Đề tài Nghiên cứu nhu cầu mua laptop của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng

Theo nhận định chung, năm 2009 vẫn được coi là năm khó khăn về kinh tế và người tiêu dùng vẫn chưa “thoáng tay mở ví” chi tiêu. Tuy nhiên, nhiều nhà phân phối và đại lý sản phẩm công nghệ thông tin (IT) cho biết, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này không hề giảm và đã xuất hiện những xu hướng mới.

doc32 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3128 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nhu cầu mua laptop của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MARKETING Đề tài nghiên cứu: NGHIÊN CỨU NHU CẦU MUA LAPTOP CỦA SINH VIÊN TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÀ NẴNG Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9 1. Nguyễn Thị Gẫm Lớp 34k08 2. Phạm Thị Kiều Oanh Lớp 34k08 3. Nguyễn Thị Uyên Trang Lớp34k08 4. Võ Thị Thanh Thảo Lớp 34k1.1 5. Chế Thị Hồng Vân Lớp 34k1.1 6. Phan Đăng Hoàng Lớp 32k04 I. BỐI CẢNH VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Bối cảnh nghiên cứu nhu cầu mua Laptop tại Đà Nẵng hiện nay: Theo nhận định chung, năm 2009 vẫn được coi là năm khó khăn về kinh tế và người tiêu dùng vẫn chưa “thoáng tay mở ví” chi tiêu. Tuy nhiên, nhiều nhà phân phối và đại lý sản phẩm công nghệ thông tin (IT) cho biết, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này không hề giảm và đã xuất hiện những xu hướng mới. "Hàng bình dân” vẫn là số 1 Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GFK, các dòng sản phẩm laptop có giá khoảng 10 triệu đồng đang có xu hướng tăng mạnh. Những tháng đầu năm 2009, thị phần của phân khúc này chỉ khoảng 23% nhưng đến tháng 10 đã chiếm trên 32% thị phần laptop tại Việt Nam. Những sản phẩm luôn nằm trong top 10 sản phẩm “bình dân” bán chạy nhất như Acer Extensa 4630, Aspire 4736 và Aspire 4540 series, HP CQ40... Kế tiếp là phân khúc từ 11 – 12 triệu đồng cũng chiếm mức khá từ 20 – 25% thị phần laptop Việt Nam, với các dòng sản phẩm như Acer Aspire 5738 và HP Probook 4410... Ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Công ty phân phối CMC – công ty với hệ thống phân phối khoảng 350 đại lý hàng IT trên toàn quốc phân tích, sở dĩ những dòng sản phẩm trên bán chạy là do máy có cấu hình đủ mạnh, thiết kế đẹp và đặc biệt là giá thành phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng Việt. Cụ thể hơn, nếu xét về mặt cấu hình thì hiện tại ngoài việc ưu tiên lựa chọn màn hình 14inch và ổ cứng từ 160G đến 250G, thì những máy tính có dòng chip Dual Core và Core2Dual đang được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất, chiếm đến khoảng 70% thị trường laptop. Trong khi trước đây, dòng Celeron được ưa chuộng thì nay đang giảm dần thị phần và không còn nằm trong sự lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng. Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh doanh thị trường của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh cho biết, hệ thống các đại lý máy tính của Trần Anh với khoảng trên 3.000 máy được bán ra trong một tháng thì có tới 60- 70% là dòng giá rẻ trên dưới 10 triệu đồng. Trong khi dòng laptop có giá trên 20 triệu đồng chỉ tăng trưởng 7- 8%/tháng, còn dòng giá rẻ khoảng trên dưới 10 triệu đồng đã tăng tới 20%. Theo ông Tuấn, từ sau tháng 6, thị trường laptop sôi động trở lạị, đặc biệt từ tháng 9, tháng 10, nhiều dòng máy của Acer, HP… có giá trên 10 triệu đồng đã giảm xuống còn 8- 9 triệu đồng, do