DUAL 28 Hình 2.3 Tính toán bảng định tuyến 29 Hình 2.4 Cơ chế gửi và nhận các gói tin EIGRP giữa 2 router láng giềng 35 Hình 2.5 Duy trì bảng topology 38 Hình 2.6 Cập nhật bảng với một router mới 39 Hình 2.7 Tìm các đường đi dự phòng 42 Hình 2.8 Tính năng tổng hợp tuyến đường trong EIGRP 44 Hình 2.9 Chế độ tổng hợp tuyến đường trong EIGRP 45 Hình 2.10Cấu hình thủ công chế độ tổng hợp tuyến đường trong EIGRP……46 Hình 2.11 Cân bằng tải trên những tuyến đường không cùng giá trị 47 Hình 2.12 Các liên kết trong WAN 48 Hình 2.13 Cấu hình EIGRP trong cấu trúc Frame Relay Hub-and-Spoke……49 Hình 2.14 Cấu hình EIGRP trong cấu trúc Hybrid Multipoint 50 Hình 2.15 Cấu hình EIGRP cơ bản 55 Hình 2.16 Bảng thông tin về các router láng giềng 57 Hình 2.17 Câu lệnh show ip route eigrp 59 Hình 2.18 Bảng giá trị AD mặc định của một số giao thức định tuyến...…….60 Hình 2.19 Câu lệnh Show ip protocols 61 Hình 2.20 Câu lệnh Show ip eigrp interfaces 62 Hình 2.21 Câu lệnh Show ip eigrp topology 63 Hình 2.22 Câu lệnh Show ip eigrp traffic 64 Hình 2.23 Câu lệnh debug eigrp fsm 64 Hình 3.1 Mô hình kết nối WAN 68 Hình 3.2 Khu vực miền bắc – trung tâm Hà Nội 69 Hình 3.3 Chia AS (Autonomouns – System) 70 Hình 3.4 Địa chỉ IP lớp core và Distribute – Access Bắc 71 Hình 3.5 Địa chỉ IP cho Distribute – Access Trung 72 Hình 3.6 Địa chỉ IP cho Distribute – Access Nam 73 Hình 3.7 Địa chỉ IP cho Miền Bắc – Miền Trung 74 Hình 3.8 Địa chỉ IP cho Miền Nam – Dự Phòng 75 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ Từ viết tắt Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt IP Internet Protocol Giao thức Internet TCP/IP Transmission Control Protocol/ Internet Protocol Giao thức kiểm soát truyền thông và Internet OSPF Open shortest Path First protocol Giao thức tìm đường ngắn nhât đầu tiên IPX Internetwork Packet Exchange Mạng tương tác trao đổi gói tin. OSI Open Systems Interconnection model Mô hình OSI liên kết các hệ thông mở SAP Service Advertising Protocol Giao thức quảng cáo dịch vụ. RIP Routing Information Protocol Giao thức thông tin định tuyến. AS Autonomouns – System Vùng tự trị EIGRP Enhanced Interior Gateway Routing Protocol Giao thức định tuyến nội miền mở rộng. IGRP Interior Gateway Routing Protocol Giao thức định tuyến nội miền. DUAL Diffuing Update Algorithm Thuật toán cập nhật nhiều mức. VLSM Variable-Length Subnet.Mask Mặt nạ mạng có độ dài thay đổi. CIDR Classless Interdomain Routing định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ. NBMA Nonbroadcast Multi-access LSA Link-State Advertisements Thuật toán trạng thái liên kết LSP Link-State Packets Trạng thái đường liên kết gói tin RTP Reliable Transport Protocol Giao thức vận chuyển tin cậy RTO Retransmission timeout Thời gian tính theo mili giây Apple Talk Một tiêu chuẩn mạng cục bộ do hãng Apple computer thành lập. PDM Protocol dependent module module độc lập giao thức. IGPs Interior Gateway Protocols EGPs Exterior Gateway Protocols EGP Exterior Gateway Protocol BGP Border Gateway Protocol CSPF Constrained Shortest Path First CPU Central Processing Units Đơn vị xử lý trung tâm CIR Commitited Information Rate Tốc độ thông tin cam kết PVC Permanent Virtual Circuit Mạch ảo thường trực FSM Finite State Machines RTMP Routing Table Maintenance Protocol FSM Finite State Machines LAN Local Network Area WAN Wide Network Area MD5 Message Digest 5 SIA Stuck in Active SRTT Smoothed Round-Triptime Thời gian trung bình theo mili giây Các thuật ngữ ThUẬT ngỮ ĐỊnh nghĩa Neighbor Một router đang chạy EIGRP và kết nối trực tiếp Neighbor table Một danh sách của các router, bao gồm địa chỉ IP, các interface đi ra ngoài, hold-time, SRTT và thời gian uptime. Bảng này cũng chứa các thông tin chỉ ra router láng giềng đã thêm vào bảng được bao lâu. Bảng này được xây dựng từ các thông tin nhận được từ các gói