Đề tài Nghiên cứu hành vi tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh, Trường Đại Học An Giang

Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển như ngày nay, ngành bưu chính viễn thông được sự quan tâm và đầu tư phát triển đáng kể. Do thế giới thông tin ngày càng được mở rộng, nhu cầu tiếp cận thông tin ngày càng cao.Vì thế nhiều nhà phát minh khoa học ra đời để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của con người như: Tivi, radio, vi tính (desktop, laptop ), điện thoại ( cố định, di động ) do có những thông tin mang tính riêng tư, bí mật nên không thể đưa ra cộng đồng một cách công khai, từ các yếu tố đó điện thoại gây được sự chú ý quan tâm của mọi người và trở thành phượng tiện cần thiết trong cuộc sống để mọi người tiện lợi trong việc liên lạc nhanh chóng. Hiện nay thị trường Việt Nam có khoảng bảy mạng điện thoại di động đã hòa mạng chính thức vào Việt Nam và phủ sống trên toàn lãnh thổ như: Viettel, Mobile phone, Vina phone, Việt Nam mobile, EVN eleccom (mạng điện lực), S.phone, beeline. Do có các mạng điện thoại này nên việc sử dụng điện thoại di động để liên lạc ở mọi nơi mọi lúc rất nhanh chóng. Từ việc dễ hòa mạng đó nên điện thoại di động ngày càng chiếm được thị hiếu của mọi người. Bên cạnh đó cũng ra đời nhiều nhà sản xuất điện thoại di động với vô số các dòng sản phẩm gắn liền với các thương hiệu có uy tín trên thị trường : Nokia, Motorola, Samsung, Sony Ericsson, LC, ngoài việc sản xuất ra điện thoại có chức năng gọi, nhắn tin thì ngày nay các nhà sản xuất tung ra thị trường các sản phẩm điện thoại đa chức năng : nghe nhạc, chụp hình, quay phim, ghi âm, chơi game. .thẩm chí có chức năng lên mạng mà giá cả đưa ra tương đối hợp lí nên khách hàng có vô số sự lựa chọn khi mua sắm điện thoại và so sánh độ bền, chức năng, âm sắc giữa các điện thoại di động với nhau trong quá trình sử dụng

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 5320 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh, Trường Đại Học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm Tắt Do xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên việc áp dụng các công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại (máy vi tính, điện thoại, xe gắn may…) để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống không trở nên xa lại đối với mọi người. Trong đó điện thoại di động được sử dụng ở hầu hết các tầng lớp vì điện thoại di động nhỏ, gọn chúng ta có thể đem theo mình bất cứ lúc nào và điện thoại đem lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống như: dùng để liên lạc, dùng để giải trí…được sự tiêu thụ mạnh trên thị trường, nên thị trường kinh doanh điện thoại di động rất đa dạng và phong phú tạo nên sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng đối với sản phẩm điện thoại và khách hàng cũng gặp không ít những khó khăn trong qúa trình chọn mua điện thoại. Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của điện thoại trong cuộc sống nói chung và trong thời sinh viên nói riêng. Chuyên đề năm 3 đã tiến hành nghiên cứu hành vi tiêu dùng điện di động của sinh viên Khóa 8 Khoa Kinh Tế Quản Trị kinh Doanh. Trong đề tài này chủ yếu tập chung vào cơ sở lý thuyết, cơ bản là hành vi tiêu dùng làm nền tàng, cơ sở cho việc nghiên cứu của đề tài. Sau quá trình thu thập thông tin và phân tích dữ liệu sơ cấp sẽ đưa ra một số đề xuất cá nhân giúp ích cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất điện thoại trong môi trường cạnh tranh như ngày nay. Thông qua đề tài sẽ giúp cho sinh viên nhận thấy được mặt yếu và mặt mạnh trong hành vi tiêu dùng của mình và rút ra kinh nghiệm cho bản thân tạo nên tính thận trọng trong quá trình chọn mua. Cũng thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn hành vi tiêu dùng điện thoại của sinh viên, từ đó đưa ra các chiến lược Makerting phù hợp để tăng lượng tiêu thụ điện thoại. Mục lục CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3 Phạm vi nghiên cứu 5 1.4 Ý nghĩa thực tiễn 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT _ VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm hành vi tiêu dùng 6 2.2 Mô hình hành vi của người tiêu dùng 6 2.2.1 Quá trình quyết định mua của khách hàng 8 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng 10 2.2.3 Những ảnh hưởng mang tính chất cá nhân lên hành vi tiêu 11 2.3 Mô hình nghiên cứu 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng thể nghiên cứu 14 3.2 Phương Pháp nghiên cứu 14 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 14 3.2.2 Tiến độ nghiên cứu 15 3.2.3 Quy trình nghiên cứu 15 3.3 Thang đo 16 3.4 Mẫu 17 3.5 Phương pháp phân tích và xử lý 17 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thông tin về mẫu 18 4.2 Hành vi tiêu dùng điện thoại di động 20 4.2.1 Nhận thức nhu cầu 20 4.2.2 Đánh giá các phương án 22 4.2.3 Ra quyết định 25 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết Luận 29 5.2 Kiến nghị 30 PHỤ LỤC VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG ---š›--- Phụ Lục Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận 32 Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức 33 Phụ lục 3: Tài liệu tham khảo 35 Biểu Đồ Biểu đồ 2.1: Mô hình hành vi chi tiết của người mua 7 Biểu đồ 2.2: Qúa trình ra quyết định mua của khách hàng 8 Biểu đồ 2.3: Mô hình các bước trong quyết định mua hàng 9 Biểu đồ 2.4: Sơ đồ mô hình nghiên cứu 13 Biểu đồ 3.3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 16 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu theo ngành học 17 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu giới tính 18 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu quê quán 19 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu thu nhập 19 Biểu đồ 4.5: Cơ cấu nguồn thu nhập 20 Biểu đồ 4.6: Nguồn thông tin 20 Biểu đồ 4.7: Lý do các bạn sử dụng điện thoại 21 Biểu đồ 4.8: Mức độ cần thiết của điện thoại di đông 22 Biểu đồ 4.9: Đánh giá các thuộc tính thuộc yếu tố chất lượng 22 Biểu đồ 4.10: Các tiêu chí chọn mua điện thoại 23 Biểu đồ 4.11: Màu sắc điện thoại được ưa thích 24 Biểu đồ 4.12: Kiểu dáng điện thoại các bạn đang sử dụng 24 Biểu đồ 4.13: Địa điểm mua hàng 25 Biểu đồ 4.14: Các mức giá được chấp nhận 26 Biểu đồ 4.15: Mức độ quan tâm đối các chức năng giải trí trong điên thoại 26 Biểu đồ 4.16: Nhãn hiệu điện thoại di động đang được sử dụng 27 Biểu đồ 4.17: Mức độ hài lòng đối với điện thoại đang sử dụng 28 Biểu đồ 4.18: Tỷ lệ sinh viên muốn mua thay đổi điện thoại 26 C. Biểu Bảng Bảng 3.1: Tổng thể nghiên cứu 14 Bảng 3.2: Tiến độ nghiên cứu trong phương pháp nghiên cứu 15 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển như ngày nay, ngành bưu chính viễn thông được sự quan tâm và đầu tư phát triển đáng kể. Do thế giới thông tin ngày càng được mở rộng, nhu cầu tiếp cận thông tin ngày càng cao.Vì thế nhiều nhà phát minh khoa học ra đời để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của con người như: Tivi, radio, vi tính (desktop, laptop ), điện thoại ( cố định, di động )… do có những thông tin mang tính riêng tư, bí mật nên không thể đưa ra cộng đồng một cách công khai, từ các yếu tố đó điện thoại gây được sự chú ý quan tâm của mọi người và trở thành phượng tiện cần thiết trong cuộc sống để mọi người tiện lợi trong việc liên lạc nhanh chóng. Hiện nay thị trường Việt Nam có khoảng bảy mạng điện thoại di động đã hòa mạng chính thức vào Việt Nam và phủ sống trên toàn lãnh thổ như: Viettel, Mobile phone, Vina phone, Việt Nam mobile, EVN