Xuất phát từ vai trò của con người trong lực lượng sản xuất cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước”. Tư tưởng chỉ đạo xuyên xuốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực văn hoá là chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu cách mạng”. Lao động với vai trò là một nguồn lực lớn và quan trọng có ý nghĩa quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong đó việc đào tạo, bố trí và sử dụng lao động đóng vai trò trung tâm.
34 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Xuất phát từ vai trò của con người trong lực lượng sản xuất cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước”. Tư tưởng chỉ đạo xuyên xuốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực văn hoá là chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu cách mạng”. Lao động với vai trò là một nguồn lực lớn và quan trọng có ý nghĩa quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong đó việc đào tạo, bố trí và sử dụng lao động đóng vai trò trung tâm. Nhưng thực tế trong những năm vừa qua và cho tới thời điểm này vấn đề lao động còn nhiều bất cập và hạn chế, việc làm và thất nghiệp của người lao động được Đảng, buộc Đảng và Nhà nước có nhiều quan tâm. Những hạn chế này một phần đã kìm hãm sự phát huy của các nguồn lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Quá trình chuyển dịch cơ cấu số lượng và chất lượng lao động cũng như cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Giải quyết việc làm vẫn đang là vấn đề nóng bỏng và bức xúc hiện nay ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn đòi hỏi nhà nước, các đơn vị kinh tế và bản thân người lao động phải giải quyết. Giải quyết việc làm là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách hiện nay. Nhưng giải quyết việc làm không thể chỉ hoàn thành trong thời gian ngắn mà nó đòi hỏi giải quyết liên tục trong khoảng thời gian dài với sự định hướng và chỉ đạo của chiến lược, quy hoạch và các kế hoạch giải quyết việc làm. Đề án với đề tài “Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 ở Việt Nam “. Xin trình bày những vấn đề cơ bản về việc làm hiện nay và các mục tiêu, các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 2001-2005.
Đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Kế hoạch nguồn nhân lực trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Chương II: Thực trạng và tình hình thực hiện kế hoạch việc làm ở Việt Nam.
Chương III: mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 2001-2005.
Do điều kiện và khả năng hạn chế nên bài viết còn thiếu xót, vì vậy rất mong thầy cô và bạn bề có ý kiến đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết.
Chương I: Kế hoạch nguồn nhân lực trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
1.Kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường:
Kế hoạch hoá vĩ mô nền kinh tế quốc dân là phương thức quản lí nền kinh tế của nhà nước theo mục tiêu. Nó thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia và những giải pháp, chính sách,những cân đối vĩ mô cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả nhất.
Kế hoạch hoá không chỉ là việc lập kế hoạch mà còn là quá trình tổ chức thực hiện và theo dõi đánh giá kết quả. Trong nền kinh tế thị trường kế hoạch hoá thể hiện những cố gắng có ý thức của chính phủ để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh với mức việc làm cao, ổn định giá cả. Kế hoạch hoá sẽ giúp chính phủ ngăn chặn được sự mất ổn định kinh tế trong khi vẫn đảm bảo kích thích tăng trưởng nhanh.
Kế hoạch phát triển là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, là một công cụ quản lí điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kì bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phát triển và hệ thống chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kì kế hoạch.
Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển được biểu hiện là thước đo cụ thể nhiệm vụ cần đạt được của thời kì kế hoạch. Các số đo này chỉ thể hiện cả về số lượng và chất lượng. Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế xã hội các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được nhà nước sử dụng để thực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế.
Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia bao gồm:
*Hệ thống các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Kế hoạc tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế,kế hoạch phát triển vùng, kế hoạch nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội.
*Hệ thống các kế hoach biện pháp và các cân đối vĩ mô chủ yếu: Kế hoạch các nguồn lực, cân đối vốn đầu tư, cân đối ngân sách, cân đối thương mại, cân đối thanh toán quốc tế.
*Hệ thống các chính sách phát triển.
2.Kế hoạch nguồn nhân lực trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội.
a. Các khái niệm liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm.
- Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động.
Dân số trong độ tuổi lao động gồm 2 bộ phận:
*Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là dân số nguồn lao động hay lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Như vậy lực lượng lao động trong độ tuổi lao động bao gồm số người có việc làm và số người thất nghiệp.
*Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người khác trong độ tuổi lao động không thuộc nhóm có việc hoặc thất nghiệp. Bộ phận này bao gồm: những người không có khả năng làm việc do bệnh tật ốm đau, mất sức kéo dài; những người chỉ làm việc nội trợ chính gia đình mình và được trả công; học sinh viên trong độ tuổi lao động; những người không hoạt động kinh tế vì những lí do khác nhau.
