Ngô cùng với lúa mỳ và lúa nước là 3 cây lương thực chính, cổ nhất, phổ bi ến rộng, c ó năng suất cao và giá tr ị kinh tế l ớn của lo ài người . Cho đến giữa những năm 90 của thế kỷ 20, ngô còn xếp thứ 3 về diện tích và sản lượng. Năm 1995 sản lượng ngô toàn thế giới đạt 517 triệu tấn, lúa mỳ 542,7 triệu tấn, lúa nước 547, 2 triệu tấn, năm 2006 sản lượng ngô toàn thế giới là 692 triệu tấn (Theo FA O -2006) [28].
73 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngô cùng với lúa mỳ và lúa nƣớc là 3 cây lƣơng thực chính, cổ nhất,
phổ biến rộng, có năng suất cao và giá trị kinh tế lớn của loài ngƣời. Cho đến
giữa những năm 90 của thế kỷ 20, ngô còn xếp thứ 3 về diện tích và sản
lƣợng. Năm 1995 sản lƣợng ngô toàn thế giới đạt 517 triệu tấn, lúa mỳ 542,7
triệu tấn, lúa nƣớc 547,2 triệu tấn, năm 2006 sản lƣợng ngô toàn thế giới là
692 triệu tấn (Theo FAO -2006) [28]. Đến năm 2007 theo USDA, diện tích
ngô đã vƣợt qua lúa nƣớc, với 157 triệu ha, sản lƣợng đạt kỷ lục với 766,2
triệu tấn (Theo FAOSTAT, USDA 2008) [36]. Nguyên nhân chính dẫn đến
việc tăng nhanh năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới trong thời gian qua,
trƣớc hết là do đời sống kinh tế toàn cầu có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, từ đó
nhu cầu về sản phẩm ngô cũng tăng theo. Nhƣng quan trọng hơn là trong
những năm gần đây, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ nói chung và
trong ngành nông nghiệp nói riêng, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất cây lƣơng thực đã mang lại những kết quả to lớn, đảm bảo
đƣợc an ninh lƣơng thực trên toàn thế giới.
Vai trò của ngô trƣớc hết phải nói đến đó là nguồn lƣơng thực nuôi
sống gần 1/3 dân số thế giới. Tất cả các nƣớc trồng ngô nói chung đều ăn
ngô ở mức độ khác nhau. Ngô là lƣơng thực chính của ngƣời dân khu vực
Đông Nam Phi , Tây Phi, Nam Á. Ngô là thành phần quan trọng nhất trong
thức ăn chăn nuôi. Hầu nhƣ 70% chất tinh trong chăn nuôi là tổng hợp từ
ngô, 71% sản lƣợng ngô trên thế giới đƣợc dùng cho chăn nuôi. Ở các nƣớc
phát triển phần lớn sản lƣợng ngô đƣợc sử dụng cho chăn nuôi: Nhƣ Mỹ
76%, Bồ Đào Nha 91%, Italia 9%, Croatia 95%, Trung Quốc 76%, Thái Lan
96%,...(Ngô Hữu Tình, 2003) [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Ngô đƣợc sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm, tạo ra cồn, rƣợu, bia, tinh bột, bánh kẹo. Ngƣời ta đã sản xuất ra
khoảng trên 670 loại sản phẩm từ ngô bằng công nghiệp lƣơng thực, thực
phẩm, công nghiệp nhẹ và dƣợc phẩm (Ngô Hữu Tình, 1997) [15].
Trong những năm gần đây, khi mà đời sống con ngƣời ngày một nâng
cao thì nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng lớn. Ngƣời ta sử dụng
bắp ngô bao tử làm rau cao cấp, các loại ngô nếp, ngô đƣờng (ngô ngọt)
đƣợc dùng để làm quà ăn tƣơi (luộc, nƣớng), chế biến thành các món ăn
đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng nhƣ ngô chiên, súp ngô, snack ngô hoặc đóng
hộp làm thực phẩm xuất khẩu, việc xuất khẩu các loại ngô thực phẩm mang
lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho một số nƣớc nhƣ Thái lan, Đài Loan...