eleccom (mạng điện lực), S.phone, beeline. Do có các mạng điện thoại này nên việc sử dụng điện thoại di động để liên lạc ở mọi nơi mọi lúc rất nhanh chóng. Từ việc dễ hòa mạng đó nên điện thoại di động ngày càng chiếm được thị hiếu của mọi người. Bên cạnh đó cũng ra đời nhiều nhà sản xuất điện thoại di động với vô số các dòng sản phẩm gắn liền với các thương hiệu có uy tín trên thị trường : Nokia, Motorola, Samsung, Sony Ericsson, LC, …ngoài việc sản xuất ra điện thoại có chức năng gọi, nhắn tin thì ngày nay các nhà sản xuất tung ra thị trường các sản phẩm điện thoại đa chức năng : nghe nhạc, chụp hình, quay phim, ghi âm, chơi game.. .thẩm chí có chức năng lên mạng mà giá cả đưa ra tương đối hợp lí nên khách hàng có vô số sự lựa chọn khi mua sắm điện thoại và so sánh độ bền, chức năng, âm sắc…giữa các điện thoại di động với nhau trong quá trình sử dụng. Từ đó khách hàng tự đặt ra hàng loạt câu hỏi cho mình như tại sao điện thoại này lại tốt hơn điện thoại kia, tại sao mình không hỏi thăm ý kiến của bạn bè, người thân trước khi mua điện thoại này, giá cả của nó thế nào…do có quá nhiều vấn đề nảy sinh khi lựa chọn, tiêu dùng điện nên đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng điện thoại của khách hàng nói chung và của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh, Trường Đại Học An Giang nói riêng là sự cần thiết. Đối với sinh viên năm ba cần phải trang bị cho mình một chiếc điện thoại di động để tiện lợi trong việc liên lạc với giáo viên hướng dẫn chuyên đề năm ba, liên lạc với bạn bè trong việc học nhóm, trao đổi tài liệu… liên lạc với gia đình và các doanh nghiệp để xin số liệu …do có quá nhiều nhu cầu cần thiết để sử dụng điện thoại nên sinh viên cũng gặp không ít những khó khăn khi chọn mua, tiêu dùng đến việc đổi điện thoại. Đề tài này sẽ tìm hiều và giải quyết những khó khăn của sinh viên trong việc lựa chọn tiêu dùng điện thoại. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học An Giang. + Nhận thức về điện thoại di động của các bạn sinh viên. + Các yếu tố tác động nhiều nhất đến việc chon mua điện thoại di động của các bạn. - Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh hay makerting phù hợp để tăng lượng tiêu thụ điện thoại. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát là sinh viên mà trọng tâm là sinh viên Khóa 8 Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học An Giang. Nghiên cứu này tập chung vào nghiên cứu hành vi tiêu dùng của sinh viên trước, trong và sau khi sử dụng điện thoại di động. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu giúp cho sinh viên chọn lựa một chiếc điện thoại di động phù hợp phụ vụ tốt cho quá trình học tập và trong cuộc sống hằng ngày. - Mặt khác kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà kinh doanh điên thoại di động thấy được nhu cầu và mức độ sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay và thấy được thương hiệu nào hiện được khách hàng sinh viên chọn lựa nhiều nhất và mẫu mã, kiểu dáng, chức năng nào trong điện thoại sinh viên quan tâm nhất. Để họ tung ra hàng loạt các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng cụ thể là khách hành sinh viên. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương II sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu như: Lý thuyết về hành vi, các yếu tố tác động đến hành vi, quá trình ra quyết định chọn mua. Khái niệm về hành vi tiêu dùng Để hiểu về hành vi tiêu dùng ta đi vào hai khái niệm: Người tiêu dùng và hành vi tiêu dung Người tiêu dùng là người mua sắm hàng hóa dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt. Hành vi của người tiêu dùng là quá trình khởi xướng từ cảm xúc là mong muốn sở hữu sản phẩm và dịch vụ, cảm xúc này biến thành nhu cầu. Từ nhu cầu, con người truy tìm các thông tin sơ cấp để thõa mãn nhu cầu. Nó có thể là thông tin từ ý thức có sẵn (kinh nghiệm học từ người khác), hoặc từ logic vấn đề hoặc bắt trước, nghe theo lời người khác khách quan với tư duy của mình. Định nghĩa: Một số định nghĩa về hành vi tiêu dùng: Góc nhìn xã hội học: con người là một xã hội cộng sinh trong xã hội. Do vậy hành vi sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thông qua các cảm giác của họ từ thế giới quan Góc nhìn kinh tế: con người là duy lý trí, họ luôn tìm cách đạt được sự thõa mãn cao nhất từ lý tính, cảm tính từ giá trị vô hình khác mà sản phẩm và dịch vụ mang lại ở mức giá phí họ cho rằng là phù hợp với mình. Góc nhìn kỹ thuật: con người là lừa biến, họ luôn muốn sản phẩm ở trạng thái tiện dụng, dễ dùng nhất và nhìn chung số lượng thao tác hay suy nghĩ để có được giá trị sử dụng cuối cùng phải là tối thiểu. Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng, thực chất của quá trình này là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi: người tiêu dùng mua sản phẩm bằng cách nào? Họ mua sản phẩm gì? Hành vi tiêu dùng của khách hàng bị chi phối ở những mức độ khác nhau bởi các yếu tố: văn hoa, xã hội, hoàn cảnh cá nhân và các yếu tố thuộc về tâm lý… (Hoyer, 2007). Mô hình hành vi của người tiêu dùng. Các công ty và các nhà khoa học đã tốn nhiều công sức để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố kích thích của Makerting và phản ứng đáp lại của người tiêu dùng. Do đó việc nghiên cứu khách hàng tập trung vào những công việc chủ chốt sau: Những ai tạo nên thị trường? Khách hàng Thị trường đó mua những gì? Đối tượng Tại sao thị trường đó mua? Mục tiêu Những ai tham gia vào việc mua sắm? Tổ chức Thị trường đó được mua sắm như thé nào? Hoạt động Khi nào thị trường đó mua sắm? Đơn đặt hàng Thị trường đó mua hàng ở đâu? Và tại sao mua? Bán lẻ hay bán sỉ… Để hiểu được người tiêu dùng chúng ta phải hiểu một cách chi tiết về hành vi của người mua. Các yếu tố kích thích của Marketing Các tác nhân kích thích khác Sản phẩm Kinh tế Giá Khoa học kĩ thuật Phương pháp phân phối Chính trị Địa điểm Văn hóa Khuyến mãi Quyết định của người mua Lựa chọn sản phẩm Lựa chọn nhãn hiệu Lựa chọn nhà kinh doanh Định thời gian mua Định số lượng mua Đặc điểm người Qúa trình ra quyết định của người Văn hóa Nhận thức về vấn đề Xã hội Tìm kiếm thông tin Cá tính Đánh giá Tâm lý Quyết định Hành vi mua Hình 2.1 Mô hình hành vi chi tiết của người mua Makerting và những tác nhân của môi trường đi vào ý thức của người mua. Những đặc điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định. Chúng ta phải hiểu được điều gì xảy ra trong ý thức của người mua giữa lúc các tác nhân bên ngoài bắt đầu tác động và lúc quyết định mua. Những đặc điểm của người mua, văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý, ảnh hưởng như thế nào đến người mua? Người mua thông qua quyết định mua sắm như thế nào? Ngiên cứu mô hình hành vi của người tiêu dùng sè giúp cho các doanh nghiệp nhận thấy được các phản ứng khác nhau của khách hàng đối với thừng sản phẩm như: chất lượng, giá cả, các chương trình quàng cáo, khuyến mãi, mầu mã kiểu dáng, cách phấn phối sản phẩm hay việc chọn các đại lý …qua đó nắm bắt được nhu cầu thị hiếu cùng như sở thích của từng đối tượng khách hàng mà chọn chiến lược kinh doanh hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh. Quá trình quyết định mua của khách hàng Quá trình quyết định mua là một chuỗi các giai đoạn mà người tiêu dùng trải qua trong việc quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình đó gồm 5 giai đoạn: Tìm kiếm thông tin Đánh giá các lựa chọn Quyết định mua Đánh giá sau khi mua Nhận biết nhu cầu Hình 2.2: Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng Nhận biết nhu cầu: Quá trình quyết định mua xảy ra khi người tiêu dùng nhận biết một nhu cầu của chính họ bằng cảm xúc bên trong hoặc tác động cảm xúc khách quan đủ mạnh. Ví dụ: Ta đi vào siêu thị thấy một con gấu nhồi bông đẹp và hợp với sở thích của minh, và ta quyết định mua liền dù biết con gấu này không cần thiết lắm đối với mình và mục đích vào siêu thi không phải là mua gấu mà đi đọc sách hay xem quấn áo thời trang... Trường hợp này là nhu cầu có sẵn trong người tiêu dùng bị nhà sản xuất “bắt mạch”. Khi cảm xúc chủ quan gặp cảm xúc khách quan thì nhu cầu được nhận dạng. Và, nếu nhà sản xuất nhận dạng ra được cảm xúc bên trong của người tiêu dùng và số người có cảm xúc đó đủ lớn thì việc kinh doanh chỉ còn là vấn đề bán giá bao nhiêu và ở đâu. Tìm kiếm thông tin: Giai đoạn tìm kiếm thông tin là để làm rõ những chọn lựa mà người tiêu dùng được cung cấp, bao gồm hai bước: Tìm kiếm bên trong: liên quan đến việc tìm kiếm trong kí ức để khơi dậy những kinh nghiệm hoặc hiểu biết trước đây liên quan đến công việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Tìm kiếm bên trong thường phục vụ những sản phẩm mua thường xuyên. Tìm kiếm bên ngoài: Cần thiết khi những kinh nghiệm hoặc hiểu biết trong quá khứ không đủ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Các nguồn thông tin bên ngoài chủ yếu là: Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình bạn bè, hàng xóm, người quen Nguồn thông tin công cộng: Quãng cáo, người bán hàng, các nhà kinh doanh, bao bì, triển lãm. Nguồn thông tin có ảnh hưởng đến người tiếp thị Nguồn thông tin đại chúng : Tivi, radio, các tổ chức nghiên cứu, phân loại người tiêu dùng Ngoài ra công việc tìm kiếm còn kết hợp cả bên trong và bên ngoài thường được sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng. Đánh giá các lựa chọn: Người tiêu dùng sử dụng thông tin thu thập được để đánh giá các phương án mua hàng. Khó mà biết được việc đánh giá diễn ra như thế nào, nhưng chúng ta biết rằng người ta sẽ mua sản phẩm mà họ cho rằng sẽ thỏa mãn cao nhất với giá hợp lí nhất. Đôi khi sự đánh giá dựa trên những tính toán thận trọng và tư duy logic, nhưng đôi khi lại bộc phát theo cảm tính. Muốn biết được người tiêu dùng đánh giá các sản phẩm như thế nào, để họ có biện pháp gây ảnh hưởng tới quyết định tới quyết định của khách hàng. Bán hàng trực tiếp có thể giúp thể hiện chất lượng và tính năng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Đây là điều rất quan trọng khi người tiêu dung cân nhắc và so sánh các sản phẩm. Quyết định mua hàng: Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành cở sở thích đối với những nhãn hiệu trong tập lựa chọn. Người tiêu dùng cũng có thể hình thành ý định mua nhã hiệu ưa thích nhất. Tuy nhiên còn hai yếu tố nữa có thể xen vào giữa ý định mua và quyết định mua hàng. Yếu tố thứ nhất là thái độ của người khác. Mức độ mà thái độ của những người khác làm suy yếu ưu tiên của người nào đó phụ thuộc vào hai điều: (1) Mức độ mãnh liệt của thái độ phản đối của người khác. (2) Động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của người khác. Thái độ phản đối của người khác càng mạnh và người khác càng gần gủi với người tiêu dùng thì có nhiều khả năng điều chỉnh ý định mua hàng. Ý định mua hàng cũng chụi của những yếu tố bất ngờ. Khi người tiêu dùng sắp sửa hành động thì những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiện làm thay đổi ý định. Thái độ của những người khác: Gia đình... bạn bè…. Đánh giá các phương án Ý định mua hàng Quyết định mua Những yếu tố tình huống bất ngời 2.3 Mô hình các bước trong quyết định mua hàng Hành vi sau mua: Bán được chưa phải là xong. Việc hài lòng hay không hay lòng sau khi mua sẽ ảnh hưởng đến lần hứa