hello. Route table Bảng định tuyến. Bảng này chứa danh sách các mạng hiện có và đường đi tốt nhất về các mạng này. Một route EIGRP sẽ được đưa vào bảng định tuyến khi route loại feasible successor được chỉ ra. Topology table Một bảng chứa tất cả các đường đi được quảng bá bởi các router láng giềng. Đây là danh sách tất cả các route dự phòng, route tốt nhất, giá trị AD và các interface. Giải thuật DUAL sẽ tính toán trên bảng topology này để xác định successor và feasible successor để xây dựng một bảng định tuyến. Hello Một thông điệp được dùng để duy trì bảng các router láng giềng. Các gói hello này được gửi định kỳ và được gửi theo kiểu không tin cậy. Update Một gói EIGRP chứa các thông tin thay đổi về mạng. Các gói này được gửi theo cơ chế tin cậy. Nó được gửi chỉ khi có một thay đổi ảnh hưởng đến router: -   Khi một router láng giềng xuất hiện -  Khi một router láng giềng đi từ trạng thái active sang trạng thái passive -  Khi có một sự thay đổi trong tính toán metric cho một địa chỉ mạng đích. Query Được gửi từ router khi router mất một đường đi về một mạng nào đó. Nếu không có đường đi dự phòng (feasible successor), router sẽ gửi ra các gói tin truy vấn (query) để hỏi về đường đi dự phòng. Khi này router sẽ chuyển sang trạng thái active. Các gói tin truy vấn của EIGRP được gửi ra theo kiểu tin cậy. Reply Là một trả lời cho gói tin query. Nếu router không có thông tin nào trong gói reply, router sẽ gửi gói query đến tất cả các router láng giềng. Một unicast sẽ được gửi lại. ACK Bản chất là một gói tin Hello nhưng không có dữ liệu bên trong Hold time Giá trị được thiết lập trong gói hello. Thời gian hold time này sẽ xác định router sẽ đợi một khoảng thời gian bao lâu trước khi công bố là mạng bị down. Thông tin này được để trong bảng neighbor Smooth Round-Trip Time (SRTT) Khoảng thời gian router phải đợi sau khi gửi một gói tin để nhận được ACK. Thông tin này được giữ trong bảng neighbor và được dùng để tính khoảng thời gian RTO. Diffusing Update Algorithm (DUAL) Một giải thuật được thực hiện trên bảng topology để giúp mạng hội tụ. Giải thuật này dựa trên việc router phát hiện những thay đổi trong một khoảng thời gian xác định. Vì giải thuật là được tính toán đồng thời, nó sẽ đảm bảo mạng không bị loop. Advertise Distance (AD) Chi phí của đường đi đến mạng ở xa từ router láng giềng Feasible distance (FD) Đường đi tốt nhất đến một mạng Feasible condition (FC) Trạng thái này xuất hiện khi một láng giềng báo cáo một giá trị AD thấp hơn giá trị FD Feasible successor (FS) Khi router láng giềng báo về giá trị AD thấp hơn giá trị FD của router. FS là router kế tiếp trong trạng thái FC Successor Router kế tiếp truyền giá trị FC. Successor được chọn lựa từ các giá trị FS vì nó có giá trị thấp nhất đến mạng ở xa. Stuck in Active (SIA) Trạng thái đạt được khi router gửi ra các gói tin và chờ ACK. Router vẫn ở trạng thái active cho đến khi nào tất cả các ACK được nhận về. Nếu các ACK không trở về sau một khoảng thời gian nào đó, router sẽ duy trì trạng thái SIA cho route đó. Query scoping Thiết kế mạng để giới hạn phạm vi truy cập của các gói query. Phạm vi này sẽ chỉ ra gói tin query có thể đi đến đâu. Điều này là cần thiết để ngăn ngừa SIA. Active Trạng thái của route khi mà có một thay đổi về mạng nhưng sau khi kiểm tra bảng topo, không có FS nào được tìm thấy. Route sẽ được gán giá trị active và router sẽ truy vấn các router láng giềng cho những route dự phòng Passive Một đường đi đang trong trạng thái passive. Nếu đường đi bị mất, router sẽ kiểm tra bảng topology để tìm ra FS. Nếu có một FS, route này sẽ được đặt trong bảng định tuyến. Nếu không, router sẽ truy vấn các router láng giềng và đưa route vào trạng thái active. LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển của Internet cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng về quy mô và công nghệ nhiều loại mạng LAN, WAN… Và đặc biệt là lưu lượng thông tin trên mạng tăng đáng kể. Chính điều đó đã làm cho vấn đề chia sẻ thông tin trên mạng hay là vấn đề định tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong việc thiết kế mạng và lựa chọn giao thức định tuyến sao cho phù hợp với chi phí, tài nguyên của tổ chức là đặc biệt quan trọng. Internet phát triển càng mạnh, lượng người truy nhập càng tăng yêu cầu định tuyến càng phải tin cậy, tốc độ chuyển mạch nhanh và không gây ra lặp trên mạng. Hơn nữa khi nhiều tổ chức tham gia vào mạng thì nhiều giao thức được đưa vào sử dụng dẫn đến sự phức tạp về định tuyến cũng gia tăng, và số lượng các giao thức để phục vụ cho việc định tuyến cũng có rất nhiều. Việc hiểu biết và thiết kế các mạng thông tin cỡ lớn có sử dụng các thiết bị định tuyến đang trở thành một nhu cầu vô cùng cấp thiết trong thực tế. Nó đòi hỏi người thiết kế mạng phải có sự hiểu biết sâu về giao thức sẽ sử dụng cho việc thiết kế mạng cũng như các loại giao thức định tuyến khác. Cisco là một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng hàng đầu thế giới, ngoài ra Cisco còn đưa ra các chứng chỉ và mở các trung tâm đào tạo nhân lực về mạng máy tính cũng như phát triển các chuẩn giao thức định tuyến. Giao thức định tuyến EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) được CISCO phát triển độc quyền dựa trên giao thức định tuyến IGRP nhằm nâng cao tính hiệu quả cho quá trình định tuyến trong các router của họ. Đề tài “NGHIÊN CỨU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN EIGRP VÀ ỨNG DỤNG CHO MẠNG NGÂN HÀNG” nhằm tìm hiểu một cách chi tiết hơn về các đặc điểm, tính năng và phương thức hoạt động của giao thức định tuyến EIGRP và ứng dụng định tuyến cho mạng ngân hàng được mô phỏng trên phần mềm giả lập GNS3. Nội dung chính của đề tài chuyên ngành gồm : PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH TUYẾN. GIỚI THIỆU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN EIGRP. PHẦN II : NGHIÊN CỨU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN EIGRP PHẦN III: ỨNG DỤNG GIAO THỨC EIGRP VÀO MẠNG NGÂN HÀNG, MÔ PHỎNG TRÊN PHẦN MỀM GNS3. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH TUYẾN. GIỚI THIỆU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN EIGRP 1.Tổng quan về định tuyến Khái niệm định tuyến. Định tuyến (Routing) là 1 quá trình mà Router (bộ định tuyến) hay PC (hoặc các thiết bị khác) thực thi và sử dụng để chuyển một gói tin (Packet) từ một địa chỉ nguồn (soucre) đến một địa chỉ đích (destination) trong mạng. Trong quá trình này Router phải dựa vào những thông tin định tuyến để đưa ra những quyết định nhằm chuyển gói tin đến những địa chỉ đích đã định trước. 1.2 Phân loại định tuyến 1.2.1 Static Routing ( Định tuyến tĩnh) a) Static Routing Là 1 quá trình định tuyến mà để thực hiện phải cấu hình bằng tay (manually) từng địa chỉ đích cụ thể cho Router. Tức là người quản trị mạng phải nhập các thông tin về đường đi cho router. Khi cấu trúc mạng có xảy ra bất kỳ sự thay đổi nào thì chính người quản trị mạng phải xóa hoặc thêm các thông tin về đường đi cho router. Đường đi như vậy được gọi là đường cố định. Đối với hệ thống mạng lớn thì công việc bảo trì bảng định tuyến cho router như vậy tốn rất nhiều thời gian. Nhưng đối với hệ thống mạng nhỏ, ít có thay đổi thì công việc này đỡ mất công hơn. Chính vì định tuyến tĩnh đòi hỏi người quản trị phải cấu hình mọi thông tin về đường đi cho router nên nó không có tính linh hoạt như định tuyến động (Dynamic Routing). Trong những hệ thống mạng lớn, định tuyến tĩnh thường được sử dụng kết hợp với giao thức định tuyến động cho một số mục đích đặc biệt. Một dạng mặc định của định tuyến tĩnh là Default Routes, dạng này được sử dụng cho các mạng cụt (Stub Network). b) Hoạt Động của Static