Ngày nay nền kinh tế thế giơí đang tiến lại gần nhau, trở thành một nền kinh tế chung cho toàn thế giới, ở đó sẽ không còn những cản trở thương mại như rào cản thuế quan hay hạn nghạch xuất khẩu nữa. Đó là sân chơi chung cho tất cả các nước, các doanh nghiệp, mà người dành vị trí thống lãnh là người có khả năng canh tranh cao nhất. Với một sân chơi mà sự cạnh tranh khốc liệt như vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải tự hoàn thiện mình, tự nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, để có thể thoả mãn tốt nhất.
71 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự tác động của rào cản phi thuế quan tới công tác xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Ngày nay nền kinh tế thế giơí đang tiến lại gần nhau, trở thành một nền kinh tế chung cho toàn thế giới, ở đó sẽ không còn những cản trở thương mại như rào cản thuế quan hay hạn nghạch xuất khẩu nữa. Đó là sân chơi chung cho tất cả các nước, các doanh nghiệp, mà người dành vị trí thống lãnh là người có khả năng canh tranh cao nhất. Với một sân chơi mà sự cạnh tranh khốc liệt như vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải tự hoàn thiện mình, tự nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, để có thể thoả mãn tốt nhất.
Tuy nhiên việc thế giới tiến tới thị trường chung không đồng nghĩa với việc tất cả các rào cản thương mại đã hoàn toàn bị rỡ bỏ, mà nó chỉ dẫn đến những rào cản chính thức bị rỡ bỏ, còn những rào cản phi chính thức mà goi chung là “ rào cản phi thuế quan” thì nó vẫn tồn tại, đã và đang là một cản trở khá lớn tới công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp trong đó có công ty Dệt May Hà Nội.
Trước thực trang đó việc nghiên cứu sự tác động của rào cản này tới công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp cho công ty tìm hiểu được nguyên, từ đó đề ra và lựa chọn cho minh những giải pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty ra thị trường quốc tế. Đây cũng là lý do em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự tác động của rào cản phi thuế quan tới công tác xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt May Hà Nội”
Bài viết của em được trình bày làm ba phần chính
Phần I
Chương I: Công ty Dệt May Hà Nội trong môi trường kinh doanh hiện nay
Phần II
Chương II: Thực trạng công tác xuất khẩu hàng dệt may của công ty
Chương II: Phân tích sự tác động của rào cản phi thuế quan tới công tác xuất khẩu hàng dệt may tại công ty
Phần IV
Chương IV: Những giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng dệt may của công ty
Chương I
Công ty dệt - may hà nội trong môI trường kinh doanh ngày nay
Tổng quan về công ty Dệt – May Hà Nội
1.1 Thông tin chung
Tên: Công ty Dệt may Hà Nội
Tên tiếng anh: HANOI TEXTILE AND GARMENT COMPANY
Tên viết tắt: HANOSIMEX
Địa chỉ: Số 1 Mai Động, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: (844) 86210323
Fax: (844) 8622334
Email: mailto:hanosimex@hn.vnn.vn;%20hanosimex@fpt.vn
Website:
Ngành: Dệt may
Loại hình: Doanh nghiệp quốc doanh Trung ương
Lĩnh vực hoạt động: chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm có chất lượng cao như: sợi cotton, sợi Pe; sợi Peco; các loại vải dệt kim và sản phẩm may mặc dệt kim. Các loại vải dệt thun, vải Demin và các sản phẩm may mặc dệt thoi; các loại khăn bông và các dịch vụ
1.2 Chức năng , nhiệm vụ của công ty
1.2.1 Chức năng :
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dệt may chức năng chính của công ty Dệt May Hà Nội là sản xuất các sản phẩm dệt may có chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Liên kết hợp tác với các tổ chức kinh tế khác để mở rộng quy mô sản xuất của mình và các doanh nghiệp khác .
Kinh doanh các ngành nghề mà công ty thấy phù hợp và có lợi .