- Những người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Đánh giá tình trạng thất nghiệp:
+ ở khu vực thành thị người ta ding thước đo: % thất nghiệp hữu hình.
+ ở khu vực nông thôn người ta dùng thước đo: % thời gian không làm việc.
Thất nghiệp được coi là một hiện tượng xã hội nó tồn tại trong mọi xã hội và dưới nhiều hình thức: thất nghiệp hữu hình, thất nghiệp vô hình, thất nghiệp chu kì, thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Nhưng cho dù tồn tại dưới hình thức nào thì nó đều gây ra những ảnh hươỏng tiêu cực đến nền kinh tế như sự giảm sút của tổng thu nhập quốc dân, ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động, làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Vì vậy việc giải quyết vấn đề thất nghiệp luôn được đặt ra với mọi quốc gia đặc biệt là nước ta.
- Việc làm là những hoạt động tạo ra thu nhập và được xã hội thừa nhận ( bao gồm cả những người không có thu nhập nhưng tạo điều kiện cho người khác có thu nhập). Việc làm là hoạt động sáng tạo có ý thức, có mục đích của con người vì sự hạnh phúc và tồn tại của chính bản thân mình. Việc làm trước hết đem lại thu nhập cho bản thân người lao động đồng thời đóng góp tạo nên sự phát triển chung nền kinh tế xã hội. Do vậy tạo việc làm cho người lao động là điều kiện và giải pháp quan trọng để phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội của mọi quốc gia.
- Giải quyết việc làm:
Mục đích cuối cùng của nghiên cứu vấn đề việc làm là đề xuất ra các giải pháp để giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo việc làm thu hút người lao động vào guồng máy sản xuất của nền kinh tế. Giải quyết việc làm không chỉ nhằm tạo thêm về số việc làm mà còn phải nâng cao chất lượng việc làm.
Do nhiều lí do khác nhau nên số lượng việc làm luôn bị hạn chế. Trong xã hội thường có số lượng nhất định người không có việc làm, điều này gây ảnh hưởng không chỉ đến bản thân người không có việc làm mà cả đến xã hội. Họ không những không có đóng góp cho xã hội mà còn buộc nhà nước trợ cấp. Tình trạng không có việc làm còn tạo ra sự căng thẳng về mặt xã hội, một trong những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy giải quyết việc làm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ đòi hỏi nhà nước giải quyết mà đòi hỏi toàn xã hội đứng ra giải quyết.
Trong thời kì tập trung bao cấp nhà nước xây dựng kế hoạch và phân bổ hầu như toàn bộ các nguồn lực sản xuất quốc gia trong đó có việc phân bổ nguồn lao động. Các đơn vị sản xuất không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện kế hoạch của nhà nước giao, còn người lao động về nguyên tắc là không phải lo tìm việc làm. Nghiã là trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mọi người đến tuổi lao động đều được sắp xếp vaò những công việc theo chỉ tiêu kế hoạch đã định. Dường như trong xã hội không có hiện tượng thất nghiệp, chính nguyên lí xã hội chủ nghĩa không có thất nghiệp đã dẫn đến tình trạng “chia việc làm” bất chấp nguyên tắc hiệu quả. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm thường rất giản đơn và chỉ do nhà nước đứng ra giải quyết.
Trong nền kinh tế thị trường thì việc làm được tự do tạo lập theo các nguyên tắc cơ bản của cơ chế thi trường, người lao động không bị ràng buộc và thụ động trông chờ vào sự sắp xếp của nhà nước, hợp tác xã. Họ được tự chủ định đoạt việc sử dụng sức lao động của mình, phát huy năng lực sáng tạo theo khả năng , sở trường của mình. Tạo việc làm, giải quyết việc làm không còn là quyền hạn trách nhiệm duy nhất của nhà nước và hợp tác xã. Tất cả các tổ chức các thành phần kinh tế, mọi công dân đều có quyền và trách nhiệm trong việc tạo và tìm việc làm. Toàn xã hội tham gia tạo việc làm, giải quyết việc làm, cùng tham gia đóng góp vào sự nghiệp chung.
Với tư tưởng xuyên suốt của Đảng thì sự nghiệp phát triển là do dân, vì dân, phát triển đi lên xã hội chủ nghĩa lấy phát triển con người làm vị trí trung tâm. Vì vậy mà việc giải quyết việc làm không chỉ là đưa ra các phương án sử dụng tối ưu nguồn lao động mà nó còn liên quan đến vấn đề đào tạo, chăm sóc và các yếu tố về văn hoá tinh thần của người lao động. Giải quyết việc làm liên quan mật thiết đến công bằng xã hội do đó quan điểm mới của nhà nước về vấn đề “việc làm hợp lí” không chỉ tính về mặt số lượng mà còn xét về chất lượng, hiệu quả, nguyện vọng năng khiếu người lao động, phù hợp về mặt số lượng và chất lượng các yếu tố con người với vật chất sản xuất.
b. Kế hoạch việc làm trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Kế hoạch việc làm và vị trí kế hoạch việc làm.
