Đề tài Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam trường thpt phan châu trinh - Tp Đà Nẵng

Ngày nay nền kinh t ế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam đang hội nhập và phát triển nhanhchóng cùng với các nước trong khu vực vàthế giới. Do đó, giáo dục đào tạo càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải tạo ra nguồn nhân l ực Việt Nam có thể lực tốt, t ầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng l ực và đạo đức, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thể chủ động trong môi trường sống và làm việc. Thể dục thể thao là một trong những bộ phận cốt yếu của nền văn hóa xã hội, đóng vai tr ò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là phương ti ện góp phần giáo dục con người phát tri ển một cách toàn diện.Trên thế giới nhiều quốc gia đã sử dụng thể dục thể thao như là một công cụ nhằm nâng cao uy tínquốc gia tạo các mối quan hệ mới, tăng thu nhập quốc dân, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trêntoàn thế giới. Ở nước ta cách mạng tháng 8/1945 thành công, đất nước chuyển sang một thời kỳ mới thì thể dục thể thao là một trong những lĩnh vực được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, với lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch: “ Mỗi người dân yếu ớt t ức l à làm cho cả nước y ếu ớt đi một phần, mỗi người dân khoẻ mạnh tức l à góp phần làmcho cả nước khoẻ mạnh ”. Đứng trước sự quan tâm đó thì ngành thể dục thể thao đã, đang và không ngừng phát triển toàn diện trong đó có một số ngành thể thao mũi nhọn: võ, vật, bắn súng, đá cầu, bóng đá bên cạnh đó thì bóng r ổ làmôn thể thao phong phú, hấp dẫn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất l à đối với thanh thi ếu niên ở lứa tuổi học sinh, sinh viên.

pdf91 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 3569 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam trường thpt phan châu trinh - Tp Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT HAI BƯỚC LÊN RỔ TRONG MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH NAM TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH - TP ĐÀ NẴNG Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014 Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp : Th.S ĐỖ QUỐC HÙNG : ĐINH TIẾN LỰC : 10 STQ LỜI CẢM ƠN Để có được điều kiện thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp cũng như hoàn thành chương trình học 4 năm tại trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng em đã nhận được những sự chỉ dạy tận tình với những kinh nghiệm quý báu từ quý thầy cô bộ môn Giáo Dục Thể Chất thuộc Trung tâm GDTC Đai học Đà Nẵng và Khoa Giáo Dục Chính Trị thuộc Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy (Cô) trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và Trung tâm GDTC Đai học Đà Nẵng đã tạo cho em một môi trường học tập tích cực và vui vẻ. - Thầy ThS. Đỗ Quốc Hùng giảng viên Trung tâm GDTC Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. - Gia đình và bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa vững chắc trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Đinh Tiến Lực MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4 1.1. Các quan điểm của Đảng và nhà nước về TDTT và GDTC trong trường học ........................................................................................................... 4 1.2. Đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông.......................... 8 1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi trung học phổ thông ................................. 8 1.2.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông................................. 9 1.3. Kỹ thuật thể thao..................................................................................... 11 1.4. Bài tập bổ trợ chuyên môn ..................................................................... 13 1.5. Xu hướng phát triển môn bóng rổ ở Việt Nam..................................... 15 1.6. Đặc điểm của hoạt động và thi đấu bóng rổ.......................................... 16 1.7. Phương pháp giảng dạy môn bóng rổ.................................................... 17 1.7.1. Các nguyên tắc lý luận trong giảng dạy bóng rổ ............................ 18 1.7.2. Phương pháp dạy học động tác ........................................................ 19 CHƯƠNG II: MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................................................................................... 25 2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 25 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 25 2.2.1. Nhiệm vụ 1 ........................................................................................ 25 2.2.2. Nhiệm vụ 2 ........................................................................................ 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 25 2.3.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu ............................. 25 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn - toạ đàm ................................................... 