Đề tài Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sức khoẻ của nhân dân lao động, đặc biệt là của học sinh, sinh viên trong các trường học. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ đã viết:”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” (Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chủ Tịch ngày 27 tháng 3 năm 1946).[59,60] Năm 1954 sau ngày hoà bình lập lại, đặc biệt là sau khi đất nước thống nhất năm 1975, cả nước ta đã hình thành một phong trào tập luyện TDTT rộng rãi, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có học sinh, sinh viên. Phong trào này diễn ra liên tục trong suốt 40 năm qua và nó đã góp phần to lớn vào sự nghiệp củng cố, nâng cao sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN. Ở các trường học, từ bậc mẫu giáo, phổ thông đến bậc đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định một chương trình GDTC bắt buộc, nhằm đào tạo con người mới - con người XHCN, phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh liên tục, do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chưa được thoả mãn nhu cầu tập luyện TDTT, ở hầu hết các trường Đại học còn nhiều khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất, chưa thoả mãn nhu cầu tập luyện của sinh viên. Hơn nữa, ở các trường đại học trong cả nước, chương trình GDTC chỉ mới tập trung ở hai năm đầu, bao gồm những nội dung chính của môn điền kinh, thể dục và một số môn thể thao tự chọn, thời gian còn lại của hai năm cuối sinh viên không bị những điều kiện ràng buộc nên hầu hết sinh viên ít hoặc không tham gia luyện tập TDTT.[20,22,25]

docx83 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ D ưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sức khoẻ của nhân dân lao động, đặc biệt là của học sinh, sinh viên trong các trường học. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ đã viết:”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” (Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chủ Tịch ngày 27 tháng 3 năm 1946).[59,60] Năm 1954 sau ngày hoà bình lập lại, đặc biệt là sau khi đất nước thống nhất năm 1975, cả nước ta đã hình thành một phong trào tập luyện TDTT rộng rãi, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có học sinh, sinh viên. Phong trào này diễn ra liên tục trong suốt 40 năm qua và nó đã góp phần to lớn vào sự nghiệp củng cố, nâng cao sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN. Ở các trường học, từ bậc mẫu giáo, phổ thông đến bậc đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định một chương trình GDTC bắt buộc, nhằm đào tạo con người mới - con người XHCN, phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh liên tục, do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chưa được thoả mãn nhu cầu tập luyện TDTT, ở hầu hết các trường Đại học còn nhiều khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất, chưa thoả mãn nhu cầu tập luyện của sinh viên. Hơn nữa, ở các trường đại học trong cả nước, chương trình GDTC chỉ mới tập trung ở hai năm đầu, bao gồm những nội dung chính của môn điền kinh, thể dục và một số môn thể thao tự chọn, thời gian còn lại của hai năm cuối sinh viên không bị những điều kiện ràng buộc nên hầu hết sinh viên ít hoặc không tham gia luyện tập TDTT.[20,22,25] Những năm gần đây, trong chương trình nghiên cứu khoa học của các tác giả Vũ Đức Thu, Lưu Quang Hiệp (1986, 1990), Trần Văn Tác, Bùi Hoàng Phúc (1998), Phạm Thị Nghi, Phạm Thu Thái (1999), Trần Thuỳ Linh, Phạm Tất Thắng (2002), đều xác nhận tình trạng thể lực của sinh viên cuối khoá ở các trường đại học đều giảm sút. Điều đó, buộc các nhà sư phạm trong lĩnh vực GDTC phải tìm ra những biện pháp khắc phục, với mục đích duy trì trạng thái thể lực, sức khoẻ cho sinh viên trong suốt quá trình học, để sau khi tốt nghiệp, sinh viên có sự chuẩn bị đầy đủ về sức khoẻ và kiến thức, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.[41,61] Ngày nay, công cuộc đổi mới trên đất nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh mẽ, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước đòi hỏi đội ngũ thanh niên không chỉ có tri thức khoa học vững vàng, có đạo đức trong sáng, mà còn cần có sức khỏe tốt. Trường đại học Dân Lập Thăng Long là một trong những trường đào tạo đội ngũ cán bộ về lĩnh vực tin học, quản lý và ngôn ngữ, phần đông sinh viên là nữ có độ tuổi 18 - 22. Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, nhà trường còn chú trọng đến công tác GDTC cho nữ sinh viên. Theo số liệu nghiên cứu ban đầu, tình trạng thể lực của nữ sinh viên trong những năm qua chủ yếu tăng ở hai năm đầu là do có luyện tập TDTT thường xuyên, ở hai năm tiếp theo, tình trạng thể lực của sinh viên hướng giảm sút đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong các giờ nhàn rỗi buổi sáng, buổi chiều, đã xuất hiện nhiều sinh viên tham gia tập chương trình GDTC của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định. Song, việc tập luyện của hầu hết sinh viên còn mang tính tự phát, thiếu hướng dẫn tổ chức và quản lý của trường, Hội thể thao sinh viên. Thể dục tổng hợp cổ truyền là môn tập được nữ thanh niên ưa thích, việc tổ chức tập luyện môn tập này không đòi hỏi điều kiện tập luyện phức tạp, nhưng góp phần làm phong phú hiệu qủa cao về sức khoẻ, giáo dục nhân cách, nếp sống lành mạnh và đặc biệt là tạo dáng vẻ đẹp cho người tập - một nhu cầu của sinh viên hiện nay. Qua điều tra sơ bộ, ở 4 khoá học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, có tới 65 - 70% số sinh viên nữ trả lời có nguyện vọng tập môn thể dục tổng hợp cổ truyền.