1.2.2 Nhiệm vụ :
Để hoàn thành được những mục tiêu đặt ra là sản xuất kinh doanh có lãi , đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước , đảm bảo và nâng cao đời sống cho người lao động , không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh . Công ty cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :
Sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo những định hướng mà nhà nước giao cho .
Công ty phải thực hiện đúng , đầy đủ các cam kết đã có trong hợp đồng mà công ty đã ký với bạn hàng .
Công ty phải có sự đổi mới trang thiết bị , đổi mới phương thức quản lý trong nội bộ công ty .
Công ty phải thực hiện đầy đủ đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước và nghĩa vụ với xã hội và môi trường .
1.3 Sự hình thành và phát triển
Ngày 07/04/1978, Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt nam và hãng UNIOMATEX CHLB Đức chính thức kí hết hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà nội – tiền thân của công ty dệt may ngày nay va khánh thành công trình vao ngày 21/11/1985
Những năm đầu trong thời kỳ bao cấp, nhà máy chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Đến tháng 12/1989 thực hiện quy mô mở rộng sản xuất theo chiều sâu, với nguồn vốn nhà nước cấp, vốn tự có và vốn vay ngân hàng, nhà máy mạnh dạn đầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại với tổng số vốn 8 triệu đô la với một dây truyền hoàn chỉnh gồm: 8 máy dệt vải rib, 5 máy dệt vảy Interlock, 10 máy thêu, 2 máy cắt, 250 máy may, 5 may nhuộm thường, 2 máy vắt, 1 máy cán ướt, 1 máy xe thô, 1 máy định hình, 1 máy cán, 1 máy cuộn vải.
Vào giai đoạn này, nền kinh tế nước ta bước sang cơ chế thị trường. Bộ kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy Sợi Hà nội được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với các hãng kinh doanh nước ngoài với tên giao dịch đối ngoại: HANOSIMEX (HANOI TEXTILE COMPANY).
Tháng 04/1991, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động của nhà máy Sợi Hà nội thành xí nghiệp liên hợp Sợi dệt kim Hà Nội.
Tháng 10/1993, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh là thành viên thứ 6 của liên hợp. Nhà máy này trước khi sát nhập nó đứng trứơc nguy cơ phá sản, nhưng sau 1 năm về với gia đình liên hợp, bằng kinh nghiệm quản lý, băng uy tín và sức mạnh tài chính của công ty đã làm sống lại một nhà máy với đầy đủ ý nghĩa và trên mọi lĩnh vực sản xuất phát triển, ngưới lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, sản phẩm xí nghiệp liên hợp Sợi-Dệt kim Hà nội không ngừng nâng cao về mặt chất lượng mà còn đổi mới về mặt mẫu mã. Đến tháng 1/1995, khởi công xây dựng nhà máy May Thêu Đông Mỹ và tới ngày 2/9/1995 thi khánh thành . Sản phẩm dệt kim của xí nghiệp đã không ngừng được hoàn thiện.
Tháng 9/1999 công ty khánh thành và đưa vào sản xuất nhà may dệt vải DEMIN. Nhà máy chuyên dệt các loại vải bò. Để tận dụng nguyên liệu tại chỗ và tăng thêm mặt hàng mới thâm nhập vaò thị trường tháng 11 năm 2001 nhà máy May 3 đựoc thành lập đi vào sản xuất, chuyên sản xuất những sảm phẩm làm từ vải bò.
Tháng 6/1995, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên xí nghiệp Liên hợp Sợi – Dệt kim Hà nội thành Công ty Dệt hà nội. Tháng 2/2000, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên thành công ty Dệt – May Hà nội.
Với công nghệ sản xuất tiên tiến, với thiết bị hiện đại được nhập từ Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản… với lực lượng lao động trên 5000 người, một đọi ngũ cán bộ quản lý có năng lực, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu có năng lực nhiều kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cẩutong nuớc và xuất khẩu, tạo hiệu quả kinh tế lớn cho công ty. Sản phẩm sợi dệt may của công ty được xuất sang nhiều nứoc trên thị trường như: Hàn Quốc, Singapore, úc… kể cả thị trường đòi hỏi cao như EC, Nhật bản va đang từng bước thâm nhập thị trường Mỹ.
