Đề tài Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc

Cây Đậu Tương (Glycine max(L)Merrill) đã được biết đến và trồng từ rất lâu đời. Cho đến nay tính đến năm 1994 thì diện tích đậu tương trên thế giới khoảng 61571000 ha với năng suất bình quân đạt 2078 kg/ha. Sản lượng đạt trên 10 triệu tấn/năm. Điều đó khẳng định cây đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp.

doc67 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Đậu Tương (Glycine max(L)Merrill) đã được biết đến và trồng từ rất lâu đời. Cho đến nay tính đến năm 1994 thì diện tích đậu tương trên thế giới khoảng 61571000 ha với năng suất bình quân đạt 2078 kg/ha. Sản lượng đạt trên 10 triệu tấn/năm. Điều đó khẳng định cây đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp. Cây đậu tương đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho người và gia súc. Từ hạt đậu tương có thể chế biến được nhiều các sản phẩm khác nhau.Đặc biệt là cung cấp protein và lipit bởi trong hạt đậu tương có chứa hàm lượng lớn các chất này, cụ thể là 40-50% là protein và 12-24% là lipit. Bên cạnh đó, do có khả năng cố định đạm tự do nhờ cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum mà đậu tương là cây trồng bảo vệ đất chống xói mòn. Cuối cùng cây đậu tương còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Nền nông nghiệp nước ta đã phát triển cùng với nền văn minh lúa nước, tất nhiên không vì thế mà cây đậu tương mất đi chỗ đứng của nó.Đậu tương nằm trong những cây trồng quan trọng và việc phát triển đậu tương cũng đã được chú trọng. Song trong việc phát triển đậu đỗ thì một điều hay gặp phải đó là năng suất và sản lượng đậu đỗ thường rất thấp, đây là một trong những hạn chế lớn. Bởi so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì năng suất hay cả sản lượng đậu tương nước ta còn ở mức hết sức khiêm tốn. Điều đó đặt ra vấn đề là phải làm gì để nâng cao năng suất lên? Hay muốn phát triển đậu tương phải có biện pháp gì để nâng cao năng suất. Một trong những biện pháp đó là cải tạo giống tạo ra những giống có năng suất cao. Mà trong công tác chọn tạo giống thì vật liệu khởi đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Vấn đề này đã được giải quyết như thế nào? Có nhiều nguồn vật liệu ban đầu khác nhau và một nguồn vật liệu quan trọng đó là nguồn giống đậu tương địa phương. Cho nên việc duy trì các giống đậu tương địa phương này để giúp cho việc tạo giống là rất cần thiết.Hơn nữa trong gian đoạn ngày nay cùng với việc thâm canh cao người ta thường sử dụng các giống mới có năng suất cao mà lãng quên các giống đậu tương địa phương với các đặc tính quý của chúng. Do đó việc duy trì các giống đậu tương địa phương còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững nước nhà. Các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có địa hình phức tạp, phần lớn là đồi núi cao và dốc. Nơi đây hình thành nên những vùng với những điều kiện sinh thái khác nhau. Người dân ở đây với nền kinh tế tự cung tự cấp thường có tập quán du canh du cư, đốt nương làm rẫy. Cây đậu tương đã được biết đến và sử dụng từ rất lâu và trở thành một cây trồng quan trọng trong việc góp phần cung cấp lương thực cho người dân ở đây. Với vùng đất này cây đậu tương đã thể hiện hơn hẵn các cây trồng khác các ưu điểm của mình. Đậu tương có thể trồng ở bất cứ địa hình nào: Ven nhà, sườn đồi, ven suối, trong vườn...Hơn nữa đậu tương lại có thể chế biến được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau rất giàu dinh dưỡng: đậu phụ, đậu rang, giá đậu, sữa đậu nành...Vì thế qua quá trình canh tác và sử dụng lâu dài người dân đã tạo và duy trì được nhiều loại giống đậu tương địa phương. Nơi đây trở thành nơi tập trung nguồn giống đậu tương phong phú và đa dạng với nhiều giống đậu tương có các đặc tính qúy. Thực sự là những vật liệu khởi đầu tốt cho việc chọn tạo giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau. Xuất phát từ vấn đề về chọn tạo giống cho nên việc thu thập các giống đậu tương địa phương này sẽ giúp cho việc chọn tạo giống mới đáp ứng nhu cầu sản xuất. Từ nhu cầu bức thiết đó chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc" 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1. MỤC ĐÍCH -Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc để tìm ra các đặc tính tốt, giúp cho các nhà tạo giống lai tạo giống mới. -Duy trì gìn giữ nguồn gen cây đậu tương . 1.2.2 YÊU CẦU. -Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ngoài đồng của các mẫu giống đậu tương địa phương. Từ đó phát hiện ra các đặc tính tốt giúp cho chọn tạo giống sau này. -Bảo vệ gìn giữ các giống đậu tương sau thu hoạch. PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ ĐẬU TƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1. VAI TRÒ CỦA ĐẬU TƯƠNG. Cùng với thời gian, ngày nay cây đậu tương (Glycine Max (L) Merrill) còn gọi là đậu nành càng thể hiện được vai trò vô cùng quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Là cây trồng đã biết đến từ rất lâu và được ví là loại "cây kỳ lạ", "vàng mọc từ đất", "cây thần diệu", "cây đỗ thần", "cây thay thịt"...[19]. Quả là đúng khi đánh giá về tầm quan trọng của đậu tương như vậy. Bởi những giá trị to lớn mà cây đậu tương mang lại. Mà những giá trị kinh tế đó chủ yếu được quyết định bởi các thành phần chứa trong hạt. Hạt đậu tương gồm có protein, lipit, hydrat cacbon, các chất khoáng... Trong đó protein và lipit là hai thành phần quan trọng nhất chiếm khoảng 60% trọng lượng hạt[5]. Theo giáo trình Cây công nghiệp[1] thì trong hạt đậu tương hàm lượng protein chiếm khoảng 40-50% và lipit biến động từ 12-24% tuỳ theo giống và điều kiện khí hậu. Điều này thực sự cho thấy đây là loại hạt duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protein và lipit mà phải nói rằng so với một số thực phẩm, thịt hay một số loại hạt đậu đỗ khác thì hàm lượng protein rõ ràng là cao hơn hẳn. Bên cạnh hàm lượng lớn về protein và lipit, hạt đậu tương còn giàu nguồn sinh tố và muối khoáng và chứa nhiều loại axit amin trong đó có 8 a.a không thay thế như: Arginin, Histidin, Lysin, Triptophan...Hàm lượng của các axit amin có chứa lưu huỳnh như Methionin, Sistein, Sixtin...trong đỗ tương rất gần với hàm lượng của các chất này ở trứng. Hàm lượng của Cazein, đặc biệt là của Lysin rất cao, gấp rưỡi của trứng. Điều này cho thấy đây là loại hạt mà có đầy đủ và cần đến của các loại axit amin cần thiết. Hơn nữa protein của đậu tương dễ tiêu hoá hơn thịt và không có Colesteron. Ngày nay, qua các thí nghiệm mới người ta còn biết thêm nó chứa chất Lexithin có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, sung sức, làm tăng thêm trí nhớ và tái sinh các mô, làm cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể. Trong thời đại ngày nay khi chúng ta đang tìm nguồn dầu thực vật để thay thế việc phải dùng mỡ động vật thì có thể thấy rằng với hàm lượng lipit như đã nói ở trên có thể đủ cung cấp một lượng dầu thực vật khá lớn. Cho nên so với các loại đậu đỗ khác cây đậu tương