[38] Một vấn đề quan trọng đặt ra là phải sớm nghiên cứu hình thức tập luyện và xây dựng một chương trìng giảng dạy hợp lý, phong phú nội dung tập luyện ở hai năm đầu và nâng cao hiệu quả môn tập tự chọn ở hai năm cuối cho sinh viên. Trên cơ sở ý nghĩa của công tác GDTC cho sinh viên, nhất là sinh viên nữ, do tầm quan trọng của môn thể dục tổng hợp cổ truyền đối với đối tượng tập luyện này, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long”. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở đánh giá sự phát triển thể chất nữ sinh viên của trường đại học Dân Lập Thăng Long, chúng tôi biên soạn chương trình tập luyện thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền được thực hiện bắt buộc nhằm nâng cao trình độ thể chất cho nữ sinh viên. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để giải quyết đề tài nghiên cứu trên đây, các nhiệm vụ sau đây được đặt ra: 1.Điều tra sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long Hà nội. 2. Nghiên cứu hiệu quả chương trình thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền đối với sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường đại học Thăng Long Hà nội. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Quan điểm của Đảng và nhà nước về Giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên các trường học. Từ trước tới nay, trung thành với học thuyết Mác - Lê Nin, Đảng, nhà nước ta và Hồ Chủ Tịch rất chú ý đến giáo dục toàn diện cho thế hệ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong các trường học từ phổ thông đến đại học, thường xuyên quan tâm đến TDTT, coi đó là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên. Với tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng, nhà nước ta không ngừng tạo ra những điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi, để biến học thuyết phát triển con người toàn diện thành hiện thực trong đời sống xã hội nước ta. [59,60] Tư tưởng của học thuyết Mác - Lê Nin về thể dục thể thao đã được cụ thể hoá trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính phủ và của Hồ Chủ Tịch. Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và là nhà văn hoá lớn, sinh thời, Bác rất quan tâm đến hoạt động TDTT, lịch sử đã chứng minh: Bác Hồ là người khai sinh, người sáng lập nền TDTT cách mạng nước ta. Tư tưởng bao trùm của Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nền TDTT mới của nước ta là sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác TDTT, là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mỗi một người dân yêu nước. Mục tiêu cao đẹp của TDTT là bảo vệ, tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường nước thịnh. Những ý tưởng đó, được xuyên suốt trong các lời huấn thị, văn kiện, bài viết của Bác Hồ.[3,10,59] Ngay từ tháng 3 năm 1941, trong chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh, Bác Hồ nêu rõ: “Khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân, làm cho nòi giống thêm khoẻ mạnh”. Sau khi nước nhà vừa mới độc lập, chính quyền Cách mạng còn non trẻ, đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn như thù trong, giặc ngoài, kinh tế đói kém, xã hội chưa ổn định... Vậy mà, ngày 30 tháng 1 năm 1946, với tầm nhìn chiến lược, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh thành lập Nha thể dục trung ương thuộc bộ thanh niên, trên cơ sở: “Xét vấn đề thể dục rất cần thiết, để bồi bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”. Ngay sau đó, ngày 27.3.1946, Hồ Chủ Tịch lại ra Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong thư, lần đầu tiên người đã chỉ ra cho nhân dân ta thấy rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công:, và người cũng đã chỉ rõ: Muốn có sức khỏe thì: “Nên tập luyện thể dục thể thao” và coi đó là: “Bổn phận của mỗi ngưòi dân yêu nước”.[60] Ngày 31.3.1960, Bác Hồ đã tự tay viết thư gửi hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc. Trong thư Người dạy: “Giữ Gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công”, và Người đã chỉ rõ muốn có sức khoẻ thì: “Nên luyện tập “Muốn lao động, sản xuất và học tập tốt, thì cần có sức khoẻ. Muốn có sức khoẻ thì nên thường xuyên luyện tập TDTT. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào TDTT cho rộng khắp. Đồng thời, Bác còn luôn qua tâm đến sức khoẻ của nhân dân, Bác rất tin yêu và luôn quan tâm đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ. Về thăm trường đại học TDTT TW I năm 1961, Bác đã căn dặn: “Các cháu học TDTT ở đây không phải đạt ông kiện tướng này, bà kiện tướng kia mà cái chính là làm người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của mình hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật”.