Ngoài sản phẩm chính, thân cây ngô còn là nguồn thức ăn xanh đáng kể cho
gia súc.
Với ngô nếp, nhờ tinh bột có thành phần chủ yếu là Amylopectin, có
giá trị dinh dƣỡng cao, giàu Lizin và Triptophan, từ lâu nó đã là nguồn lƣơng
thực quý của đồng bào dân tộc miền núi ở Đông Nam Á và là nguồn nguyên
liệu quý cho công nghiệp, đặc biệt công nghiệp thực phẩm và công nghiệp
dệt. Gần đây, vai trò của ngô nếp càng đƣợc nâng lên nhờ những thành tựu
trong việc nghiên cứu chọn tạo và mở rộng những giống lai cho năng suất
khá cao mà vẫn giữ đƣợc chất lƣợng đặc biệt của nó.
Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng nằm ở đỉnh của tam giác châu thổ Bắc
bộ, có vị trí địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc đã đƣợc Chính phủ xác định là một
trong 8 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là vùng trọng điểm
phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc. Trong những năm gần đây, do
tốc độ phát triển Đô thị hoá, Công nghiệp hoá của Vĩnh Phúc diễn ra quá
nhanh, trong một thời gian ngắn diện tích đất trồng trọt của Vĩnh Phúc đã bị
giảm rất nhiều. Năm 1997 khi mới tách tỉnh, Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
tự nhiên là 137.224,14ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là
66.780,85 ha, đến năm 2008 diện tích đất nông nghiệp của Vĩnh Phúc còn
58.923,71ha (giảm 11,76 %). Nếu theo tốc độ phát triển công nghiệp nhƣ
hiện nay, thì chỉ sau một thời gian ngắn nữa diện tích đất nông nghiệp của
Vĩnh Phúc sẽ ngày càng bị thu hẹp lại, ngƣời nông dân sẽ bị mất dần ruộng,
không có việc làm, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế chính trị và
trật tự an toàn xã hội ở vùng nông thôn. (Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh
Phúc, 1998-2007) [19].
Chính vì vậy, việc xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý là nhiệm vụ rất
cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng
nông sản, đầu ra sản phẩm, nâng hệ số sử dụng đất và cuối cùng là giá trị
kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Với ngô nếp là cây đã đƣợc nông dân
Vĩnh Phúc chọn trồng ở nhiều địa phƣơng để phục vụ cho nhu cầu ăn tƣơi,
chế biến thực phẩm... Tuy nhiên, năng suất ngô còn rất thấp do nông dân vẫn
sử dụng giống cũ, giống địa phƣơng. Nên việc tìm ra một bộ giống mới cho
năng suất cao, chất lƣợng tốt, thích nghi đƣợc với điều kiện tự nhiên của tỉnh
là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:
«
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số
giống ngô nếp lai tại tỉnh Vĩnh Phúc
»
.
2. Mục tiêu - yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Xác định đƣợc những đặc điểm nông sinh học chính của các nguồn
vật liệu đƣợc chọn.
- Xác định đƣợc giống ngô nếp lai mới cho năng suất cao, chất lƣợng
tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu tình hình sinh trƣởng, phát triển của các giống ngô nếp
lai có triển vọng trong điều kiện vụ xuân và vụ đông 2007.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống ngô nếp lai
- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô nếp lai.
- Phân tích hàm lƣợng Prôtêin, Amylopectin
- Đánh giá chất lƣợng giống (độ dẻo, hƣơng thơm và vị đậm).
- Xác định đƣợc một số giống ngô nếp lai có nhiều ƣu điểm nổi trội
hơn giống đối chứng để giới thiệu cho sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc
đã khẳng định giống cây trồng là một trong những nhân tố quyết định
đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nhờ có
bộ giống cây trồng phong phú đa dạng chúng ta đang thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng và
khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết khí hậu của nƣớc ta, làm đa
dạng hoá sản phẩm nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, thực hiện
công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Sản xuất nông nghiệp là đòn bẩy thúc đẩy các ngành khác phát
triển nhƣ ngành chăn nuôi, công nghiệp chế biến...do vậy tăng năng suất,
chất lƣợng cây trồng là rất cần thiết. Tuy nhiên năng suất cây trồng còn
phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật sản xuất, trình độ dân trí,
đặc biệt là việc sử dụng giống. Do vậy, để có giống mới phù hợp với
điều kiện sinh thái của từng địa phƣơng trƣớc thì khi đƣa vào sản xuất
cần phải đƣợc khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau để đánh giá
tính khác biệt, độ đồng đều, độ ổn định, khả năng thích ứng với điều kiện
ngoại cảnh bất thuận.
