Từ cuối thế kỷ XX, loài người đã bước vào thời kỳ mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật; đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Và ngày nay trước thềm thế kỷ XXI, thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của nền văn minh tin học; con người không chỉ biết lao động bằng tay chân mà phải lao động bằng trí óc; phải biết chinh phục đỉnh cao của trí tuệ áp dụng khoa học vào cuộc sống. Mọi mặt của đời sống xã hội hiện nay đều gắn với những thành tựu tiến bộ của khoa học. Để có được điều này, đòi hỏi con người phải có sự giao lưu học hỏi bạn bè quốc tế. Muốn vậy chúng ta phải biết ngoại ngữ và sử dụng nó một cách thành thạo. Chính vì vậy mà tôi thấy việc dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học là một nhu cầu thiết yếu và bắt buộc.
Một trong các ngoại ngữ đang dạy và học phổ biến ở các trường phổ thông và tiểu học Việt Nam hiện nay là Tiếng Anh. Việc học ngoại ngữ hiện nay không chỉ để biết mà còn để làm việc, để giao lưu học hỏi với bạn bè quốc tế.
Bất cứ một ngôn ngữ nào khi giao tiếp chúng ta cũng cần phải có một vốn từ nhất định để trình bày diễn đạt. Mặt khác, với lứa tuổi học sinh tiểu học việc tiếp thu sâu sắc bản chất của một ngôn ngữ còn quá khó. Chúng ta chỉ cần yêu cầu các em hiểu và biết được “Tiếng Anh” là gì? Từ ngữ trong Tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt là gì? Để có được một câu hay và hoàn chỉnh đúng ngữ pháp trước hết các em phải có nguồn từ vựng phong phú và cách dùng từ như thế nào cho hợp lý. Và làm sao để học và nhớ được từ? Đây cũng chính là lý do làm tôi suy nghĩ và chọn đề tài này nhằm mục đích đưa ra phương pháp làm thế nào để học sinh, mà chủ thể chính ở đây là học sinh tiểu học, nhớ từ vựng một cách tốt hơn.
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 18564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh bậc Tiểu học (Sáng kiến kinh nghiệm dạy học), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục chữ cái viết tắt ………………………………….. trang 02
A. Lý do chọn đề tài ………………………………………….……03
B- Nội dung ……………………………………………… …..…..03
I- Cơ sở lý luận ………………………………………………….……03
II- Thực trạng …………………………………………………....…..04
III- Các phương pháp cụ thể ……………………………,,,….…...04
1/ Presentation (Giới thiệu từ) ……………………………,,,,,….…04
2/ Teaching (Dạy từ) ………………………………………………...05
3/ Practice (Luyện tập) ……………………………………………...07
IV- Hiệu quả đạt được ……………………………………………...10
V- Kết luận …………………………………………………………...11
C- Ý kiến đề xuất ……………………………………………… ...11
Phụ lục ……………………………………………………………13
Nhận xét của hội đồng khoa học …………………………………14
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Ex Example
T Teacher
Sts Students
U Unit
Sec. Section
P Page
WB Work Book
StB Student Book
SGV Sách giáo viên
SGK Sách giáo khoa
ĐDDH Đồ dùng dạy học
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG
TIẾNG ANH TIỂU HỌC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ cuối thế kỷ XX, loài người đã bước vào thời kỳ mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật; đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Và ngày nay trước thềm thế kỷ XXI, thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của nền văn minh tin học; con người không chỉ biết lao động bằng tay chân mà phải lao động bằng trí óc; phải biết chinh phục đỉnh cao của trí tuệ áp dụng khoa học vào cuộc sống. Mọi mặt của đời sống xã hội hiện nay đều gắn với những thành tựu tiến bộ của khoa học. Để có được điều này, đòi hỏi con người phải có sự giao lưu học hỏi bạn bè quốc tế. Muốn vậy chúng ta phải biết ngoại ngữ và sử dụng nó một cách thành thạo. Chính vì vậy mà tôi thấy việc dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học là một nhu cầu thiết yếu và bắt buộc.
