Đầm Lăng Cô (còn gọi là đầm An Cư hay Lập An) ở 160012’ - 160015’ vĩ độ Bắc và 108002’ - 108005’ kinh độ Đông, thông với biển Đông qua cửa Lăng Cô, cách thành phố Huế70km về phía Nam. Đầm có vai trò quan trọng về đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội đối với người dân ở đây cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế, là nơi khai thác và nuôi trồng thuỷ sản với sản lượng cao, đồng thời cũng là nơi thu hút nhiều khách tham quan du lịch.
168 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - HUẾ
KHOA SINH HỌC
TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ
(SLARMES)
------------------
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NGHIÊN CỨU SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÂN BỐ VI
TẢO, TẢO ĐỘC HẠI Ở ĐẦM LĂNG CÔ, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
Thuộc đề tài KC 09-19:
“Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi
trồng thủy sản tập trung ven biển, đề xuất một số giải pháp
phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra”
Thực hiện: TÔN THẤT PHÁP
LƯƠNG QUANG ĐỐC
NGUYỄN HẢI PHONG
VÕ VĂN DŨNG
TRƯƠNG THỊ HIẾU THẢO
PHAN THỊ THÚY HẰNG
6132-6
02/10/2006
HUẾ, 2006
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 2
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 2
2.3. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 2
2.4. Phương pháp thu và cố định mẫu ................................................................... 3
2.5. Phương pháp phân tích mẫu ............................................................................ 3
2.5.1. Phân tích định tính ..................................................................................... 3
2.5.2. Phân tích định lượng .................................................................................. 3
2.5.3. Xử lí số liệu ................................................................................................ 4
III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................... 4
3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình .................................................................... 4
3.2. Khí hậu ............................................................................................................... 4
3.3. Nhiệt độ .............................................................................................................. 4
3.4. Chế độ mưa ........................................................................................................ 4
3.5. Độ ẩm ................................................................................................................. 4
IV. KẾT QUẢ ................................................................................................................. 5
4.1. Thành phần loài ................................................................................................ 5
4.2. Danh lục thành phần loài vi tảo ....................................................................... 5
4.3. Phân bố ............................................................................................................ 14
4.3.1. Sự phân bố tảo phù du theo không gian .................................................. 14
4.3.2. Sự phân bố của tảo phù du theo thời gian ................................................ 15
4.4. Tảo phù du có khả năng gây hại ở đầm Lăng Cô ........................................ 16
4.4.1. Mô tả một số loài tảo độc xuất hiện ở đầm Lăng Cô................................ 17
4.4.2. Sự phân bố của các loài tảo phù du độc hại ............................................ 20
4.4.3. Mật độ tảo độc hại ................................................................................... 21
4.4.3.1. Mật độ tảo độc hại theo không gian ................................................... 21
4.4.3.2. Mật độ các vi tảo độc hại theo thời gian ........................................... 22
V. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 26
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 28
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 3
I. MỞ ĐẦU
Đầm Lăng Cô (còn gọi là đầm An Cư hay Lập An) ở 160012’ - 160015’ vĩ độ
Bắc và 108002’ - 108005’ kinh độ Đông, thông với biển Đông qua cửa Lăng Cô, cách
thành phố Huế 70km về phía Nam. Đầm có vai trò quan trọng về đa dạng sinh học,
kinh tế và xã hội đối với người dân ở đây cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế, là nơi khai
thác và nuôi trồng thuỷ sản với sản lượng cao, đồng thời cũng là nơi thu hút nhiều
khách tham quan du lịch.
Trong vài năm trở lại đây, hải sản chiếm một vị trí quan trọng đứng vào hàng
thứ ba trong các mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản nói chung và
nhóm hai mảnh vỏ nói riêng cũng đã xuất khẩu một lượng lớn sang thị trường các
nước Châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Singapore và cả Châu Âu. Để bảo đảm chất
lượng sản phẩm và an toàn cho người tiêu dùng, hoạt động giám sát môi trường vùng
nguyên liệu và nghiên cứu độc tố tích luỹ trên động vật thân mềm hai mảnh vỏ đã và
đang được thực hiện [7].