Vài năm trở lại đây do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về
giống cây trồng, các nhà khoa học Việt Nam đã chọn tạo đƣợc rất nhiều
giống ngô lai có triển vọng làm cho diện tích ngô của cả nƣớc tăng lên
rất nhanh, năng suất và sản lƣợng đƣợc cải thiện rõ rệt, nhƣng vẫn chƣa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng tiêu dùng. Do vậy một số nhà chọn
giống đã bắt đầu chuyển sang hƣớng tạo giống nếp lai và thu đƣợc một
số kết quả đáng kể nhƣ các giống MX2, MX4 của Công ty cổ phần giống
cây trồng Miền Nam, Bạch ngọc của Công ty Lƣơng Nông...và rất nhiều
các giống mới khác có triển vọng đang cần đƣợc khảo nghiệm và trồng
thử nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau để đƣa vào sản xuất đại trà.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới
Qua hơn 7000 năm phát triển từ cây hoang dại, trong điều kiện
chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, năng suất ngô hạt bình quân trên
thế giới cho đến đầu thế kỷ 20 mới chỉ chƣa đến 20 tạ/ha, nhƣng đến năm
2004 đã đạt 49,9 tạ/ha (FAOSTAT, 2004) [28]. Năm 2007 theo USDA,
diện tích ngô đã vƣợt qua lúa nƣớc, với 157 triệu ha, năng suất 49,0
tạ/ha, sản lƣợng đạt 766,2 triệu tấn. Với lúa nƣớc năm 1961 có diện tích
là 115,26 triệu ha, năng suất 18,7 tạ/ha và sản lƣợng là 215,27 triệu tấn ;
năm 2007 diện tích là 153,7 triệu ha, năng suất 41 tạ/ha, sản lƣợng 626,7
triệu tấn. Còn lúa mỳ, năm 1961 có diện tích là 200,88 triệu ha, năng
suất 10,9 tạ/ha, sản lƣợng 219,22 triệu tấn và năm 2007 diện tích là 217,2
triệu ha, năng suất đạt 28,0 tạ/ha, sản lƣợng 603,6 triệu tấn [36]. Sở dĩ
năng suất ngô tăng nhanh là do việc phát hiện ra ƣu thế lai trong chọn tạo
giống cây trồng mà ngô là đối tƣợng thành công điển hình trong số các
cây trồng lƣơng thực, đồng thời không ngừng cải thiện biện pháp kỹ
thuật canh tác (TS.Phan Xuân Hào, 2008) [3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô, lúa mì, lúa nƣớc thế giới 1961-2007
Nguồn: FAOSTAT(1961-2006), USDA(2007)[28], [36].
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1961 2004 2005 2006 2007/08
D.tích (triệu ha)
N.suất (tạ/ha)
Sản lƣợng (triệu tấn)
Hình 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô trên thê giới 1961 - 2005
Năm
NGÔ LÚA MÌ LÚA NƢỚC
D.tích
(triệu ha)
N.suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
D.tích
(triệu ha)
N.suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
D.tích
(triệu ha)
N.suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
1961 105,5 19,0 205,0 204,2 11,0 222,4 115,3 19,0 215,6
2004 145,7 50,0 727,4 217,2 29,0 633,3 150,2 40,0 607,3
2005 145,5 49,0 712,9 221,4 28,0 628,7 154,5 41,0 631,5
2006 144,4 48,0 695,2 216,1 28,0 605,9 153,0 41,0 634,6
2007/08 157,0 49,0 766,2 217,2 28,0 603,6 153,7 41,0 626,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Có thể nói việc chọn ra giống cây trồng mới nhƣ giống thụ phấn tự do cải
tiến và giống lai, đồng thời với việc áp dụng thành công những tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới, đã dần dần thay thế các giống cũ trong sản xuất từ nửa cuối thế kỷ
trƣớc đến nay, làm thay đổi căn bản ngành sản xuất ngô trên thế giới. Ngô lai
tạo ra bƣớc nhảy vọt về năng suất, song lúc đầu nó chỉ phát huy hiệu quả ở Mỹ
và các nƣớc có nền công nghiệp phát triển. Còn đối với các nƣớc đang phát
triển ngô lai không phát huy tác dụng cho đến những năm 80 của thế kỷ trƣớc.