Một trong các ngoại ngữ đang dạy và học phổ biến ở các trường phổ thông và tiểu học Việt Nam hiện nay là Tiếng Anh. Việc học ngoại ngữ hiện nay không chỉ để biết mà còn để làm việc, để giao lưu học hỏi với bạn bè quốc tế.
Bất cứ một ngôn ngữ nào khi giao tiếp chúng ta cũng cần phải có một vốn từ nhất định để trình bày diễn đạt. Mặt khác, với lứa tuổi học sinh tiểu học việc tiếp thu sâu sắc bản chất của một ngôn ngữ còn quá khó. Chúng ta chỉ cần yêu cầu các em hiểu và biết được “Tiếng Anh” là gì? Từ ngữ trong Tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt là gì? Để có được một câu hay và hoàn chỉnh đúng ngữ pháp trước hết các em phải có nguồn từ vựng phong phú và cách dùng từ như thế nào cho hợp lý. Và làm sao để học và nhớ được từ? … Đây cũng chính là lý do làm tôi suy nghĩ và chọn đề tài này nhằm mục đích đưa ra phương pháp làm thế nào để học sinh, mà chủ thể chính ở đây là học sinh tiểu học, nhớ từ vựng một cách tốt hơn.
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Đây là một đề tài mang tính chất hẹp, với mục tiêu nhằm phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của học sinh; nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em, hướng học sinh là các chủ thể hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo, mạnh dạn trong giao tiếp và sử dụng tốt ngoại ngữ trong việc đọc và nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài, tôi đã tham khảo quá trình giảng dạy thực tế của bản thân cũng như của các đồng nghiệp; và ngoài ra còn dựa vào một số tài liệu chuyên ngành như: Let’s Learn English Book 1-2-3; Teacher’s Book; Work Book; Techniqiues in Teaching Vocabulary; A Course in TEFL Theory; ELTTP me Thodologg Caurse (Oxford University Puss-Auen.V.F)
Thực trạng
Qua thực dạy bộ môn tiếng Anh ở tiểu học tôi nhận thấy một thực trạng chung là hầu hết học sinh chưa nhận thấy tầm quan trọng khi học môn tiếng Anh; vẫn còn lơ là xem nhẹ bộ môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học. Nên trong quá trình học các em vẫn chưa tập trung cao độ để bài học có kết quả cao.
Một trong các thực trạng khó khăn chung nữa đó là mức độ tiếp thu của các em còn hạn chế trong khi thời lượng dành cho môn học này lại quá ít; hơn nữa đặc thù một lớp học ở Việt Nam nói chung còn quá đông học sinh nên việc tập trung chú ý cũng như việc rèn luyện thực hành còn hạn chế.
Mặc dù sách giáo khoa đã rất hiện đại về cấu trúc chủ điểm bài học, gần gũi với cuộc sống hằng ngày sát với mục đích nhu cầu hứng thú của của các em, song qua các bài giảng và tiếp xúc với học sinh tôi luôn nghĩ làm thế nào để dạy và học có hiệu quả hơn, sáng tạo hơn để học sinh vừa thích thú vừa hiểu bài, bài dạy đạt chất lượng về chiều sâu hơn. Trong một bài học được chia làm nhiều tiết dạy, tổng hợp cả việc dạy từ vựng, ngữ pháp và cả việc thực hành cùng trong một tiết học với thời lượng 40 phút. Nhưng ở đây tôi chỉ đề cập riêng đến việc dạy từ vựng trong một tiết học như trên để cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và đồng thời đối với giáo viên cũng dễ thực hiện.
