Đề tài Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây

Thành phố Hà Đông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thủ đô Hà Nội đầu mối của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế của tỉnh Hà Tây nói chung và của thành phố Hà Đông nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Song bên cạnh đó tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác triệt để, chất thải từ sản xuất công nghiệp, từ các hoạt động của các làng nghề, giao thông vận tải, các công trường xây dựng và từ sinh hoạt của nhân dân ngày càng nhiều, càng có tính nguy hại, đã và đang tác động mạnh mẽ đến môi trường, đã và sẽ làm cho chất lượng môi trường khu vực bị suy thoái, an toàn sức khoẻ cộng đồng và các hệ sinh thái ngày càng bị đe doạ. Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là các địa điểm để xử lý và chôn lấp các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt của thành phố. Trong các quy hoạch của tỉnh về thành lập bãi chôn lấp rác thải tại một số khu vực, nhưng còn nhiều bất cập do công tác quản lý, quy hoạch xử lý chưa được triệt để, còn gây nhiều tác động xấu đến cuộc sống của dân cư xung quanh bãi chôn lấp. Rác thải là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường nếu chúng ta không biết quản lý một cách đúng đắn. Nhưng nếu chúng ta biết cách quản lý và tận dụng thì rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên có giá trị thông qua việc tái chế, tái sử dụng, đồng thời tạo ra thu nhập cho người dân. Trong các chủ thể tham gia quản lý rác thải, cộng đồng có vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề đó mà em đã quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.

doc62 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Thành phố Hà Đông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thủ đô Hà Nội đầu mối của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế của tỉnh Hà Tây nói chung và của thành phố Hà Đông nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Song bên cạnh đó tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác triệt để, chất thải từ sản xuất công nghiệp, từ các hoạt động của các làng nghề, giao thông vận tải, các công trường xây dựng và từ sinh hoạt của nhân dân ngày càng nhiều, càng có tính nguy hại, đã và đang tác động mạnh mẽ đến môi trường, đã và sẽ làm cho chất lượng môi trường khu vực bị suy thoái, an toàn sức khoẻ cộng đồng và các hệ sinh thái ngày càng bị đe doạ. Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là các địa điểm để xử lý và chôn lấp các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt của thành phố. Trong các quy hoạch của tỉnh về thành lập bãi chôn lấp rác thải tại một số khu vực, nhưng còn nhiều bất cập do công tác quản lý, quy hoạch xử lý chưa được triệt để, còn gây nhiều tác động xấu đến cuộc sống của dân cư xung quanh bãi chôn lấp. Rác thải là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường nếu chúng ta không biết quản lý một cách đúng đắn. Nhưng nếu chúng ta biết cách quản lý và tận dụng thì rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên có giá trị thông qua việc tái chế, tái sử dụng, đồng thời tạo ra thu nhập cho người dân. Trong các chủ thể tham gia quản lý rác thải, cộng đồng có vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề đó mà em đã quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý rác thải dựa vào cộng đồng. - Giới thiệu và nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. - Đánh giá hiệu quả mà mô hình mang lại, thuận lợi, khó khăn mà mô hình gặp phải và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình. 3. Phương pháp nghiên cứu. * Phương pháp điều tra thực địa: Thu thập thông itn cần thiết từ các cơ quan chức năng (số liệu thống kê) kết hợp với việc quan sát thực tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Đông nói chung và xã Dương Nội nói riêng. Điều tra khảo sát tại các hộ gia đình ở địa phương để thu thập những thông tin chi tiết khác thông qua việc phỏng vấn. * Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Trên cơ sở các kết quả có được do điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các giải pháp và kết luận. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây trong thời gian từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008. 