Routing Hoạt động của định tuyến tĩnh có thể chia ra làm 3 bước sau : - Đầu tiên, người quản trị mạng phải cấu hình các đường cố định cho router. - Router cài đặt các đường đi này vào bảng định tuyến. - Gói dữ liệu được định tuyến theo các đường cố định. 1.2.2 Dynamic Routing ( Định tuyến động) a) Dynamic Routing Đây là một dạng định tuyến mà khi được cấu hình ở dạng này, router sẽ sử dụng những giao thức định tuyến như RIP (Routing Information Protocol), OSPF (Open Shortest Path Frist), IGRP (Interior Gateway Routing Protocol)… để thực thi việc định tuyến một cách tự động (Automatically) mà bạn không phải cấu hình trực tiếp bằng tay, các đường đi tự động được cập nhật bởi router. Đường đi đến đích có tính linh hoạt chính vì thế mà ngày nay định tuyến động chiếm ưu thế trên mạng Internet . Các kiểu định tuyến động: * Giao thức định tuyến trong - Interior Gateway Protocols (IGPs). + Routing Information Protocol (RIP). + Open Shortest Path First (OSPF). + Intermediate System to Intermediate System (IS-IS). Hai giao thức sau đây thuộc sở hữa của Cisco, và được hỗ trợ bởi các router Cisco hay những router của những nhà cung cấp mà Cisco đã đăng ký công nghệ: Interior Gateway Routing Protocol (IGRP). Enhanced IGRP (EIGRP). * Giao thức định tuyến ngoài - Exterior Gateway Protocols (EGPs). + Exterior Gateway Protocol (EGP). + Border Gateway Protocol (BGP). + Constrained Shortest Path First (CSPF). b) Thuật toán tìm đường - Distance Vector routing ( Định tuyến theo vector khoảng cách ) Thuật toán vectơ khoảng cách (hay còn gọi là thuật toán Bellman-Ford) yêu cầu mỗi router gửi một phần hoặc toàn bộ bảng định tuyến cho các router láng giềng kết nối trực tiếp với nó. Dựa vào thông tin cung cấp bởi các router láng giềng thuật toán vectơ khoảng cách sẽ lựa chọn đường đi tốt nhất. Sử dụng các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thường tốn ít tài nguyên của hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các router lại chậm và thông số được lựa chọn đường đi có thể không phù hợp với những hệ thống mạng lớn. Chủ yếu các giao thức định tyến theo vectơ khoảng cách chỉ xác định đường đi bằng khoảng cách (số lượng hop) và hướng đi (vectơ) đến mạng đích.Theo thuật toán này, các router sẽ trao đổi bảng định tuyến với nhau theo định kỳ. Do vậy, loại định tuyến này chỉ đơn giản là mỗi router chỉ trao đổi bảng định tuyến với các router láng giềng của mình. Khi nhận được bảng định tuyến từ router láng giềng, router sẽ lấy con đường nào đến mạng đích có chi phí thấp nhất rồi cộng thêm khoảng cách của mình vào đó thành một thông tin hoàn chỉnh về con đường đến mạng đích với hướng đi, thông số đường đi từ chính nó đến đích rồi đưa vào bảng định tuyến đó gửi đi cập nhật tiếp cho các router kế cận khác. RIP và IGRP là 2 giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách. ( RIP ver1 & ver2, IGRP & EIGRP ) Chuyển bảng định tuyến cho router láng giềng theo định kỳ và tính lại vectơ khoảng cách. Hình 1.1 : Thuật toán tìm đường Distance vecto Link State routing ( trạng thái đường liên kết )   Thuật toán chọn đường theo trạng thái đường liên kết (hay còn gọi là thuật toán chọn đường ngắn nhất) thực hiện trao đổi thông tin định tuyến cho tất cả các router khi bắt đầu chạy để xây dựng một bản đồ đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng. Mỗi router sẽ gửi gói thông tin tới tất cả các router còn lại. Các gói này mang thông tin về các mạng kết nối vào router. Mỗi router thu thập các thông tin này từ tất cả các router khác để xây dựng một bản đồ cấu trúc đầy đủ của hệ thống mạng. Từ đó router tự tính toán và chọn đường đi tốt nhất đến mạng đích để đưa lên bảng định tuyến. Sau khi toàn bộ các router đã được hội tụ thì giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết chỉ sử dụng gói thông tin nhỏ để cập nhật về sự