Các phương pháp cụ thể
Kỹ thuật dạy từ vựng khác nhau tuỳ theo trình độ và lứa tuổi của người học và tuỳ vào lĩnh vực từ vựng thuộc loại nào. Trong quá trình dự giờ các đồng nghiệp của mình và qua việc học tập nghiên cứu các tài liệu cũng như từ thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một số phương pháp thủ thuật dạy từ vựng mà tôi đã thực hiện và cho thấy hiệu quả cao, bài học lôi cuốn có hứng thú như sau:
1/ Presentation(Giới thiệu từ)
Đây là phần giới thiệu từ vựng. Người dạy phải giới thiệu cho người học biết được hình thái (cách phát âm và chữ viết) và ngữ nghĩa của từ.Với phần này người dạy có thể dùng một trong các cách sau để giới thiệu từ một cách sinh động:
Ex: Khi dạy từ table(cái bàn) người dạy đọc từ này ra và viết lên bảng (giới thiệu hình thái từ) và giới thiệu nghĩa từ bằng các cách sau:
Dùng đồ vật thực trong lớp(realia), hoặc các đồ chơi của trẻ em , mô hình (toys, objects, visuals)…
Vẽ trực tiếp hình trên bảng (drawing), dùng tranh ảnh (pictures); biểu đồ (charts); tranh treo tường; tấm bìa có dán tranh cắt ra từ các hoạ báo hay tạp chí…
Cho người học bắt chước, người dạy dùng nét mặt cử chỉ diệu bộ, hành động (body language, action) …
Đối chiếu, so sánh với những từ đã học (Synonym/Antonym - đồng nghĩa và phản nghĩa).
Liệt kê tên (Enumeration): Ví dụ khi dạy từ house(ngôi nhà) người dạy có thể liệt kê các thành phần có liên quan đến ngôi nhà như: window, door, room, bathroom, living room…
Cho định nghĩa (Definition); giải thích (Explanation); diễn giảng (Paraphrasing); ví dụ (Example) hoặc dịch nghĩa từ (Traslation).
Đoán nghĩa và khám phá nghĩa của từ qua một số bài tập đơn giản như: tra từ điển, ghép từ và tranh minh hoạ từ, ghép từ và nghĩa…
2/ Teaching (Dạy từ)
Khi dạy nghĩa từ, người dạy không nên dịch nghĩa từ suông; mà cần cho ví dụ minh hoạ cho nghĩa và cách dùng từ để người học hiểu và nhớ lâu. Chỉ dùng Tiếng việt dạy nghĩa từ khi từ là một danh từ trừu tượng.
Ex: Dạy từ table, chair, desk…: người dạy vừa giới thiệu hình thái của từ vừa giới thiệu nghĩa từ đồng thời cho một ví dụ để học sinh nhớ bắng cách
T:(chỉ vào cái bàn và nói): Look! This is a table(Đây là một cái bàn). A table. A table.
Sts: A table.
T: (chỉ vào cái bàn): What’s it?
Sts: A table.
T: In Vietnamese?
Sts: cái bàn.
Như vậy học sinh vừa biết được nghĩa của từ table vừa biết đặt câu với từ table.
(Tiếp tục với các từ còn lại)
Sau khi giới thiệu nghĩa từ; để kiểm tra lại mức độ tiếp thu của người học, người dạy yêu cầu người học nói lại nghĩa của từ bằng tiếng Anh/Việt tuỳ trình độ. Bước này giúp cho người học hiểu và khuyến khích họ lắng nghe cách dùng từ trong văn cảnh Tiếng Anh. Ví dụ muốn kiểm tra lại người học nghĩa của từ house, người dạy có thể dùng một số hình vẽ trong đó có hình ngôi nhà và người học sẽ chỉ ra nghĩa của từ house.
Với người học Tiếng Anh là học sinh tiểu học thì việc học và nhớ nghĩa từ là điều vô cùng quan trọng trong việc học tiếng. Vì thế người dạy không nên cho ngưòi học ngồi lặp lại từ quá nhiều lần. điều này dễ làm cho các em chán và không đem lại hiệu quả cho việc nhớ nghĩa từ. Các em sẽ được kiểm tra cách đọc và nghĩa từ kết hợp bằng cách khuyến khích các cá nhân hoặc cá tổ thi xem em nào nói đúng nghĩa hoặc đọc đúng từ mà người dạy đưa ra sẽ có thưởng. đây là một hoạt động gây nhiều hứng thú nhất ở lứa tuổi của các em.