5. Nội dung nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rác thải dựa vào cộng đồng và thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Chương 2: Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông. Chương 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Đinh Đức Trường. Thầy đã hướng dẫn em ngay từ khi mới hình thành lên đề tài và trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Kim Sơn – Phó trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Hà Đông, CN. Nguyễn Thế Anh – cán bộ hướng dẫn đã đóng góp ý kiến giúp em sửa chữa những thiếu sót trong bài. Tiếp theo, em xin cảm ơn cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông, UBND xã Dương Nội đã cung cấp cho em các số liệu cần thiết phục vụ cho chuyên đề tốt nghiệp. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài chuyên đề tốt nghiệp này do tự bản thân em viết, không sao chép, copy tài liệu. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Chang CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM. 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG. Một số khái niệm. * Khái niệm về cộng đồng và tổ chức cộng đồng Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng. Thông thường, cộng đồng được hiểu là tập hợp những người có chung lịch sử hình thành, có chung địa bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những người có cùng những đặc điểm tương tự về kinh tế - xã hội và văn hoá. Cũng có quan niệm khác, cộng đồng là một nhóm người có chung sở thích và lợi ích, có chung địa bàn sinh sống, có chung ngôn ngữ (hoặc loại ngôn ngữ) và có những đặc điểm tương đồng. Hiện nay ở nước ta, thuật ngữ cộng đồng đã được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội. Cộng đồng có thể là một nhóm nhỏ dân cư (ví dụ như cộng đồng dân cư ở một thôn, xã, cộng đồng những người tái chế chất thải của một thôn, một xã…), hoặc có thể là cộng đồng dân cư của một dân tộc, nhiều dân tộc cùng chung các điểm tương đồng (cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng quốc tế những nước nói tiếng Pháp, cộng đồng các nước ASEAN,…). Tuỳ theo lịch sử hình thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại cộng đồng sau: - Cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi với nhau, thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống; - Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất (cộng đồng các nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nhân,…); - Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất, màu da (cộng đồng người dân tộc thiểu số, cộng đồng người da màu,…); - Cộng đồng có quan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có chung mục tiêu, quan điểm chung về giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra quyết định (cộng đồng các nước ASEAN, các nước Pháp ngữ,…). Tổ chức cộng đồng là một khối liên kết của các thành viên trong cộng đồng vì những mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi chung, hợp sức với nhau để tận dụng tiềm năng, trí tuệ của nhau để cùng thực hiện một hoặc nhiều vấn đề. Ở Việt Nam, hiện đang có các loại tổ chức cộng đồng sau đây: - Tổ chức cộng đồng thành lập theo pháp luật về hội, như liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ; - Tổ chức cộng đồng dưới dạng nhóm tự quản như: bản, ấp, nhóm dự án, nhóm sở thích, câu lạc bộ, tổ hoà giải, tổ dân phố,… Các tổ chức này không có luật quy định thành lập hay cấm thành lập; - Tổ chức cộng đồng thành lập theo quy định pháp lý về kinh tế, hợp tác, như: tổ hợp tác, hợp tác xã,… * Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng: Paul (1987) cho rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà cồng đồng tác động đến hướng và việc thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc các giá trị khác mà họ mong muốn. Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA) quan niệm tham gia cộng đồng là thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của người nghèo để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra được trong quá trình thực hiện, và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khỏi dự án. Cách tiếp cận này được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực, các dự án trên thế giới. * Quá trình phát triển sự tham gia của cộng đồng Trước những năm 80, các hoạt động, các chương trình có mục tiêu phục vụ cộng đồng đều được đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện từ cơ quan trung ương. Thời kỳ này, người ta mới khuyến khích sự tham gia của các ngành vào chương trình hay hoạt động. Sự hiện diện của các cộng đồng còn rất ít. Vì thế tính bền vững của chương trình hay hoạt động không được đảm bảo. Khi kết thúc chương trình hay hoạt động do Chính phủ hay nhà đầu tư tài trợ, các kết quả của nhiều dự án không được duy trì và phát huy tốt ở các địa phương. Cách tiếp cận sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động, các chương trình được phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 – 90 của thế kỷ 20, đặc biệt la áp dụng cho các chương trình của tổ chức phi Chính phủ, chương trình thí điểm liên quan nhiều đến cộng đồng như phát triển đô thị và nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, chương trình bảo vệ môi trường, các quỹ xã hội, v.v… Với cách tiếp cận này, các Chính phủ, các nhà đầu tư và nhất là các nhà tài trợ ở các nước phát triển đã đưa ra các sáng kiến thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Kết quả cho thấy tính bền vững được tăng cường, nhưng quy mô còn hạn hẹp và tính đồng thời trong tham gia của cộng đồng vào các khâu của chương trình, hoạt động còn hạn chế. Cách tiếp cận phát triển định hướng cộng đồng hay còn gọi là phát triển dựa trên cộng đồng được áp dụng phổ biến từ năm 2000. Các chương trình, dự án phát triển định hướng cộng đồng có đặc điểm là trao cho cộng đồng quyền kiểm soát quá trình ra quyết định và đóng góp nguồn lực vào việc lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện, vận hành, bảo trì những cơ sở hạ tầng. Các chương trình phát triển định hướng cộng đồng ở thời kỳ này có quy mô lớn hơn so với chương trình có sự tham gia của cộng đồng và không chỉ dừng lại ở sự tham gia mà tăng cường sự quản lý của cộng đồng và sự tham gia của chính quyền địa phương, gắn kết với cải cách ở mức độ rộng hơn và tính thực thi cao hơn. Mức độ trao thẩm quyền khác nhau trong các chương trình, dự án. Mức trao thẩm quyền thấp nhất là các tổ chức nhà nước và nhà đầu tư quản lý nguồn vốn đầu tư và thực hiện các hoạt động, nhưng có lấy ý kiến tham vấn của tổ chức cộng đồng. Mức trao thẩm quyền cao là tổ chức cộng đồng tham gia vào kiểm soát các quyết định đầu tư, quản lý các nguồn vốn đầu tư và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động. Mức trao quyền cho tổ chức cộng đồng phụ thuộc vào các yếu tố: - Năng lực và sự sẵn sàng của cộng đồng để huy động và tổ chức; - Sự sẵn sàng và phương pháp mà các cấp chính quyền cao hơn trao quyền cho cấp dưới; - Sự hạn chế của khung pháp lý đối với cộng đồng trong việc tiếp nhận quyền kiểm soát các nguồn vốn nhà nước hay nhà tài trợ phát triển chính thức (ODA); - Khoảng cách xa xôi của các cộng đồng có thể gây khó khăn cho việc thực hiện; - Trình độ học vấn của cộng đồng cũng ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tài liệu của chương trình, dự án và báo cáo; - Tính chất của công việc sẽ tiến hành. Tuy nhiên, phát triển định hướng cộng đồng không phải là thích hợp và mang lại hiệu quả với mọi trường hợp. Có các trường hợp mà tư nhân hay tổ chức công đảm nhiệm tốt hơn như trường hợp xây dựng và quản lý cầu lớn, các dịch vụ mà tư nhân mang lại ích lợi lớn hơn cho địa phương… Việc phát triển định hướng cộng đồng thích hợp khi các nhóm cộng đồng có lợi thế cạnh tranh, như các hàng hóa, dịch vụ quy mô nhỏ đòi hỏi sự hợp tác của địa phương (ví dụ thu gom chất thải tại địa phương), các hàng hóa sử dụng chung (như thủy lợi), các hàng hóa công (bảo dưỡng đường sá, công trình hạ tầng của thôn, xã) và các chương trình hay hoạt động mà vấn đề giao việc quản lý ở cấp thấp nhất thích hợp. 1.1.2. Vai trò của cộng đồng với kính tế chất thải Kinh tế chất thải là một phạm trù đề cập đến những khía cạnh kinh tế trong quá trình xử lý chất thải, từ khâu phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, chon lấp chất thải cũng như áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải. Dân chúng trong cộng đồng đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến các khâu này với tư cách hoặc là chủ thể của hoạt động, hoặc/và là đối tượng thụ hưởng hay đối tượng