Thịtrường bất động sản tại Việt Nam nói chung và tại Thành phốHồChí
Minh nói riêng trong những năm qua đã có những bước phát triển khá rõ rệt, góp
phần thúc đẩy sựphát triển đô thị, cải thiện được nhu cầu vềnhà ở, và góp phần
không nhỏvào sựphát triển của các ngành kinh tế, kỹthuật khác. Cùng với tình
hình dân sốvà tốc độ đô thịhóa ngày càng tăng nhanh, nhu cầu vềnhà ởngày
càng trởnên cấp bách và cần thiết. Điều này đặt ra nhiệm vụcho Thành phốlà
phải vừa phải gia tăng cung khối lượng hàng hóa cho thịtrường bất động sản sơ
cấp, vừa phải tạo điều kiện đểngười dân có nhu cầu vềnhà ởtiếp cận dễdàng với
nguồn vốn đểmua hoặc thuê nhà.
92 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng tạo lập thị trường các chứng khoán đảm bảo bằng nợ vay cầm cố tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÁC CHỨNG KHOÁN
ĐẢM BẢO BẰNG NỢ VAY CẦM CỐ (MBSs)................................................. vii
1.1. VỊ TRÍ CỦA THỊ TRƯỜNG MBSs TRONG MỐI LIÊN HỆ GIỮA
THỊ TRƯỜNG VAY NỢ CẦM CỐ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN NỢ DÀI HẠN:............................................................................. vii
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................vii
1.1.2. Vị trí của thị trường MBSs:.................................................................... viii
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG NỢ VAY CẦM CỐ:.................ix
1.2.1. Thị trường nợ vay cầm cố sơ cấp: ............................................................ix
1.2.2. Thị trường nợ vay cầm cố thứ cấp: ...........................................................x
1.3. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN MBSs........................................... xiii
1.3.1. MBSs là gì?: ............................................................................................. xiii
1.3.2. Ai là người phát hành chứng khoán MBSs? ........................................ xiii
1.3.3. Đặc điểm cơ bản của MBSs: ...................................................................xiv
1.3.4. Các dạng chứng khoán MBSs:................................................................xvi
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐẢM BẢO BẰNG NỢ VAY CẦM CỐ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA......xix
1.4.1. Mỹ: .............................................................................................................xix
1.4.2. Malaysia: ...................................................................................................xxi
1.4.3. Hồng Kông ...............................................................................................xxii
1.4.4. Hàn Quốc................................................................................................ xxiii
1.4.5. Thái Lan...................................................................................................xxiv
1.4.6. Những bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng và phát triển thị
trường MBSs ở các quốc gia:.................................................................xxv
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG ............................................................................xxvi
CHƯƠNG 2. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NHÀ Ở VÀ THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.......................................................... xxviii
2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NHÀ Ở TẠI TPHCMxxviii
2.1.1. Tình hình dân số và nhu cầu sử dụng đất tại Tp Hồ Chí Minh...... xxviii
2.1.2. Dự báo nhu cầu vốn cho phát triển nhà ở Thành phố đến năm 2010xxix
2.1.3. Tình hình thị trường bất động sản tại Thành Phố Hồ Chí Minh.......xxix
ii
2.1.4. Thực trạng tài trợ cho vay phát triển nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh ....xxxi
2.2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DÀI HẠN ............................................... xliii
2.2.1. Thị trường trái phiếu sơ cấp:................................................................. xliii
2.2.2. Thị trường trái phiếu thứ cấp: ................................................................xlvi
2.2.3. Những nhà đầu tư mua trái phiếu dài hạn: ........................................ xlviii
2.2.4. Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu: ...................................................li
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG ............................................................................... lii
2.3.1. Thuận lợi: ................................................................................................... lii
2.3.2. Khó khăn: ................................................................................................... lii
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG
MBSs Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................................................. liv
3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG MBSs Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................. liv
3.1.1. Nhu cầu tạo lập thị trường nợ vay cầm cố thứ cấp ở Thành Phố Hồ