chính sách cạnh tranh thị phần của các hãng nên đã kích thích thị trường laptop tăng mạnh hơn. Vì, cấu hình của các dòng máy trên cũng khá tốt về dung lượng ổ cứng, chip,… trong khi mức giá 8- 9 triệu đồng, chỉ cao hơn máy để bàn từ 2- 3 triệu đồng, chính vì thế đã tạo ra một xu hướng mới: thay vì mua máy để bàn đã kích thích người tiêu dùng chuyển sang mua laptop nhiều hơn. Theo nhận định của nhiều nhà phân phối, đại lý IT như CMC Distribution, Trần Anh, Pico Plaza… nhu cầu tiêu dùng “laptop bình dân” như Aspire 5738, Aspire 4736, CQ40, Probook4410... sẽ còn tăng mạnh hơn trong mùa mua sắm sẻ còn tăng mạnh hơn trong tương lai. Xu hướng “siêu mỏng, siêu nhẹ” Ngoài nhu cầu mua sắm “laptop bình dân” cho mặt bằng chung và có phân khúc rộng lớn nhất, trong năm 2009 còn xuất hiện thêm một số công nghệ mới được các hãng đưa vào và kỳ vọng trở thành xu hướng tiêu dùng mới: dòng máy tính siêu mỏng, siêu nhẹ, màn hình công nghệ LED và pin dùng lên đến 6- 8 tiếng. Theo hãng phân phối CMC, nổi bật là một số dòng sản phẩm như Acer Aspire Timeline, Apple Macbook Air, Dell Adamo... được thiết kế rất bắt mắt, nhiều màu sắc, thời trang đang bắt đầu thu hút sức mua trên thị trường. Đặc biệt là về cấu hình, các dòng máy trên được trang bị bộ vi xử lý đời mới nhất, độ phân giải cao, khả năng “siêu tiết kiệm điện năng” với mức tiết kiệm trên 30% so với máy tính thông thường, ổ đĩa cứng chạy với tốc độ 4.000 – trên 5.000 vòng/phút, chức năng kết nối 3G… Ngoài ra, tính năng được người dùng quan tâm là máy nhẹ như Acer Aspire Timeline chỉ nặng 1,6 kg, Dell Adamo nặng 1,8 kg và MacBook Air là 1,36 kg. Nhất là dòng Acer Aspire Timeline, nhờ tính năng pin dùng tới 8 tiếng, trong khi giá chỉ trên 14 triệu đồng, nhiều đại lý máy tính cho biết, đây là dòng “siêu mỏng, siêu nhẹ” có sức tiêu thụ lớn nhất. Anh Hồng Lĩnh, phóng viên một tờ báo- là một trong những người dùng đầu tiên khi Acer Aspire Timelinera mắt tại Việt Nam chia sẻ, dòng máy tính này rất “cơ động” và phù hợp nhất với dân thường xuyên phải “chạy” như phóng viên, bán hàng, marketing – vì không phải lo vấn đề về sạc pin. Máy tính xách tay ngày càng trở thành phương tiện làm việc của nhiều người dùng Việt. 2009: Laptop “vượt mặt” desktop Theo ông Thiều Phương Nam, Giám đốc Kinh doanh của Intel tại Việt Nam và Đông Dương, sự tăng trưởng của lĩnh vực máy tính ở thị trường Việt năm 2009 đã vượt quá cả sự mong đợi, kỳ vọng cũng như dự báo trước đó của Intel. Đặc biệt, máy tính xách tay là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, khoảng 70% trong năm 2009. Có 3 lý do chính để dẫn tới kết quả này. Thứ nhất, năm 2009, mặc dù chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu song GDP của Việt Nam vẫn tăng khả quan. Lý do thứ hai là những chương trình kích cầu của Chính phủ đã có những tác động trực tiếp tới chi tiêu của người dân Việt Nam, ví dụ như chương trình giảm thuế từ 10% xuống 5% cho các sản phẩm máy tính. Lý do nữa khiến thị trường máy tính Việt khởi sắc trong năm 2009 là nhờ nhu cầu mua máy tính của học sinh, sinh viên trong nước rất lớn. Máy tính giờ gần như trở thành một dụng cụ học tập không thể thiếu của học sinh, sinh viên. Cùng quan điểm đó với Intel, ông Trần Xuân Kiên - Tổng giám đốc Công ty Máy tính số Trần Anh đánh giá, năm 2009, thị trường máy tính đã có sự chuyển biến rất rõ rệt. Đầu tiên phải nói tới sự tăng trưởng của các dòng máy tính xách tay so với máy tính để bàn. Ở Trần Anh, mức bán sản phẩm máy tính xách