chịu tác động của các hoạt động đó về mặt kinh tế hay vệ sinh, sức khỏe, hoặc cả hai. Các hoạt động kinh tế từ chất thải ở nước ta chủ yếu được tiến hành với quy mô nhỏ, gắn với kinh tế cá thể hay phi hình thức như: hoạt động mua bán đồng nát chủ yếu là cá thể mà số đông là phụ nữ thực hiện; phân loại rác tại nhà cũng là phần việc gắn với phụ nữ hoặc trẻ em; nhặt rác, bới rác tại bãi chôn lấp cũng là nhóm đối tượng phụ nữ và trẻ em là chủ yếu. Họ là những người nghèo, có vị trí thấp trong xã hội. Các nhóm đối tượng này không chịu sự điều tiết của các quy chế, quy định như đối với các tổ chức hoặc cá nhân có tư cách pháp nhân. Ngoài ra, các hoạt động tái chế quy mô nhỏ ở thôn xã cũng hoạt động dưới hình thức phi chính thức. Chính vì vậy, tổ chức cộng đồng có vai trò quan trọng đối với các thành viên của mình thông qua các quy định của cộng đồng. Phát triển sự tham gia của cộng đồng về kinh tế chất thải chính là mở rộng vai trò quản lý của quần chúng nhân dân đối với chất thải. Mở rộng chuyển dịch năng lực quản lý chất thải về khía cạnh kinh tế từ trung ương tới địa phương, từ cấp lãnh đạo đến người dân, tăng cường sự tham gia của mọi người dân đối với rác thải. Mọi người dân được tham gia vào quá trình xác định lợi ích và ra quyết định, tăng cường mối quan hệ cộng tác giữa chính quyền trung ương với các cấp địa phương trong vấn đề quản lý chất thải mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất. Vai trò của cộng đồng và tham gia cộng đồng về kinh tế chất thải thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, tính phức tạp, đa dạng về nhiều mặt của kinh tế chất thải cần huy động sự tham gia của nhiều người và nâng cao trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, bất kể họ thuộc đối tượng nào. Việc phát sinh chất thải không chỉ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác mà ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày. Trung bình, lượng chất thải sinh hoạt chiếm từ 50 – 70 % tổng lượng thải của một địa phương hay quốc gia. Mọi người dân đều tham gia vào quá trình phát sinh chất thải này dưới các giác độ khác nhau. Các hoạt động liên quan đến phân loại tại nguồn hay vận chuyển chất thải cũng thu hút nhiều nhóm đối tượng khác nhau: nhóm những người nội trợ trong gia đình, nhóm những người nhặt rác, nhóm những người thu gom rác cấp tổ dân phố, thôn/xã, nhóm những người thuộc Công ty Môi trường Đô thị,… Thứ hai, cộng đồng đảm bảo cho hoạt động quản lý chất thải phát triển bền vững bởi lẽ: Họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, làm việc, chính vì vậy họ nắm rõ các đặc thù, điều kiện cũng như vấn đề văn hóa, xã hội ở địa bàn, nắm rõ các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của quản lý chất thải ở địa phương. Các quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây là căn cứ đảm bảo cho tính khả thi của các quyết định về quản lý chất thải về mặt kinh tế. Chẳng hạn, việc đề ra phí thu gom chất thải rắn không thể nào áp dụng một mức như nhau cho tất cả các địa phương, mà phải phân cấp cho các địa phương quyết định trên cở sở lấy ý kiến cộng đồng. Họ là những người triển khai mọi hoạt động, chính sách, chiến lược, chương trình. Với những quy tắc ứng xử phù hợp và chuẩn mực đạo đức áp dụng trong cộng đồng sẽ đem lại những thay đổi về hành vi cá nhân theo chiều hướng tích cực trong bảo vệ môi trường. Thứ ba, các tổ chức trong cộng đồng khuyến khích và hợp pháp hóa sự tham gia của các cá nhân trong mọi khâu của quản lý tổng hợp chất thải và đem lại những lợi ích về kinh tế và xã hội đáng kể bởi các lý do sau đây: Có sự tham gia của cộng đồng sẽ góp phần điều tiết trong sử dụng nguồn lực đảm bảo tính bền vững trong quản lý chất thải; Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến thức của người dân địa phương; Huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng đồng vào việc làm kinh tế từ chất thải, từ đó tạo cơ hội để nâng cao thu nhập của người dân; Có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo giám sát đánh giá các chương trình liên quan đến quản lý tổng hợp chất thải nhanh và ít tốn kém hơn, cho phép điều chỉnh kịp thời; Phát huy được tinh thần tự chủ, trao quyền và tạo cho người dân có tiếng nói dẫn đến những thay đổi về năng lực làm chủ của họ, và tăng