được coi là cây lấy dầu thực vật quan trọng. Lipit của đậu tương chứa một tỷ lệ các axit béo chưa no có hệ số đồng hoá cao, mùi vị thơm ngon như: axit oleic (30-35%), axit lioleic (45-55%) và linonic (5-10%)[1]. Dùng dầu đậu tương thay mỡ động vật có thể tránh được xơ mỡ động mạch và có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người. Thành phần khá quan trọng trong hạt đậu tương nữa là các Vitamin. Hạt đậu tương chứa khá nhiều các loại Vitamin mà đặc biệt phải kể đến hàm lượng của các Vitamin B1, B2, ngoài ra là các loại Vitamin PP, A, E, K, D, C...và các loại muối khoáng khác. Theo tác giả Nguyễn Danh Đông[4], trong 100 g hạt đậu tương có hàm lượng Vitamin B1 có thể cung cấp cho một nửa nhu cầu B1 của cơ thể trong một ngày. Đặc biệt hạt đậu tương ngâm hàm lượng Vitamin C tăng từ 8,7-354mg trong 100g hạt đậu tương. Nhân dân một số vùng như Cao Bằng đã dùng hạt đậu tương nảy mầm làm rau giá, đó là món ăn tốt và giàu Vitamin, protein. Ngoài ra đậu tương còn chữa được nhiều bện như đái đường, thần kinh suy nhược, suy dinh dưỡng. Bởi những thành phần như vậy mà từ lâu con người đã biết sử dụng hạt đậu tương vào việc chế biến thành thức ăn, thành các dạng thực phẩm khác nhau. Cho đến nay, người ta đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại thức ăn bằng các phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới các dạng tươi, khô, lên men...như giá đỗ, bột đậu tương, tương đậu phụ, đậu hũ, chao, tào phớ, sữa đậu nành, xì dầu...đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đậu tương, socola đậu tương, bánh kẹo, pate, thịt,nhân tạo...[19] được mệnh danh là người đầu bếp của thế kỷ. Đối với nhân dân ta có lẽ không ai biết rõ từ khi nào đậu tương đã được sử dụng làm thức ăn cung cấp một phần nhu cầu chất đạm cho con người và gia súc dưới dạng các món ăn cổ truyền. Đối với con người, đậu tương còn là một vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu tương hạt đen có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Đặc biệt đối với người mắc bệnh đái đường, thấp khớp, mới ốm dậy, lao động quá sức thì quả là loại thức ăn tốt. Ngày nay, bên cạnh việc sử dụng hạt đậu tương chín để làm thức ăn thì con người lại có xu hướng sử dụng đậu tương như một loại rau[15]. Thực ra điều này cũng đã được con người chú ý đến. Ở nước ta các vùng nông thôn vẫn hay thu hoạch đậu tương sớm và luộc ăn nhưng chưa được xem như là một loại rau như những năm gần đây[15] Hạt đậu tương không những là thức ăn cho người mà nó còn góp phần cung cấp thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong khi nhà nước ta đang có những biện pháp để tăng sự phát triển của ngành chăn nuôi thì đối với việc dùng đậu tương làm thức ăn cho gia súc đã giải quyết được một khâu quan trọng trong vấn đề tìm nguồn thức ăn. Để sử dụng đậu tương làm thức ăn cho gia súc có thể sử dụng trực tiếp hạt hay bã đậu tức là bột đậu tương sau khi ép lấy dầu, bã dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn tinh hỗn hợp giàu đạm để nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp. Thân lá cây đậu tương có thể dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm rất tốt. Trong công nghiệp, dầu đậu tương còn được sử dụng làm xi, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo, len nhân tạo, thuốc trừ sâu...