Chí Minh:....................................................................................................liv
3.1.2. Lợi ích của việc tạo lập thị trường MBSs: ..............................................lv
3.2. XÂY DỰNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ TẠO LẬP THỊ
TRƯỜNG MBS Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:.............................. lviii
3.2.1. Khả năng ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô:............................... lviii
3.2.2. Xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng: ............................................lix
3.2.3. Có nhu cầu thực sự cho các khoản vay nợ cầm cố:...............................lxi
3.2.4. Khả năng hình thành các tổ chức trung gian:....................................... lxii
3.2.5. Cơ chế tăng cường tín dụng cho các khoản nợ vay cầm cố: ............. lxiii
3.2.6. Điều kiện về chi phí giao dịch và thuế: ................................................lxiv
3.2.7. Vai trò quan trọng của các nhà đầu tư tiềm năng:................................lxv
3.2.8. Khả năng tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán trên thị trườnglxv
3.2.9. Vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm .........................................lxv
3.2.10. Không có những cản trở làm bóp méo giá cả trong thị trường cho
vay cầm cố và thị trường trái phiếu:......................................................lxvi
3.2.11. Năng lực hoạch định chính sách, quản lý và giám sát thị trường: ....lxvi
3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG ........................................................................... lxvii
PHẦN KẾT LUẬN
iii
PHẦN MỞ ĐẦU
i) Lời mở đầu
Thị trường bất động sản tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng trong những năm qua đã có những bước phát triển khá rõ rệt, góp
phần thúc đẩy sự phát triển đô thị, cải thiện được nhu cầu về nhà ở, và góp phần
không nhỏ vào sự phát triển của các ngành kinh tế, kỹ thuật khác. Cùng với tình
hình dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, nhu cầu về nhà ở ngày
càng trở nên cấp bách và cần thiết. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho Thành phố là
phải vừa phải gia tăng cung khối lượng hàng hóa cho thị trường bất động sản sơ
cấp, vừa phải tạo điều kiện để người dân có nhu cầu về nhà ở tiếp cận dễ dàng với
nguồn vốn để mua hoặc thuê nhà.
ii) Vấn đề đặt ra
Trong bối cảnh nêu trên, tình trạng thiếu vốn cho đầu tư xây dựng, thiếu vốn
cho tài trợ nhà ở và việc tìm kiếm công cụ huy động vốn hữu hiệu vẫn đang là bài
toán khó đặt ra cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Những năm qua, để tài trợ vốn cho việc phát triển thị trường bất động sản sơ
cấp, các nhà đầu tư chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng và nguồn vốn ứng trước
của người mua nhà, còn người có nhu cầu mua nhà lại chủ yếu dựa vào nguồn vốn
tín dụng thế chấp từ các ngân hàng thương mại. Áp lực tài trợ đè nặng lên các
ngân hàng vì ngân hàng đang phải cho vay trung dài hạn trong khi nguồn vốn huy
động đầu vào lại từ nguồn tiết kiệm ngắn hạn trong dân cư. Các ngân hàng vừa bị
hạn chế về khả năng nguồn vốn, vừa bị hạn chế về thời hạn cho vay. Nghịch lý
này đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với hệ thống tín dụng, khi xảy ra những biến
động đối với thị trường bất động sản. Có thể nói rằng, bên cạnh những trở ngại có
liên quan đến hệ thống các quy định pháp luật, chính sách cho thị trường bất động
sản, vấn đề thiếu vốn cho lĩnh vực tài chính nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh đã
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường bất động sản và kéo theo
iv
những tác động không tốt cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
Trong khi đó, vai trò của thị trường vốn đối với sự phát triển của thị trường
bất động sản lại thể hiện khá mờ nhạt. Nguồn vốn tài trợ của ngân hàng chưa có cơ
chế nào để liên thông với thị trường vốn trung dài hạn (bao gồm thị trường chứng
khoán), vốn dĩ được đánh giá là có tiềm năng huy động vốn nhàn rỗi rất lớn từ các
tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, một trong những giải pháp tích cực giải quyết
bài toán vốn trong lĩnh vực tài chính nhà ở là phải tìm ra những cơ chế, công cụ
huy động vốn hữu hiệu có thể kết nối thị trường bất động sản với các kênh dẫn vốn
từ thị trường tài chính mà cụ thể là từ thị trường vốn. Vì lý do đó, chúng tôi muốn
đề cập đến việc xem xét khả năng tạo lập một thị trường thứ cấp cho các khoản
vay nợ thế chấp bất động sản của ngân hàng và chứng khoán hóa chúng trên thị
trường vốn. Chúng tôi mong muốn thông qua đề tài “Nghiên cứu khả năng tạo lập
thị trường các chứng khoán đảm bảo bằng nợ vay cầm cố tại Thành phố Hồ Chí
Minh” sẽ gợi mở những nghiên cứu sâu hơn để tìm kiếm giải pháp mới huy động
nguồn vốn tài trợ cho thị trường bất động sản của Thành phố Hồ Chí Minh.
iii) Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này sẽ tập trung trả lời 02 câu hỏi lớn sau:
1. Vì sao cần phải tạo lập thị trường chứng khoán đảm bảo bằng các khoản
vay cầm cố tại Thành Phố Hồ Chí Minh?