Đối với các lớp học tiếng Anh ở bậc mẫu giáo hoặc tiểu học người dạy không phiên âm các từ mới. Chỉ nên khuyến khích các em nghe và phát âm các từ theo mức độ nghe của mình và ghi chú cách đọc của từ bằng tiếng việt theo sự hiểu biết của mình. Vì trình độ tiếng Việt của các em còn hạn chế, do đó nên tập trung vào việc học chữ viết của cả hai hệ thống tiếng Việt và tiếng Anh. Không nên bắt các em học kí hiệu phiên âm quốc tế sẽ làm cho các em nhầm lẫn giữa chữ viết và kí hiệu phiên âm của từ.
Có những trường hợp từ vựng được dạy gồm nhiều từ đi với nhau thì có nghĩa khác còn khi tách riêng từng từ một thì lại có nghĩa khác, ví dụ như từ “Good morning”(Chào buổi sáng). Đây là một đơn vị từ gồm 2 từ “Good” (tốt) và “morning” (buổi sáng), hoặc như đơn vị từ “Nice to meet you”(Rất vui được gặp bạn) gồm 4 từ riêng biệt có nghĩa ghép lại: “nice” (tốt, đẹp), “to meet” (gặp), “you” (bạn). Nếu ghép đúng nghĩa các từ lại với nhau thì câu sẽ không có nghĩa như nguyên bản Tiếng Anh và sẽ làm cho các em hoang mang nhầm lẫn. Vì thế người dạy không nên tách ra từng từ để dạy trong những trường hợp như thế. Trong Tiếng Anh có rất nhiều trường hợp như thế, do đó người dạy phải khuyếng khích các em có những mẩu giấy hoặc sổ tay nhỏ để ghi chép các từ và đặc ngữ/thành ngữ tiếng Anh có ghi chú nghĩa và cách dùng.
Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi dễ học theo cái gì sẵn có. Vì thế người dạy không nên giải thích nhiều về cấc trúc trong các đơn vị từ. Trong chương trình tiếng Anh lớp 4, các em học mẫu câu “Would you like some milk?”. Mặc dù đây là một cấu trúc ngữ pháp hoàn chỉnh, nhưng với chương trình tiếng Anh giao tiếp theo phương pháp chức năng/ý niệm, thì người dạy cần xem nó là một đơn vị từ vựng tránh việc người học phân tích cấu trúc và chỉ đơn giản giải thích cho các em hiểu nghĩa của câu này dùng để “mời ai một thứ gì” và chỉ cần đưa ra thêm một số ví dụ nữa là đủ: “Would you like some water?”, “Would you like some ice-cream?”…
Đôi lúc người dạy cần phải giải thích sự khác biệt về nghĩa chứ không chỉ cho nghĩa của từ. Ngôn ngữ là một hệ thống, vì vậy việc giải thích nghĩa nên thông qua hình ảnh và so sánh đối chiếu. Ví dụ để dạy nghĩa của hai từ “big” và “small”, người dạy chỉ cần vẽ lên bảng 2 cái thước kẻ một cái lớn và một cái nhỏ như vậy người học sẽ hình dung ra ngay nghĩa của từng từ.
Big small
Trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt, một từ thường có những liên hệ với các từ khác. Vì vậy việc dạy từ theo mối quan hệ đồng nghĩa và phản nghĩa cũng rất hiệu quả. Đồng nghĩa không có nghĩa là giống hệt nhau mà chúng có nghĩa tương tự: ví dụ như từ “see”(nhìn, thấy, xem) và từ “look”(nhìn); hoặc từ “table” và từ “desk”(cái bàn)
Việc dạy từ vựng đã là một vần đề quan trọng nhưng việc học như thế nào để nhớ được từ lâu cũng quan trọng không kém. Người dạy không nên ép buộc người học phải học theo một cách gò bó nhất định mà khuyến khích động viên người học chủ động nghĩ ra cách học thuộc từ theo kiểu của riêng mình. Tuy nhiên người dạy có thể đưa ra một số kinh nghiệm của mình làm tâm điểm giúp người học bước đầu thử nghiệm.
Để quá trình dạy và học từ vựng có hiệu quả không nhàm chán, người dạy phải luôn thay đổi cách dạy nghĩa từ; có nghĩa là luôn thay đổi các kĩ thuật dạy từ vựng sao cho lôi cuốn và làm cho người học dễ nhớ. Tôi có thể nêu cụ thể các phương pháp mà gây hứng thú cũng như sự hiếu kỳ của học sinh bậc tiểu học như: vẽ hình trực tiếp lên bảng không cần sắc sảo mà chỉ cần bằng những hình que (stick figures). Hoặc là dùng các đồ vật thật chẳng hạn như đồ chơi hay là diễn tả bằng hành động… Sinh động và sôi nổi hơn nữa người dạy có thể cho người học bắt chước thực hiện việc vẽ hình, đưa các đồ vật hoặc làm những hành động cho các từ đã được học. Đây là những cách mà chúng ta thật sự thu hút sự tập trung chú ý của học sinh đồng thời giúp các em nhớ từ lâu hơn.
Ngoài những phương pháp cụ thể, người dạy có thể kết hợp một lúc nhiều kỹ thuật để dạy từ nhưng yêu cầu phải thao tác nhanh tránh mất thời gian. Ví dụ để dạy từ “walking”, sau khi đọc và viết từ lên bảng, người dạy nói:
T: Look at the picture. He’s walking. Now, look at me. I’m walking, too.(bắt chước hành động đang đi). Walking, walking. It’s an action. Repeat. Walking.
Sts: walking
T: Good. St A, what does “walking” mean in Vietnamese?
Sts: đang đi bộ
3/ Practice (Luyện tập)
Sau khi người học đã hiểu nghĩa từ người dạy có thể cho người học luyện tập bằng cách làm một số bài tập để giúp họ hiểu rõ thêm cách dùng từ qua các hoạt động trong lớp đồng thời giúp người học rèn luyện thêm một số kỹ năng khác như nghe, nói… Một số các hoạt động gợi ý như sau:
+ Phản ứng toàn thân (Total Physical Response-TPR):
Ex: T: Stand up.
Sts: (thực hiện hành động đứng lên)
T: Sit down.
Sts: (thực hiện hành động ngồi xuống) v..v
+ Xếp từ theo nhóm, chủ điểm(Word groups, topics)
Ex: Put the words in the right columns (U.5- Exercise 1/ page 38 – Work Book 2)
English twelve ruler Science
Ten Art map Maths
Seventeen notebook eleven pencil
School subjects
School objects
Numbers
+ Circle the odd one out (loại từ khác nhóm/nghĩa)
Ex: Circle the odd one out:
May April June
+ Chuỗi bài tập liên hoàn:
Ex1: Complete the dialogue using the words given (Hoàn thành các câu/đoạn hội thoại dùng các từ được cho sẵn)(Exercise 6 - U 6 – P.48 / WB 2)
sing – Thursday – When – Do – during
A: (1) __________ you like Music?
B: Yes, I do.
A: (2) __________ do you have it?
B: On Monday and (3)____________.
A: What do you do (4) ___________ Music lessons?
B: We (5) ____________ songs in Vietnamese and English.
Ex2: Complete the sentences (Hoàn thành các câu)(Exercise 4 - U 6 – P.47 / WB 2)
A: __ __en do you have Engli__ __?
B: On Thur__ __ay and Wedne__ __ay.
A: __ __at subjects do you have on Tue__ __ay?
B: M__ ths and __nfor__at__cs.
+ Matching(nối): Nối các từ/cụm từ ở cột A với các từ ở cột B; Nối từ/cụm từ với tranh/đồ vật v..v
Ex: Nối từ/cụm từ với tranh
1- orange juice
2- mineral water
3- ride a bike
4- house
5- rice
6- bread
+ Trò chơi và hoạt động dạy từ (Games and Activities):
* Matching pairs(ghép đôi): Dùng nhóm thẻ A (viết các từ tiếng Anh); nhóm thẻ B(viết nghĩa của các từ đó). Xáo trộn 2 nhóm thẻ. Sau đó phát cho tùng nhóm người học mỗi nhóm một bộ thẻ gồm cả nhóm A và nhóm B. Quy định thời gian xem nhóm nào ghép đúng các thẻ nhiều hơn.
* Crossword Puzzle(Ô chữ) (Part 6:Let’s Play - U.6 – Sec.B - P.61 / StB1)
* Word square(Ô chữ) (Part 6:Let’s Play – U.8 – Sec.B - P.81 / StB2)
* Rub out and remember
* Slap the board (Part 6:Let’s Play – U.7 – Sec.B - P.73 / StB2)
* What and where (Part 7:Let’s Play – U.8 – Sec.A - P.77 / StB2)
* Picture drill (Part 6:Let’s Play – U.10 – Sec.B - P.101 / StB2)
* Guess the picture
* Snakes and ladders (Part 6:Let’s Play - U.11 – Sec.B - P.109 / StB1)
* Simon says (Part 7:Let’s Play – U.4 – Sec.A - P.41 / StB2)
* Bingo (Part 7:Let’s Play - U.9 – Sec.A - P.85 / StB1)
* Kim’s Game (Part 7:Let’s Play - U.12 – Sec.A - P.113 / StB1)
* Chinese Whisper (Part 7:Let’s Play – U.5 – Sec.A - P.49 / StB2)
* Hang man (Part 7:Let’s Play – U.7 – Sec.A - P.69 / StB2)
* Real drill
* Board drill
* Ordering
4/ Ngoài việc thực hành để hiểu và nhớ từ bằng các hình thức bài tập nêu trên, người dạy còn có thể cho người học thực hành thêm nhằm mục đích củng cố hay tổng kết lại các nội dung hoặc lĩnh vực từ vựng mà các em đã được học (Further Practice) bằng cách tổ chức các trò chơi nhỏ như: Lucky numbers; Pelmanism; Jumble words; Dictation Lists; Network; Finding Friends; Wordstorm; Noughts and Crosses…
Hiệu quả đạt được:
Sau qúa trình nghiên cứu tôi đã áp dụng các phương pháp này vào thực dạy ở một số khối lớp 3 (3B, 3C) và khối lớp 4 (4C, 4D) và ngoài ra còn áp dụng cho cả khối 5 và cho thấy kết quả đạt được cao. Với kết quả khảo sát ban đầu khi chưa thực áp dụng các thủ thuật trên số học sinh hiểu và nhớ được từ vựng trong quá trình học tiếng anh chỉ đạt 20% - 25% trên tổng số học sinh ở từng khối lớp.
Sau khi tôi áp dụng các thủ thuật này vào quá trình dạy từ vựng cho các tiết học, bài học thì đã có kết quả cao:
khối3
khối 4
khối 5
Chưa áp dụng SK
40%
45%
50%
Đã áp dụng SK
80%
87%
90%
Trên đây mới chỉ là kết quả đạt được khi ban đầu áp dụng các phương pháp dạy từ vựng. Tuy rằng chưa cao nhưng với mức độ yêu cầu so với đối tượng người học là các em học sinh tiểu học đồng thời trong quỹ thời gian hạn hẹp của một tiết học theo quy định từ 35-40 phút thì tôi thấy đây là một dấu hiệu khả quan. Tất cả các cấu trúc bài học trong chương trình tiếng Anh tiểu học nói chung; chương trình Let’s Learn English nói riêng hầu hết được phân bố giống nhau. Các bài dạy về từ vựng tôi đã áp dụng để dạy cho học sinh tất cả các khối lớp 3,4,5 tại trường. Kết quả cho thấy giờ học sôi nổi và hứng thú hơn khi cô giới thiệu từ mới; trò chăm chú lắng nghe và nhớ được từ tại lớp.
Kết luận
Để có được những bài dạy từ vựng tốt cuốn hút học sinh và có hiệu quả; để có được phương pháp và kết quả như trên, ngoài việc sử dụng sách giáo viên, sách tham khảo…thì trong quá trình dạy học và sau mỗi giờ dạy tôi tự luận lại các tiến trình trong phương pháp truyền đạt của mình có những điểm nào tốt và tâm đắc, những điểm nào chưa thực như ý để từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình. Đồng thời thường xuyên dự giờ học hỏi những điều hay ở đồng nghiệp, nhờ đồng nghiệp dự giờ và góp ý cho mình. Tích cực nghiên cứu tài liệu có liên quan về lĩnh vực ngôn ngữ đặc biệt là Tiếng Anh.
Ngoài ra một trong các yếu tố góp phần làm nên sự thành công ấy là đồ dùng giáo cụ trực quan. Tôi luôn tìm tòi sưu tầm thêm những vật dụng có thể làm đồ dùng học tập cho học tập và giảng dạy như tranh ảnh, lịch cũ, bìa cứng, các côn vật đồ vật bằng nhựa như đồ chơi trẻ em…Bởi vì lứa tuổi các em học sinh bậc tiểu học luôn thích khám phá trực quan sinh động.
Vấn đề cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ ở đây là trong công tác giảng dạy tôi luôn thực hiện tốt các nguyên tắc:
+ Chuẩn bị bài dạy chu đáo trước giờ lên lớp.
+ Phân bố thời gian của tiết dạy phù hợp.
+ Chủ động trong giờ dạy.
+ Có tầm quan sát học sinh trong lớp tốt.
+ Khuyến khích học sinh trong quá trình học.
+ Kiểm tra sự hiểu bài của học sinh trong phần “Further Practice”.
+ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà sau mỗi tiết học.
Trên đây là một số phương pháp cũng như những suy nghĩ của tôi trong quá trình dạy từ vựng tiếng Anh ở bậc tiểu học. Tôi xin mạnh dạn nêu ra đây để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông đặc biệt là bậc tiểu học. Rất mong quý đồng nghiệp bổ sung thêm để cho đề tài này ngày càng phong phú và hiệu quả hơn.
Về bản thân, tôi xin được chân thành cảm ơn với những sự góp ý nhiệt tình và sẽ không ngừng học hỏi tìm tòi thêm các phương pháp mới để có nhiều kết quả dạy tốt hơn nữa.
C- Ý kiến đề xuất:
- Để đáp ứng tốt việc dạy và học tiếng Anh ở trường tiểu học đạt hiệu quả; cũng như để áp dụng triệt để những phương pháp và thủ thuật dạy từ vựng trong SKKN trên tôi xin mạnh dạn đề xuất với Bộ GDĐT cùng phối hợp với Nhà xuất bản phát hành kịp thời các tài liệu hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Anh cụ thể như SGV, băng đĩa, các tranh ảnh, con rối…v…v. Tăng thêm thời gian học cho các em trong một tuần (3tiết/tuần). Ngoài ra, cũng xin đề nghị với Sở GD ĐT thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Đối với Nhà trường, cần đầu tư thêm trang thiết bị dạy học như SGK, ĐDDH, phòng chức năng…
Eakar, ngày 15 tháng 4 năm 2010
NGƯỜI VIẾT
Phan Thị Thuý Kiều
PHỤ LỤC
Các tài liệu tham khảo
Let’s Learn English Book 1-2-3
Work Book.
Teacher’s Book.
Techniqiues in Teaching Vocabulary.
A Course in TEFL Theory.
ELTTP me Thodologg Caurse (Oxford University Puss-Auen.V.F)
Sổ tay người d