* TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
“ Sức khoẻ là một tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là một tình trạng không tàn tật hay bệnh tật”
( Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ chức ytế Thế giới).
Công tác PHCN dựa vào cộng đồng cho Bệnh nhân Tai biến Mạch máu não dựa vào cộng đồng là một mảng ytế trong công tác Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn vì:
+ Tỷ lệ mắc bệnh Tai biến mạch máu não cao.
+ Nguyên nhân gây tử vong rất lớn chỉ đứng thứ 3 sau Ung thư và các bệnh Tim mạch.
+ Tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hạn chế được tối đa tỷ lệ mắc bệnh cho con người từ lúc sơ sinh chào đời đến lúc đầu bạc răng long của nhân loại.
* Các yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe của con người chúng ta cần đảm bảo các yếu tố cụ thể như sau:
+ Đảm bảo đủ dinh dưỡng cơ bản cần thiết.
+ Cung cấp nước tốt, nước sạch cho cơ thể.
+ Tiện nghi sinh hoạt, lao động hàng ngày thích ứng cho từng cá nhân.
+ Đảm bảo an toàn môi trường tự nhiên và xã hội.
+ Chăm sóc sức khỏe: Phòng bệnh, chữa bệnh và Phục hồi chức năng.
Làm thế nào để hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh? Tỷ lệ tử vong và các di chứng nặng nề do bệnh gây ra cho bệnh nhân? các giải pháp, biện pháp cụ thể để giúp bệnh nhân Tai biến Mạch máu não sau di chứng giảm bớt được gánh nặng sớm có cơ hội hoà nhập được với gia đình và cộng đồng?
Đó là mục tiêu để bản thân tôi tập chung nghiên cứu nhằm làm tốt công tác PHCN Dựa vào cộng đồng, Nâng cao hiểu quả công tác PHCN cho tất cả các bệnh nhân trong chương trình nhằm giảm kỳ thị, xã hội có sự chia sẻ cảm thông và thay đổi cách nhìn nhận thiện cảm hơn về phía địa phương và toàn thể xã hội và từ đó có giải pháp giúp đỡ khắc phục hậu quả di chứng để lại cho người tàn tật và khuyết tật trên địa bàn.
24 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khoa học điều tra tình hình bệnh nhân tăng huyết áp, xây dựng mô hình chăm sóc-Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP, XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHĂM SÓC-BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG
MỤC LỤC
Chương 1: Đặt vấn đề: Trang: 1
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Trang: 2
Chương 3: kết quả Trang: 4
Chương 4: Phân tích kết quả Trang: 9
Chương 5: Bàn luận Trang: 11
Chương 6: Kiến nghị Trang: 13
* Tài liệu tham khảo Trang: 14
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Bs Nguyễn Đức Tuyến.
Trạm Trưởng Trạm y tế xã Quảng An - Đầm Hà - Quảng Ninh
ĐỀ TÀI: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: KTV Chính Y - PHCN: Đặng Văn Minh
* TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
“ Sức khoẻ là một tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là một tình trạng không tàn tật hay bệnh tật”
( Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ chức ytế Thế giới).
Công tác PHCN dựa vào cộng đồng cho Bệnh nhân Tai biến Mạch máu não dựa vào cộng đồng là một mảng ytế trong công tác Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn vì:
+ Tỷ lệ mắc bệnh Tai biến mạch máu não cao.
+ Nguyên nhân gây tử vong rất lớn chỉ đứng thứ 3 sau Ung thư và các bệnh Tim mạch.
+ Tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hạn chế được tối đa tỷ lệ mắc bệnh cho con người từ lúc sơ sinh chào đời đến lúc đầu bạc răng long của nhân loại.
* Các yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe của con người chúng ta cần đảm bảo các yếu tố cụ thể như sau:
+ Đảm bảo đủ dinh dưỡng cơ bản cần thiết.
+ Cung cấp nước tốt, nước sạch cho cơ thể.