hẹn kế tiếp của khách hàng. Và một khi khách hàng thỏa mãn với sản phẩm thì: Long trung thành lâu dài hơn. Mua nhiều hơn. Nói về mặt tốt của sản phẩm. Ít quan tâm đến giá. Khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm thì họ có những phản ứng sau: Phản ứng trực tiếp đến nơi họ mua sản phẩm… Không mua sản phẩm nữa. Thông báo với bạn bè người thân về mặt không tốt của sản phẩm.. Cho nên các công ty cần phải cung cấp thông tin sau khi bán cho khách hàng của mình. Có thể sử dụng hình thức quảng cáo và bán hàng trực tiếp để khẳng định với người tiêu dùng rằng họ lựa chọn đúng. 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng Người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng từ thế giới quan rất nhiều. Nó có thể từ gia đình, nhà trường, xã hội, công sở, bạn bè, đồng nghiệp, đi du lịch, các cơ hội hiếm có mua sắm, các nguyên nhân chủ quan bắt buộc phải hành động (bệnh tật), hàng độc quyền bán… Các yếu tố bên trong Văn hóa: Nói tới văn hóa thì sẽ có rất nhiều phạm trù mà nó đề cập tới. Ở đây ta sẽ xem xét ở gốc độ có lợi cho hoạt động tiếp thị, kinh doanh. Các phạm trù văn hóa sử dụng để phân khúc thị trường hay khám phá nhu cầu của họ như sau: Văn hóa dân tộc Văn hóa theo tôn giáo Văn hoá theo môi trường sống Trong xã hội luôn tồn tại các giai cấp. Có thể yếu tố chính trị, pháp luật ngăn chặn giai cấp hình thành nhưng nó vẫn tồn tại âm thầm trong xã hội. Giai cấp xã hội được hiểu là cộng đồng có kích thước tương đối lớn và duy trì ổn định trong xã hội và được sắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp. Chúng có những đặc trưng quyết định bởi những quan điểm giá trị, lợi ích, hành vi đạo đức. Đặc trưng của giai cấp trong xã hội: Những người cùng một gia cấp có khung hướng suy nghĩ và hành động giống nhau. Con người có những quyền lực hành động cao hoặc thấp tùy vào họ thuộc giai cấp nào. Giai cấp xã hội được xác định trên cơ sở nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn, các giá trị tâm lý vô hình khác. Các yếu tố bên ngoài Nhu cầu và động cơ Động cơ người tiêu dùng là cảm xúc đủ mạnh để suy nghĩ và hành động. Việc hiểu động cơ người tiêu dùng giúp chúng ta hiểu được điều gì đã thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm này hay sản phẩm khác. Hiện tại thường có sự lẫn lộn giữa các khái niệm nhu cầu động cơ. Có thể nói nếu nhu cầu là cảm xúc cần thỏa mãn thì động cơ là hành động làm thỏa mãn cảm xúc đó. Nhu cầu là cảm xúc cần thỏa mãn những điều mà con người đòi hỏi để tồn tại và phát triển. Mọi cá nhân điều có những nhu cầu, một số do bẩm sinh, một số do tích lũy trong quá trình học tập, làm việc và sinh sống. Theo Masslow, con người có năm cấp độ nhu cầu và họ chỉ có thể chuyển sang cấp độ cao hơn sau khi những nhu cầu chính yếu ở cấp độ thấp hơn đã được thỏa mãn. Theo đó, nhu cầu được phát triển từ thấp đến cao. Nhu cầu sinh lý Nhu cầu an toàn Nhu cầu xã hội Nhu cầu cá nhân/được tôn trọng Nhu cầu được khẳng định Nhận thức: Là một quá trình cá nhân lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới. Nhận thức có chọn lọc là quan trọng bởi vì con người nhận thức có chọn lọc điều họ muốn và ảnh hưởng theo cách mà người xem xét trong việc rủi ro trong việc mua sắm như thế nào. Niềm tin và quan điểm: Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một cái gì đó. Sự hình thành niềm tin về cơ bản xuất phát từ sự hiểu biết nên ảnh hưởng khá quan trọng đến hành vi mua. Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay một ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có. Người mua sẽ tìm đến nhãn hiệu có thái độ tốt khi động cơ xuất hiện. Những ảnh hưởng mang tính chất cá nhân lên hành vi tiêu dùng Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc
Tài liệu liên quan