[59,60] Đề cập về tầm quan trọng của thể dục thể thao khi phê phán tình trạng yếu kém về GDTC trong nhà trường của nước ta thời Pháp thuộc, Phan Bội Châu - một nhân sỹ yêu nước lỗi lạc đã viết: “Các môn trong trường tiểu học, không có môn gì quan trọng hơn môn thể dục, thế mà trong trường không có môn học đó. Thể dục tay không, thể dục với vũ khí, thể dục giải trí cho đến các thứ vận động khác, đều không được đưa vào trong chương trình giảng dạy. Lạ hơn nữa, là các trường tiểu học của trẻ em người Pháp thì có sân thể dục, sân vận động, mà trường tiểu học của con em người Việt Nam thì ngược lại vì trẻ em người Việt Nam mà khoẻ mạnh thì người Pháp “không ưa”, nên môn thể dục phải là môn “nghiêm cấm”. Sau Cách Mạng Tháng Tám thành công, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến nền TDTT cách mạng. Đảng lãnh đạo công tác TDTT bằng việc hoạch định dường lối, quan điểm, chính sách, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, đưa công tác TDTT lên một tầm cao mới. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 – 2002, Đảng ta chủ trương: “Đẩy mạnh hoạt động thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam”.[7] Đường lối quan điểm của Đảng được thể hiện ở nhiều nghị quyết, chỉ thị trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng CNXH, qua các thời kỳ Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng: “Từng bước xây dựng nền TDTT XHCN phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân”.[3,6,8] “Công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày”.[5] Giáo dục toàn diện là mục tiêu luôn luôn được Đảng và nhà nước luôn quan tâm, nhằm chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ 21. Bàn về định hướng công tác giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ trong những năm tới: nghị quyết TW II, khoá 8 đã khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, Giáo dục và đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu” [19]. “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, tức là không chỉ phát triển về mặt trí tuệ, đạo đức, mà còn phải cường tráng về thể chất, là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục và đào tạo, y tế và TDTT”.[59] Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới nêu rõ: “Những năm gần đây, công tác TDTT đã có nhiều tiến bộ, phong trào TDTT từng bước mở rộng với nhiều hình thức, ở một số ngành, địa phương đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Tuy nhiên, TDTT ở nước ta đang ở trình độ thấp, số người thường xuyên tập luyện TDTT còn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện. Hiệu quả GDTC trong các trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp”[18]. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do: nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò TDTT trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người; Chưa thực sự coi TDTT là một bộ phân trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, nhà nước chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển TDTT, đầu tư cho lĩnh vực này còn kém hiệu quả, chưa phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, nhằm phát triển TDTT. Trước tình hình mới, sự nghiệp TDTT cần phát triển theo định hướng đã nêu rõ: “TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động của xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang” (trích chỉ thị 36 CT/TW, ngày 24.3, Năm1994 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới) [9,18]. Chỉ thị 36 CT/TW còn khẳng định: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết sinh viên” [18]. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng quy hoạch ngành TDTT, trong đó ghi rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chất chiến lược, trong đó quy định các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của thể thao quần chúng, khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Bộ giáo dục và đào tạo cần đặc biết coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá, ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, phải có sân bãi, nhà tập TDTT, có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học. Bộ giáo dục và đào tạo cần có một thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác TDTT trường học” [21]. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, ngày 21.4.1997, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo và Tổng cục TDTT (nay là Bộ văn hóa, thể thao và du lịch), đã ký văn bản thoả thuận đề nghị chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển đến năm 2010, trong đó nêu rõ một số điểm sau đây[23,24]: Mục tiêu GDTC trường học từ mẫu giáo đến đại học là góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Do điều kiện giảng dạy nội khoá chưa đáp ứng được yêu cầu của GDTC, Bộ giáo dục và đào tạo và uỷ ban TDTT chỉ đạo các trường học, khuyến khích và hướng dẫn học sinh tập luyện những môn thể thao ưa thích tại trường, gia đình và các câu lạc bộ thể thao nơi cư trú. Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể thao cấp học, đặc biệt là Hội khoẻ Phù đổng, phát triển mạnh các câu lạc bộ TDTT và các trung tâm thể thao sinh viên, làm cơ sở tập luyện nâng cao thành tích một số môn thể thao trọng tâm và vấn đề GDTC cho sinh viên trường học.