thay đổi cấu trúc mạng chứ không gửi đi toàn bộ bảng định tuyến. Các gói thông tin cập nhật này được truyền đi cho tất cả router khi có sự thay đổi xảy ra, do đó tốc độ hội tụ nhanh hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách, nên giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết ít bị lặp vòng hơn. Mặc dù các giao thức loại này ít bị lỗi về định tuyến hơn nhưng lại tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn. Do đó chi phí sẽ nhiều nhưng bù lại chúng có khả năng mở rộng hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách . Khi trạng thái của một đường liên kết nào đó thay đổi thì gói tin quảng bá trạng thái đường liên kết LSA được truyền đi trên khắp hệ thống mạng. Tất cả các router đều nhận được gói thông tin này và dựa vào đó để điều chỉnh lại việc định tuyến của mình. Hình 1.2: Thuật toán tìm đường Link state Phương pháp cập nhật như vậy tin cậy hơn, dễ kiểm tra và tốn ít băng thông đường truyền so với kiểu cập nhật của vectơ khoảng cách. OSPF và IS –IS là 2 giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết.  2. Giới thiệu giao thức định tuyến EIGRP 2.1. Giới thiệu EIRGP là giao thức riêng của Cisco, đưa ra vào năm 1994, và được phát triển từ giao thức IGRP. Không giống với IGRP là một giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ, EIGRP có hỗ trợ định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR- Classless Interdomain Routing) và cho phép người thiết kế mạng tối ưu không gian địa chỉ bằng VLSM. So với IGRP, EIGRP có thời gian hội tụ nhanh hơn, có khả năng mở rộng tốt hơn và khả năng chống loop cao hơn. Và đặc biệt hơn, EIGRP còn thay thế được cho giao thức Novell Routing Information Protocol (Novell RIP) và Apple talk Routing Table Maintenance Protocol (RTMP) để phục vụ tốt cho cả 2 mạng IPX và Apple Talk. EIGRP còn được xem là giao thức lai vì nó kết hợp các ưu điểm của cả giao thức định tuyến theo distance vector và giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết.EIGRP là một giao thức định tuyến nâng cao dựa trên các đặc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Những ưu điểm tốt nhất của OSPF như thông tin cập nhật một phần, phát hiện router láng giềng…được đưa vào EIGRP. Tuy nhiên, cấu hình EIGRP dễ hơn cấu hình OSPF. EIGRP là một lựa chọn lý tưởng cho các mạng lớn, đa giao thức được xây dựng dựa trên các Cisco router. Tóm lại : EIGRP là giao thức định tuyến dạng lai giữa distance vector và link state. EIGRP là một phát triển riêng của Cisco nhằm khắc phục các nhược điểm của RIP/IGRP và có những ưu điểm như dễ cấu hình, độ hội tụ nhanh, tiết kiệm tài nguyên mạng khi trao đổi thông tin, sử dụng địa chỉ multicast để liên lạc, khả năng sử dụng hiệu quả băng thông, hỗ trợ VLSM và vấn đề mạng không liên tục (discontiguous network). 2.2. So sánh giao thức EIGRP và giao thức IGRP. Giao thức định tuyến EIGRP được Cisco đưa ra như là một phiên bảng mới mở rộng và nâng cao hơn của giao thức IGRP. Kỹ thuật định tuyến theo distance vector trong IGRP vẫn được sử dụng cho EIGRP. EIGRP cải tiến các quá trình hội tụ, hoạt động hiệu quả hơn IGRP. Điều này cho phép chúng ta mở rộng, cải tiến cấu trúc trong khi vẫn giữ nguyên những gì đã xây dựng trong IGRP. So sánh giữa EIGRP và IGRP: Tính tương thích : IGRP và EIGRP hoàn toàn tương thích với nhau. EIGRP router không có ranh giới khi hoạt động chung với IGRP router. Đặc điểm này rất quan trọng khi người sử dụng muốn tận dụng ưu điểm của cả 2 giao thức. EIGRP có thể hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau còn IGRP thì không. Cách tính thông số định tuyến (Metric) : EIGRP tính thông số định tuyến dựa trên các thông số sau. - Băng thông ( Bandwidth ) tính theo kilobit. - Độ tải ( Load ). - Độ trễ ( Delay ). - Độ tin cậy ( Reliability ). EIGRP và IGRP có cách tính thông số
Tài liệu liên quan