tay đã có mức tăng trưởng 18% trong 9 tháng đầu năm và hết quý 4, mức tăng trưởng lên tới hơn 22% so với năm ngoái. HP vẫn khẳng định ngôi đầu 2009 đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về thị phần của các thương hiệu máy tính xách tay lớn, đặc biệt là HP, hãng dẫn đầu thị trường Việt Nam trong năm 2008 và cả 2009. HP đã liên tục “hâm nóng” và kích cầu thị trường máy tính trong nước bằng cách giới thiệu nhiều dòng sản phẩm máy tính xách tay được ứng dụng những công nghệ tiên tiếnvào thị trường. Năm 2009 là năm HP đã để lại những dấu ấn lớn đối với người dùng về những dòng máy tính xách tay siêu mỏng. Hãng đã tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong phân khúc máy máy tính xách tay mỏng và nhẹ đang tăng trưởng nhanh với danh mục notebook mới đa dạng. “Đánh” vào phân khúc máy tính mới dành cho doanh nhân, trung tuần tháng 10/2009, HP đã ra mắt người dùng Việt với một loạt dòng sản phẩm mới HP Probook 5310m, HP Pavilion dm1 và dm 3. Hội tụ số và thời trang đã được tích hợp hoàn hảo ở loạt sản phẩm mới này. HP đã giới thiệu một danh mục notebook mới đa dạng bao gồm HP ProBook 5310m, một trong những notebook đầy đủ hiệu năng mỏng nhất thế giới; HP Pavilion dm1 và dm3, notebook dành cho người dùng yêu thích kích thước mỏng, khả năng mang lại sự cân đối tối ưu về di động; HP Envy dành cho người dùng tìm kiếm một sản phẩm siêu cao cấp cùng với loạt MTXT mini dành cho người dùng đam mê thời trang và công nghệ. 2010: Bức tranh tiếp tục sáng? Năm 2010, ông Thiều Phương Nam cho biết Intel còn lạc quan hơn rất nhiều về khả năng tăng trưởng của dòng sản phẩm máy tính xách tay. Nếu như năm 2009, thị trường máy tính Việt tăng 20-25% thì năm 2010, Intel tin tưởng nó sẽ lên đến con số 30%, trong đó, máy tính xách tay vẫn tiếp tục đứng vị trí số một về tăng trưởng, vượt hơn hẳn máy tính để bàn. Đại diện của Công ty Trần Anh cũng đưa ra mức tăng trưởng lạc quan trong lĩnh vực sản phẩm IT của mình khoảng 25% trong năm 2010 này. Có thể nói, những kỳ vọng này đang vẽ ra một bức tranh rất sáng của thị trường máy tính xách tay Việt 2010. Nằm trong xu thế đó, Đà Nẵng một thành phố đang phát triển nổi trội hiện nay. Nơi tập trung đông một lực lượng sinh viên lớn của cả nước cũng trở thành một thị trường tiềm năng cho các hãng Laptop. Xuất phát từ bối cảnh chung của thị trường như trên việc tìm hiểu và nghiên cứu về nhu cầu mua Laptop của sinh viên trên thị trường Đà nẵng. Do giới hạn về thời gian, chi phí nên nhóm chỉ thực hiện nghiên cứu về nhu cầu mua laptop của sinh viên ở 2 trường Đại học Kinh tế và Đại học bách khoa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng dự án chác chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Rất mong cô giáo bộ môn cùng toàn thể các bạn đóng góp ý kiến. Cuối cùng, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy bảo tận tâm và hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY – người đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài này. 2. Vấn đề nghiên cứu: Như chúng ta đã biết, sinh viên hiện nay hầu hết đều cần mua một chiếc Laptop để phục vụ cho việc học tập và với Laptop học có thể học nhiều hơn, làm nhiều hơn, năng động hơn và chuyên nghiệp hơn. Mặc khác hiện nay sinh viên đang có xu hướng chuyển từ máy tính để bàn sang máy tính xách tay vì giá cả không chênh lệch nhiều mà Laptop lại cơ động và tiện ích hơn. Từ đó có thể thấy laptop trở thành một dụng cụ học tập không thể thiếu đối với sinh viên. Chính vì thế nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhu cầu mua Laptop của sinh viên. II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Mục tiêu nghiên cứu: Đối với những sinh viên hiện nay chưa sử dụng Laptop: + Xác định nhu cầu mua Laptop của họ trong thời gian học. Đối với những sinh viên đã sử dụng Laptop: + Nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu thay mới Laptop của họ trong thời gian học. Các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng có tác động như thế nào đến nhu cầu mua Laptop của sinh viên. 2. Câu hỏi nghiên cứu: Có bao nhiêu % sinh viên hiện nay chưa sử dụng nhưng có nhu cầu mua Laptop trong những năm học ? Có bao nhiêu % sinh viên có nhu cầu mua mới Laptop trong những năm học ? Những yếu tố tác động chủ yếu đến nhu cầu mua Laptop của sinh viên ? 3. Xây dựng các giả thuyết liên quan: Giả thuyết 1: H0: Có >=50% số sinh viên chưa sử dụng Laptop có nhu cầu mua trong những năm học. H1: Có <50% số sinh viên chưa sử dụng Laptop có nhu cầu mua trong những năm học. Giả thuyết 2: H0: Có >=50% số sinh viên đang sử dụng Laptop có nhu cầu thay mới trong những năm học. H1: Có <50% số sinh viên chưa sử dụng Laptop có nhu cầu thay mới trong những năm học. Giả thuyết 3: H0: Sinh viên chủ yếu có nhu cầu mua Laptop với mức giá trong khoảng 10 – 15 triệu đồng. H1: Sinh viên chủ yếu có nhu cầu mua Laptop ngoài khoảng 10 – 15 triệu đồng. Giả thuyết 4: H0: Nguồn thông tin từ cửa hàng bán là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định mua. H1: Nguồn thông tin từ cửa hàng chỉ ảnh hưởng một phần đến quyết định mua. Giả thuyết 5: H0: Cấu hình là yếu tố được chú trọng nhất khi mua. H1: Cấu hình là một yếu tố nhỏ mà người mua chú ý đến khi mua. Giả thuyết 6: H0: Nhãn hiệu Laptop dự định mua độc lập với mức giá mong muốn. H1: Nhãn hiệu Laptop dự định mua phụ thuộc vào mức giá mong muốn. 4. Giới hạn nghiên cứu: - Tất cả các sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Vì đối tượng nghiên cứu chỉ ở trên thành phố Đà Nẵng nên nhóm chỉ giới hạn nghiên cứu sinh viên tập trung ở 2 trường lớn là Đại học Kinh Tế và Đại học Bách Khoa - Do giới hạn về đối tượng, thời gian, tài chính và nhân lực nên chủ yếu nghiên cứu về nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên III. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN: - Trên cơ sở biết được nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên hiện nay như thế nào nhằm giúp cho doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phân phối sản phẩm phù hợp nhằm tăng doanh số bán Tuy nhiên, điều cực kì quan trọng là: khi thực hiện dự án nghiên cứu nào nhằm phục vụ cho việc ra quyết định thì phòng Marketing đều bắt buộc phải tính toán chi phí sao cho tối đa hóa lợi ích của công ty, giảm chi phí một cách hợp lý với yêu cầu: CHI PHÍ < LỢI ÍCH để có thể tiến hành thực hiện dự án thành công nếu không thì dự án đó sẽ không đươc thực hiện. IV. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: 1. Xác định phương pháp nghiên cứu: Chọn phương pháp nghiên cứu định lượng là hợp lý nhất vì tính chặt chẽ, chi tiết của phương pháp này. Nghiên cứu định lượng giúp chúng ta có được số liệu chính xác và đáng tin cậy. 2. Nguồn gốc dữ liệu và phương pháp thu thập: Dữ liệu nghiên cứu: - Đối với dữ liệu thứ cấp Tiến hành thu thập thông qua mạng Internet, truyền hình, báo chí về giá cả và đặc tính các dòng sản phẩm Laptop hiện nay. - Đối với dữ liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp sinh viên của 2 trường Bách Khoa và Kinh Tế bằng bảng câu hỏi. 3. Xác định kế hoạch chọn mẫu: Mẫu: đối tượng nghiên cứu là sinh viên của hai trường Bách Khoa và Kinh Tế Kích thước: 300. Mục tiêu phát ra là 350 và thu về 300 tờ phiếu. Phương pháp thu thập thông tin: phát bản câu hỏi được thiết kế sẳn trực tiếp đến đối tượng cần nghiên cứu theo hình thức phỏng vấn trực diện. Nguyên nhân chọn phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: + Tiết kiệm thời gian + Chi phí thấp + Thông tin chính xác, cụ thể với từng đối tượng nghiên cứu + Để thực hiện và thu thập được nhiều thông tin cùng một lúc 5. Tổ chức thu thập dữ liệu: 6. Chuẩn bị dữ liệu và phân tích: 7. Báo cáo kết quả và đề xuất: 8. Dự kiến thời gian và chi phí: 8.1 Dự kiến chi phí: (ĐVT: 1000 đồng) Khoản mục Chi phí Chi phí tổ chức nhóm 30 Chi phí lập kế hoạch nghiên cứu Mua tài liệu In ấn Đi lại 52 20 12 20 Chi phí thu thập tài liệu In ấn Đi lại Bồi dưỡng cho phỏng vấn viên 225 175 30 20 Chi phí xử lý và phân tích In ấn thử 10 10 Chi phí viết báo cáo và thuyết trình 20 Chi phí phát sinh trong quá trình nghiên cứu 10 Tổng chi phí 337 8.2 Dự kiến thời gian cho các hoạt động của dự án Công việc Thời gian dự kiến hòan thành Đề xuất các ý tưởng nghiên cứu Tuần 23 Ý tưởng nghiên cứu được phê chuẩn Tuần 24 Lập & trình kế hoạch nghiên cứu Tuần 29 Kế hoạch nghiên cứu được phê chuẩn Tuần 30 Thiết kế & trình bày bản câu hỏi Tuần 31 Test thử bản câu hỏi Sửa, hòan thiện & in BCH Tuần 32 Thu thập dữ liệu Tuần 33 Mã hóa Chuẩn bị chương trình phân tích Tuần 34 Nhập dữ liệu Phân tích dữ liệu Tuần 35 Viết báo cáo Tuần 36 V. KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU 1. Phân tích dữ liệu: Thực trạng sử dụng laptop cosudungkhong N Valid 300 Missing 0 Sum 95 cosudungkhong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid "không" 205 68.3 68.3 68.3 "có" 95 31.7 31.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Dựa vào kết quả phân tích trên ta thấy trong số mẫu khảo sát có 95 người có sử dụng Laptop chiếm 31.7% và 205 người chưa sử dụng chiếm 68.3%. Lý do chưa sử dụng laptop: Statistics lydochuasudung N Valid 205 Missing 95 lydochuasudung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid "dodieukienkinhte" 136 45.3 66.3 66.3 "dochuaconhucau" 47 15.7 22.9 89.3 "chuatimthaylaptopphuhop" 6 2.0 2.9 92.2 "dacomayban" 16 5.3 7.8 100.0 Total 205 68.3 100.0 Missing System 95 31.7 Total 300 100.0 Với 205 người chưa sử dụng theo khảo sát thì lý do chủ yếu là do điều kiện kinh tế có 136 người chiếm 45.3%, kế đến là do chưa có nhu cầu 47 người chiếm 15.7% ,đã có máy bàn 5.3% và chưa tìm thấy chiếc Laptop nào phù hợp chiếm 2%. Có ý định mua Laptop trong những năm học tiếp không ? Percent Frequency Có ý định mua 62.7 188 Không có ý định mua 37.3 112 Total 100 300 Qua bảng số liệu và đồ thị ta thấy: Trong số 300 người được điều tra có đến 188 người (chiếm 62.7%) có ý định mua Laptop mới và số còn lại có một số có nhu cầu nhưng chưa có điều kiện để mua nên họ chưa có ý định mua trong những năm học, con số này chỉ chiếm 37.3% trong mẫu điều tra. Nhãn hiệu laptop định mua Statistics nhanhieudinhmua N Valid 188 Missing 112 nhanhieudinhmua Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid "HP" 42 14.0 22.3 22.3 "Acer" 19 6.3 10.1 32.4 "Dell" 38 12.7 20.2 52.7 "SonyVaio" 54 18.0 28.7 81.4 "Chuanghitoi" 25 8.3 13.3 94.7 "Apple" 3 1.0 1.6 96.3 "Asus" 7 2.3 3.7 100.0 Total 188 62.7 100.0 Missing System 112 37.3 Theo bảng phân tích trên ta có: với những người có nhu cầu mua Laptop khi họ chưa có và những người có nhu cầu thay mới khi họ đã có Laptop thì sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất là Sony Vaio với 54 trong số 188 người có nhu cầu số người lựa chọn nhãn hiệu này chiếm 28.7% tiếp theo là HP nhãn hiệu máy tính của hãng này cũng được nhiều sinh viên lựa chọn cụ thể có 42 người trong tổng số 188 người chiếm 22.3%. Thứ 3 là Dell 38 người chiếm 20.2%. Apple tuy là một nhãn hiệu nỗi tiếng trên thế giới là niềm mơ ước của nhiều người nhưng xét trên nhu cầu thực tế của sinh viên thì nhãn hiệu này chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 1.6%. Giá trị của Laptop định mua Statistics Trigialaptop N Valid 188 Missing 112 Trigialaptop Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid "Duoi7trieu" 6 2.0 3.2 3.2 "7den10trieu" 24 8.0 12.8 16.0 "10den15trieu" 107 35.7 56.9 72.9 "tren15trieu" 51 17.0 27.1 100.0 Total 188 62.7 100.0 Missing System 112 37.3 Total 300 100.0 Theo tình hình thực tế của sinh viên hiện nay từ kết quả thu thập và phân tích được rằng phần lớn các sinh viên sẽ lựa chọn mức giá chi chiếc laptop mà họ có nhu cầu mua là trong khoảng từ 10 -15 triệu đồng. Cụ thể có 107 người trong số 188 có nhu cầu khi được hỏi lựa chọn mức giá này chiếm 56.9%. 51 sinh viên khác trong số 188 sinh viên lựa chọn mức giá là trên 15 triệu đồng chiếm 27.1%. Điều này cũng giải thích khi mức sống tăng lên các sinh nhiều sinh viên có điều kiện để mua những Laptop tôt với mức giá trên 15 triệu. Tiếp theo 12.8% có nhu cầu sẽ mua những Laptop có mức giá từ 7- 10 triệu. Phần còn lại là những người sẽ mua Laptop dưới 7 triệu. Ý định mua xuất phát từ những lý do Statistics lydomuamoi N Valid 188 Missing 112 lydomuamoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid "dungchoviechoctap" 138 46.0 73.4 73.4 "giaitri" 11 3.7 5.9 79.3 "tinhthoitrang" 7 2.3 3.7 83.0 "tinhnangmoi" 30 10.0 16.0 98.9 "tinhlinhdong" 2 .7 1.1 100.0 Total 188 62.7 100.0 Missing System 112 37.3 Total 300 100.0 Là những sinh viên thì khi có nhu cầu mua Laptop hầu hết xuất phát từ lý do là phục vụ cho việc học tập có 138 người trong số 188 người chiêm một tỷ lệ vượt trội là 73.4%. 30 người trong số 188 người chiếm 16% sẽ mua laptop vì muốn tìm hiểu nhưng tính năng mới của chúng. Những yếu tố chú trọng khi mua laptop Yếu tố chú trọng có không % có % không Tốc độ xử lý 147 41 78.2 21.8 Cấu hình 141 47 75 25 Kiểu dáng 96 92 51.1 48.9 Thời gian sử dụng pin 88 100 46.8 53.2 Dung lượng ổ cứng 81 107 43.1 56.9 Chất lượng loa 42 146 22.3 77.7 Theo bảng thống kê dữ liệu đã được xử lý ở trên yếu tố tốc độ xử lý là yếu tố mà những sinh viên có nhu cầu mua sẽ chú trọng nhiều khi mua. Trong số 188 sinh viên chưa có Laptop có nhu cầu mua và những sinh viên đã có rồi nhưng cũng có nhu cầu thay mới trong những năm học tiếp theo thì có 147 người sẽ chú trọng yếu tố tốc độ xử lý chiếm 78.2%, 141 có chú trọng đến cấu hình chiếm 47%, ngoài ra khi trang bị cho mình chiếc Laptop với mong muốn chất lượng tốt các sinh viên vẫn lưu ý đến tính thời trang cụ thể như khảo sát là kiểu dáng của sản phẩm có 96 người trong số 188 người cũng chú trọng khi mua chiếm tỷ lệ là 51.1%. Các yếu tố thời gian sử dụng pin, và chất lượng loa dung lượng ổ cứng tuy vẫn được chú trọng khi mua nhưng thấp hơn những yếu tố trên cụ thể chiếm tỷ lệ lần lượt là 46.8% , 43.1% và 22.3%. Tìm hiểu thông tin về Laptop chủ yếu từ những ng
Tài liệu liên quan