26 2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm ........................................................ 27 2.3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................. 27 2.3.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................ 28 2.3.6. Phương pháp toán học thống kê........................................................ 28 2.4. Tổ chức nghiên cứu................................................................................. 30 2.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 30 2.4.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 30 2.4.3. Phương tiện nghiên cứu..................................................................... 31 2.4.4. Kinh phí nghiên cứu .......................................................................... 31 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................... 32 3.1. Giải quyết nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy bộ môn GDTC nói chung, môn bóng rổ nói riêng và thực trạng sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng................................................................................................................ 32 3.1.1. Thực trạng công tác giảng dạy bộ môn GDTC nói chung và môn bóng rổ nói riêng ở trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng ............... 32 3.1.1.1. Chương trình giảng dạy bộ môn GDTC ..................................... 32 3.1.1.2. Chương trình giảng dạy môn bóng rổ ......................................... 35 3.1.1.3. Cơ sở vật chất............................................................................... 36 3.1.1.4. Đội ngũ giáo viên......................................................................... 37 3.1.2. Thực trạng sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng................................... 39 3.2. Giải quyết nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 Trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng.......................................................................................................... 40 3.2.1. Những cơ sở để nghiên cứu lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn ... 40 3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 Trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng ... 41 3.2.3. Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn .. 57 3.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm .................................................................. 57 3.2.3.1.1. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm.......................................... 57 3.2.3.1.2. Lựa chọn các Test đánh giá hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh – TP Đà Nẵng........................................................................................................ 63 3.2.3.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm ............................................... 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 76 1. Kết luận....................................................................................................... 76 2. Kiến nghị .................................................................................................... 78 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - GDTC - TDTT - THTP - TP - NXB - VĐV - RLTT - SGV - TD - GV - PGS : Giáo dục thể chất. : Thể dục thể thao. : Trung học phổ thông. : Thành phố. : Nhà xuất bản. : Vận động viên. : Rèn luyện thể thao. : Sách giáo viên. : Thể dục. : Giáo viên. : Phó giáo sư. DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG Bảng 1 Phân phối chương trình giảng dạy môn GDTC học kỳ II khối lớp 10 trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng năm học 2013 – 2014. 32 Bảng 2 Chương trình giảng dạy môn bóng rổ cho học sinh khối lớp 10 trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng năm học 2013 – 2014. 36 Bảng 3 Cơ sở vật chất trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng. 37 Bảng 4 Danh sách giáo viên bộ môn GDTC trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng. 38 Bảng 5 Kết quả phỏng vấn các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ. 44 Bảng 6 Phân bố yêu cầu về lượng vận động đối với các bài tập đã lựa chọn. 47 Bảng 7 Tiến trình thực nghiệm các bài tập bổ trợ kỹ thuật hai bước lên rổ. 59 Bảng 8 Phân nhóm thực hiện. 61 Bảng 9 Kết quả phỏng vấn các tets kiểm tra đánh giá hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ. 64 Bảng 10 Thành tích thực hiện test kiểm tra trước thực nghiệm. 66 Bảng 11 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. 68 Bảng 12 Thành tích thực hiện test kiểm tra sau 2 tháng thực nghiệm. 70 Bảng 13 Kết quả kiểm tra sau 2 tháng thực nghiệm. 71 Bảng 14 Kết quả nhịp tăng trưởng của nhóm đối chứng sau 2 tháng tập luyện. 73 Bảng 15 Kết quả nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm sau 2 tháng tập luyện. 74 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 1 So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. 