+ Tiện nghi sinh hoạt, lao động hàng ngày thích ứng cho từng cá nhân.
+ Đảm bảo an toàn môi trường tự nhiên và xã hội.
+ Chăm sóc sức khỏe: Phòng bệnh, chữa bệnh và Phục hồi chức năng.
Làm thế nào để hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh? Tỷ lệ tử vong và các di chứng nặng nề do bệnh gây ra cho bệnh nhân? các giải pháp, biện pháp cụ thể để giúp bệnh nhân Tai biến Mạch máu não sau di chứng giảm bớt được gánh nặng sớm có cơ hội hoà nhập được với gia đình và cộng đồng?
Đó là mục tiêu để bản thân tôi tập chung nghiên cứu nhằm làm tốt công tác PHCN Dựa vào cộng đồng, Nâng cao hiểu quả công tác PHCN cho tất cả các bệnh nhân trong chương trình nhằm giảm kỳ thị, xã hội có sự chia sẻ cảm thông và thay đổi cách nhìn nhận thiện cảm hơn về phía địa phương và toàn thể xã hội và từ đó có giải pháp giúp đỡ khắc phục hậu quả di chứng để lại cho người tàn tật và khuyết tật trên địa bàn.
Lời cảm ơn:
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới:
* Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp.
* Trung tâm ytế Huyện Đầm Hà.
* Tập thể Cán bộ NV các Trạm ytế xã, Thị trấn.
Với bản đăng ký đề tài này tôi hoàn thành được một phần nhờ các đồng chí Trạm trưởng, tập thể cán bộ nhân viên ytế và các đồng chí Chuyên trách Công tác PHCN dựa vào cộng đồng ở các Trạm ytế đã cung cấp cho tôi những tư liệu quý báu hướng dẫn việc thực hiện tốt kỹ thuật, kỹ năng trong công tác PHCN tại các Trạm ytế cơ sở trên địa bàn Huyện.
Đồng thời Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các anh chị em đồng nghiệp đã động viên tạo điều kiện giúp đỡ tôi về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật thực hành, hướng dẫn xây dựng đề tài nghiên cứu cũng như về thời gian, kinh phí trong quá trình thực hiện Đề tài.
I./. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Trạm ytế cơ sở là tuyến ytế gần với mọi tầng lớp nhân dân nhất và là nơi mà nhân dân được hưởng, sử dụng các dịch vụ ytế đầu tiên nhất vì là nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.
- Công tác PHCN DVCĐ cần được các cấp, các nghành cần quan tâm đặc biệt vì ngoài công tác khám chữa bệnh chung cho nhân dân thì công tác PHCN phủ trên diện rộng cho các đối tượng khuyết tật và tàn tật trong cộng đồng trên địa bàn Huyện Đầm hà.
- Người cán bộ làm công tác ytế nói chung và cán bộ làm chuyên trách PHCN DVCĐ phải có kiến thức sâu rộng, có kiến thức thực hành các kỹ thuật và nhận thức kỹ năng vững vàng….
- Đặc biệt người cán bộ ytế cần quan tâm hơn nữa về kỹ năng thực hành trong công tác phục hồi các chức năng khiếm khuyết cho người khuyết tật và tàn tật, Sớm giúp đỡ họ hòa nhập cuộc sống cộng đồng gia đình và xã hội.
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, chỉ định và chống chỉ định trong công tác thực hiện các kỹ thuật phục hồi, trước khi tiến hành kỹ thuật cần khám sàng lọc, phân loại đối tượng để có chỉ định và chống chỉ định cụ thể.
Bởi vì hậu quả do tàn tật mang lại rất nặng nề như giảm chức năng ngăn cản họ thực hiện đầy đủ vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng… mà phảI phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tại… trong lúc người cùng tuổi, cùng giới, cùng hoàn cảnh, cùng công việc họ đều thực hiện được nhưng người khuyết tật lại không làm được:
+ Đối với xã hội:
- Bản thân người tàn tật không tham gia được vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội…
- Xã hội, cộng đồng, chính quyền địa phương phải chi một số vốn giúp đỡ người tàn tật để cho họ học nghề kiếm sống….
