Hoá học là một khoa học thực nghiệm và lí thuyết, nét đặc trưng này đã quyết định bản chất của phương pháp nhận thức hoá học. Do dã nét đặc thù của phương pháp nhận thức hoá học là có sự kết hợp giữa thực nghiệm khoa học với tư duy lÝ thuyết,đề cao vai trò của học thuyết,giả thuyết, định luật hoá học và coi chúng như công cụ cho sự tiên đoán khoa học.Trong dạy học hoá học, ngoài việc phải tuân theo những qui luật chung của phương pháp dạy học đồng thời phải phản ánh được những nét đặc trưng của phương pháp nhận thức hoá học, đó là phương pháp học tập có lập luận trên cơ sở phương pháp thực nghiệm-thực hành với tư duy khái niệm
5 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu hệ thống thí nghiệm hoá học phần vô cơ lớp 12 ban khoa học tự nhiên (thí điểm) và phương pháp sử dông chúng theo hướng dạy học tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoá học là một khoa học thực nghiệm và lí thuyết, nét đặc trưng này đã quyết định bản chất của phương pháp nhận thức hoá học. Do dã nét đặc thù của phương pháp nhận thức hoá học là có sự kết hợp giữa thực nghiệm khoa học với tư duy lÝ thuyết,đề cao vai trò của học thuyết,giả thuyết, định luật hoá học và coi chúng như công cụ cho sự tiên đoán khoa học.Trong dạy học hoá học, ngoài việc phải tuân theo những qui luật chung của phương pháp dạy học đồng thời phải phản ánh được những nét đặc trưng của phương pháp nhận thức hoá học, đó là phương pháp học tập có lập luận trên cơ sở phương pháp thực nghiệm-thực hành với tư duy khái niệm.Từ nét đặc trưng này ta thấy nếu chỉ dùng lời nói,chữ viết thì không thể diễn tả được hết những hiện tượng phong phú và phức tạp của sự biến đổi hoá học trong vật chất.Ta có thể khẳng định rằng TN hoá học là phương tiện không thể thiếu được trong dạy học hoá học.
Trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam từ nay đến 2010 đã chỉ rõ ngoài việc biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới của xã hội thì việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là yếu tố quyết định. Cụ thể là: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử”.[6]
Hiện nay trong dạy học hoá học,để tích cực hóa hoạt động người học thì phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực đã được đưa vào nội dung định hướng xây dựng chương trình hoá học THCS và THPT. Theo hướng này các TN hoá học, phương tiện dạy học được sử dụng chủ yếu như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát hiện và thu nhận kiến thức. Mục tiêu của việc dạy học hoá học tập trung chó ý nhiều hơn tới việc hình thành những năng lực hành động cho HS, tức là chú ý nhiều tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng, tiến hành nghiên cứu khoa học hoá học như quan sát, phân loại, ghi chép thông tin, tiến hành TN từ đơn giản đến phức tạp ...để HS tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan đến hoá học. Như vậy TN hoá học được chú trọng sử dụng nhiều hơn trong dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực.Trong chương trình mới số lượng TN và thực hành hoá học được gia tăng hơn nhiều trong mỗi bài học,trong mỗi chương đồng thời việc sử dụng TN được chú trọng tăng cường TN nghiên cứu,TN do HS tiến hành nhằm mục tiêu nghiên cứu hoặc kiểm tra giả thuyết,hạn chế TN chứng minh.
Thực tế trong dạy học hoá học hiện nay, theo các kết quả điều tra thực tiễn cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, GV còn Ýt sử dụng TN trong giảng dạy, đa số còn dạy chay hoặc chỉ tiến hành các TN đơn giản và sử dụng chủ yếu để minh họa cho kiến thức mà GV đã thông báo. TN học sinh,TN thực hành Ýt được thực hiện.Với thực tế đó HS không có được kĩ năng thực hành TN đơn giản và năng lực nhận thức, tư duy hoá học không được phát triển, kĩ năng thí nghiệm của GV cũng ngày càng mai một,khả năng vận dụng kiến thức, phân tích,giải thích bản chất hoá học của hiện tượng chỉ được thực hiện bằng sự suy đoán lí thuyết - không có sự kiểm nghiệm bằng thực nghiệm nên nhiều TN chưa được giải thích một cách đầy đủ và toàn vẹn.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về TN hoá học nhưng chủ yếu đi vào nghiên cứu cách tiến hành TN còn việc sử dụng các TN đó trong dạy học hoá học để phát huy được năng lực nhận thức,năng lực vận dụng kiến thức và hình thành kĩ năng hoá học cho HS chưa được chú ý một cách thích đáng.Hơn nữa việc nghiên cứu các TN hoá học và cách sử dụng chúng trong dạy học của chương trình hoá học THPT ban KHTN chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Là người trực tiếp giảng dạy hoá học THPT, với mong muốn nghiên cứu phương pháp tiến hành và sử dụng hiệu quả các TN hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường phổ thông, tôi đã lùa chọn đề tài: “ Nghiên cứu hệ thống thí nghiệm hoá học phần vô cơ líp 12 ban khoa học tự nhiên(thí điểm) và phương pháp sử dông chúng theo hướng dạy học tích cực”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
- Lùa chọn, xác định hệ thống TN hoá học phần hoá vô cơ líp 12 ban KHTN, nghiên cứu cách tiến hành và phương pháp sử dụng chúng trong dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực nhận thức hoá học, rèn kĩ năng thực hành cho HS.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu:
- Quá trình dạy học hoá học trung học phổ thông.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Thí nghiệm phần hoá vô cơ líp 12 ban KHTN và phương pháp sử dụng chúng theo hướng dạy học tích cực.
IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
- Sù đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo hướng tích cực.
- Vai trò, ý nghĩa của TN trong dạy học hoá học và phương pháp sử dụng TN hoá học theo hướng dạy học tích cực.
- Thực trạng việc sử dụng TN hoá học ở trường THPT tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở thực tiễn cho nhiệm vụ nghiên cứu.
2. Nghiên cứu nội dung kiến thức chương trình líp 12 ban KHTN, đi sâu vào phần hoá vô cơ.
3. Lùa chọn hệ thống TN hoá học phần hoá vô cơ líp 12 ban KHTN và phương pháp tiến hành các TN đó.
4. Nghiên cứu phương pháp sử dụng hệ thống TN trong dạy học phần vô cơ líp 12 ban KHTN theo hướng dạy học tích cực.
5.Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả những đề xuất.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu các vấn đề lí thuyết.
Phương pháp quan sát, điều tra.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc sử dụng TN hoá học trong dạy học sẽ đạt hiệu quả cao khi GV lùa chọn được hệ thống TN phù hợp, có kĩ năng thành thạo trong việc tiến hành TN và biết sử dụng các TN đó trong dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực, tức là người GV phải biết sử dông TN làm nguồn kiến thức để tổ chức, điÒu khiển HS tìm tòi nghiên cứu lĩnh hội kiến thức đồng thời nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học, hình thành kĩ năng TN hoá học và phát triển tư duy hoá học.
VII. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học theo hướng tích cực.
2. Lùa chọn hệ thống TN cho phần hoá vô cơ líp 12 ban KHTN.
3. Tiến hành TN và đề xuất phương pháp tiến hành các TN đảm bảo yêu cầu sư phạm về phương pháp tiến hành TN hoá học.
4. Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống TN này trong dạy học hoá học phần vô cơ líp 12 ban KHTN theo hướng dạy học tích cực.
5. Đề xuất cải tiến một số dụng cụ và điều chế bảo quản một số hoá chất cần thiết cho hệ thống TN líp 12 ban KHTN.