Hàng năm, công ty sản xuất trên 10.000 tấn sợi, 4000 tấn vải dệt kim các loại, làm ra trên 6 triệu sản phẩm dệt kim ( trong dó xuất khẩu chiếm trên 90% mỗi năm). Ngoài ra, công ty còn sản xuất hàng nghìn tấn khăn các loại: khăn bông, khăn tắm, khăn ăn rất được thị trường ưa chuộng.
Công ty Dệt May Hà Nội coi chất lượng sản phẩm la mục tiêu hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh, luôn đặt ra cho mình nhiệm vụ thoả mãn mọi nhiệm vụ yêu cầu của khách hàng. Duy trì nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra, công ty áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002, SA8000
Công ty Dệt May Hà nội đã, đang và sẽ luôn duy trì phát triển sản xuất để sản phẩm của công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nuớc.
1.4 Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật
1.4.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên liệu chính để sản xuất sợi của Công ty Dệt May Hà nội là bông và xơ PE. Do tính chất và nguồn gốc của hàng bông, xơ hiện nay nước ta chưa sản xuất được nên công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài và do lượng bông trong nước chưa đáp ứng đủ cho ngành dệt, chất lượng chưa đảm bảo nên công ty phải sử dụng một số loại bông nước ngoài. Nguyên liệu bông xơ sử dụng chủ yếu từ các nguồn sau:
Nguyên liệu bông: Bông Việt nam chiếm 13.5% lượng bông sử dụng, bông Nga chiếm 69.5%. Ngoài ra được nhập từ các nước Mỹ, úc Tây phi... toàn bộ nguyên vậtu liệu bông đều được đặt mua ở Tổng Công ty Dệt May Việt nam.
Nguyên liệu sơ sử dụng chủ yếu từ các nguồn sau: nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật bản...ngoài ra công ty còn nhập nhiều loại hoá chất, thuốc nhuộm dùng cho các công đoạn tẩy, nhuộm làm bóng vải... và các loại nguyên vật liệu khác phục vụ qúa trình sản xuất.
Nguyên vật liệu phải nhập khẩu nhiều là bất lợi vì như vậy công ty không thể chủ động trong sản xuất, có lúc lại bị ép giá từ phía đối tác, ảnh hưởng nhiều tới thị truờng tiêu thụ sản phẩm.
1.4.2 Đặc điểm máy móc, thiết bị.
Công ty Dệt May Hà nội có nhiều loại dây chuyền máy móc thiết bị dùng để sản xuất 3 mặt hàng chính: sợi, sản phẩm dệt kim và khăn bông. Các dây chuyền này chủ yếu là dây chuyền sản xuất liên tục.
Hiện nay nhà máy sợi I và nhà máy sợi II đều có dây chuyền vừa sản xuất sợi chảy kỹ vừa sản xuất sợi chải thô. Tại nhà máy Sợi I và nhà máy Sợi II đều có dây chuyền vừa sản xuất sợi chải kĩ vừa sản xuất sợi chaỉ thô, sợi đơn chải kĩ và sợi xe.
Hỗu hết các loại máy móc thiết bị đều được sản xuất từ những năm 1979,1980 ngoại trừ máy Scharafhort và Murata là mơí được trang bị từ những năm 1994, 1995. Tại nhà máy sợi Vinh ( một thành viên của công ty) các máy móc thiết bị hầu hết do CHLB Đức sản xuất vào đầu những năm 70 và một số máy móc thiết bị đã khấu hao hết
Bảng 1: Máy móc thiết bị tại nhà máy Sợi I và nhà máy Sợi II.
TT
Máy móc thiết bị
Tổng số máy
Công suất
Năm sử dụng
Nước sản xuất
Nhà máy sợi I
Nhà máy sợi II
1
Máy dây bông
4
90%
1965
Đức
2
2
2
Máy chải
48
90%
1972
Đức
24
24
3
Máy ghép
42
90%
1976
Đức, ý
26
16
4
Máy thẻ
20
90%
1972
Đức, ý
12
8
5
Máy sợi con
176
90%
1982
Đức, ý
111
65
6
Máy ống
26
90%
1982
Trung Quốc
16
10
7
Máy đậu
3
90%
1982
Trung Quốc
2
1
8
Máy xe
19
90%
1976
Trung Quốc
9
10
9
Máy ống xốp
2
90%
1986
Trung Quốc
-
2
10
Máy cuộn cúi
3
90%
1989
Đức, ý
2
2
11
Máy chải kĩ
13
90%
1982
Đức, ý
13
-
Tổng số
365
217
139
(Nguồn: Phòng kỹ thuật đầu tư)
Như vậy hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều có thời gian sử dụng khá lâu, đây chính là một điểm yếu của công ty trong chiến lược cạnh tranh nhằm phát triển thị trường của công ty. Do vậy, trong thời gian tới, công ty cần có chiến lược đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị cụ thể là mua sắm nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại đủ sức cạnh tranh với thị truờng trong nước và thế giới.
1.4.3 Đặc điểm lao động của công ty
Công Ty Dệt May Hà nội có lực lượng lao động khá đông đảo, trong đó nữ chiếm đa số, khoảng 70% là lao động chính của bộ phận sản xuất trực tiếp như: may, sợi ,dệt. Số lao động tham gia sản xuất trực tiếp chiếm khoảng 91%, còn lại là lao động gián tiếp. Hầu hết cán bộ chủ chốt của công ty đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, đội ngũ công nhân của công ty phần lớn có tay nnghề tương đối cao, bậc thợ trung bình của công nhân sợi là 4/7 công nhân may là 3/7.
Trình độ cán bộ kinh tế kỹ thuật cao (khoảng 13% là đại học) là một lợi thế cho công ty trong việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ. Với mức lương trung bình 1 triệu/1 người /1tháng và tăng theo từng năm thể hiện sự phát triển trình độ của cán bộ công nhân viên và qua đó thấy được sự phát triển của công ty qua các năm
Bảng 2:Tình hình lao dộng của công ty Dệt May Hà nội
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số lượng
%
Số Lượng
%
Số Lượng
%
I. Tổng số lao động
4668
100
4988
100
5081
100
II. Phân theo chức năng
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
411
4257
8.8
91.2
488
454
9
91
457
462
9
91
III. Phân theo trình độ
ĐH, trên ĐH và cao đẳng
Trung cấp
Công nhân
Bậc 1/7
Bậc 2/7
Bậc 3/7
Bậc 4/7
Bậc 5/7
Bậc 6/7
Bậc 7/7
630
196
3842
12
50
1210
1460
666
367
77
13.5
4.2
82.3
0.31
1.3
31.5
38
17.36
9.56
1.97
698
224
4066
12
45
1228
1565
702
420
94
14
4.5
81.5
0.29
1.1
30.2
38.48
17.25
10.34
2.34
736
254
4091
10
37
1227
1597
654
459
107
14.5
5
80.5
0.25
0.9
30
39.06
16
11.23
2.56
IV. Phân theo khu vực
Khu vực hà nội
Khu vực Vinh
Khu vực Hà Đông
Khu Vực Đông Mỹ
3134
596
658
280
67.1
12.7
14.1
62
3350
566
773
299
67.16
11.35
15.49
6
3449
560
764
308
67.88
11.02
6.06
ĐVT: Người
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính )
Nhìn chung, với thực trạng lao động như hiện nay, tiềm năng về nguồn lực và phát triển nguồn nhân lực là hoàn toàn có thể. Do vậy, nếu ban lãnh đạo có những chính sách phù hợp sẽ vừa khuyến khích nâng cao năng suất lao động vừa sắp xếp lại bộ máy quản lý tinh giảm và có hiệu quả. Với chiến lược đó cạnh tranh về nhân lực của công ty sẽ là một điểm mạnh.
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Tại công ty Dệt May Hà Nội vấn đề xây dựng tổ chức quản lý phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng và cơ chế ngành dệt may nói chung luôn được quan tâm một cách đích đáng. Toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu sự chỉ đạo thống nhất của Tổng Giám đốc, là đại diện cao nhất của công ty, có tư cách pháp nhân, giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc và các giám đốc điều hành, các giám đốc điều hành lại quản lý các nhà máy và phòng ban khác nhau.
Ban giám đốc bao gồm :
Tổng giám đốc công ty : là người đứng đầu ban giám đốc, chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý thông qua các phó tổng giám đốc, các giám đốc điều hành và các trưởng phòng.
Phó tổng giám đốc May : Quản lý điều hành việc sản xuất May của các nhà máy , điều hành lĩnh vực phụ trợ sản xuất , thay mặt tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 .
Giám đốc điều hành sợi : Quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư khoa học công nghệ và môi trường , quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất sợi.
Giám đốc điều hành Dệt nhuộm : thay mặt tổng giám đốc quản lý hoạt động sản xuất dệt nhuộm của toàn công ty.
Giám đốc quản trị tổ chức hành chính : Quản lý điều hành công tác lao động tiền lương , chính sách và đời sống .
Giám đốc điều hành tiêu thụ nội địa : Quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Các giám đốc điều hành hoạt động nhà máy theo chế độ một thủ trưởng , giúp việu giám đốc là các phó giám đốc và một số cán bộ chuyên viên về kinh tế , kỹ thuật do giám đốc đề nghị và được tổng giám đốc quyết định.
Nhằm tạo ra sự năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty không ngừng tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, xác định rõ chức năng của các phòng ban sao cho phù hợp với nhiệm vụ mới..
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng và được hình thành theo các cấp quản lý :
Phòng kế hoạch- thị trường : Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn , đảm bảo vật tư cho sản xuất và tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phảm sản xuất ra.
Phòng kế toán – tài chính : Quản lý các loại vốn và quỹ của công ty thực hiện công tác tín dụng , kiểm tra , phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, cân đối thu chi , báo cáo quyết toán và tính lương cho cán bộ công nhân viên , thanh quyết toán với khách hàng.
Phòng kỹ thuật đầu tư : Lập dự án đầu tư , đảm bảo kỹ thuật cho sản xuất , quản lý các quy trình , quy phạm kỹ thuật , máy móc thiết bị đến việc áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất , xây dựng định mức lao động.
Trung tâm TN và KTCLSP : Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và xuất kho khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng , đảm bảo uy tín cho công ty .
Phòng Xuất nhập khẩu : nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời nhập vật tư để đáp ứng nhu cầu của công ty .
Phòng Tổ chức – Hành chính : có nhiệm vụ quản lý lao động toàn công ty , tuyển dụng , bố trí , đào tạo , đảm bảo kịp thời lao động cho sản xuất.
Các phòng ban có quan hệ mật thiết với nhau trong việc lập và thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .
Ngoài ra công ty đã tách một số bộ phận chuyển sang tự kinh doanh như nhà ăn và bộ phận sản xuất ống giấy thành Xí nghiệp dịch vụ và Tổ hợp sản xuất , tạo điều kiện cho bộ phận này phát triển , phát huy quyền độc lập tự chủ , phấn đầu hoàn thành nhiệm vụ theo cơ chế mới .