- Thái độ xã hội sai trái, thường không chú ý đến nhu cầu của người tàn tật và không đánh giá đúng vai trò của họ.
+ Đối với gia đình:
- Người tàn tật không tham gia các hoạt động trong gia đình.
- Người tàn tật không những không có thu nhập của họ mà còn phải tốn kém thời gian và tiền của để nuôi dưỡng và chăm sóc cho họ.
+ Đối với bản thân họ:
- Trên 90% Trẻ em tàn tật chết trước 2 tuổi.
- Tỷ lệ họ bị mắc bệnh hiểm nghèo rất cao.
- Họ thường bị thất học, ít có sơ hội được học nghề.
- Thất nghiệp cao, thu nhập thấp.
- Không có cơ hội lập gia đình
- Thường hay bị xã hội coi thường họ. Không đếm xỉa đến các nhu cầu, bị xa lánh, tách biệt và đối xử không được bình đẳng…!
Từ thực tiễn đó: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học này nhằm nâng cao chất lượng phòng bệnh nói chung và đặc biệt là chương trình công tác PHCNDVCĐ nói riêng ngày càng hoàn thiện, tạo niềm tin nơi nhân dân tin tưởng nơi người Thầy thuốc khi họ trông đợi gửi gắm sứ mệnh cho mình.
II./. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
* Mục tiêu chung:
+ Phát hiện sớm và điều trị sớm đúng bệnh.
+ Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho toàn xã hôi, đặc biệt là Bà Mẹ và Trẻ em
+ Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân.
+ Bảo vệ Bà Mẹ Trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình.
+ Cung cấp đủ nước, nước sạch và nước tốt cho toàn nhân dân.
+ Bảo vệ môi trường trong sạch về tự nhiên và xã hội.
+ Đồng thời phát triển mạng lưới Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, đặc biệt là phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Qua thực tiễn đó để làm cơ sở nghiên cứu và tham mưu cho Lãnh đạo Trung tâm ytế Huyện nhà và Chính quyền địa phương góp phần nâng cao chất lượng PHCNDVCĐ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cần thiết cho mọi tầng lớp nhân trên địa bàn Huyện Đầm Hà - QN.
* Mục tiêu cụ thể:
- Phát hiện khiếm khuyết càng sớm càng tốt.
- Điều trị sớm các khiếm khuyết và điều trị đúng bệnh.
- Tìm công ăn việc làm và dạy nghề cho họ.
- Giáo dụ đặc biệt cho người khuyết tật và tàn tật
- Phát triển tốt mạng lưới PHCN đến tận thôn bản và gia đình của họ.
Qua công tác nghiên cứu Đề tài này làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp – giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường nhận thức và kiến thức thực hành về mọi mặt công tác trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Đồng thời làm cơ sở để đề xuất với các Ban nghành liên quan cùng tham gia xã hội hoá công tác ytế và phối kết hợp chặt chẽ với nghành ytế nằm trên địa bàn Huyện cùng phấn đấu xây dựng nghành ytế Huyện nhà trong năm 2012 và những năm tiếp theo ngày càng vững mạnh.
III./. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
* Các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến TBMMN:
+ Các bệnh về Tim mạch….
+ Bệnh tăng Huyết áp.
+ Hút thuốc lá lâu năm.
+ Nghiện rượu.
+ Đái tháo đường
+ Béo phì
+ Căng thẳng, áp lực.
+ Cơ thể phải dùng nhiều các loại thuốc.
+ Thói quen ăn uống….
1. Mục đích của Chương trình phục hồi chức năng DVCĐ:
- Hoàn lại một cách tối đa thực thể, tinh thần và nghề nghiệp.