Hiện nay, Mỹ là nƣớc có diện tích và sản lƣợng ngô lớn nhất thế giới và
100% diện tích đƣợc trồng bằng giống ngô lai. Năm 2004 năng suất ngô trung
bình của Mỹ là 100,7 tạ/ha, trên diện tích là 29,8 triệu ha (FAOSTAT, 2004)
[28], và là nƣớc có năng suất xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Thời gian gần
đây, trong khi phần lớn các nƣớc phát triển tăng không đáng kể, thì năng suất
ngô ở Mỹ lại có sự tăng đột biến. Kết quả đó có đƣợc là nhờ ứng dụng công
nghệ sinh học. Theo Ming- Tang Chang và cộng sự (Ming- Tang Chang et al,
2005) [33], ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô đƣợc sử dụng là đƣợc chọn tạo theo
công nghệ truyền thống, còn lại 52% là bằng công nghệ sinh học (nhiều hơn
năm 2004 là 5%), trong đó có những bang có diện tích ngô lớn nhƣ Iowa, tỷ lệ
này là 60%. Nƣớc có năng suất ngô cao nhất thế giới hiện nay là Israel với 160
tạ/ha, sau đó là Bỉ 122,0 tạ/ha, ChiLê 110,0 tạ/ha, Tây Ban Nha 99
tạ/ha...(FAOSTAT, 2004) [28].
Trung Quốc là nƣớc có diện tích ngô đứng thứ hai trên thế giới, hàng
năm luôn đạt xung quanh 25 triệu ha, trong đó tới 90% diện tích đƣợc trồng
bằng giống lai. Năng suất bình quân ngô của Trung Quốc đã tăng từ 30 tạ/ha
(năm 1980) lên 51,5 tạ/ha (năm 2004) (FAOSTAT, 2004) [28]. Ở một số
nƣớc đang phát triển nhƣ Achentina, Braxin, Colombia, Mehico, Ấn Độ,
Pakistan...trong thời kỳ 1966 – 1990 có xấp xỉ 852 giống ngô đƣợc tạo ra,
trong đó có 59% là giống ngô thụ phấn tự do, 27% là giống lai quy ƣớc, 10%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
là giống lai không quy ƣớc, 4% là các loại giống khác (S.K. Vasal, et al.,
1999) [39]. Cũng trong năm 2004 diện tích ngô của ấn Độ là 8 triệu ha, năng
suất bình quân là 25,0 tạ/ha, sản lƣợng là 14 triệu tấn. Ở Thái Lan diện tích
ngô 2004 là 1,13 triệu ha, năng suất bình quân là 36,2 tạ/ha. Indonesia diện
tích ngô lớn nhất ở khu vực, năm 2004 với diện tích 3,35 triệu ha, cho năng
suất bình quân 33,9 tạ/ha và sản lƣợng là 11,35 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích
trồng bằng giống lai của nƣớc này còn thấp, khoảng 30 - 40%. (FAOSTAT,
2004) [28].
Công tác nghiên cứu lai tạo giống ngô hiện nay đang có bƣớc chuyển
biến mới, đó là ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng thuần.