Tổng GĐ
GĐ ĐH Tiêu Thụ nội địa
GĐ ĐH QT-TC-HC
GĐ ĐH
Dệt Nhuộm
GĐ ĐH Sợi
P.TGĐHMay
Chi nhánh công ty tại
Hải Phòng
P. Xuất
nhập khẩu
P. Kế toán
tài chính
Nhà máy
Sợi Vinh
Nhà máy
sợi
TT thí
nghiệm
Trung tâm
y tế
P. Đời sống
P. Tổ chức hành chính
P. KT Đầu tư
Nhà máy Dệt
Nhuộm
Nhà máy Dệt
Denim
Nhà máy Dệt
Hà Đông
P. Kế hoạch tiêu thụ
Nhà máy
may 1
Nhà máy
may 2
Nhà máy may
thời trang
Nhà náy
may 3
Nhà máy
May Đông Mỹ
P. Tiêu thụ nội địa
Trung tâm
cơ khí
Công ty trong môi trường kinh doanh ngày nay
2.1 Môi trường cạnh tranh
Dệt may là một ngành rất được phát triển ở các nước đang phát triển và kém phát triển, vì nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng cao và đa dạng, mặt khác đây là ngành mà cần sự đầu tư không cao như những ngành công nghiệp nặng, tốc độ quay vòng vốn là tương đối nhanh, thu hút được nhiều lao động đặc biệt là lao động nữ tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên là một ngành công nghiệp truyền thống, có lịch sử phát triển lâu dài, nên đã có rất nhiều nước trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này mà it co đối thủ nào có thể cạnh tranh tốt hơn họ như: Trung Quốc, ấn Độ. Điều này đồng nghĩa với việc ngành dệt may của Việt Nam nói chung và công ty Dệt May Hà Nội phải đương đầu với một sự cạnh tranh khốc liệt đẻ tồn tại và phát triển. Do vậy trong những năm gần đây công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ, nghiên cứu thị trường để có thể thoả mãn một cách tốt nhất những yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên trong điều kiện các nước đang phát triển như nước ta thì việc phải cạnh tranh với các nước phát triển trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá là vô cùng khó khăn do nước ta kinh tế còn chưa phát triển, máy móc thiết bị còn lạc hậu, máy móc tại công ty Dệt May Hà Nội chủ yếu từ những năm 80 những năm 90 và lại chủ yếu từ các nước mà có ngành dệt may đã rất phát triển. Lao động cũng là một nguyên nhân làm cho khả năng cạnh tranh của công ty giảm đi, do lao động, lao động thủ công sử dụng cho ngành còn nhiều, công nhân chỉ làm một số việc nhỏ, tự động hoá còn thấp
Nguyên liệu cho công ty chủ yếu là nhập khẩu và một số nhỏ là do thị trường trong nước đáp ứng nhưng lại phân bổ không tập trung làm tăng chi phí vận chuyển từ đó làm cho giá thành sản phẩm tăng lên dẫn tới việc cạnh tranh trở lên kém.
Mặt khác một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty là do việc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu và khung thuế cao cho các hàng dào thương mại đối với hàng dệt may của Việt Nam và việc phân bổ hạn ngạch từ phía quản lý nhà nước đã làm cho công tác xuất khẩu ra thị trường thế giới của công ty bị hạn chế nhiều. Để khắc phục được điều đó nước ta đang cố gắng đàm phán để có thể ra nhập WTO trong thời gian gần nhất.
2.2 Môi trường hợp tác
Để tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, công ty Dệt May Hà Nội đã và đang tìm cho mình một hướng đi thích hợp để từ đó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài trong điều kiện đất nước có nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị truờng, và để ổn định sản xuất và đảm bảo công việc và thu nhập cho người lao động công ty Dệt May Hà Nội đã không ngừng hợp tác và tạo nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên liệu và các bạn hàng. Nguyên liệu bông của công ty chủ yếu được nhập từ: Nga, úc...vì vậy, công ty đã quan hệ chặt chẽ lâu dài với các nhà cuung cấp của các nước này.
Bên cạnh đó, công không chỉ hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài mà còn quan hệ, hợp tác sản xuất với các nhà cung cấp trong nước như: Công ty May Nha Trang, Công ty Dệt Huế, Công ty Dệt Quảng Nam - Đà Nẵng để tạo thành một hiệp hội xuất khẩu nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ giá cả và thị truờng tại trị trương nước