- Ngăn ngừa thương tật thứ cấp sau tàn tật hay khiếm khuyết.
- Tăng cường khả năng còn lại của họ để làm giảm hậu quả tàn tật cho bản thân gia đình và xã hội.
- Thay đổi tích cực suy nghĩ, thái độ xã hội chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đẳng của xã hội. Đồng thời người tàn tật cũng chấp nhận tàn tật của mình và thái độ tốt cảu xã hội để họp tác trong công tác PHCN.
- Động viên toàn bộ xã hội ý thức được phòng ngừa tàn tật là công việc của mọi người, mọi nơi, mọi lúc để giảm thiểu tối đa tỷ lệ tàn tật cho mọi người.
Quan trọng nhất và công việc hữu ích nhất của Chương trình PHCNDVCĐ là người tàn tật được phát hiện và PHCN tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi bởi người tàn tật, thân nhân và nhân viên Y tế cơ sở dưới sự hướng dẫn của Cán bộ PHCN.
Đồng thời đây là cách thiết thực hóa công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng dân cư vì:
- Tỷ lệ người tàn tật được phục hồi chức năng cao nhất.
- Chất lượng phục hồi cao vì được đáp ứng 5 nhu cầu cơ bản cần thiết của con người và giải quyết được thái độ của xã hội đối với người tàn tật.
- Chi phí cho công tác PHCN có thể chấp nhận được.
- Có thể lồng ghép chương trình PHCN với công tác Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương.
2./. Đối tượng:
- Đối tượng nghiên cứu chính trong Đề tài này mà bản thân tôi tâm đắc tiến hành nghiên cứu là những khó khăn và sự can thiệp của Y học hiện đại về các kỹ thuật tập chung vào Bệnh nhân sau TBMMN được PHCN tại cộng đồng.
- Đối tượng được áp dụng nghiên cứu trong Đề tài này là 100% cán bộ ytế cơ sở bao gồm: Bác sỹ, Y sỹ, KTV, NHS, Điều dưỡng và đặc biệt là chuyên trách chương trình PHCN của tất cả 10 Trạm ytế cơ sở địa bàn Huyện Đầm Hà về PHCN cho Bệnh nhân sau TBMMN dựa vào cộng đồng.
2./. Phương pháp:
Nghiên cứu bệnh nhân TBMMN được đưa vào chương trình PHCN DVCĐ của 10 Trạm ytế cơ sở của Địa bàn Huyện Đầm Hà đó là: Trạm ytế: Thị trấn – Tân Lập – Quảng Lợi – Quảng Lâm – Quảng An – Tân Bình - Đại Bình - Đầm Hà - Quảng Tân – Dực yên.
- Tổng số Cán bộ nhân viên của 10 Trạm ytế trên gồm: 60 đồng chí cán bộ nhân viên Bao gồm các đối tượng là: Bác sỹ, Y sỹ, KTV, NHS, Đ.dưỡng.
* Phương pháp Nghiên cứu:
+ Nghiên cứu những khó khăn, Sự can thiệp tổng thể, Can thiệp Y học, Các phương pháp PHCN cho TBMMN
* Thời gian tiến hành Nghiên cứu Đề tài:
- Dự kiến từ 25/2/2012 đến 25/11/2012.
* Địa điểm Nghiên cứu:
- Tại Trạm ytế cơ sở của 10 Trạm ytế trên địa bàn Huyện Đầm Hà.
* Công cụ thu thập số liêu:
- Theo quy trình và kỹ thuật thực hiện trên bệnh nhân TBMMN.
- Các tài liệu tham khảo trong công tác PHCN của chương trình ytế.
IV./. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT PHCN
1. Những khó khăn ở bệnh nhân TBMMN:
* Biểu hiện ở Bệnh nhân TBMMN:
- Vận động: Liệt một tay và chân cùng bên, có thể kèm theo liệt mặt
- Cảm giác: Tê bì mất cảm giác hoặc rối lạo cảm giác nửa người.
- Về ngôn ngữ khó nói, nói ngọng hoặc không hiểu ngôn ngữ.
- Về tri giác: Hôn mê lẫn lộn, rối loạn tri giác.
- Những vấn đề khác: Khó nhìn, đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn về nuốt khi ăn…
* Khó khăn về Vận dộng di chuyển:
- Tình trạng bất thường về trương lực cơ.
- Mất đối xứng vì mất cân bằng trương lực cơ.
- Tình trạng bất thường về lực cơ.
- Mất sự phối hợp bất thường về lực cơ.
- Chịu trọng lượng không đều giữa 2 bên cơ thể.
- Phản ứng thăng bằng của cơ thể kém, rối loạn tri giác.
- Rối loạn cảm giác về vị thế, cảm thụ bản thể.
* Bệnh nhân TBMMN có mẫu co cứng riêng:
- Các cơ ở nửa người bên liệt: Co cứng và ngắn hơn so với bên lành, nên cổ và thân mình bị nghiêng về bên liệt.
- Tay liệt: Các khớp ở tay liệt như: Khớp vai, khớp khuỷu và khớp cổ tay bàn tay bị gập và xoay trong.
- Hông bên liệt khi đi bị kéo cao hơn bên lành.
- Chân liệt: Khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân bị duỗi nên khi đi chân bên liệt có cảm giác dài hơn bên lành, hông bên liệt buộc phải nhấc cao hơn
* Khó khăn về giao tiếp:
- Nghe và hiểu lời nói của người thân và gia đình kém.
- Bản thân người tàn tật diễn đạt bằng lời nói rát kém: Nói khó, nói lắp, nói ngọng, nói không rõ tiếng hoặc không nói được…
- Đọc và viết kém hoặc không thực hiện được.
* Khó khăn về các hoạt động hàng ngày:
- Ăn uống, chải tóc, đánh răng, mặc quần áo,tắm giặt, thay quần áo, đi vệ sinh và các sinh hoạt cá nhân rát hạn chế.
- Bệnh nhân có thể không tự làm được một mình cần sự trợ giúp bằng dụng cụ hoặc sự giúp đỡ của người thân và gia đình.
* Khó khăn về tâm lý:
- Trầm cảm lo âu, hụt hẫng, bi quan mất hy vọng.
- Người bệnh không ham muốn, thiếu đông cơ luyện tập, không cố gắng… trong mọi hoạt động của cơ thể.
- Thường thì hay ỉ lại chờ đợi sự chăm sóc phục vụ của gia đình….
2. Giáo dục người tàn tật và gia đình:
Cán bộ phụ trách chương trình Phục hồi chức năng tại cộng đồng phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn gia đình người thân của người tần tật biết cách hỗ trợ đơn giản cơ bản nhất để giúp đỡ người tàn tật:
+ Cách theo dõi Huyết áp và chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và phù hợp với nhu cầu của cơ thể người bệnh. Từ đó có sự phối hợp đồng nhất để đưa ra các biện pháp chăm sóc về thuốc cũng như chế dộ ăn uống của người bệnh.
+ Cách phòng và loại bỏ các yếu tố nguy cơ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt là hướng dẫn gia đình và người tàn tật phòng cho người tàn tật tránh gần bếp lửa, giếng, ao sâu, nguồn điện… tránh tai nạn rủi ro thứ cấp đáng tiếc xảy ra cho họ.
+ Cách hỗ trợ người bệnh luyện tập: có rất nhiều hình thức hỗ trợ tập luyện bằng dụng cụ và bằng người thân trợ giúp họ khi luyện tập trong công tác phục hồi chức năng.
+ Cách hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc bản thân một cách độc lập: Bằng chính khả năng còn lại của họ như tay và chân bên lành giúp bên liệt hoạt động.