Những năm gần đây, việc nghiên cứu chọn ra những dòng đơn bội kép
(Double haploid), bằng nuôi cấy invitro đã giúp cho công việc chọn tạo dòng
thuần một cách nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc hơn nửa thời gian so với việc
tạo dòng bằng các phƣơng pháp thông thƣờng. Tạo dòng thuần bằng phƣơng
pháp invitro có thể dựa vào kỹ thuật nuôi cấy một trong ba bộ phận sinh sản
của ngô là bao phấn, hạt phấn tách rời và noãn chƣa thụ tinh. Gần đây, ngƣời
ta đã nghiên cứu thành công phƣơng pháp mới tạo dòng thuần bằng dùng
dòng kích tạo đơn bội. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đơn bội ngô đã bắt
đầu tại Viện Di Truyền Nông nghiệp Việt Nam từ năm 1995. Viện đã xây
dựng hoàn chỉnh quy trình nuôi cấy bao phấn ngô để tạo dòng đồng hợp tử
phục vụ cho công tác chọn tạo giống ngô. Hiện nay kỹ thuật nuôi cấy bao
phấn là một trong những hƣớng nghiên cứu tạo dòng thuần có nhiều triển
vọng, phƣơng pháp này cho kết quả khá ổn định và có hiệu quả, tuy nhiên
còn phụ thuộc vào từng giống, Viện Di Truyền Nông nghiệp đã phát triển
các phƣơng pháp khác để tạo dòng thuần, nhƣ phƣơng pháp nuôi cấy noãn
chƣa thụ tinh và dùng dòng kích tạo đơn bội. (Lê Huy Hàm và cs, 2005; Đỗ
Năng Vịnh và cs, 2004) [2],[24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Các ứng dụng công nghệ gen phát triển mạnh từ đầu những năm 90 tới
nay và đang ra tăng nhanh chóng. Năm 2006 diện tích trồng cây biến đổi gen
là 102 triệu héc-ta; năm 2007 tăng lên 114 triệu ha cây trồng biến đổi gen,
trong đó ngô kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ có 19,3 triệu ha
(chiếm 24%) (Nguồn: TTXVN, 4/2008)[21]. Diện tích ngô biến đổi gen lớn
nhất ở Mỹ, chiếm đến 52% tổng diện tích ngô (Ming – Tang Chang và cs,
2005) [33]. Ở Đông Nam Á, Philipin cũng đã sử dụng ngô chuyển gen từ mấy
năm gần đây. Theo Vũ Đức Quang và cs, hiện nay ở Việt Nam cũng đã trồng
ngô, lúa và bông biến đổi gen ở một số địa phƣơng (Vũ Đức Quang và cs,
2005) [9].
Hình 1.2: Sự phát triển của cây trồng biến đổi gien trên thế giới. (Nguồn: www.i saaa.org)
Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), đã xây dựng, cải
thiện và phát triển khối lƣợng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các quần thể và
giống thí nghiệm, cung cấp cho khoảng hơn 80 nƣớc trên thế giới thông qua
mạng lƣới khảo nghiệm giống Quốc tế. Các nguồn nguyên liệu mà chƣơng
trình ngô CIMMYT cung cấp cho các nƣớc là cơ sở cho chƣơng trình tạo dòng
và giống lai (Ngô Hữu Tình và cs, 1999) [16]. Năm 1985, chƣơng trình ngô lai
của CIMMYT đƣợc tiến hành với mục tiêu phát triển các vật liệu mới phục vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
chọn tạo giống lai, tích luỹ và công bố KNKH và các nhóm ƣu thế lai của các
vật liệu nhiệt đới và cận nhiệt đới mà CIMMYT đã có, đồng thời tiến hành tạo
dòng thuần. Gần đây, CIMMYT đẩy mạnh chƣơng trình tạo giống ngô chất
lƣợng Prôtêin cao và đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Ngô đƣợc đƣa vào trồng ở nƣớc ta từ cuối thế kỷ 17 (Ngô Hữu Tình
và cs, 1999) [16], đã trở thành cây lƣơng thực quan trọng thứ 2 sau lúa nƣớc.