69 Biểu đồ 2 So sánh kết quả kiểm tra sau 2 tháng thực nghiệm. 72 Biểu đồ 3 So sánh nhịp tăng trưởng sau 2 tháng thực nghiệm. 75 1ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam đang hội nhập và phát triển nhanh chóng cùng với các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, giáo dục đào tạo càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải tạo ra nguồn nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thể chủ động trong môi trường sống và làm việc. Thể dục thể thao là một trong những bộ phận cốt yếu của nền văn hóa xã hội, đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là phương tiện góp phần giáo dục con người phát triển một cách toàn diện.Trên thế giới nhiều quốc gia đã sử dụng thể dục thể thao như là một công cụ nhằm nâng cao uy tín quốc gia tạo các mối quan hệ mới, tăng thu nhập quốc dân, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên toàn thế giới. Ở nước ta cách mạng tháng 8/1945 thành công, đất nước chuyển sang một thời kỳ mới thì thể dục thể thao là một trong những lĩnh vực được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, với lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch: “ Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi người dân khoẻ mạnh tức là góp phần làm cho cả nước khoẻ mạnh ”. Đứng trước sự quan tâm đó thì ngành thể dục thể thao đã, đang và không ngừng phát triển toàn diện trong đó có một số ngành thể thao mũi nhọn: võ, vật, bắn súng, đá cầu, bóng đá bên cạnh đó thì bóng rổ là môn thể thao phong phú, hấp dẫn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất là đối với thanh thiếu niên ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Là môn thể thao ra đời ở Mỹ (1891) do Dr. James Naismith một giáo viên môn giáo dục thể chất ở học viện Springfield sáng lập, sau đó phát triển rộng rãi ra toàn thế giới. Ở Việt Nam tuy bóng rổ mới gia nhập nhưng cũng có những bước phát triển nhất định. Cũng như các môn thể thao khác, bóng rổ chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và phát triển con người toàn diện, tập luyện thi đấu bóng 2rổ sẽ mau chóng nâng cao các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, phát triển thông minh, tinh thần sáng tạo và đoàn kết. Hiện nay bóng rổ ở nước ta đã có những bước tiến mới về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực cũng như tâm lý thi đấu. Tuy nhiên có một đặc điểm chung là các VĐV Việt Nam có tầm vóc thấp bé cũng như trình độ kỹ thuật còn thấp nên hiệu quả thi đấu ở các giải chưa cao. Vì vậy mà việc tìm ra những bài tập, những đấu pháp hợp lý cho quá trình tập luyện và thi đấu bóng rổ phù hợp với tầm vóc, trình độ của các VĐV Việt Nam là điều rất quan trọng. Trên thực tế tập luyện và thi đấu bóng rổ đã cho thấy rằng kỹ thuật tấn công ngày càng phát triển và hoàn thiện bao nhiêu thì kỹ thuật, chiến thuật trong phòng thủ cũng phát triển không kém, từ đó việc tấn công ghi điểm của các đấu thủ gặp rất nhiều khó khăn. Để giành được thắng lợi trong các trận đấu đòi hỏi các VĐV phải có thể lực dồi dào thực hiện kỹ thuật hoàn hảo, áp dụng triệt để các kỹ, chiến thuật cho hợp lý trong từng trận đấu. Trong tập luyện và thi đấu bóng rổ thì ném rổ là nội dung cơ bản của đội tấn công, còn ném bóng vào rổ là mục đích chủ yếu của nó. Để đạt được thành tích cao trong thi đấu, mỗi cầu thủ bóng rổ không những phải nắm vững kỹ thuật chuyền bóng, bắt bóng, dẫn bóng mà còn biết tấn công ném rổ chính xác, thực hiện ném rổ từ các vị trí ban đầu khác nhau, từ bất kỳ khoảng cách nào trong lúc đối phương kèm chặt. Một trong những kỹ thuật quan trọng nhất khi ném rổ là kỹ thuật hai bước lên rổ. Đây là kỹ thuật rất phổ biến và rất quan trọng trong thi đấu và thường ném ở cự gần, trong các đợt đột phá với sự theo kèm của đối phương. Trong bóng rổ hiện đại nó được sử dụng nhiều nhất khi tấn công dưới bảng rổ, trong quá trình thi đấu thì những đợt tấn công chính xác với kỹ thuật này sẽ chiếm tỷ lệ 25% tổng số điểm mà đội đó ghi được. Để nâng cao hiệu quả trong thi đấu thì cần phải nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ. 3Là sinh viên ngành GDTC & GDQP với chuyên sâu là bóng rổ chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng các bài tập bổ trợ cho kỹ thuật hai bước lên rổ là rất quan trọng và cần thiết. Thông qua quá trình học tập và quan sát học sinh của trường, chúng tôi nhận thấy chưa có nhiều bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm mang lại hiệu quả và sự ổn định cho kỹ thuật. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng. ” 4CHƯƠNG I TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các quan điểm của Đảng và nhà nước về TDTT và GDTC trong trường học. Cấu trúc của nền TDTT Việt Nam được chia thành 2 mảng rõ rệt: TDTT cho mọi người và thể thao thành tích cao. Trong đó, TDTT cho mọi người bao gồm: TDTT xã hội không phân biệt lứa tuổi, giới tính, chức vụ nghề nghiệp, địa bàn sinh sống, làm việc và giáo dục thể chất bắt buộc (dành cho học sinh, sinh viên và sỹ quan, chiến sỹ trong các lực lượng vũ trang). Thể dục, thể thao trong nhà trường vừa là một môn học vừa là một mặt của giáo dục toàn diện, là một bộ phận của TDTT cho mọi người. Nó bao gồm giáo dục thể chất bắt buộc (2 tiết một tuần với học sinh phổ thông; từ 90 -150 tiết/năm học đối với học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) và các hoạt động thể thao ngoại khoá (tự nguyện) ngoài giờ học (trong nhà trường hoặc ngoài nhà trường). Giáo dục thể chất bắt buộc được gọi là giờ thể dục chính khoá hoặc giờ thể dục nội khoá. Nhiệm vụ và mục tiêu của TDTT trường học là nâng cao sức khoẻ, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh; phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động cơ bản của con người; hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và rèn luyện đạo đức ý chí cho người học. Phát triển TDTT trường học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những vấn đề nói trên được quy định tại chương II - Luật Thể dục, Thể thao (Quốc hội khoá 11 thông qua năm 2006) và quy định tại điều 7 Nghị định 122/2007/NĐ - CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thể dục, Thể thao. Những quy định này đã thể chế hoá quan điểm 5của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng. Tháng 10/1941, trong chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh đã nêu rõ: “ Khuyến khích, giúp đỡ nền thể dục quốc dân, làm cho nòi giống ngày càng thêm mạnh. Trẻ em được Chính phủ đặc biệt săn sóc về Thể dục, Trí dục và Đức dục... ” Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 thiết lập tại Bộ quốc gia Giáo dục một Nhà Thanh niên và Thể dục, trong đó có một Phòng thanh niên và một Phòng Thể dục, có nhiệm vụ “ Khuyên và dạy đồng bào tập thể dục... ”. Bác Hồ còn viết bài “ Sức khoẻ và thể dục ” đăng trên báo Cứu quốc (tiền thân của báo Nhân dân) và báo Việt Nam Khoẻ (tiền thân của báo Thể thao Việt Nam) trong đó, Người khẳng định... giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần phải có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh, tức là cả nước mạnh khỏe... ” Tháng 1 năm 1955, trong Lễ Khai giảng trường đại học Nhân dân Việt Nam, Bác Hồ đã căn dặn: “ Thanh niên phải chuyên tâm đi học và công tác nhưng cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên. Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hoá, thể thao có tinh thần tập thể và quần chúng... ” (Hồ Chí Minh - Bàn về công tác giáo dục - NXB Sự Thật 1972). Các sự kiện và những văn bản nói trên đã chứng minh rằng: Ngay từ trước Cách mạng tháng 8 và sau khi chúng ta vừa giành được chính quyền và đang phải chống lại 3 loại giặc (đói - dốt - ngoại xâm) thì Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nêu quan điểm, tư tưởng chỉ đạo công tác TDTT (thể dục theo nghĩa rộng) đối với thế hệ trẻ (học sinh). Vì đó là đối tượng chính của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Về mặt tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên và cao nhất về 6TDTT được đặt trong Bộ quốc gia Giáo dục (trước đó là trong Bộ thanh niên). Điều này càng thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng về công tác Giáo dục thể chất và TDTT trường học. Từ đó đến nay, trong mỗi kỳ đại hội Đảng toàn quốc hoặc trong từng nhiệm kỳ, Trung ương Đảng đều ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tin về TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng. Trong Chỉ thị 36/CT - TW ngày 24/3/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định mục tiêu đến năm 2000 TDTT trường học phải đạt: “ Thực hiện Giáo dục thể chất trong tất cả các trường học. Làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên ”. Muốn vậy thì “ Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban cán sự Đảng Tổng cục TDTT phải phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác Giáo dục thể chất, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ Giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học ” Trong chỉ thị 17/CT - TƯ ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2010, Ban bí thư TƯ Đảng xác định “ Đẩy mạnh hoạt động TDTT nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam. Phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp; Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ VĐV thành tích cao Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học, tiến tới đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC; Xem đây là một tiêu chí công nhận trường chuẩn quốc gia... Tăng đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển TDTT ở trường học, ở nông thôn và miền núi ” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 xác định 1 trong 3 mũi đột phá chiến lược để phát triển kinh tế xã hội đất nước đến năm 2020 là: “ Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung 7vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ việc phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Cần tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ... Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học... Phát triển mạnh phong trào TDTT đại chúng, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao thành tích cao mà nước ta có ưu thế
Tài liệu liên quan