Đề tài Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc hiếu khí sử dụng xơ dừa làm giá thể kết hợp hồ thủy sinh

Việt Nam đang chuyển mình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, và kết quả là kéo theo đô thị hóa. Dân số tăng nhanh nên các khu dân cư tập trung dần được quy hoạch và hình thành. Nước thải sinh hoạt là sản phẩm trong quá trình sinh hoạt của con người. Ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó vấn đề xử lý nước thải trước khi thải ra sông rạch chưa được áp dụng rộng rãi và hiệu quả.

doc100 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4131 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc hiếu khí sử dụng xơ dừa làm giá thể kết hợp hồ thủy sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Việt Nam đang chuyển mình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, và kết quả là kéo theo đô thị hóa. Dân số tăng nhanh nên các khu dân cư tập trung dần được quy hoạch và hình thành. Nước thải sinh hoạt là sản phẩm trong quá trình sinh hoạt của con người. Ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó vấn đề xử lý nước thải trước khi thải ra sông rạch chưa được áp dụng rộng rãi và hiệu quả. Hậu quả là nguồn nước mặt bị ô nhiễm và nguồn nước ngầm cũng dần ô nhiễm theo, tình trạng ngập nước trên các tuyến đường, nước thải chảy tràn lan qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch…ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và cuộc sống của chúng ta. Việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước để cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng nhu cầu hiện tại và thỏa mãn nhu cầu của tương lai. Hiện nay, việc quản lý nước thải trong đó có nước thải sinh hoạt là một vấn đề cấp thiết của các nhà quản lý môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, cần có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt nhằm cải thiện môi trường và phát triển theo hướng bền vững. Với mong muốn môi trường sống ngày càng được nâng cao, vần đề quản lý nước thải sinh hoạt ngày càng chặt chẽ hơn phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện được nguồn nước đang bị suy thoái nên đề tài: “ Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc hiếu khí sử dụng xơ dừa làm giá thể kết hợp hồ thủy sinh” được hình thành Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ ngày 05/04/2010 đến ngày 28/06/2010. Tìm hiểu thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt để từ đó đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất. Nghiên cứu tính chất của giá thể xơ dừa và đặc tính của một số loại thực vật thủy sinh có khả năng xử lý nước thải. Mục tiêu đề tài Đồ án được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ xử lý ô nhiễm hữu cơ trong nước thải sinh hoạt mà cụ thể là lấy chỉ số SS, COD là chỉ số khảo sát hiệu quả xử lý nước thải qua bể lọc hiếu khí sử dụng xơ dừa làm giá thể. Bên cạnh đó đồ án cũng khảo sát hiệu quả xử lý nước thải qua hồ thủy sinh thông qua các chỉ tiêu COD, N tổng, P tổng. Ngoài ra, đồ án còn khảo sát các chỉ số phụ pH, SS, coliform tổng làm cơ sở để điều chỉnh và vận hành mô hình xử lý theo cách tốt nhất. Nội dung nghiên cứu Đồ án bao gồm các nội dung nghiên cứu chính sau: Tìm hiểu về nguồn gốc, thành phần và đặc tính của nước thải sinh hoạt. Tìm hiểu tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt: phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp sinh học. Tìm hiểu các thông tin khoa học về VSV trong xử lý nước thải theo công nghệ hiếu khí bao gồm: chủng loại VSV, quá trình sinh trưởng và phát triển, các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của chúng. Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh trưởng kết bám hiếu khí. Thu thập các thông tin liên quan đến xơ dừa và một số loại thực vật có các đặc tính phù hợp với kỷ thuật xử lý nước thải Xây dựng mô hình thí nghiệm: vật liệu, kích thước, chi tiết cấu tạo và sơ đồ hệ thống thí nghiệm. Các bước tiến hành thí nghiệm, ghi nhận các thông số khảo sát. Thống kê kết quả, tính toán hiệu suất xử lý và nhận xét khả năng xử lý qua bể lọc sinh học và hồ thủy sinh. Kết luận và đưa ra quan điểm về đồ án. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Thành phần chính của nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn các chất hữu cơ dễ bị phân hủy (hydratcacbon, protein, chất béo), các chất vô cơ dinh dưỡng (phốtphat, nitơ), cùng với vi khuẩn (có thể cả VSV gây bệnh), trứng giun, sán.v.v… Nếu không được xử lý trước khi thải bỏ thì khả năng gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Phương pháp cụ thể Đề tài đã sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp thực tế: Thu thập, xử lý và tổng hợp các tài liệu cần thiết có liên quan đến đề tài. Phương pháp kế thừa: Trong quá trình thực hiện đã tham khảo các đề tài có liên quan đã thực hiện. Phương pháp khảo sát: tính chất, thành phần nước thải, đặc điểm lý, hoá, sinh của nước thải đầu vào. Phương pháp xây dựng mô hình mô phỏng ở qui mô phòng thí nghiệm, vận hành mô hình để xử lý nước thải. Phương pháp phân tích: các thông số được phân tích theo phương pháp chuẩn (APHA, AWWA, TCVN 2000 và Standard Methods). Các thông số đo và phương pháp phân tích được trình bày trong bảng sau. Bảng 1.1. Các thông số và phương pháp phân tích Thông số Phương pháp phân tích pH pH kế COD Phương pháp đun kín (K2Cr2O7 Closed flux) BOD5 Phương pháp ủ 200C trong 5 ngày SS Lọc, sấy 1050C, cân phân tích Nitơ tổng Phương pháp chưng cất Kjieldahl Photpho tổng Phương pháp SnCl2 cho Orthophosphate, so màu bằng máy quang phổ kế hấp thu ( Spetrophotometer) Coliform (MPN/100ml) MPN Phương pháp xử lý số liệu. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu quy trình xử lý nước thải sinh hoạt. Từ đó góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyên nước ngày càng trong sạch hơn. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ được nghiên cứu và bổ sung để phát triển cho vấn đề thu gom và xử lý nước. Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm tài nguyên nước. Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ Nước thải sinh hoạt Nguồn gốc Nước thải sinh hoạt (NTSH) phát sinh từ các hoạt động sống hàng ngày của con người như tắm rửa, bài tiết, chế biến thức ăn… Ở Việt Nam lượng nước thải này trung bình khoảng 120 - 260 lít/người/ngày. NTSH được thu gom từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, khu dân cư, cơ sở kinh doanh, chợ, các công trình công cộng khác và ngay chính trong các cơ sở sản xuất. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm. Khối lượng nước thải của một cộng đồng dân cư phụ thuộc vào: Quy mô dân số Tiêu chuẩn cấp nước Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước Loại hình sinh hoạt Đặc tính chung của NTSH thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (nitơ phospho), các vi trùng gây bệnh (Ecoli, coliform…). Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: Lưu lượng nước thải Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người Mà tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào: Mức sống, điều kiện sống và tập quán sống Điều kiện khí hậu Thành phần tính chất nước thải Mức độ cần thiết xử lý nước thải phụ thuộc: Nồng độ bẩn của nước thải Khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận Yêu cầu về mặt vệ sinh môi trường Để lựa chọn công nghệ xử lý và tính toán thiết kế các công trình đơn xử lý nước thải trước tiên cần phải biết thành phần tính chất của nước thải. Thành phần tính chất của nước thải chia làm hai nhóm chính: Thành phần vật lý Thành phần hoá học Thành phần vật lý: Biểu thị dạng các chất bẩn có trong nước thải ở các kích thước khác nhau được chia thành ba nhóm. Nhóm 1: Gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải, giấy, lá cây, cát, da, lông…) ở dạng lơ lửng (> 10-1mm) và ở dạng huyền phù, nhũ tương (= 10-1 – 10-4mm) Nhóm 2: Gồm các chất bẩn dạng keo (= 10-4 – 10-6mm) Nhóm 3: Gồm các chất bẩn ở dạng hoà tan có < 10-6mm, chúng có thể ở dạng ion hay phân tử. Thành phần hoá học: Biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các tính chất hoá học khác nhau, được chia làm ba nhóm: Thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, axít vô cơ, các ion muối phân ly… (chiếm khoảng 42% đối với NTSH) Thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật cặn bã bài tiết… (chiếm khoảng 58%) Các chất chứa nitơ Các hợp chất nhóm hyđrocacbon: mỡ, xà phòng, cellulese… Các hợp chất có chứa phospho, lưu huỳnh Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn… Bảng 2.1: Thể hiện thành phần tương đối của NTSH trước và sau xử lý. BOD và chất rắn lơ lửng là hai thông số quan trọng nhất được sử dụng để xác định đặc tính của NTSH. Quá trình xử lý lắng đọng ban đầu có thể giảm được khoảng 50% chất rắn lơ lửng và 35% BOD. Bảng 2.1: Thành phần tương đối của nước thải sinh hoạt bình thường Thành phần chất thải Trước khi lắng đọng Sau khi lắng đọng Sau khi xử lý sinh học Tổng chất rắn lơ lửng 800 680 530 Chất rắn không ổn định 440 340 220 Chất rắn lơ lửng 240 120 30 Chất rắn lơ lửng không ổn định 180 100 20 BOD 200 130 30 Amoniac 15 15 24 Tổng nitơ 35 30 26 Photpho hoà tan 7 7 7 Tổng photpho 10 9 8 (Nguồn: wastewater engineering treatment, disposal.Metcalf và Eddy, 1991) Chất hữu cơ trong NTSH đặc trưng có thể phân huỷ sinh học có thành phần 50% hydrocacbon, 40% protein và 10% chất béo. Độ pH dao động trong khoảng 6,5 – 8,0 trong nước thải có khoảng 20% - 40% vật chất hữu cơ không phân huỷ sinh học. (Theo:Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Tính toán và thiết kế công trình – Lâm Minh Triết) Tác hại đến môi trường Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra. COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,… làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường. SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí. Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước. Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,… Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ). Màu: mất mỹ quan. Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt Các phương pháp sử dụng để xử lý nước thải phụ thuộc vào các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của nước thải, do đó về bản chất kỹ thuật xử lý nước thải được chia làm ba nhóm chính: lý học (cơ học), hóa học, sinh học. Phương pháp xử lý cơ học Xử lý cơ học là giai đoạn không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải. Phương pháp cơ học là nhằm loại bỏ các hợp chất không tan ra khỏi nước thải. Nó là bước ban đầu nhằm chuẩn bị cho các giai đoạn xử lý sau đó diễn ra thuận lợi và ổn định hơn. Trong giai đoạn này thường có các công trình đơn vị như: song chắn rác hoặc lưới chắn rác, máy nghiền rác, bể lắng, bể điều hòa… Xử lý cơ học nhằm mục đích: Tách các chất không hòa tan, những vật chất có kích thước lớn như nhánh cây, gỗ, nhựa, lá cây, giẻ rách, dầu mỡ…ra khỏi nước thải. Loại bỏ cặn nặng như sỏi, thủy tinh, cát… Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lí tiếp theo. Song chắn rác Song chắn rác dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn như: giấy, rác, rau, cỏ… được gọi chung là rác. Rác được chuyển tới máy nghiền để nghiền nhỏ sau đó được chuyển tới để phân hủy cặn (bể mêtan). Tuy nhiên, hiện nay người ta sử dụng phổ biến loại song chắn rác, vừa kết hợp vừa chắn giữ vừa nghiền rác. Song chắn rác là công trình xử lý sơ bộ chuẩn bị điều kiện cho việc xử lý nước thải sau đó. Trường hợp ở trạm bơm chính đã được đặt song chắn rác với kích thước 16 mm thì không nhất thiết phải đặt nó ở trạm xử lý nữa (đối với trạm xử lý công suất nhỏ). Hình 2.1: Song chắn rác Thiết bị nghiền rác Có thể được dùng thay cho song chắn rác, được dùng để nghiền, cắt rác thành các mảnh nhỏ hơn và có kích thước đều hơn, ngăn cho rác không bám chặt lại, không cần tách rác ra khỏi dòng thải. Rác vụn này sẽ được giữ lại ở các công trình phía sau như bể lắng cát, bể lắng đợt một. Bể lắng cát Trên công trình xử lý nước thải, việc cát lắng lại trong bể lắng gây khó khăn cho công tác lấy cặn. Ngoài ra trong cặn có cát thì có thể làm cho các ống dẫn bùn của các bể lắng không hoạt động được, máy bơm chóng hỏng. Đối với bể mêtan và bể lắng hai vỏ thì cát là một chất thừa, do đó xây dựng các bể lắng cát trên các trạm xử lý khi lưu lượng nước thải lớn hơn 100 m3/ngày đêm thì cần thiết. Trong bể lắng cát thường giữ các hạt có độ lớn thủy lực U> 24,2 mm/s chiếm gần 60% tổng số. Có ba loại bể lắng cát. Bể lắng cát ngang nước chảy thẳng hoặc vòng. Bể lắng cát đứng nước dâng từ dưới lên. Bể lắng cát nước chảy xoắn ốc. Bùn lắng Nước thải Nước sau lắng 1 2 3 4 Lượng cát giữ lại ở bể lắng cát phụ thuộc vào các yếu tố: loại hệ thống thoát nước, tổng chiều dài mạng lưới, điều kiện sử dụng, tốc độ nước chảy, thành phần và tính chất nước thải… đối với bể lắng cát ngang và tiếp tuyến lấy bằng 0,02l/người/ngày đêm; độ ẩm trung bình 60%, khối lượng riêng 1,5 tấn/m3 (đối với hệ thống thoát nước riêng rẽ). Hình 2.2: Bế lắng cát ngang Cấu tạo bể lắng ngang: 1. Đường dẫn nước thải vào; 2. Buồng lắng; 3. Đường dẫn nước thải ra; 4. Hố tập trung bùn. Bể lắng Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Các chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ tiếp tục theo dòng nước đến các công trình xử lý tiếp theo. Có thể dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất lắng và nổi tới công trình xử lý cặn. Dựa vào chức năng, vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt một đặt trước công trình xử lý sinh học và bể lắng đợt hai sau công trình xử lý sinh học. Dựa vào nguyên tắc hoạt động, có thể chia ra các loại bể lắng như: bể lắng hoạt động gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục. Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đứng, bể lắng li tâm… Số lượng cặn tách ra khỏi nước thải trong các bể lắng phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm bẩn ban đầu, đặc tính riêng của cặn (hình dạng, kích thước, trọng lượng riêng, vận tốc rơi…) và thời gian lưu nước trong bể. Bể tách dầu mỡ Trong nhiều loại nước thải có chứa dầu mỡ (kể cả dầu khoáng vô cơ). Đó là những chất nổi chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các công trình thoát nước (mạng lưới và các công trình xử lý) và nguồn tiếp nhận nước thải. Vì vậy người ta phải thu hồi những chất này trước khi thải vào hệ thống thoát nước sinh hoạt và sản xuất. Chất mỡ sẽ bít kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong bể sinh học, cánh đồng tưới, cách đồng lọc. Chúng sẽ phá huỷ cấu trúc bùn hoạt tính trong bể aerotank, gây khó khăn trong quá trình lên men… Bể điều hòa Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý ổn định, khắc phục được những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học. Bể điều hòa có thể được phân loại như sau: Bể điều hòa lưu lượng Bể điều hòa nồng độ Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ Trường hợp khi mức độ cần thiết làm sạch nước thải không cao lắm và các điều kiện vệ sinh cho phép thì phương pháp lý học giữ vai trò chính trong trạm xử lý. Trong các trường hợp khác phương pháp xử lý lý học chỉ là giai đoạn làm sạch sơ bộ trước khi xử lý sinh học. Phương pháp xử lý hóa học Là phương pháp dùng các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn, chất ít ô nhiễm thành các chất không ô nhiễm. Ví dụ như dùng các chất ôxy hoá như ozone, H2O2, O2, Cl2… để oxy hoá các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải. Phương pháp này giá thành xử lý cao nên có hạn chế sử dụng. Thường chỉ sử dụng khi trong nước thải tồn tại các chất hữu cơ, vô cơ khó phân huỷ sinh học. Thường áp dụng cho các loại nước thải như: nước thải rò rỉ rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải giấy. Một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cũng