Song, với nền canh tác quảng canh và chủ yếu dùng giống ngô đá và ngô nếp
địa phƣơng, nên năng suất thấp. Năng suất ngô Việt Nam những năm 1960
chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha và sản lƣợng hơn
400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phƣơng với kỹ thuật canh tác lạc
hậu. Từ giữa những năm 1980 trở lại đây, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo
Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã đƣợc đƣa
vào trồng ở nƣớc ta nhƣ các giống TPTD VM1, HSB1, TH2A, TSB1, TSB2,
MSB49, Q2, CV1,... góp phần nâng cao năng suất lên gần gấp 15 tạ/ha vào
đầu những năm 1990. Tuy nhiên ngành sản xuất ngô ở nƣớc ta thực sự đã có
bƣớc tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc
không ngừng mở rộng giống lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện
pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới. Các giống lai không quy
ƣớc : LS3, LS5, LS6, LS7, LS8, ...Nhờ việc sản xuất giống dễ dàng, giá
giống rẻ, con lai có năng suất cao và thích ứng rộng, các giống lai không quy
ƣớc đã đƣợc ngƣời trồng ngô chấp nhận và nhanh chóng mở rộng diện tích.
Đây cũng là bƣớc chuyển tiếp quan trọng từ giống lai không quy ƣớc sang
giống lai quy ƣớc. Nhờ chính sách đổi mới, sự quan tâm đầu tƣ đúng mức của
nhà nƣớc và sự phát huy nội lực cao độ của ngƣời làm công tác chọn tạo giống
ngô, chƣơng trình phát triển ngô lai ở Việt Nam đã thu đƣợc những kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
quan trọng. Một loạt giống lai có TGST khác nhau đƣợc chọn tạo bằng phƣơng
pháp truyền thống và đã áp dụng vào tất cả các vùng sinh thái của Việt Nam :
Các giống dài ngày nhƣ LVN10, HQ2000, T6, LVN98..., các giống trung ngày
nhƣ : LVN4, LVN12, LVN17, LVN22, VN8960, MB069..., Các giống ngắn
ngày : LVN9, LVN20, LVN24, LVN25, LVN99... ngoài ra các giống của các
Công ty giống cây trồng nƣớc ngoài cũng đƣợc đƣa vào trồng ở nƣớc ta góp
phần quan trọng trong việc phát triển ngô lai trong thời gian qua.
Năm 1991, diện tích trồng giống lai chƣa đến 1% trong tổng số
400.000 ha trồng ngô, năm 2004 diện tích trồng ngô của cả nƣớc là
990.400 ha, năng suất đạt 34,9 tạ/ha và sản lƣợng là 3,454 triệu tấn (Tổng
cục Thống kê, 2005) [20], Tỉ lệ diện tích trồng bằng giống lai là 84%
(Phạm Đồng Quảng và cs, 2005 ; Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2005)
[12], [23], năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu
ha. Để đạt đƣợc thành quả đó trong thời gian qua là nhờ những tiến bộ và
việc chọn đƣợc nguồn nguyên liệu ban đầu phù hợp cho việc tạo dòng
thuần là các giống lai ƣu tú của chƣơng trình phát triển giống ngô lai ở
Việt Nam (Ngô Hữu Tình, Phan Xuân Hào, 2005) [18]. Năng suất ngô
nƣớc ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong
suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô nƣớc ta chỉ bằng 34% so
với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha) ; năm 1990 bằng 42% (15,5/37
tạ/ha) ; năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha) ; năm 2005 bằng 73% (36/49
tạ/ha) và năm 2007 đã đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha). Năm 1994, sản lƣợng
ngô Việt Nam vƣợt ngƣỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vƣợt ngƣỡng 2 triệu tấn
và năm 2007 chúng ta đạt diện tích, năng suất, sản lƣợng lớn nhất từ trƣớc
tới nay : Diện tích là 1.072.800 ha, năng suất 39,6 tạ/ha, sản lƣợng vƣợt
ngƣỡng 4 triệu tấn - 4.250.900 tấn. (TS. Phan Xuân Hào, 2008) [3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ năm1961 – 2007
Năm 1961 1975 1990 1994 2000 2005 2007
Diện tích (1000 ha) 260,20 267,0 432,0 534,6 730,2 1052,6 1072,8
Sản lƣợng (1000 tấn) 292,20 280,60 671,0 1143,9 2005,9 3787,1 4250,9
Năng suất (tạ/ha) 11,2 10,5 15,5 21,4 25,1 36,0 39,6
Nguồn: Tổng cục thống kê (đến 2005), Bộ NN&PTNT (2007)[20].
Hình 3 : Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô Việt Nam 1961 – 2005
Hình 3: Diện tích,