[25] Quán triệt sâu sắc nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Hiến Pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật của chính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới, cũng tiếp tục khẳng định cần phải khắc phục thực trạng giảm sút thể lực của sinh viên hiện nay. Hai ngành giáo dục và đào tạo - TDTT đã thống nhất những nội dung biện pháp và hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo, nhằm thúc đẩy nhanh và nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên: “Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng GDTC” [33,34,35,36,37]. Với nội dung phối hợp giữa hai ngành, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các cấp học giảng dạy thể dục ngoại khoá, theo chương trình kế hoạch có nề nếp, đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quy phạm đánh giá quá trình dạy - học thể dục, quy chế GDTC sinh viên; nghiên cứu và diều chỉnh chương trình thể dục các cấp, thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho sinh viên. Từng bước áp dụng thống nhất giữa các vùng, khu vực trên toàn quốc. Điều chỉnh và ban hành tài liệu giảng dạy bao gồm sách giáo khoa, sách hướng dẫn phương pháp giảng dạy, tập luyện TDTT cho từng cấp học. Bảo đảm cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ việc thực hiện chương trình ngoại khoá; phát động phong trào tập luyện rộng khắp trong các nhà trường, với mục tiêu: “Mỗi sinh viên biết chơi một môn thể thao”; Chỉ đạo việc cải tiến chương trình, hình thức hoạt động TDTT ngoại khoá, mở rộng mạng lưới câu lạc bộ TDTT sinh viên. Tập trung hỗ trợ về cán bộ, cơ sở vật chất để củng cố, thành lập câu lạc bộ TDTT mới, để thu hút nhiều sinh viên tham gia tập luyện.[20,21,22] Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, đã ban hành quy chế 931/RLTC về công tác GDTC trong nhà trường là: “Các trường từ mầm non đến đại học phải đảm bảo thực hịên dạy môn thể dục theo quy định cho học sinh, sinh viên”. GDTC bao gồm nhiều hình thức và có liên quan chặt chẽ với nhau. Giờ học thể dục, tập luyện thể thao theo chương trình, giờ tự tập luyện của học sinh, sinh viên, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. TDTT là phương tiện quan trọng để giáo dục thể chất. Chương trình thể dục và các hình thức GDTC khác được sắp xếp phù hợp với trình độ sức khoẻ, giới tính và lứa tuổi. Hàng năm, sinh viên tự tập luyện thể thao ngoại khoá ở trường, ở nhà (ở ký túc xá đối với các trường có học sinh nội trú). Nhà trường phải có kế hoạch hướng dẫn học sinh, sinh viên tập luyện thường xuyên, tổ chức ngày hội thể thao của trường và xây dựng thành nề nếp truyền thống. Kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên theo quy định của chương trình GDTC”.[25] GDTC trong các trường đại học và cao đẳng có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân cách của người sinh viên. Tăng cường và phát triển thể chất, phục vụ tốt cho công tác học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức và phương pháp khoa học tập luyện thể thao, củng cố và trau dồi sức khoẻ góp phần xây dựng phong trào TDTT lớn mạnh trong nhà trường. Để đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu đào tạo, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chương trình GDTC trong các trường đại học, nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục: Trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên. Thể chất của con người biến đổi theo xu hướng nhất định. GDTC là một quá trình nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ sảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống, trong lao động sản xuất và chiến đấu. Trong các trường đại học và cao đẳng, GDTC là mộ bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện cho sinh viên, Bác Hồ đã nói: “Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh thì mới tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân”.[60] 1.2 Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện cho sinh viên. 1.2.1 Nhiệm vụ của giáo dục thể chất cho sinh viên. Để đạt được mục tiêu GDTC cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng sinh viên các trường đại học và chuyên nghiệp, cần giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Nâng cao thể chất và sức khoẻ cho sinh viên. Thể chất là đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể con người, được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống. Thể chất bao gồm thể hình, năng lực thể chất và năng lực thích ứng. Thể hình liên quan đến hình thái, cấu trúc của thân thể, bao gồm trình độ phát triển của cơ thể, những chỉ số tuyệt đối và tương đối của toàn thân hoặc từng bộ phận và tư thế thân thể. Năng lực thể chất thể hiện khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể, qua hoạt động cơ bắp là chính. Nó bao gồm các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo, tính khéo léo, khả năng phối hợp vận động), cùng các năng lực vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy, ném, leo, chèo, mang, vác). Một hoạt động vận động cụ thể, bao giờ cũng đòi hỏi một năng lực thể chất cụ thể tương ứng.[50] Năng lực thích ứng thể hiện khả năng thích ứng của cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Không chỉ là sự thích ứng đơn giản, mà còn là sự đề kháng với bệnh tật phát sinh. Thúc đẩy phát triển thể hình lành mạnh. Sự phát triển của thể hình chủ yếu dựa vào sự phát triển (lớn mạnh) của từng tế bào và các chất gian bào, chính s
Tài liệu liên quan