Kế hoạch hoá lực lượng lao động là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển nhằm xác định qui mô cơ cấu, chất lượng của bộ phận dân số tham gia hoạt đọng kinh tế cần huy động cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về nhu cầu việc làm mới, nhiệm vụ giải quyết việc làm trong kì kế hoạch đồng thời đưa ra các chính sách và giải pháp quan trọng nhằm thu hút sử dụng hiệu quả lực lượng lao động xã hội.
Trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển, kế hoạch hoá lực lượng lao động có ý nghĩa đặc biệt nó bao hàm cả ý nghĩa của kế hoạch biện pháp và kế hoạch mục tiêu:
+ Nếu xét lao động là yếu tố nguồn lực thì kế hoạch nguồn lao động mang tính biện pháp, kế hoạch phát triển lực lượng lao động nhằm vào mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng tạo ra các điều kiện về lao động để thực hiện các kế hoạch này.
+ Nếu xét lao động là yếu tố hưởng lợi ích thì kế hoạch nguồn nhân lực mang tính mục tiêu vì kế hoạch phát triển lao động bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ thống các mục tiêu phát triển xã hội như: giải quyết lao động, khống chế thất nghiệp hay các chỉ tiêu giáo dục sức khoẻ của người lao động.
Quan điểm trên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dung và triển khai thực hiện kế hoạch về lao động. Một mặt kế hoạch lao động được xây dung dựa trên cơ sở các yếu tố cầu do các kế hoạch về tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra đồng thời kế hoạch lao động còn tìm ra các cơ chế chính sách để thực hiện các kế hoạch mục tiêu do chính kế hoạch lao động đặt ra.
- Nội dung chính của kế hoạch ngồn nhân lực:
Xác định nhu cầu lao động xã hội cần có kì kế hoạch: là nhu cầu thu hút và giải quyết nguồn lao động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của kì kế hoạch: Đo bằng tỉ số việc làm mới mà các lĩnh vực kinh tế xã hội có khả năng giải quyết.
Xác định khả năng cung cấp nguồn lực lượng lao động kì kế hoạch: tổng số bộ phận dân số hoạt động kinh tế có thể cung cấp cho nền kinh tế kì kế hoạch.
Cân đối giữa nhu cầu và khả năng từ đó dưa ra nhiệm vụ giải quyết việc làm.
Các giải pháp và chính sách nhằm khai thác huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
Chương II: Thực trạng và tình hình thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm ở Việt Nam.
1.Phương hướng thực hiện mục tiêu kế hoạch việc làm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000.
a.Nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể về lao động và việc làm trong kế hoạch 1996-2000.
“Giai đoạn 1996-2000 là bước tiến quan trọng của thời kì phát triển mới- đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đẻ đạt được nhiệm vụ tổng quát trên thì mục tiêu cơ bản của giải quyết việc làm trong thời kì 1996-2000 là nhằm tạo việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người có khả năng lao động, có yêu cầu việc làm: Thực hiện các biện pháp trợ giúp người lao động nhanh chóng có được việc làm, có việc làm đầy đủ, có việc làm có hiệu quả hơn. Thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
Mục tiêu cụ thể: Môi năm thu hút thêm 1.3-1.4 triệu người có chỗ việc làm, giamt tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000. Trong 5 năm phải giải quyết việc làm cho 6.5-7 triệu người, đào tạo lại nghề cho 4.5 triệu người, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 22-25% vào năm 2000. Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người, cho vay vốn để giải quyết việc làm cho 925000 người.
b. Phương hướng cơ bản về lao động và việc làm thời kì 1996-2000.
Phương hướng chung là nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lực lượng lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ning quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.
Giải quyết việc làm đến năm 2000 được triển khai trên 3 hướng cơ bản:
+Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật, các chủ chương chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy nền kinh tế hướng về xuất khẩu phát triển bền vững. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
+Duy trì và bảo đảm việc làm cho người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
+Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và những đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. Tạo lập các chương trình phát triển và các quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm. Nguồn tài chính quĩ hỗ trợ việc làm được bảo đảm băng nguồn ngân sách (cả trung ương và địa phương) và nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội.
