Đề tài Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Tuy vậy, chất lượng môi trường của chúng ta hiện nay đang có nguy cơ ngày một suy giảm do các hoạt động của con người. Một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là chất thải rắn (CTR) phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ các hoạt động sản xuất công - nông - lâm - ngư nghiệp, từ các công sở, từ các hoạt động giao dịch thương mại,. CTR ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần lẫn độc tính. Quận 10 là quận nội thành và là một trong những Quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới giao thông đô thị khá hoàn chỉnh. Quận không có kênh rạch, có nhiều chợ nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư, cư xá. Với mật độ dân số khá đông (khoảng 250.000 người/km2) cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đòi sống người dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng lớn cùng với việc thải bỏ CTRSH một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của người dân. Trước tình hình đó, việc quản lý thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, dù đã được tăng cường về cở sở vật chất, phương tiện kỹ thuật nhưng công tác thu gom, xử lý CTRSH vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện ưu và khuyết điểm được trong công tác quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng của Quận 10. Đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý” được thực hiện nhằm hoàn thiện hơn hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận

docx110 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Tuy vậy, chất lượng môi trường của chúng ta hiện nay đang có nguy cơ ngày một suy giảm do các hoạt động của con người. Một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là chất thải rắn (CTR) phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ các hoạt động sản xuất công - nông - lâm - ngư nghiệp, từ các công sở, từ các hoạt động giao dịch thương mại,... CTR ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần lẫn độc tính. Quận 10 là quận nội thành và là một trong những Quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới giao thông đô thị khá hoàn chỉnh. Quận không có kênh rạch, có nhiều chợ nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư, cư xá. Với mật độ dân số khá đông (khoảng 250.000 người/km2) cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đòi sống người dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng lớn cùng với việc thải bỏ CTRSH một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của người dân. Trước tình hình đó, việc quản lý thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, dù đã được tăng cường về cở sở vật chất, phương tiện kỹ thuật nhưng công tác thu gom, xử lý CTRSH vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện ưu và khuyết điểm được trong công tác quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng của Quận 10. Đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý” được thực hiện nhằm hoàn thiện hơn hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận. Mục tiêu nghiên cứu “Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý” Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn Quận 10. - Đối tượng nghiên cứu: CTRSH - Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10. + Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận (Nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý…). + Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH đến năm 2030 + Đề xuất các giải pháp quản lý để nghiên cứu lựa chọn phương án tối ưu cho hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của Quận 10. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận - Nắm vững kiến thức về quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH. - Phân tích, đánh giá nguồn phát sinh CTRSH, hệ thống thu gom, vận chuyển và hệ thống các điểm hẹn. 4.2 Phương pháp cụ thể - Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (sách vở, giáo trình, internet v.v...). Chủ yếu tập trung vào các dữ liệu sau: + Thành phần và tính chất của CTR; + Các phương pháp xử lý CTR; + Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của trên địa bàn Quận 10; + Thu thập các số liệu về công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10; - Phương pháp dự báo tốc độ phát sinh CTR. - Phương pháp tính toán hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: đề tài cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH Quận 10 trong giai đoạn 2010 - 2030. - Ý nghĩa thực tiễn: đồ án đưa ra những giải pháp nhằm: + Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTRSH phát sinh hàng ngày, đồng thời phân loại CTR tại nguồn. + Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần cải thiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng. + Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao động tại địa bàn Quận 10. + Hợp lý hóa quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH, tăng mỹ quan đô thị cho Quận 10. Cấu trúc đồ án tốt nghiệp: bao gồm 4 chương - Chương 1: Tổng quan về CTR. - Chương 2: tổng quan về Quận 10. - Chương 3: Hiện trạng quản lý CTRSH tại Quận 10. - Chương 4: Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý. Chương 1 tỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1.1. Tổng quan về CTR 1.1.1 Khái niệm cơ bản về CTR Theo quan niệm chung CTR là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị (CTRĐT) - Từ các khu dân cư: phát sinh từ các hộ gia đình thành phần này bao gồm (thực phẩm, giấy, Carton, plastic, gỗ, thủy tinh, các kim loại khác..ngoài ra còn có một số các chất thải độc hại như sơn, dầu, nhớt… - Đường phố: lượng CTR này phát sinh từ hoạt động vệ sinh hè phô, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Lượng CTR này chủ yếu do người đi đường và các hộ dân sống hai bên đường xả thải. Thành phần của chúng có thể gồm các loại như: cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết. - Từ các trung tâm thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các chợ, cửa hàng bách hoá, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng...Các loại chất thải phát sinh từ khu thương mại bao gồm giấy, carton, nhựa, thực phẩm, thủy tinh… - Từ các công sở, trường học, công trình công cộng: lượng CTR này cũng có thành phần giống như thành phần CTR từ các trung tâm thương mại nhưng chiếm số lượng ít hơn. - Từ các hoạt động xây dựng đô thị: lượng CTR này chủ yếu là xà bần từ các công trình xây dựng và làm đường giao thông. Bao gồm các loại chất thải như gỗ, thép, bêtông, gạch, ngói, thạch cao. - Từ bệnh viện: bao gồm CTRSH và CTR y tế phát sinh trong các hoạt động khám, chữa bệnh trong các bệnh viện, các trạm y tế, các cơ sở tư nhân… CTR y tế có thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm và nguy cơ truyền bệnh rất cao nên cần được phân loại và thu gom hợp lý. - Từ các hoạt động công nghiệp: lượng CTR này được phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp như các nhà máy sản xuất vậ t liệu xây dựng, hàng dệt may, nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến thực phẩm. Thành phần của chúng chứa thành phần độc hại rất lớn. 1.1.3. Phân loại CTR đô thị Phân loại CTR có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải, mục đích quản lý,… Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên thế giới CTR được phân loại theo: công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành. 1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý - xử lý Nguồn gốc CTR có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về số lượng, về kích thước, phân bố về không gian. Trong nhiều trường hợp thống kê, người ta thường phân loại CTR thành 2 loại chính: chất thải công nghiệp và thải sinh hoạt. Ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải sinh hoạt thường cao hơn chất thải nông nghiệp. Theo công nghệ quản lý và xử lý CTR được phân loại qua bảng 1.1 Bảng 1.1: Phân loại theo công nghệ xử lý STT Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1 Các chất cháy được: giấy, hàng dệt, Rác thải, Cỏ, rơm, gỗ, củi, Da và cao su - Các vật liệu làm từ giấy - Các túi giấy, mảnh bìa - Có nguồn gốc từ sợi - Vải, len… - Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm - Các rau, quả, thực phẩm. - Các vật liệu và các sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre… - Đồ dùng hư, bàn ghế, vỏ dừa. - Các vật liệu và các sản phẩm từ chất dẻo. - Phim cuộn, túi chất dẻo, lọ dẻo, chất dẻo, bịch nylon… - Các vật liệu và các sản phẩm từ thuộc da và cao su. - Túi xách da, vỏ ruột xe,.. 