trách nhiệm của họ trong các khía cạnh của kinh tế chất thải, từ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên thông qua sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, tái sử dụng, tái chế chất thải, đến quản lý chất thải một cách hiệu quả thông qua việc tổ chức thu gom, vận chuyển hợp lý và đưa ra các phương án xử lý cũng như chôn lấp thích hợp; Duy trì được các hoạt động thông qua hợp tác trong cộng đồng và thể chế hóa sự tham gia của cộng đồng; Nâng cao được nhận thức của mọi người trong cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua sự tác động lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng. 1.1.3. Các nguyên tắc trong quản lý rác thải dựa vào cộng đồng. * Ranh giới phải được xác định rõ ràng. Xác định được địa điểm cụ thể để thực hiện việc quản lý rác thải dựa vào cộng đồng. Phải có sự phân công cụ thể, rõ ràng công việc đến từng đối tượng, tránh tình trạng xung đột, chồng chéo trong quản lý. Xem xét sự hợp tác của người dân để từ đó có hướng đi đúng đắn và kế hoạch sao cho phù hợp, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để có được sự hỗ trợ tốt nhất. * Có sự cân đối giữa chi phí và lợi ích. Cần gắn kết giữa mục tiêu quản lý rác thải với tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân. Khi người dân thu được lợi ích từ hoạt động quản lý rác thải thì họ sẽ tích cực tham gia. Mặt khác việc thu phí để phục vụ cho quản lý môi trường cũng phải được tính theo tỉ lệ để đảm bảo công bằng. Thu phí dựa trên lượng rác thải chẳng hạn. Ví dụ: Xác định lượng rác thải bằng túi rác. Nếu thải ra 2 túi rác họ phải trả gấp đôi phí so vơi 1 túi. * Tham khảo ý kiến cộng đồng. Cộng đồng dân cư được phép tổ chức và tham gia đóng góp ý kiến cho sự hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả của hệ thống quản lý rác thải cộng đồng. Họ được khuyến khích đưa ra ý kiến đóng góp của mình trong các cuộc họp thảo luận. Những ý kiến này rất quan trọng, vì người dân là người hiểu rõ nhất môi trường sống xung quanh họ và họ là người được lợi nhất nếu những ý kiến đó được thực hiện. * Có sự giám sát của cộng đồng. Mọi hoạt động, muốn thực hiện có hiệu quả cần có sự giám sát. Hoạt động quản lý diễn ra trên địa bàn nào thì người dân ở đó sẽ là người có quyền được giám sát. Người dân tham gia giám sát giúp cho dự án hoạt động hiệu quả về thời gian, chất lượng. Giám sát của người dân là một nguyên tắc giúp cho dự án vận hành tốt, tránh những sai phạm có thể xảy ra. * Thưởng phạt rõ ràng. Những cá nhân tham gia quản lý rác thải cộng đồng chịu sự giám sát của các tổ chức, đặc biệt là sự giám sát của cộng đồng về các hoạt động. Thông qua đó, các hành vi sai trái sẽ bị phát hiện và bị xử phạt, những hành động có lợi cho cộng đồng sẽ được khuyến khích và khen thưởng. Có những mức phạt khác nhau đối với từng hành vi sai trái khác nhau. Chính điều này sẽ khuyến khích người dân làm việc hiệu quả hơn. * Công nhận quyền hạn của tổ chức. Tổ chức thực hiện việc quản lý rác thải cộng đồng có đủ quyền hạn về việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng không được làm ảnh hướng tới các cộng đồng khác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì vấn đề người dân đưa ra nhiều khi có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác chứ không phải chỉ về môi trường, vì thể nguyên tắc này đưa ra nhằm khuyến khích người dân nêu ra ý kiến của mình. 1.1.4. Hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về kinh tế chất thải Việc hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về kinh tế chất thải được thực hiện qua các bước sau đây: Xác định những phương án hay hoạt động thu hút sự tham gia cộng đồng Việc huy động tham gia cộng đồng vào dự án hay hoạt động cần phải được lựa chọn để có được kết quả theo mục tiêu đã định. Không phải mọi dự án hay hoạt động đều giao cho cộng đồng. Có những dự án, cong trình hay hoạt động tư nhân hay doanh nghiệp đảm nhiệm tốt hơn, ví dụ một số dự án tái chế, dự án xây dựng và khai thác lò đốt rác,… Các dự án hay hoạt động thu hút sự tham gia cộng đồng thường là dự án hay hoạt động gắn với công trình công cộng, hoặc dự án có chung lợi ích, trách nhiệm của nhiều bên liên đới trong cộng đồng, hay dự án liên quan đến huy động tài chính của cộng đồng, đến cam
Tài liệu liên quan