Thực vật phù du từ lâu đã được biết tới là nguồn thức ăn chủ yếu của các loài
ăn lọc, động vật phù du, cũng như một số các ấu trùng của tôm, cua, ghẹ....vì vậy mà
chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của các sinh vật ở môi
trường nước. Nghiên cứu thành phần và phân bố vi tảo ở vùng đầm phá Tỉnh Thừa
Thiên Huế cũng như đầm Lăng Cô đã được tiến hành từ nhiều năm nay với nhiều
công trình đã được công bố. Nghiên cứu đầu tiên của Nguyễn Thị Ngân (1982) công
bố 20 taxon bậc loài và dưới loài tảo Silic, 35 taxon bậc loài và dưới loài tảo Giáp phù
du. Năm 1997, Lương Quang Đốc đã đưa ra danh mục gồm 136 loài và dưới loài tảo
phù du, trong đó loài tảo độc Pseudonitzschia delicatissima có mật độ 430.000 tb/l
(9/1996). Tôn Thất Pháp, Lương Quang Đốc và Đường Văn Hiếu (2000) công bố chi
tảo Giáp Alexandrium ở đầm phá và vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, có 3 loài
có khả năng sản sinh độc tố PSP: Alexandrium affine, Alexandrium tamarense,
Alexandrium tamyjavanichii. Chương trình “Nghiên cứu phát triển bền vững đầm phá
Thừa Thiên Huế” (1998-2003) do vùng Nord Pas de Calais, cộng hoà Pháp tài trợ đã
đưa ra kết quả về mật độ vi tảo ở Đầm Lăng Cô trong đó mật độ tảo Alexandrium thời
điểm cao nhất đạt 650 tb/l (tháng 5/2003). Năm 2004, Võ Văn Dũng đã phát hiện loài
độc hại Protoperidinium crassipes với mật độ 129-375tb/l, Trương Thị Hiếu Thảo
phát hiện mật độ của nhóm tảo Alexandrium đạt từ 350 -1.356 tb/l [2, 3, 6, 8]
Bên cạnh các mặt lợi, các vi tảo còn có khả năng gây nở hoa nước khi gặp môi
trường thuận lợi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như đời sống của các loài
sinh vật khác. Một số loài tảo thuộc các chi như Alexandrium, Prorocentrum,
Dinophysis, Pseudonitzschia (như Pseudo-nitzschia spp., Protoperidinium crassipes,
Alexandrium tamarense, Alexandrium minutum ..) có thể sản sinh các loại độc tố
thuộc các nhóm như PSP, ASP, DSP..., các loại độc tố này thường được tích luỹ trong
các loại thuỷ sản đặc biệt là nhóm hai mảnh vỏ và thông qua đó có thể gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ của con người [21].
Do đó nghiên cứu về thành phần, phân bố cũng như biến động của các loài tảo
độc, tảo gây hại sẽ mang lại ý nghĩa lớn, làm cơ sở cho sự khai thác và phát triển bền
vững nguồn thuỷ sản trong vùng.
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 4
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vi tảo, đặc biệt là các loài tảo độc hại.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Năm 2004-2005, có 12 đợt thu mẫu.
Năm 2004: 7 đợt
- Đợt 1: (31/05)
- Đợt 2: (24/06)
- Đợt 3 (29/07)
- Đợt 4: (01/09)
- Đợt 5: (08/10)
- Đợt 6: (15/11)
- Đợt 7: (06/12)
Năm 2005: 5 đợt
- Đợt 8: (01/02)
- Đợt 9: (12/03)
- Đợt 10: (14/05)
- Đợt 11: (29/05)
- Đợt 12: (09/08)
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tiến hành thu mẫu tại 5 trạm, được ký hiệu là HCL1, HCL2, HCL3, HCL4,
HCL5. Trong đó các trạm HCL1, HCL2, HCL3 và HCL5 ở trong đầm, còn HCL4
trong ao nuôi tôm. (Bản đồ 2.1)
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 5
Bản đồ 2.1. Các trạm thu mẫu ở đầm Lăng Cô
2.4. Phương pháp thu và cố định mẫu
Thu mẫu định tính bằng lưới vớt phytoplankton với mắt lưới có đường kính
20µm. Mẫu sau khi vớt được cố định bằng formol 4%.
Mẫu định lượng được thu bằng ống đong 1lít tại mỗi trạm, được cố định bằng
dung dịch lugol trung tính.