[1]. Thực sự trong giai đoạn hiện nay phát triển nền nông nghiệp bền vững là điều mà mỗi một quốc gia đều mong muốn. Chính vì vậy mà với chủ trương phát triển nền nông nghiệp bền vững thì vai trò của cây đậu tương trong hệ thống nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Theo Croswell và các cộng sự (1987)[25], cây đậu đỗ là cây trồng phụ trong hệ thống canh tác ở vùng châu á nhưng chúng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp chất béo và Vitamin cho bữa ăn hàng ngày. Với người dân châu Á, các món ăn truyền thống từ đậu như: Tương, đậu phụ, giá đậu, sữa đậu nành đã khẳng định vai trò của đậu tương đối với dinh dưỡng con người[27]. Theo giáo sư Trần Văn Lài, 1996[13] thì cây đậu đỗ thực phẩm là cây trồng quan trọng trong hệ thống cây trồng Việt Nam. Chúng là cây trồng xen, trồng gối và tăng vụ trong nông nghiệp. Một điều khá đặc biệt đối với những cây thuộc họ đậu là chúng có khả năng tích luỹ đạm tự do trong không khí để tự túc và làm giàu đạm cho đất nhờ vào sự cộng sinh với vi khuẩn nốt sần Rhizobium Japonicum ở bộ rễ và trong điều kiện thuận lợi các vi khuẩn nốt sần này có thể tích lũy được một lượng đạm tương đương với 20-25kg ure/ha[19]. Bởi vậy nên trồng đậu tương không những tốn ít phân đạm mà còn làm cho đất tốt lên, có tác dụng tích cực trong việc cải tạo và bồi dưỡng đất. Mặt khác, đậu tương là cây trồng ngắn ngày, các giống đậu tương ngắn ngày thì thời gian sinh trưởng chỉ có 70-75 ngày và với khả năng thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều vụ trong năm nên là cây trồng tốt trong việc luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác nhau. Có lẽ cây đậu tương đến với người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam lại càng mang một ý nghĩa quan trọng hơn. Bởi đây là miền đất dốc, địa hình có nhiều khó khăn nên việc trồng cây nhằm đảm bảo lương thực, thức ăn là điều vô cùng quan trọng. Cây đậu tương đã sớm thể hiện rõ những ưu thế hơn hẳn của mình so với cây trồng khác như: dễ trồng, là cây cải tạo đất và quan trọng hơn cả là cung cấp dinh dưỡng cho người dân. Theo Đỗ Văn Nhuận, 1996[16], trên quy mô lớn ở trung du miền núi nước ta, việc đa canh cây dài ngày và cây ngắn ngày trên cơ sở nông- lâm kết hợp mang lại tính bền vững cao. Việc bố trí hệ thống cây trồng trên đất đồi núi theo cơ cấu xen canh sắn-đậu, lạc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm tăng thu nhập cho người dân, có tác dụng cải tạo đất[20]. Khó có thể tìm thấy cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như đậu tương: Cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc, mặt hàng cho xuất khẩu, lại có thời gian sinh trưởng ngắn và là cây luân canh cải tạo đất tốt. 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU ĐẬU TƯƠNG TRONG NGOÀI NƯỚC. 2.2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU ĐẬU TƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI. Ngày nay, đậu tương đã và đang được coi là cây trồng quan trọng trên thế giới. Điều này thật dễ hiểu bởi vai trò to lớn của đậu tương trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển đậu đỗ mới được nhiều người quan tâm. Bởi đậu tương tuy có nguồn gốc từ vùng viễn đông và được biết từ cách đây 5000 năm. Song việc phát triển đậu tương và nơi đạt sản lượng lớn lại không nằm ở vùng Viễn đông mà lại thuộc về Bắc Mỹ. Vùng trồng đậu tương chủ yếu ở châu Á là Trung Quốc, Triều Tiên và Indonexia. Vùng trồng ít đậu tương hơn là Nhật Bản và một số nước khác ở đông Nam á[23]. Trên thế giới, đậu tương đứng thứ 4 sau 3 cây là lúa mỳ, lúa nước, ngô. Mỹ là nước đứng đầu thế giới về sản xuất đậu tương với diện tích 28,5 triệu ha và sản lượng 61,2 triệu tấn (chiếm khoảng 50% diện tích và 75% sản lượng thế giới)[5]. Cho đến nay, năm 2000 thì diện tích đậu tương trên thế giới là 75,05 triệu ha, năng suất bình quân đạt 22,3tạ/ha, sản lượng đạt 167,35 triệu tấn. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương một số nước trên thế giới: Tên nước Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 DT NS SL DT NS SL DT NS SL Mỹ 28,51 2,63 74,60 29,32 2,46 72,22 19,55 2,56 75,38 Braxin 12,90 2,43 31,3 13,40 2,43 32,50 13,40 2,57 31,50 T.Quốc 8,50 1,78 15,15 8,18 1,15 14,29 9,3 1,66 15,40 Arhentina 8,17 2,45 20,00 2,42 20,7 9,70 9,70 2,42 23,50 Diện tích (triệu ha). Năng suât (tấn/ha). Sản lượng (triệu tấn). Theo Phạm Văn Thiều[19] thì cây đậu tương do khả năng thích nghi rộng nên nó đã được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là châu Mỹ (73,03%), châu Á (23,15%)...Hàng năm trên thế giới trồng khoảng 54-56 triệu ha đậu tương (1990-1992). Các nước trồng diện tích nhiều là Mỹ 23,6 triệu ha, sản lượng 59,8 triệu tấn. Braxin có 9,4 triệu ha với sản lượng là 9,7 triệu tấn. Achentina có 4,9 triệu ha với sản lượng 11,3 triệu tấn. Đối với vùng châu á theo Rao và Oppen (1987)[26] trong những thập kỷ qua, sản xuất đậu tương trên thế giới cũng như ở châu á đã tăng lên đáng kể. Trong khi đó châu á được coi là khu vực sản xuất đậu đỗ quan trọng của thế giới, hàng năm một lượng đậu đỗ lớn được sản xuất ở khu vực này. Trong những năm gần đây, sản lượng đậu tương ở châu á tăng với tốc độ nhanh, diện tích tăng là 3,3%/năm và sản lượng tăng 5,9%/năm. Nhận thấy được tầm quan trọng của cây đậu tương, chính vì vậy và hiện nay nhiều nước đã rất chú trọng đến việc đầu tư mở rộng diện tích, tăng năng suất đậu tương. Đối với nhiều nước sản phẩm đậu tương đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu mang lại nhiều lợi nhuận. Dưới đây là số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của thế giới: Năm DT(triệu ha) NS(tạ/ha) SL(triệu tấn) 97-81 50,47 17,21 86,93 1993 60,84 49,37 117,83 1994 62,69 21,97 137,72 1995 61,69 20,26 124,96 1996 63,18 20,84 131,65 1997 69,39 21,99 152,60 (Nguồn số liệu thống kê bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, 1998). Sản phẩm đậu tương được lưu hành trên thế giới chủ yếu dưới 3 dạng là hạt, dầu, bột. Khu vực tiêu thụ dầu nhiều nhất là Mỹ, Braxin, EEC, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ...Bột đậu tương tiêu thụ nhiều ở Mỹ, EEC và sau đó là các nước ở Đông Âu, Nhật, Braxin, Trung Quốc[19]. Tuy nhiên sản lượng lại tập trung ở 4 nước là Mỹ, Braxin, Achentina, Trung Quốc. Theo Yeony Holee, 1993[28] thì trên 80% sản lượng đậu tương trên thế giới được sản xuất tại Mỹ và sản lượng đậu tương trên thế giới phụ thuộc phần lớn vào 4 nước là Mỹ 52%, Braxin 17%, Achentina 10%, Trung Quốc 10%. Có được thành công như vậy phải nói rằng nước Mỹ đã hết sức chú trọng đến việc phát triển đậu đỗ. Không những tăng về diện tích mà Mỹ còn quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và tạo giống. Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ (ASA: American Soybean Association) được thành lập từ năm 1920 có 52 nghìn hội viên. Ở Mỹ việc chọn lọc, nhập nội và lai tạo giống rất được quan tâm. Năm 1893 Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống được thu thập từ khắp nơi trên thế giới. Tiếp sau Mỹ là Braxin, Trung Quốc và Achentina, đây là những quốc gia đi đầu trong phong trào sản xuất và nghiên cứu về đậu tương. Đậu tương ở Braxin mới chỉ được trồng từ những thập kỷ 60 nhưng cho đến nay thì sản lượng đậu tương của nước này quả là không nhỏ. Trung Quốc là nước đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lại tạo, nhập nội giống và cải tiến giống. Hiện nay có rất nhiều các tổ chức được thành lập và đang nghiên cứu về đậu tương như: Trung tâm nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp cho vùng Đông Nam Á (The Southeast Asian Regional Center for Graduate Studyan Reserach in Agricuture-SEARCA); Viện nghiên cứu nông nghiệp nghiệt đới (The International Institute of Tropical Agriculture-IITA); Chương trình hợp tác nghiên cứu cây thực phẩm của các nước Trung Mỹ (CPPCCMA); Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau mầu châu Á (The asian Research and Development Center-AVRDC); Chương trình đậu tương quốc tế INTSOY và ISVEX... Trung tâm AVRDC là nơi đánh giá tập đoàn gen lớn nhất thế giới. Năm 1992 có 12 nước nhiệt đới trong đó có cả Việt Nam quan hệ với tập đoàn gen đậu tương của AVRDC, đã chọn lọc thành công 24 giống đậu tương có năng suất cao, thích ứng với điều kiện trồng trọt, điều kiện sinh thái của từng quốc gia và lại có khả năng chống bệnh gỉ sắt[24]. Thí nghiệm quốc tế 1982 đánh giá 108 bộ giống đã thu được kết quả là chia làm 3 nhóm căn cứ vào thời gian sinh trưởng của các giống. Nhóm A gồm các giống trồng ở vùng nhiệt đới trong đó có Siata đạt năng suất cao nhất ở các điểm thí nghiệm (20,4tạ/ha). Giống ICAL-124 năng suất đạt 19,7tạ/ha, giống IJFV 28,4 tạ/ha. Nhóm B gồm các giống thích hợp với vùng Á nhiệt đới, trong đó giống Davis có năng suất 18,48tạ/ha, DK-94 18,27 tạ/ha, ASSEX đạt 26,42 tạ/ha. Nhóm C gồm các giống thích ứng với vùng ôn đới. Các giống AMCOR 26,48 tạ/ha, giống Kent 26,42 tạ/ha và ASSEX C 31,6 tạ/ha thuộc nhóm C. Tóm lại, đậu tương ngày nay đang được quan tâm đến như một cây trồng quan trọng trong hệ thống cây trồng nông nghiệp. Việc nghiên cứu, chọn tạo giống không chỉ được một nước hay một vài nước quan tâm mà được cả thế giới quan tâm. Hơn thế nữa, bên cạnh việc cải tiến năng suất và phẩm chất thì các nhà nghiên cứu còn chú ý đến năng suất và phẩm chất của đậu tương và khả năng chống chịu với điều kiện hoàn cảnh, sâu bệnh của các giống đậu tương. Nhìn chung, các nghiên cứu về đậu tương đi theo các hướng sau: - Nhập nội các giống sau đó tiến hành thí nghiệm để chọn lọc các giống thích nghi với các điều kiện của từng vùng. - Thu thập vật liệu từ mọi nguồn sau đó tiến hành chọn lọc lại tạo, chọn lọc ra những giống, dòng tốt. - Khảo sát các giống trên mỗi vùng sinh thái từ đó tìm ra khả năng thích nghi của mỗi giống trên mỗi vùng khác nhau. - Bằng cách tạo biến dị, dùng các tác nhân vật lý, hoá học để tạo đột biến, tạo vật liệu để chọn giống. - Xác định lại vùng trồng đậu tương trên thế giới và mỗi nước trồng đậu tương đạt năng suất và sản lượng cao. 2.2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC. Cây đậu tương có lẽ không còn lạ gì đối với mỗi người dân Việt Nam và các sản phẩm từ đậu tương đã được sử dụng từ rất lâu. Theo nhiều tài liệu cho thấy Việt Nam đã có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Trong thư tích thế kỷ VI cho biết ở Bắc Bộ có trồng đậu tương. Sách "Vân đài loại ngữ" của Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đề cập nhiều đến đậu tương. Nhân dân ta biết trồng trọt và sử dụng đậu tương từ hàng nghìn năm nay, nhưng trước đây sản xuất đậu tương chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn... Trước cách mạng, diện tích đậu tươn