2. Xác định những điều kiện tiền đề cho việc tạo lập thị trường chứng khoán
đảm bảo bằng các khoản nợ vay cầm cố và đánh giá khả năng tạo lập thị
trường này tại Thành phố Hồ Chí Minh?
iv) Phạm vi nghiên cứu:
Do loại hình chứng khoán đảm bảo bằng các khoản vay nợ cầm cố thế chấp
bất động sản còn mới lạ với Việt Nam, nhưng thật ra đã được ứng dụng tại nhiều
quốc gia trên thế giới tiêu biểu như Mỹ, Hồng Kông, Malaysia, và một số quốc gia
v
châu Á khác, đề tài nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào việc đề xuất thành phố Hồ
Chí Minh nên tạo lập thị trường chứng khoán này như một trong những giải pháp
huy động vốn mới tài trợ cho lĩnh vực tài chính nhà ở, bên cạnh việc xem xét một
số điều kiện ban đầu để Thành phố có thể tạo lập thị trường MBSs. Như vậy, phạm
vi nghiên cứu của đề tài này sẽ không bao gồm việc đề xuất các giải pháp cụ thể
cho mô hình cũng như việc vận hành thị trường MBSs ở Thành phố Hồ Chí Minh.
v) Phương pháp nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu định tính các lý thuyết đã có cơ sở vững chắc trước
đó. Các lý thuyết này được tìm kiếm và khai thác trên cơ sở các dữ liệu đã được
tập hợp và phân tích một cách có hệ thống. Dựa trên việc thiết lập các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó,
phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích nhằm mục đích
phân tích các yếu tố tác động có thể ảnh hưởng đến việc tạo lập thị trường MBSs ở
Thành Phố Hồ Chí Minh chẳng hạn như phân tích khuôn khổ pháp lý, nhu cầu về
vốn và nhu cầu đầu tư trên các thị trường sơ cấp và thứ cấp. Ngoài ra, đề tài
nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh mô hình thị trường
MBSs tại các quốc gia trên thế giới để có thể rút ra những bài học thực tiễn khi áp
dụng vào Việt Nam. Các phương pháp hỗ trợ khác như khảo sát kinh nghiệm,
phỏng vấn chuyên sâu cũng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn các vấn đề về
thực tiễn nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phần lớn sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp
– tức là những dữ liệu đã có được trong quá khứ. Những dữ liệu này sẽ được sử
dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2 của luận văn này, bao gồm các tài liệu
lý thuyết từ các tác giả nước ngoài và các dữ liệu trong nước từ các tư liệu chuyên
môn, báo chí, v.v…
vi) Kết cấu luận văn
vi
Luận văn này được kết cấu thành 03 chương (không kể phần mở đầu và phần
kết luận) như sau:
Chương 1 “Tổng quan về thị trường chứng khoán đảm bảo bằng các khoản
vay cầm cố thế chấp bất động sản (MBSs)” sẽ phác họa được vị trí của thị
trường chứng khoán MBSs trong tổng thể thị trường tài chính nhà ở; mang đến
những hiểu biết cơ bản về MBSs cho người đọc; và đúc kết những điểm tương
đồng và khác biệt từ mô hình thị trường MBSs của các quốc gia trên thế giới; rút
ra những bài học kinh nghiệm cần được xem xét khi đánh giá khả năng tạo lập 01
thị trường MBSs.
Chương 2 “Thị trường Tài chính nhà ở và thị trường trái phiếu tại Thành
phố Hồ Chí Minh”. Trong chương này, chúng tôi sẽ phân tích thực trạng các thị
trường này tài chính nhà ở và thị trường trái phiếu dài hạn ở Thành phố Hồ Chí
Minh - xem xét trong mối quan hệ với các nhân tố có liên quan đến việc tạo lập thị
trường MBSs.
Chương 3: “Những điều kiện tiền đề cho việc tạo lập thị trường MBSs và khả
năng tạo lập thị trường MBSs ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Qua kết quả phân
tích ở chương 02, chúng tôi sẽ đánh giá về khả năng cho việc tạo lập một thị
trường MBSs tại Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với một số khuyến nghị tiền đề
cần thiết cho việc tạo lập thị trường này.
vii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CÁC
CHỨNG KHOÁN ĐẢM BẢO BẰNG NỢ VAY CẦM CỐ
1.1. VỊ TRÍ CỦA THỊ TRƯỜNG MBSs TRONG MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỊ
TRƯỜNG VAY NỢ CẦM CỐ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
NỢ DÀI HẠN:
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
• Thị trường bất động sản: bất động sản (BĐS) được hiểu là các tài sản
không di dời được, bao gồm đất đai; nhà ở; công trình xây dựng gắn liền
với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;
và các tài sản khác gắn liền với đất. Thị trường BĐS là nơi mua bán và
diễn ra các giao dịch khác về BĐS
• Tài chính nhà ở: Đối với nhiều nước trên thế giới thì khái niệm tài chính
nhà ở là một khái niệm quen thuộc và đã được áp dụng từ lâu bao gồm
các hoạt động có liên quan đến cho vay, thế chấp, cấp vốn, trợ cấp, thuế,
giá cả, phát hành chứng khoán, bảo hiểm... có liên quan đến nhà ở.