Giải quyết việc làm ở khu vực thành thị thời kì 1996-2000 theo hướng: Phát triển các xí nghiệp qui mô lớn liên doanh với nước ngoài tạo việc làm có kĩ thuật cao, có giá trị sức lao động cao nhằm giải quyết việc làm cho lao động có tay nghề. Phát triển nhanh và vững chắc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh tế không kết cấu trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. Phát triển các hình thức gia công hàng xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng đặc biệt các hàng hoá có công nghệ sử dụng nhiều lao động như may mặc, giầy da, gốm sứ, lắp ráp các mặt hàng điện tử xe gắn máy. Khai thác tiềm năng kinh tế ven thành phố thị xã, liên kết kinh tế nội và ngoại thành hình thành vành đai cung cấp và tiêu thụ sản phẩm giữa thành thị và nông thôn. Hình thức các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm tập trung ở các đô thị nhằm đào tạo tay nghề có kĩ thuật cao, cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Lao động nông thôn là nguồn lực quan trọng nhất ở nước ta, lực lượng này phân bổ trên địa bàn rộng lớn và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp với trình độ lao động, kĩ thuật lao động lạc hậu, năng suất lao động rất thấp vì vậy giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng. Trong kế hoạch 1996-2000 phương hướng giải quyết lao động ở khu vực nông thôn trên các hướng cơ bản: việc làm cho người lao động ở nông thôn phải có sự nghiên cứu theo định hướng nhất định. Trước mắt phải tận dụng được lợi thế về lao động, về tài nguyên thiên nhiên để tạo việc làm, phát triển ngành nghề thích hợp với nhu cầu đa dạng và chất lượng ngày càng cao của thị trường. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích điều tiết, tăng cường cơ sở hạ tầng cho sản xuất, tạo thị trường khai thông buôn bán, khuyến khích hợp tác sản xuất tiêu thụ cung ứng. Việc đào tạo văn hoá, trình độ học vấn và nâng cao dân trí cho người lao động ở khu vực nông thôn đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc tạo và tìm việc làm cho người lao động.
2. Tình hình thực hiện mục tiêu việc làm kế hoạch 1996-2000 và thực trạng việc làm ở nước ta.
a. Tình hình thực hiện mục tiêu việc làm kế hoạch 1996-2000.
Kế hoạch 5 năm 1996-2000 được xây dựng trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 1991-1995 đều đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và chuyển sang thời kì mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiên đại hoá. Vì vậy mục tiêu kế hoạch đặt ra với mức phấn đấu cao, thực hiện đồng thời 3 mục tiêu. Trong quá trình thực hiện kế hoạch nhất là từ giữa năm 1997 đến 1999 do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực cùng với thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra đã đặt nền kinh tế nước ta trước những thách thức quyết liệt. Trong bối cảnh đó toàn Đảng toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức duy trì được nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm, công cuộc phát triển kinh tế xã hội tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng. Với hoàn cảnh kinh tế, các lĩnh vực văn hoá xã hội đã có bước phát triển khá thể hiện sự nỗ lực rất lớn của toàn Đảng toàn dân, trong đó những kết quả mà công tác giải quyết việc làm đạt được cũng rất đáng khích lệ. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư thực hiện các chương trình kinh tế xã hội của ddất nước đã tạo thêm nhiều chỗ việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Mạng lưới các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp của các ngành các cấp các doanh nghiệp và đoàn thể quần chúng đã góp phần tích cực trong việc tạo cơ hội để người lao động có thể tiếp cận việc làm hoặc tự tạo việc làm, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.
Trong 5 năm thực hiện kế hoạch đã có thêm 6.1 triệu lao động được thu hút vào làm việc và tạo thêm việc làm trong các ngành kinh tế xã hội, bình quân mỗi năm thu hút khoảng hơn 1.2 triệu người trong đó khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã đóng góp phần đáng kể tạo ra nhiều chỗ việc làm mới. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2000 là 6.4% trong khi kế hoạch đặt ra là giảm xuống dưới 5%, thời gian sử dụng lao động thực tế là 73.8% và tỉ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động ở mức 20% so với mục tiêu kế hoạch tương ứng đặt ra là 75% và 22-25% vào năm 2000. Về công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình đạt được những thành quả nhất định. Tỉ lệ sinh bình quân mỗi năm giảm 0.078% (mục tiêu đề ra là 0.06%). Tỉ lệ tăng dân số năm 1995 là 1.7% đến năm2000 chỉ còn 1.4%. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được tăng cường đáng kể. Với những tiến bộ kể trên năm 1999 Việt Nam đã được liên hợp quốc tặng giải thưởng về công tác dân số.
b. Thực trạng lao động và việc làm ở nước ta hiện nay:
Nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp nghèo, có dân số đông với tốc độ tăng bình quân cao, nguồn lao động dồi dào năng suất lao động thấp, cung lao động luôn luôn trong tình trạng lớn hơn cầu lao động bởi vậy trong nền kinh tế luôn luôn duy trì lực