2 Các chất không cháy được: kim loại sắt, kim loại không phải sắt, thủy tinh đá và sành sứ - Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt. - Hàng rào, dao, nắp lọ… - Các vật liệu không bị nam châm hút. - Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại - Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh. - Chai lọ, đồ dùng bằng thủy tinh, bóng đèn… - Các vật liệu không cháy khác. - Vỏ trai, ốc, gạch đá, gốm, sứ… 3 Các chất hỗn hợp - Tất cả các loại vật liệu không phân loại ở phần 1 đều thuộc loại này. - Đá, đất, cát… (Nguồn: Lê Văn Nãi, 1999) 1.1.3.2 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR có các loại như sau: - Chất thải thực phẩm: là những chất thải từ nguồn thực phẩm, nông phẩm hoa quả trong qúa trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hư hại thải loại ra. Tính chất đặc trưng của rác thực phẩm là quá trình lên men cao, nhất là trong điều kiện độ ẩm không khí 85% - 90%, nhiệt độ 300 - 350C, quá trình này gây mùi thối nồng nặc và phát tán vào không khí nhiều bào tử nấm bệnh. - Chất thải khác: bao gồm các chất cháy được và không cháy được sinh ra từ các hộ gia đình , công sở, hoạt động thương mại,…, rác tạp có loại phân giải nhanh, có loại phân giải chậm hoặc khó phân giải (bao nylon); có loại cháy được, loại không cháy. - Loại chất thải đốt được: bao gồm các chất giấy, bìa, plastic, vải, cao su, da, gỗ, lá cây; loại không cháy gồm thủy tinh, đồ nhôm, kim loại. - Xà bần bùn cống: chất thải của quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị bao gồm bụi đá, mảnh vỡ, bê tông, gỗ, gạch, ngói, đường ống những vật liệu thừa của trang bị nội thất. - Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá… ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.. - Chất thải từ nhà máy nước: chất thải từ nhà máy nước bao gồm bùn cát lắng trong quá trình ngưng tụ chiếm 25-29%. Thành phần cấp hạt có thay đổi đôi chút do nguồn nước lấy vào quá trình công nghệ. - Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: là loại chất thải xuất hiện ở vùng nông thôn thành phần chủ yếu là rơm rạ, dây khoai, cành lá cây trồng, rau bỏ, khối lượng phụ thuộc vào mùa vụ và đặc tính cũng như phong tục nông nghiệp ở mỗi vùng, có vùng nó là chất thải nhưng có vùng nó lại là nguyên liệu cho sản xuất. - Chất thải xây dựng: đây là CTR từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đập phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bê tông… Chất thải đặc biệt : chất thải đặc biệt bao gồm rác thu gom từ việc quét đường, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, xe ô tô phế thải… - Chất thải độc hại: là loại chất thải chứa các chất độc hại nguy hiểm như các chất phóng xạ uran thori, các loại thuốc nổ, chất thải sinh học, chất thải trong sản xuất nhựa hoặc chất thải trong sản xuất vi trùng, nghĩa là toàn bộ những CTR gây hại trực tiếp và rất độc dù ở mức rất thấp đối với người, động thực vật. 1.1.4. Thành phần của CTR - Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối lượng. Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học. Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau S T T Thành phần Phần trăm khối lượng (%) Hộ gia đình Nhà trường Nhà hàng Khách sạn Rác chợ 1 Rác thực phẩm 61,0 - 96,6 23,5 - 75, 79,5 - 100,0 20,2 - 100 2 Giấy 1,0 - 19,7 1,5 - 27,5 0 - 2,8 0 - 11,4 3 Carton 0 - 4,6 0 0-0,5 0 - 4,9 4 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 - 10,1 5 Nhựa 0 - 10,8 3,5 - 18,9 0 - 6,0 0 - 7,6 6 Tre, rơm rạ 0 0 0 0 - 7,6 7 Thủy tinh 0 - 25,0 1,3 - 2,5 0 - 1,0 0 - 4,9 8 Nilon 0 - 36,6 8,5 - 34,4 0 - 5,3 0 - 6,5 9 Gỗ 0 - 7,2 0 - 20,2 0 0 - 5,3 10 Lon đồ hộp 0 - 10,2 0 - 4,0 0 - 1,5 0 - 2,1 11 Tro 0 0 0 0 - 2,3 12 Vải 0 - 14,2 1,0 - 3,8 0 0,5 - 8,1 13 Da 0 0 - 4,2 0 0-1,6 14 Sành sứ 0 - 10,5 0 0 - 1,3 0 - 1,5 15 Cao su mềm 0 0 0 0 - 5,6 16 Cao su cứng 0 - 2,8 0 0 0 - 4,2 17 Kim loại màu 0 - 3,3 0 0 0 - 5,9 18 Xà bần 0 - 9,3 0 0 0 - 4,0 19 Styrofoam 0 - 1,3 1,0 - 2,0 0 - 2,1 0 - 6,3 (Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002) Bảng 1.2: cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, chất thải thực phẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da có giá trị thấp nhất. Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR S T T Thành phần Tính theo phần trăm trọng lượng khô Carbon Hydro Oxy Nitơ Tro Lưu huỳnh 1 Thực phẩm 48.00 6.40 37.50 2.60 5.00 0.40 2 Giấy 3.50 6.0 44.00 0.30 6.00 0.20 3 Carton 4.40 5.90 44.60 0.30 5.00 0.20 4 Plastic 60.00 7.20 22.80 - 10.00 - 5 Vải 55.00 6.60 31.20 4.60 2.45 0.15 6 Cao su 78.00 10.00 - 2.00 10.00 - 7 Da 60.00 8.00 11.6 10.0 10.00 0.40 8 Rác làm vườn 47.80 6.00 38.0 3.40 4.50 0.30 9 Gỗ 49.50 6.00 42.7 0.20 1.50 0.10 10 Bụi, tro, gạch 26.30 3.00 2.00 0.50 68.00 0.20 (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001) Bảng 1.3 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại CTR mà thành phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để xác định nhiệt lượng của CTR. 1.2 Tính chất của CTR 1.2.1 Tính chất vật lý: - Khối lượng riêng: là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Khối lượng riêng của CTR rất khác nhau nó tuỳ thuộc vào phương pháp lưu trữ, vị trí địa lý, các thời điểm trong năm, các quá trình đầm nén. Thông thường khối lượng riêng của CTR ở các xe ép rác dao động từ 200 – 500 kg/m3. Khối lượng riêng của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thiết bị thu gom và phương pháp xử lý. - Độ ẩm: là tỷ số giữa lượng nước có trong một lượng chất thải và khối lượng chất thải đó. Ví dụ: độ ẩm của thực phẩm thừa: 70%, Giấy: 60%, Gỗ: 20%, Nhựa: 2%. - Kích thước và sự phân bố: Kích thước và sự phân bố các thành phần có trong CTR đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu gom phế liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như sàn quay và các thiết bị phân loi từ tính. - Khả năng giữ nước thực tế: là toàn bộ khối lượng nước có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của CTR là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán, xác định lượng nước rò rỉ trong các bãi rác. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào lực nén và trạng thái phân huỷ của CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50- 60%. Chuyển hóa lý học - Phân loại: Quá trình này để tách riêng các thành phần CTR nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp thành dạng tương đối đồng nhất để thu hồi các thành phần có thể tái sinh, tái sử dụng của CTR đô thị. Ngoài ra có thể tách những thành phần chất thải nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng. - Giảm thể tích cơ học: Phương pháp nén, ép thường được sử dụng giảm thể tích chất thải, thường được sử dụng những xe thu gom có lắp bộ phận ép nhằm làm tăng khối lượng rác thu gom trong một chuyến. Giấy, carton, nhựa, lon nhôm, lon thiếc thu gom từ CTR thường được đóng kiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và vận chuyển. Đồng thời áp dụng phương pháp này sẽ tăng thời hạn sử dụng của BCL. - Giảm kích thước cơ học: Nhằm giảm chất thải có kích thước đồng nhất và nhỏ hơn kích thước ban đầu. Trong một số trường hợp thể tích chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu. 1.2.2 Tính chất hóa học: - Chất hữu cơ: chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác định độ ẩm, đem đốt ở 950oC trong thời gian 1 giờ, phần bay hơi đi là phần chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trung bình là 53%. - Chất tro : chất tro là phần còn lại sau khi đốt ở nhiệt độ 950oC, tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ. Chất vô cơ (%) = 100(%) – chất hữu cơ (%) - Hàm lượng cácbon cố định : hàm lượng cacbon cố định là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại bỏ các chất có thể bay hơi khi nung ở 950oC, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5-12%, giá trị trung bình là 7%. - Nhiệt trị : nhiệt trị là giá trị tạo thành khi đốt CTR. giá trị nhiệt được xác định theo công thức Dulong.: Btu/Ib = 145C + 610 (H2 - 1/8O2)+ 40S + 10N Trong đó : C : cacbon, % trọng lượng; H2 : hydro, % trọng lượng, O2 : oxy, % trọng lượng; S : lưu huỳnh, % trọng