áp dụng phương pháp hoá học để đưa vào quy trình xử lý, vì phương pháp sẽ tăng cường hiệu quả xử lý sinh học. Keo tụ ( Đông tụ - Tủa bông) Đông tụ và tủa bông là một công đoạn của quá trình xử lý nước thải, mặc dù chúng là hai quá trình riêng biệt nhưng chúng không thể tách rời nhau. Vai trò của quá trình đông tụ và kết bông nhằm loại bỏ huyền phù, chất keo có trong nước thải. Đông tụ: Là phá vỡ tính bền vững của các hạt keo, bằng cách đưa thêm chất phản ứng gọi là chất đông tụ. Kết bông: Là tích tụ các hạt “đã phá vỡ độ bền” thành các cụm nhỏ sau đó kết thành các cụm lớn hơn và có thể lắng được gọi là quá trình kết bông. Quá trình kết bông có thể cải thiện bằng cách đưa thêm vào các chất phản ứng gọi là chất trợ kết bông. Các hạt lơ lửng trong nước đều mang điện tích âm hoặc dương. Các hạt có nguồn gốc silic và các hợp chất hữu cơ mang điện tích âm, các hạt hiđroxit sắt và hidroxit nhôm mang điện tích dương. Khi thế điện động của nước bị phá vỡ, các hạt mang điện tích này sẽ liên kết lại với nhau thành các tổ hợp các phần tử, nguyên tử hay các ion tự do. Các tổ hợp này chính là các hạt bông keo. Có hai loại bông keo là: loại ưa nước và loại kỵ nước. Loại ưa nước thường ngậm thêm các vi khuẩn, vi rút…, loại kỵ nước đóng vai trò chủ yếu trong công nghệ xử lý nước nói chung và xử lý nước thải nói riêng. Các chất đông tụ thường dùng trong mục đích này là các muối sắt hoặc muối nhôm hoặc hỗn hợp của chúng. Các muối nhôm gồm có: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al(OH)5Cl, KAl(SO4).12H2O, NH4Al(SO4).12H2O. Trong đó phổ biến nhất là: Al2(SO4)3.18H2O vì chất này hòa tan tốt trong nước, giá rẻ và hiệu quả đông tụ cao ở pH = 5.0 – 8.5. Trong quá trình tạo thành bông keo của hiđroxit nhôm hoặc sắt người ta thường dùng thêm chất trợ đông tụ. Các chất trợ đông tụ này là tinh bột, dextrin, các ete, xenlulozơ, hiđroxit silic hoạt tính… với liều lượng từ 1 – 5mg/l. Ngoài ra người ta còn dùng các chất trợ đông tụ tổng hợp. Chất thường dùng nhất là pholyacrylamit. Việc dùng các chất trợ này làm giảm liều lượng các chất đông tụ, giảm thời gian quá trình đông tụ và nâng cao được tốc độ lắng của các bông keo. Trung hòa Phương pháp trung hoà chủ yếu được dùng trong nước thải công nghiệp có chứa kiềm hay axit. Để tránh hiện tượng nước thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh thì người ta phải trung hoà nước thải, với mục đích là làm lắng các muối của kim loại nặng xuống và tách chúng ra khỏi nước thải. Quá trình trung hoà trước hết là phải tính đến khả năng trung hoà lẫn nhau giữa các loại nước thải chứa axit hay kiềm hay khả năng dự trữ kiềm của nước thải. Trong thực tế hỗn hợp nước thải có pH = 6,5 – 8,5 thì nước đó được coi là đã trung hoà. Một số hóa chất thường dùng để trung hòa là: CaCO3, CaO, Ca(OH)2, MgO, Mg(OH)2, NaOH, HCl, H2SO4, ... Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học thì phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH. Hấp phụ Phương pháp hấp phụ dùng để loại hết các chất bẩn hoà tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không thể loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và màu rất khó chịu. Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp khác và một số chất thải trong sản xuất như xỉ tro, xi mạ sắt... trong số này, than hoạt tính thường được dùng phổ biến nhất. Các chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất màu dễ bị than hấp phụ. Lượng chất hấp phụ tuỳ thuộc vào khả năng của từng loại chất hấp phụ và hàm lượng chất bẩn có trong nước. Phương pháp này có thể hấp phụ 58 – 95% các chất hữu cơ màu. Các chất hữu cơ có thể bị hấp phụ là phenol, Alkylbenzen, sunfonic axit, thuốc nhuộm và các chất thơm. Tuyển nổi Phương pháp tuyển nổi này dựa trên nguyên tắc: các phần tử phân tán trong nước có khả năng tụ lắng kém, nhưng có khả năng kết dính vào các bọt khí nổi lên trên bề mặt nước. Sau đó người ta tách các bọt kh