Trong tài chính nhà ở, một nội dung đặc biệt quan trọng chính là tín
dụng nhà ở - thể hiện qua các hoạt động cho vay cầm cố thế chấp bằng
bất động sản.
• Nợ vay cầm cố được hiểu trong luận văn này như là khoản nợ vay cầm
cố thế chấp bằng bất động sản. Nói cách khác, đây là một hợp đồng thỏa
thuận giữa bên cho vay và bên đi vay mua nhà – trong đó, bên đi vay
cam kết dùng tài sản của mình cầm cố/thế chấp cho bên kia để đảm bảo
nợ vay. Hợp đồng này cũng cho phép bên cho vay được quyền phát mãi
tài sản này nếu người đi vay không trả được nợ.
• Thị trường sơ cấp các khoản vay cầm cố thế chấp bất động sản (gọi tắt
là thị trường nợ vay cầm cố sơ cấp) là nơi cung cấp nợ vay cầm cố trực
tiếp từ người cho vay đến người đi vay.
viii
• Thị trường thứ cấp các khoản nợ vay cầm cố thế chấp bất động sản (gọi
tắt là thị trường nợ vay cầm cố thứ cấp) là thị trường mà các khoản nợ
vay cầm cố được mua, bán lại nhằm mục đích chính là tăng cường tính
thanh khoản cho tổ chức cho vay và đáp ứng nhu cầu lưu thông về vốn
giữa khu vực thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
• Thị trường chứng khoán nợ dài hạn: là một bộ phận của thị trường vốn,
hay nói cụ thể hơn là một bộ phận của thị trường chứng khoán, trong đó
các chứng khoán nợ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên được giao dịch. Sở dĩ
khái niệm về thị trường chứng khoán nợ dài hạn được đề cập trong
chương này là vì chứng khoán MBSs cũng là một loại công cụ huy động
vốn trong thị trường nợ dài hạn.
1.1.2. Vị trí của thị trường MBSs:
Có thể hình dung thị trường MBSs được tạo lập nhằm kết nối nhu cầu “cung”
và “cầu” vốn của hai thị trường: thị trường chứng khoán nợ dài hạn (bên cung
vốn), và thị trường tín dụng nhà ở (bên cầu vốn). Theo đó, vị trí của thị trường
chứng khoán MBSs có thể được mô tả khái quát ở hình dưới đây:
Hình 1: Thị trường MBSs trong mối liên hệ với thị trường nợ vay cầm cố và thị trường chứng
khoán nợ dài hạn
ix
Dễ dàng thấy rằng sự xuất hiện thị trường chứng khoán MBSs đóng vai trò
quan trọng trong việc đưa vốn từ thị trường vốn vào thị trường tiền tệ, trong đó,
điểm mấu chốt là sự xuất hiện của thị trường nợ vay cầm cố thứ cấp, và vai trò của
tổ chức trung gian – người mua lại các khoản nợ và phát hành chứng khoán MBSs
đến cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nợ. Việc nghiên cứu sâu hơn về
quá trình vận hành và khuynh hướng phát triển của thị trường nợ vay cầm cố sẽ
giúp lý giải sự cần thiết cũng như ích lợi của việc tạo lập thị trường MBSs.
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG NỢ VAY CẦM CỐ:
1.2.1. Thị trường nợ vay cầm cố sơ cấp:
Ở các quốc gia, hầu như mô hình cho vay cầm cố thế chấp bất động sản đều
khởi đầu từ một kiểu truyền thống, đó là mô hình mà 1 tổ chức tín dụng thực
hiện tất cả các chức năng chủ yếu như: tìm kiếm người cho vay để tạo lập các
khoản cho vay nhà, tự thực hiện các dịch vụ đối với khoản vay (tổ chức thu tiền
thanh toán từ người đi vay và ghi chép sổ sách) quản lý toàn bộ các rủi ro và
thực hiện tài trợ. Các tổ chức này cũng có thể sử dụng dịch vụ của các tổ chức
thứ 3 như những tổ chức bảo hiểm nợ vay, thẩm định và các cơ quan xếp hạng
tín dụng... Tuy nhiên, những chức năng chính sẽ do tổ chức cho vay thực hiện.
Hình 1: Mô hình kiểu cho vay truyền thống
Người đi vay
Người cho vay
Tạo ra khoản vay
(Originante)
Thực hiện dịch vụ
(service)
Quản lý rủi ro
(Manage Risk)
Tài trợ
(Fund)
x
Các tổ chức cho vay bao gồm: các ngân hàng thương mại; các tổ chức tiết
kiệm hợp đồng của nhà nước hoặc của các hiệp hội tư nhân lập ra chủ yếu nhằm
mục đích cho vay tạo lập nhà ở, trong đó đối tượng gửi tiết kiệm cũng đồng thời
là đối tượng đi vay.
Điểm thuận lợi của mô hình cho vay truyền thống này là tính đơn giản của nó
(một tổ chức thực hiện tất cả các chức năng) và khả năng cung cấp nhiều dịch vụ
cho khách hàng. Tuy nhiên, điểm bất lợi của mô hình truyền thống là tổ chức
cho vay phải đối mặt với rủi ro bất tương xứng giữa nguồn vốn huy động đầu
vào và nguồn vốn cho vay, làm gia tăng rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Rủi
ro thanh khoản có thể gia tăng vì các khoản cho vay cầm cố là dài hạn còn nguồn
tiền gửi vào lại là ngắn hạn. Rủi ro lãi suất gia tăng là do có sự bất cân xứng
trong kỳ hạn và đặc trưng lãi suất giữa tài sản và nợ của ngân hàng. Vì những rủi
ro này mà nhiều ngân hàng thương mại hạn chế cho vay cầm cố.
1.2.2. Thị trường nợ vay cầm cố thứ cấp:
1.2.2.1. Những nhu cầu cơ bản ảnh hưởng đến sự ra đời của thị trường nợ vay
cầm cố thứ cấp
Thị trường nợ vay cầm cố thứ cấp phát triển là kết quả của các nhân tố ảnh
hưởng sau:
• Một là, nhu cầu tồn tại một thị trường đặc biệt dành cho các tổ chức cho
vay với mục đích có thể bán lại các khoản cho vay này để bổ sung thêm
nguồn tài chính tài trợ cho các khoản vay mới;
• Hai là, nhu cầu tồn tại một cơ chế thị trường để làm cho dòng tiền tài trợ
giữa các khu vực lưu thông dễ dàng hơn. Một thị trường như thế cho phép
những người cho vay ở các khu vực – nơi phát sinh nhu cầu về nhà ở và
nhu cầu vay nợ cầm cố vượt quá khả năng cung vốn (khả năng huy động
tiền gửi) có thể bán những khoản nợ này cho một tổ chức trung gian ở khu
vực khác nơi có nguồn tiền gửi thặng dư;
xi
• Ba là, do nhu cầu đầu tư ngày càng tăng cao của những khu vực thặng dư
vốn. Người gửi tiết kiệm không còn bị giới hạn sử dụng các phương thức
gửi tiền truyền thống như mở tài khoản tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi ngắn
hạn. Họ bắt đầu hướng đến những hình thức tiết kiệm mới, dài hạn hơn –
thông qua các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí. Nhận thấy được đặc điểm về kỳ
hạn của nguồn vốn huy động tiết kiệm dài hạn này khá tương đồng với kỳ
hạn nguồn vốn cho vay nhà ở, các tổ chức cho vay có nhu cầu liên kết với
một số tổ chức trung gian để cùng tìm ra những cách khác nhau tạo nên
một kênh dẫn vốn mới cho hoạt động tài trợ tín dụng nhà ở.
Tất cả các nhân tố ảnh hưởng trên đã góp phần thúc đẩy thị trường nợ vay
cầm cố phát triển lên một mức độ cao hơn: đó là hoạt động của thị trường nợ vay
cầm cố thứ cấp.
1.2.2.2. Hoạt động của thị trường nợ vay cầm cố thứ cấp:
Thị trường thứ cấp có thể tồn tại vừa dưới 2 dạng: Dạng thứ 1 là các giao
dịch mua bán nợ vay cầm cố giữa các ngân hàng với nhau. Đây mô hình thị
trường lâu đời và đơn giản nhất. Mặc dù những giao dịch dạng này đã hình thành
ở nhiều quốc gia nhưng nó không phổ biến rộng rãi vì chi phí đánh giá rủi ro tín
dụng cao và tính chất không tương