lượng; N : nitơ, % trọng lượng. Chuyển hóa hóa học - Đốt: là phản ứng hóa học giữa oxy với các thành phần hữu cơ trong chất thải, sinh ra các hợp chất thải bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt. Chất hữu cơ + không khí(dư) CO2 + NO2 + không khí (dư) + NH3 + SO2 + NOx + tro + nhiệt. Lượng không khí cấp dư nhằm đảm bảo quá trình đốt xảy ra hoàn toàn. Sản phẩm cuối của quá trình đốt cháy CTRĐT bao gồm khí nóng chứa CO2, H2O, không khí dư và không cháy còn lại. Trong thực tế ngoài những thành phần này còn có một lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx và các khí vi lượng tùy thuộc vào bản chất của chất thải. - Nhiệt phân: hầu hết các chất hữu cơ đều không bền với quá trình nung nóng. Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụ trong điều kiện không có oxy tạo thành những thành phần dạng rắn, lỏng, khí. - Khí hóa: quá trình bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu C để thu nguyên liệu cháy và khí CO, H2 và một số nguyên tố hydrocarbon trong đó có CH4. 1.2.3 Tính chất sinh học: - Sự hình thành mùi: mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu trữ trong khoảng một thời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, bãi chôn lấp, ở những vùng khí hậu nóng ẩm thì tốc độ phát sinh mùi thường cao hơn. Sự hình thành mùi hôi là kết quả phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ có trong rác đô thị. - Sự phát triển của ruồi: Vào mùa hè 5 những vùng có khí hậu nóng ẩm thì sự sinh trưởng và phát triển của ruồi là vấn đề quan trọng cần được quan tâm tại nơi lưu Trữ CTR. Sự phát triển từ trứng thành ruồi khoảng 9-11 ngày tính từ ngày đẻ trứng, đời sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành được mô tả như sau: + Trứng phát triển : 8 - 12h; + Giai đoạn đầu của ấu trùng : 20h; + Giai đoạn hai của ấu trùng : 24h; + Giai đoạn ba của ấu trùng : 3 ngày; + Giai đoạn thành nhộng : 4 - 5 ngày. - Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi. Vậy nên thu gom CTR trong thời gian này để các thùng lưu trữ rỗng nhằm hạn chế sự di chuyển của các loại ấu trùng. Chuyển hóa sinh học - Quá trình phân hủy kị khí: là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ trong CTRĐT trong diều kiện kị khí xảy ra theo 3 bước + Quá trình thủy phân các hợp chất có phân tử lượng lớn thành những những hợp chất thích hợp là nguồn năng lượng; + Quá trình chuyển hoá các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành các hợp chất có năng lượng thấp hơn; + Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng lẻ, chủ yếu là CH4 và CO2. Ưu điểm + Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm lựợng dinh dưỡng cao; + Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất; + Trong qúa trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh, vi khuẩn gây bệnh vì nhiệt độ thấp. Khi ủ chất thải với khối lượng 1000 tấn/ngày mới có hiệu quả kinh tế. Nhược điểm + Thời gian phân hủy lâu 4-12 tháng; + Khí sinh ra có mùi hôi và khó chịu gây ảnh hưởng sức khỏe. - Quá trình phân hủy hiếu khí: dựa trên sự hoạt động của vi khuẩn hiếu khí có mặt của oxy. Thông thường sau 2 ngày nhiệt độ tăng vào khoảng 450C, sau 6-7 ngày nhiệt độ đạt từ 70-750C. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Ưu điểm + Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy thấp, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao; + Thu hồi khí đốt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất; + Chất thải phân hủy nhanh sau 2-4 tuần; + Vi sinh vật gây bệnh bị chết nhanh do nhiệt độ ủ tăng; + Mùi hôi bị khử do quá trình ủ. Nhược điểm + Chi phí xử lý cao; + Kỹ thuật khó, phức tạp; + Trong quá vận hành cần duy trì một số đặc trưng trong quá trình 1.3 Tốc độ phát sinh CTR 1.3.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng CTR Xác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx7 Bao - Bai sua hoan chinh final.docx
  • doc1 Bao - BIA CUNG (IN MAU).doc
  • doc2 Bao - BIA PHU.doc
  • doc3 Bao - NHIEM VU DO AN.doc
  • doc4Bao - LOI CAM DOAN.doc
  • doc5 Bao - LOI CAM ON.doc
  • doc6 Bao - MUC LUC.doc
  • doc8 Bao - TAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan