Đề tài Nghiên cứu phương pháp sản xuất tinh dầu vỏ bưởi

Tinh dầu hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm Tinh dầu làm nguồn hương liệu có nguồn gốc từ cây cỏ thiên nhiên ngày càng được con người đặc biệt chú ý và ưa chuộng. Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại thực vật, trong đó các loại cây có chứa tinh dầu đang được khẳng định là dồi dào và độc đáo.

doc55 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 8836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu phương pháp sản xuất tinh dầu vỏ bưởi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Đề mục Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục i Danh mục các bảng, sơ đồ, hình ảnh trong luận văn iii Danh mục các từ viết tắt trong luận văn iv Phần I : MỞ ĐẦU 1 Phần II :NỘI DUNG 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ BƯỞI 3 1.1 Nguồn gốc Bưởi 3 1.2 Đặc điểm thực vật của quả Bưởi 5 1.3 Thành phần hoá học của quả Bưởi 6 1.4 Thu hoạch và bảo quản 8 1.6 Một số giống bưởi và tình hình sản lượng Bưởi việt nam 10 1.6.1 Bưởi Năm Roi 11 1.6.2 Bưởi Phúc Trạch 12 1.6.3 Bưởi da xanh 13 1.6.4 Bưởi Diễn 15 1.6.5 Bưởi Thanh Trà 15 1.6.6 Bưởi Đoan Hùng 16 1.6.7 Bưởi Tân Triều Biên Hòa 17 1.6.8 Bưởi lông cổ cò 18 1.7 Tình hình về sản lượng bưởi ở Việt Nam 19 Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU VỎ BƯỞI 21 2.1 Giới thiệu về tinh dầu 21 2.1.1 Khái niệm về tinh dầu 21 2.1.2 Nguồn gốc và sự phát triển của tinh dầu 21 2.2 Tính chất vật lý và các thành phần hoá học trong tinh dầu 21 2.2.1 Tính chất vật lý của tinh dầu 21 2.2.3 Các thành phần hóa học trong tinh dầu 22 2.3 Các phương pháp ly trích và thu giữ tinh dầu 23 2.3.1 Phương pháp chưng cất cổ điển 23 2.3.2 Phương pháp vi sóng 28 2.3.3 Phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí và sắc ký phối khổ 30 2.4 Tinh dầu chiết xuất từ vỏ Bưởi 33 2.4.1 Vài nét chung về tinh dầu vỏ Bưởi 33 2.4.2 Thành phần hóa học trong tinh dầu Bưởi 34 2.5 Hoat tính kháng khuẩn của tinh dầu 35 2.6 Lợi ích của tinh dầu trong vấn đề trị liệu 37 2.7 Một số sản phẩm từ tinh dầu vỏ Bưởi 38 2.7.1 Tinh dầu vỏ Bưởi Grapefruit essential oil 38 2.7.2 Tinh dầu vỏ Bưởi Pomelo 39 2.7.3 Tinh dầu vỏ bưởi Grapefruit pure essential oil 40 Chương III QUY TRÌNH LY TRÍCH TINH DẦU VỎ BƯỞI 41 3.1 Một số phương pháp sản xuất tinh dầu vỏ Bưởi 41 3.1.1 Quy trình chiết xuất tinh dầu vỏ Bưởi với nguyên liệu xay 42 3.1.2 Quy trình chiết xuất tinh dầu vỏ Bưởi với nguyên liệu không xay 43 3.2 Kết quả khảo sát hiệu suất ly trích 45 3.2.2 Hiệu suất trích ly tinh dầu với nguyên liệu không xay 46 3.2.3 Hiệu suất ly trích tinh dầu với nguyên liệu xay 46 3.3 So sánh kết quả thu tinh dầu giữa nguyên liệu xay và nguyên liệu không xay 47 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 3.1 Kết luận 49 3.2 Kiến nghị 49 Tài liệu tham khảo 50 Danh mục các bảng, sơ đồ, hình ảnh trong luận văn Trang Bảng 1.1 Thành phần hóa học trong quả Bưởi 7 Bảng 2.1 Kết quả thử nghiệm tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ Bưởi 36 Bảng 2.2: Hiệu suất ly trích tinh dầu vỏ Bưởi theo thời gian (nguyên liệu không xay) 46 Bảng 2.3 : Hiệu suất ly trích tinh dầu vỏ Bưởi theo thời gian (nguyên liệu xay) 47 Sơ đồ 3.1 quy trình công nghệ chiết suất tinh dầu vỏ Bưởi với nguyên liệu xay 42 Sơ đồ 3.1 quy trình công nghệ chiết suất tinh dầu vỏ Bưởi với nguyên liệu không xay 44 Hình 1.1: Bưởi Chùm 4 Hình 1.2 : Bưởi năm roi 11 Hình 1.3 : Bưởi Phúc Trạch 13 Hình 1.4 : Bưởi da xanh 14 Hình 1.5 : Bưởi diễn 15 Hình 1.6 : Bưởi Thanh Trà 15 Hình 1.7 : Bưởi Đoan Hùng 16 Hình 1.8: Bưởi Tân Triều Biên Hòa 17 Hình 1.9: Bưởi lông cổ cò 18 Hình 2.1 : Hệ thống ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất cổ điển 24 Hình 2.2 Máy sắc ký lớp mỏng 21 Hình 2.3 Máy sắc ký khí 32 Hình 2.4 Máy sắc ký khối phổ 33 Hình 2.5 Túi tiết tinh dầu vỏ Bưởi 34 Hình 2.6 Tụ cầu Staphylococcus 35 Hình 2.7 Vi khuẩn Shigella 35 Hình 2.8 Trực khuẩn Salmonella paratyphi A 36 Hình 2.9 Tinh dầu vỏ BưởiGrapefruit essential oil 38 Hình 2.10 Tinh dầu vỏ Bưởi Pomelo 39 Hình 2.11 Tinh dầu vỏ Bưởi Grapefruit pure essential oil 40 Danh mục các từ viết tắt trong luận văn TLC: Thin Layer Chromatography ( Sắc ký lớp mỏng ) GC : Gas Chromatography ( Sắc ký khí ) GC/MS : Gas Chromatography /Mass Spectometry ( Sắc ký khối phổ ) PHẦN I MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tinh dầu hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… Tinh dầu làm nguồn hương liệu có nguồn gốc từ cây cỏ thiên nhiên ngày càng được con người đặc biệt chú ý và ưa chuộng. Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại thực vật, trong đó các loại cây có chứa tinh dầu đang được khẳng định là dồi dào và độc đáo. Trong đó, giống Citrus họ Rutaceae tuy có tiềm năng lớn song chưa được khai thác, tận dụng, hầu như chỉ mới sử dụng múi, chưa chế biến và tận dụng tinh dầu từ vỏ quả. Cho nên hàng năm chúng ta còn phải nhập một lượng tinh dầu bưởi khá lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Vì lý do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra điều kiện tối ưu trong việc ly trích tinh dầu, xác định các chỉ số vật lý, hóa học, thành phần hóa học và thử nghiệm tính kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh của tinh dầu vỏ trái giống Citrus và đặc biệt là quả Bưởi. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tinh dầu của vỏ quả từ chi citrus có nhiều tác dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm và dược phẩm. Điển hình như đề tài nghiên cứu Khảo sát tinh dầu vỏ trái giống Citrus họ Rutaceace, hoạt tính giải lo âu của một số loại tinh dầu từ vỏ quả cây chi Citrus họ Rutaceace,… Những công trình nghiên cứu này đều nhằm vào một mục đích chung là đi sâu vào khám phá lợi ích của tinh dầu trên vỏ cây chi citrus, đề tài này nhằm khám phá lợi ích của tinh dầu vỏ trái chi Citrus nói chung và lợi ích của vỏ Bưởi nói riêng. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích khảo sát hiệu suất trích ly của tinh dầu và xây dựng một quy trình công nghệ sản xuất tinh dầu từ vỏ Bưởi cho hiệu suất thu hồi và chất lượng tinh dầu cao. Bên cạnh đó sẽ khảo sát thêm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ Bưởi được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, Xuất phát từ thực tế và đây cũng chính là lý do tôi chọn đề nghiên cứu phương pháp sản xuất tinh dầu vỏ Bưởi. II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Phân tích đánh giá thành phần chất lượng nguyên liệu. - Lựa chọn phương pháp sản xuất tinh dầu thích hợp. - Xác định phương pháp trích ly tinh dàu - Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm tinh dầu III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI Rút ra những kết luận hợp lý để áp dụng vào quy trình sản xuất thực tế, đánh giá được tầm quan trọng của nguyên liệu vỏ quả chưa được tận dụng. IV. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Khoá luận tốt nghiệp bao gồm ba phần : Phần I: MỞ ĐẦU Phần II: NỘI DUNG Chương I: Tổng quan tài liệu về Bưởi Chương II: Tổng quan về tinh dầu vỏ Bưởi Chương III: Quy trình ly trích tinh dầu vỏ Bưởi Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ BƯỞI Nguồn gốc bưởi Tên khoa học: Citrus Maxima Burm.Merr, Citrus Grandis(L.) Osbeck. Giới (regnum) : Plantac Ngành (divisio) : Magnoliophyta Lớp (class) : Magnoliopsida Phân lớp (subclass) : Rosida Bộ (ordo) : Sapindales Họ (familia) : Rutaceae Chi (genus) : Citrus Loài (species) : C.maxima [12]. Bưởi có nguồn gốc từ Nam Á và Malaysia, mọc tự nhiên theo bờ sông Fiji (tên một đảo quốc ở Thái Bình Dương) và Friendly. Bưởi đã được đưa vào Trung Quốc khoảng 100 năm trước công nguyên. Bưởi được trồng nhiều ở miền nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Đông, tỉnh Quảng Tây và tỉnh Phúc Kiến). Đặc biệt bưởi còn được trồng trên những bờ sông ở miền Nam Thái Lan, ở Đài Loan, khắp miền nam Nhật Bản, Nam Ấn Độ, bán đảo Malaysia, Indonesia, New Guinea và Tahiti. Người ta tin rằng những hạt giống đầu tiên được thuyền trưởng Shaddock mang đến Châu Mỹ vào cuối thế kỷ 17. Vì vậy bưởi còn được gọi là Shaddock. Bưởi có 2 loài: Bưởi (Citrus Grandis) và Bưởi chùm (Citrus Paradisi). Bưởi chùm (Citrus paradi Shimaef ) hay còn gọi là Bưởi đắng, là loài lai giữa Bưởi Shaddock và cam, được trồng phổ biến ở Mỹ và các nước vùng Địa Trung Hải, không có hoặc có rất ít ở các nước vùng châu Á. Bưởi chùm trái nhỏ (đường kính khoảng 10-15cm), đặt gọn trong lòng bàn tay, có hình cầu tròn, da trơn láng giống như quả cam, vỏ khi chín có màu vàng hoặc hồng, có mùi đặc trưng của Bưởi. Khi cắt ngang sẽ thấy ruột bưởi rất đặc, màu đỏ hồng, các múi Bưởi dính liền nhau, giống hệt múi cam, khó tách, rất ít hạt hoặc không có hạt (khác với Bưởi ở Việt Nam các múi tách rời, tép Bưởi mọng nước, xốp), phần vỏ trắng bên trong rất mỏng như phần trắng của vỏ cam, vị từ rất chua đến ngọt nhạt và lúc nào cũng chát. Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil, Argentina, Mexico, người phương tây dùng để ép lấy nước uống hay ăn tươi. Bưởi chùm cung cấp một nguồn dồi dào vitamin C, chất xơ pectine. Bưởi chùm có sắc hồng hay đỏ do có chứa chất chống oxy hóa có lợi là lycopene. Các nghiên cứu cho thấy Bưởi chùm có thể giúp hạ thấp lượng cholesterol và trong hạt Bưởi có chứa một lượng thấp các chất chống oxy hóa. Hình 1.1: Bưởi Chùm[15] Ở nước ta và các nước vùng Đông Nam Á chủ yếu trồng các giống Bưởi thuộc loài Grandis. Đây là loài rất đa dạng về giống do có sự lai tạo giữa chúng với các loài khác trong chi Citrus. Sự khác nhau giữa các giống không chỉ ở đặc điểm về hình thái, kích thước quả mà còn ở cả chất lượng và màu sắc thịt quả [19]. Ở miền Nam có các loại Bưởi: bưởi Biên Hoà, Bưởi ổi, Bưởi Thanh Trà, Bưởi đường núm, Bưởi đường cam, Bưởi Năm Roi,... Bưởi Năm Roi không hạt, ruột trắng, không khô, không ướt, chua ngọt cân đối. Các giống Bưởi này phần lớn quả có hình quả lê, cây ở độ 18-25 năm có chiều cao 6-10m. Trung bình trên cây có 200-300 quả tuỳ vào mật độ trồng, độ phì của đất và kỹ thuật chăm sóc, khối lượng quả trung bình là 0,8-1,0kg. Ở miền Bắc có Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), Bưởi đỏ Mê Linh (Hà Nội), Bưởi Sơn Từ Liêm (Hà Nội)...Trong số đó nổi tiếng nhất là Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Đoan Hùng, tiếp đến là Bưởi Diễn. Bưởi Phúc Trạch được nhiều người ưa thích và được đánh giá cao trên thị trường nhiều nước. Bưởi NN-1 (Pumello) là giống Bưởi lai được nhập nội vào nước ta. Bưởi NN-1 có quả to, vỏ mỏng, thịt quả có màu phớt hồng, mọng nước, vị ngon, cây sinh trưởng mạnh, năng suất cao, cành không gai, cây có đặc tính chống chịu cao đối với sâu bệnh hại, quả bưởi to, hình dáng đẹp. Bưởi NN-1 có giá trị kinh tế và năng suất cao.[16] 1.2 Đặc điểm thực vật của quả bưởi Cây cao khoảng 5 đến 10m, thường có gai lớn (nhất là trồng bằng hạt), nhánh non có lông tơ. Rễ: thường có 1 rễ cái và những rễ nhánh, từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu ớt. Sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân, cành trên mặt đất. Rễ mọc ra từ hạt thường khỏe, mọc sâu, nếu đất thoáng nước tốt và tơi xốp rễ có thể mọc sâu đến 4m. Thân, cành: Bưởi thuộc loại thân gỗ, các cành chính thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1m cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hạt. Cành phát triển theo lối hợp trụ, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại. Trong một năm cây có thể cho 3 đến 4 đợt cành, tùy theo chức năng của cành mà chúng có tên khác nhau như:cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành vượt. Lá: lá Bưởi thuộc lá đơn gồm có cuống lá, cánh lá và phiến lá. Lá lớn, có cành lá to, phiến lá hình xoan đến bầu dục, dạng trái tim, dài từ 12 đến 15cm, mặt dưới gân lá thường có lông. Hoa: hoa Bưởi lớn, mọc đơn hay chùm, cánh hoa màu trắng kem, có từ 20 - 25 nhị đực, bầu noãn có 11-16 ngăn, đường kính rộng từ 2,5-4cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính. Thời gian từ khi ra hoa đến khi hoa tàn thay đổi tùy giống và điều kiện khí hậu, trung bình là một tháng. Trái: Bưởi có trái lớn, hình cầu hay hình trái lê, đường kính từ 10 đến 40cm, có màu xanh và vàng nhạt khi chín, vỏ dày, tép lớn màu vàng nhạt hay hồng. Trái nặng trung bình từ 1-2kg. Trái bưởi có 3 phần chính: ngoại bì, trung bì, nội bì. Thời gian chín của trái thay đổi từ 7 đến 8 tháng sau khi thụ phấn. Quá trình phát triển của Bưởi chia làm 3 giai đoạn: từ 4-9 tuần sau khi đậu trái, trái chủ yếu phát triển kích thước và trọng lượng. Bên cạnh đó phần thịt trái cũng phát triển chủ yếu là các tép phát triển về kích thước và số lượng. Sau đó, cùng với sự phát triển của các tép là sự phát triển của lớp trung bì. Giai đoạn cuối cùng, khi trái đạt độ chín thành thục, hàm lượng acid trong nước giảm dần, trong khi màu sắc của trái từ màu xanh chuyển sang màu vàng và độ cứng của trái sẽ giảm dần. Hạt: hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong trái và mỗi múi thay đổi nhiều tùy từng giống. Bưởi là loại trái hạt lớn, đơn phôi, có nhiều hạt, tuy nhiên một số giống bưởi như Bưởi Năm Roi, Bưởi Biên Hòa hạt thường mất dần qua quá trình phát triển của trái [2]. 1.3 Thành phần hoá học của quả Bưởi Bưởi được tận dụng tất cả các bộ phận, từ hoa (để chế hương liệu), lá, vỏ, cơm và cả hạt. Nước bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng như các loại đường trái cây, đạm, béo, acid tannic, bêta-caroten và các chất khoáng Phospho, sắt, Calci, Kali, Magie. Ngoài ra, còn chứa nhiều vitamin (B1, B2, C), trong đó hàm lượng vitamin C khá cao, gấp khoảng 10 lần so với quả lê. - Vỏ quả: chứa flavonoid như naringosid, hesperidin, diosmin, diosmetin, hesperitin… + Vỏ quả ngoài: chứa coumarin, caroten và tinh dầu (chủ yếu là d-limonen) + Vỏ quả giữa: rất giàu naringin có vị rất đắng, pectin và một ít limonin. - Dịch quả: glucid, lipid, các chất khoáng (canxi, kali, phospho), caroten và cácvitamin(B,C). - Hạt: chứa nhiều limonin, vỏ hạt chứa nhiều pectin. Viện nghiên cứu khoa học Pháp xuất bản ở Toulouse 1959 cho thấy phần ăn được của quả Bưởi là 60%. Cứ 100g phần ăn được có 88,7g nước, 0,93g đạm, 0,1g chất béo, 9,8g chất ngọt, 0,4g chất xơ, 26mg photpho, 1,9mg natri, 84mg kali, 12g canxi, 9mg magiê, 0,08mg đồng, 0,39mg sắt, 0,33mg mangan, 0,016mg viatmin B1, 0,06mg B2, 0,3mg PP, 3mg vitamin C. Lượng vitamin C này đủ cho nhu cầu của người lớn mỗi ngày nếu ăn 1/3 quả Bưởi (200g nạc quả). Theo một tài liệu khác, cứ 1kg tép bưởi có 2mg protid, 73mg gluxit, 0,2mg caroten (tiền vitamin A), 0,2mg vitamin B2, 0,4mg vitamin B1, 950mg vitamin C, đường, acid…[4] Bảng 1.1 Thành phần hóa học trong quả Bưởi [16] Năng lượng KJ/calo (128/30) Hàm lượng Nước % 90 Chất sợi g 1.4 Chất béo g 0 Protein g 0.9 Đường g 6.6 Vitamin A ug 0 Vitamin C mg 40 Vitamin B1 mg 0.07 Vitamin B2 mg 0.02 Vitamin B6 mg 0.03 Vitamin E mg 0.5 1.4 Thu hoạch và bảo quản Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh chuyển sang màu vàng khoảng 40-50% diện tích vỏ quả. Điều kiện ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào những ngày trời tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh thu hoạch vào giữa trưa hoặc trời quá nóng. Quả thu hoạch xong cần để nơi râm mát để đưa đến nơi tiêu thụ hoặc bảo quản. Kỹ thuật thu hái: Cần phải có thang chuyên dụng cho thu hoạch quả và sử dụng kéo để cắt quả, hạn chế làm rụng lá gãy cành. Không dùng biện pháp rung, đập cho quả rụng. Khi thu hoạch tránh để cho quả rơi xuống đất làm dập vỏ và múi bên trong. Quả được cho vào thùng hoặc sọt tre có lót giấy hoặc xốp, lau sạch vỏ quả, xử lý hoá chất rồi vận chuyển về nhà hoặc nơi tập trung để phân loại, xử lý và bảo quản. Phân loại và bảo quản: Bưởi thu hoạch về cần được phân loại theo kích cỡ để tiện đóng gói và bảo quản. Cần phải loại bỏ ngay những quả không đạt tiêu chuẩn về kích thước, hình thù vẹo vọ, xây xát hoặc vỏ quả bị sâu bệnh, khuyết tật trước khi phân loại. Những quả đã phân loại dùng khăn mềm lau sạch, bao bằng giấy hoặc nilon, xếp vào thùng cacton hoặc sọt để vận chuyển tới thị trường tiêu thụ. Trường hợp lưu giữ lâu hơn cần áp dụng một số biện pháp bảo quản thích hợp sau: Sau khi quả đã phân loại, lau sạch, dùng vôi bôi vào cuống quả sau đó cho vào chum, vại sành hoặc hòm gỗ có lót lá chuối khô và đậy nắp kín. Phân loại, lau sạch, nhúng vào thuốc chống nấm, hong khô 1-3 ngày sau đó bọc bằng giấy nilon và cất giữ nơi khô ráo. Bảo quản trong cát khô, nghĩa là dùng cát khô, sạch rải một lượt dưới nền nhà bảo quản dày khoảng 10cm rồi xếp bưởi đã được phân loại, lau sạch, xử lý thuốc chống nấm lên trên. Cứ 1 lớp bưởi 1 lớp cát, lớp trên cùng phủ cát xong rồi dùng giấy nilon hoặc giấy báo đậy kín lên cát. Chú ý cuống quả xếp hướng lên phía trên và chỉ nên xếp 4-5 lượt quả để tiện cho việc kiểm tra loại bỏ những quả hư hỏng trong quá trình bảo quản.[1] 1.5 Lợi ích của Bưởi Bưởi là loại trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có nhiều chất có thể giúp ích cho cơ thể của chúng ta. Trong thành phần dinh dưỡng của trái Bưởi có nhiều loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể rất cần. Chẳng hạn như vitamin C, trong một trái Bưởi trung bình có tới 39 miligam. Bưởi chứa nhiều vitamin C và potassium, là nguồn cung cấp chất vôi (calcium), folate, sắt, và chất khoáng khác. Bưởi đỏ hay bưởi hồng chứa nhiều beta caroten là tiền chất của vitamin A. Ngoài ra, Bưởi còn chứa nhiều chất xơ và ít calories, nhiều chất bioflavonoids và một vài hóa chất khác có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch. Bưởi giúp chúng ta ăn ngon, kích thích sự tiêu hóa vì tăng cường sự tiết mật và tiết dịch vị. Dùng Bưởi vào buổi sáng lúc bụng đói có tác dụng lợi tiểu và tẩy chất độc, giúp lọc máu, thải những chất cặn bẩn và độc tố ở thận và gan ra ngoài. Một số người bị bệnh thấp khớp, viêm khớp, hoại huyết, và kinh phong đã lành nhờ ăn Bưởi thường xuyên. Làm giảm cholesterol: trong bưởi có pectin, chất sợi hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giảm chất béo thâm nhập vào cơ thể. Theo nghiên cứu trong những người có hàm lượng cholesterol trong máu cao, việc ăn thường xuyên 15g pectin trong Bưởi trong thời gian 4 tháng giúp giảm cholesterol trong máu trung bình 8%, trong trường hợp đặc biệt có thể giảm tới 20%. Chống cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch: Hesperidin và naringin là 2 chất flavonoid giúp bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu, ngừa xơ cứng động mạch, gián tiếp chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não. Acid galacturonique trong Bưởi có tác động đặc biệt lên cholesterol xấu, một trong những yếu tố tạo nên mảng xơ vữa thành mạch làm giảm sự đàn hồi của động mạch. Chính tác động này có tác dụng săn đuổi và loại bỏ sự tích tụ cholesterol đồng thời làm sạch các mạch máu. Phòng chống ung thư: Nhiều chất tìm thấy trong Bưởi có tác dụng chống oxy hóa mạnh như lycopene, limonoid và các naringin. Chúng góp phần xoa dịu các triệu chứng cảm lạnh và các tai biến tim mạch cũng như ung thư. Các nghiên cứu khoa học cho thấy limonoid làm gia tăng hàm lượng của một số enzyme có khả năng làm giảm độc tính và hỗ trợ việc loại bỏ các tác nhân gây ung thư. Lá Bưởi: Dùng để trị các chứng nhức đầu do phong, viêm khớp. Lá Bưởi chín dùng để xoa bóp, nấu nước xông hoặc ngâm chữa chứng sưng khớp, bong gân, chấn thương. Múi Bưởi: Có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tụ tiểu cầu và cải thiện độ bền vùng thành mạch. Cùi Bưởi: Vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận, bàng quan, công dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực. Cùi bưởi được dùng để trị các bệnh sau: chứng ho hen ở người già, đau bụng do lạnh, thức ăn đình trệ, chậm tiêu, sán khí, phụ nữ mang thai nôn nhiều. Hoa Bưởi: Có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các chứng đau dạ dày, đau tức ngực. Tinh dầu: tinh dầu được ly trích từ vỏ bưởi có tác dụng giải rượu, thư giãn, được sử dụng hữu hiệu trong việc làm đẹp, có tác dụng tóc mọc nhanh... Hạt Bưởi: Chứa 40-75% dầu béo có tác dụng trị sán khí. Vỏ hạt Bưởi tươi có tác dụng cầm máu rất tốt, bằng cách lấy vỏ hạt Bưởi tươi ép vào bông và bó vào chỗ chảy máu. Chất nhầy từ hạt bưởi ngâm nước có tác dụng làm tan sỏi thận, lợi tiểu. Hạt Bưởi khi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen, nghiền thành bột và hòa với dầu dừa dùng làm thuốc bôi chốc lỡ da đầu.[7] 1.6 Một số giống Bưởi và tình hình sản lượng Bưởi việt nam Hiện nay tại Việt Nam có các giống Bưởi ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Bưởi Năm Roi, Bưởi da xanh, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Diễn, Bưởi Thanh Trà,...Sau đây là những nét khái quát chung về một số loại Bưởi.[12] 1.6.1 Bưởi Năm Roi Hình 1.2 : Bưởi năm roi[15] Bưởi Năm Roi là một trong những loại Bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao, và có giá trị kinh tế lớn. Bưởi Năm Roi được công nhận là giống sạch bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, ngon nhất trong các giống Bưởi hiện nay, thích nghi với điều kiện tại các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta. Tuy nhiên bưởi Năm Roi được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ng
Tài liệu liên quan