+ Những thay đổi môi trường gia đình để người tàn tật tái hòa nhập cộng đồng: Đặc biệt hỗ trợ chia sẻ về tình cảm và tâm lý của gia đình và xã hội để người tàn tật hiểu được sự cảm thông của toàn cộng đồng, khuyến khích và khích lệ họ phấn đấu tăng cường các khả năng đã bị mất.
+ Khích lệ lòng tự trọng và cũng được người khác tôn trọng ( trong gia đình và xã hội) đồng thời coi người tàn tật như chính mình để có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.
+ Gia đình và xã hội cần quan tâm xem xét giải quyết vấn đề việc làm phù hợp với khả năng mà người tàn tật ở tuổi lao động đáp ứng được để họ hiểu rằng và có ý chí vươn lên trong cuộc sống “ Tàn nhưng không phế”.
3. Các kỹ thuật PHCN hỗ trợ cho Bệnh nhân sau TBMMN:
Con người nói chung và người tàn tật nói riêng có 5 nhu cầu cơ bản. Từ nhu cầu đơn giản nhất là sự sống, tồn tại. Cần có đủ vật chất trong thiên nhiên để sống và sinh đẻ bảo tồn giống nòi qua các thế hệ của con người.
Mức độ cao hơn, con người phải được bảo vệ để chống chọi với thiên nhiên và trong lao động sản xuất duy trì đời sống. Con người phải có nhu cầu trong xã hội được trở thành thành viên của cộng đồng.
Vì vậy con người dù là người tàn tật nhưng phải có vai trò trong xã hội và tự bản thân họ tự nhận biết mình phải có vai trì và trách nhiệm với xã hội, được xã hội thừa nhận.
Đây là nguyên tắc cơ bản để chúng ta kết hợp với gia đình người và bản thân người tàn tật thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Nó làm thay đổi quan điểm trạng thái và thái độ đối với người tàn tật, vì đó là một trong những nguyên nhân gây nên tàn tật là thái độ không công bằng của xã hội đố với người tàn tật tại cộng đồng.
* Bố trí giường nằm trong phòng theo nguyên tắc mọi tiếp xúc tác động tới người bệnh đều đến từ phía bên liệt giúp thuận tiện cho người bệnh.
Cán bộ Y tế cần hướng dẫn cho người bệnh nằm đúng tư thế tránh gây lóe và hoại tử các cơ và xương.
CÁC BÀI TẬP THỤ ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN TBMMN
Cán bộ PHCN tập thụ động cho bệnh nhân gập và duỗi cổ tay và khớp háng.
* CÁCH LĂN TRỞ BỆNH NHÂN TBMMN
* CÁCH MẶC QUẦN ÁO
* DI CHUYỂN TỪ GIƯỜNG XANG GHẾ ( XE LĂN) VÀ NGƯỢC LẠI.
* TẬP ĐỨNG DẬY BẰNG DỤNG CỤ HỖ TRỢ:
* HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ ĐI BẰNG THANH SONG SONG.
* TẬP VẬN ĐỘNG KHỚP HÔNG:
* TẬP KHỚP VAI TRÁNH DÍNH KHỚP VỚI DÒNG DỌC:
* HỖ TRỢ HỌC TẬP THÍCH NGHI VỚI CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH
* Để người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân một cách độc lập cần chú ý xem nên sửa sang lại lối đi, mở rộng cửa, chiều cao của nhà vệ sinh, bếp và nhà tắm…
V./. BÀN LUẬN:
Qua kết quả thu được về qua trình nghiên cứu công tác Phục hồi chức năng cho người tàn tật nói chung và phục hồi chức năng cho người tàn tật sau Tai biến mạch máu não nói riêng…. Bao gồm các biện pháp về Y học, kinh tế học, xã hội học, giáo dục đặc biệt và kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và tàn tật.
Đảm bảo cho người tàn tật có cơ hội hội nhập (Đối với trẻ em) và tái hội nhập trong xã hội( đối với người lớn). Có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình và xã hội, có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh tàn tật hiện tại của họ.
Phục hồi chức năng không phải là phương pháp chữa khỏi bệnh cho họ mà là ngành khoa học áp dụng các biện pháp y học hiện đại, các dụng cụ hỗ trợ khuyến khích họ làm cho người tàn tật thích ứng với hoàn cảnh tối đa.
Đồng thời qua việc Phục hồi chức năng cho người tàn tật tại cộng đồng làm cho xã hội ý thức được trách nhiệm của mình đối với người tàn tật và đề phòng tàn tật để người tàn tật có cuộc sống tự lập tối đa trong hoàn cảnh tật nguyền của bản thân mình.
Bên cạnh đó gia đình và xã hội cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông, công sở…. để người tàn tật có thể đến được mọi nơi mà họ cần đến như mọi người để có cơ hội vui chơi học hành, làm việc và tham gia các hoạt động xã hội.
Nhân viên Y tế tại các Trạm Y tế xã phường và đội ngũ Y tế thôn bản cần tập chung phát hiện sớm và phân loại được người tàn tật, khuyết tật, tìm người có nhu cầu phục hồi chức năng cần thiết để đưa vào chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại địa phương.
Việc chọn tài liệu và áp dụng các dụng cụ huấn luyện thích hợp đối với từng bệnh nhân và đặc biệt là bệnh nhân sau Tai biến mạch máu não. Đồng thời lưu ý chọn lựa tìm người trong gia đình thân thiết gần gũi nhất với người bệnh để Cán bộ PHCN hướng dẫn các phương pháp huấn luyện cụ thể cho người tàn tật.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát người huấn luyện với người tàn tật xem bản thân của họ có thực hiện đúng không, có lệch lạc với các phương pháp mà chúng ta hướng dẫncho họ không… từ đó sẽ có các biện pháp chỉnh sửa và thay thế kịp thời giúp họ chóng hồi phục trong thời gian sớm nhất.
VI./. KẾT LUẬN:
- Hiện nay 100% các Trạm ytế được phân công cán bộ chuyên trách phụ trách mảng Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền tại Trạm Y tế xã, đồng thời đã mở các lớp tập huấn về kiến thức, trang bị đầy đủ về tài liệu hướng dẫn các kỹ thuật phục hồi chức năng cơ bản…. nhưng phương tiện dụng cụ, trang thiết bị ytế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân nói chung và cho công tác PHCN nói riêng chưa có như: các dụng cụ hỗ trợ, xe lăn, dòng dọc và các dụng cụ hỗ trợ khác ….
- Ưu điểm của Công tác PHCN DVCĐ có nhiều ưu điểm rất lớn:
* Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi bởi người tàn tật, nhân viên Y tế cơ sở dưới sự hướng daanxcuar Cán bộ Phục hồi chức năng. Đây là cách thiết thực hóa công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng:
+ Tỷ lệ người tàn tật được phục hồi cao nhất.
+ Chất lượng phục hồi cao: vì Người tàn tật được đáp ứng đủ cả 5 nhu cầu cơ bản của con người và giải quyết tốt thái độ của xã hội đối với người tàn tật không xa lánh kỳ thị với khiếm khuyết của họ tại cộng đồng.
- Chi phí tiền bạc kinh tế cho công tác phục hồi chức năng ở mức thấp nhất vì tận dụng được nguồn nhân lực và các dụng cụ tự tạo tại địa phương.
- Đồng thời có thể lồng ghép chương trình phục hồi chức năng với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng một cách triệt để giải quyết được vấn đề về nhân lực phục vụ, ngân quỹ chi phí và quản lý.
Nhìn chung quy trình kỹ thuật, kỹ năng thực hành các thao tác cơ bản về vận động trị liệu phục hồi chức năng và các kỹ thuật khó hầu hết các đồng chí cán bộ phụ trách chuyên trách công tác PHCN ở các Trạm ytế xã thực hiện r