2.5. Phương pháp phân tích mẫu
2.5.1. Phân tích định tính
Tách mẫu cần phân tích bằng pipet Pasteur. Dùng kim mũi mác để phá vỡ tế
bào, sau đó nhuộm bằng lugol hay calco-flour và quan sát, chụp ảnh bằng kính hiển vi
huỳnh quang.
Sử dụng phương pháp so sánh hình thái, và phương pháp công thức tấm vỏ
của Kofoid (1909) cho nhóm tảo Giáp.
Các tài liệu chính được dùng để định loại: Lebour M. V. (1925), Abé T. H.
(1927,1936,1981), Hendey N.I. (1964), Desikachary T.V. (1988), Shirota A.
(1966),Trương Ngọc An (1993), Balech (1989,1995), Fukuyo (1990), Taylor (1995),
Steidinger & Tangen (1997), Carmelo R. Tomas (1997) [1, 9, 10, 11, 14, 15, 16, 17,
18, 23, 25, 26, 29, 31].
2.5.2. Phân tích định lượng
Mẫu được lắng và cô đặc sau 24h. Dùng buồng đếm Sedgewick-Raffer có thể
tích 1ml để đếm số lượng tế bào tảo ở độ phóng đại ×200 lần của kính hiển vi đảo
ngược Olympus CK40.
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 6
2.5.3. Xử lí số liệu
- Phần mềm MS Excel 2003
III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Đầm Lăng Cô có diện tích khoảng 1500ha, với tọa độ địa lý 16012,5'-16015' vĩ
bắc, 10802'-10805' kinh đông, cách thành phố Huế 70km về phía nam và biệt lập với
các đầm phá khác trong hệ đầm phá Thừa Thiên Huế [4].
Đầm có dạng như một túi nước lớn ăn sâu vào đất liền, kéo dài từ chân đèo
Phú Gia ở phía Bắc đến chân đèo Hải Vân ở phía Nam và thông với biển qua cửa
Lăng Cô. Phía Đông của đầm có quần cư dân sinh sống (thôn Lập An, Loan Lý, An
Cư Tân, Đông Dương và An Cư Đông) và phía Tây của đầm là dãy núi Bạch Mã, Hải
Vân với quần cư dân sinh sống ít hơn gồm Hói Mít, Hói Dừa [4].
Địa hình và đất đai dọc theo bờ đầm có cấu trúc khác biệt, phía đông chủ yếu
là cát và cát bồi phù sa của biển với các bãi lầy do suối đổ xuống đầm đưa ra biển.
Phía Tây là các núi đá với các thảm thực vật, ngoài ra còn có các bãi phù sa hẹp.
Độ sâu trung bình của đầm là 1,5-2m, có chất nền đáy chủ yếu là bùn hạt mịn,
một vài nơi có dạng cát bùn. Độ sâu của lạch cửa có thể đến 3,5 - 4m [5].
3.2. Khí hậu:
Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, 2 mùa mưa nắng khá rõ rệt. Mùa mưa chịu
ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc mưa và lạnh, mùa khô chịu ảnh hưởng gió mùa Tây
Nam khô và nóng [4].
3.3. Nhiệt độ:
Biến động lớn theo mùa, đặc biệt vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình cao nhất
vào tháng 6, 7 (29-300C), thấp nhất vào tháng 12, 1 (200C) [4].
3.4. Chế độ mưa:
Lượng mưa mùa khô chiếm từ 25 - 34%, mùa mưa chiếm 66 - 75% tổng lượng
mưa của năm. Lũ lụt thường xảy ra vào tháng 9 - 10 tác động đến cấu trúc bờ và nền
đáy của hệ đầm phá [4].
3.5. Độ ẩm:
Dao động trong khoảng 72-90%, trung bình cả năm là 83% [4].
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 7
IV. KẾT QUẢ
4.1. Thành phần loài
Đã xác định được 264 taxon bậc loài và dưới loài vi tảo thuộc bốn nhóm tảo:
tảo Silic Bacillariophyceae (142 loài và dưới loài chiếm 53%), tảo Giáp Dinophyceae
(96 loài và dưới loài chiếm 36% ), tảo Lam Cyanophyceae (13 loài và dưới loài chiếm
5%), tảo Lục Chlorophyta (7 loài và dưới loài chiếm 3%), tảo Mắt Euglenophyta (4
loài chiếm 2%), tảo Vàng Chromophyta (2 loài chiếm 1%).
5%
1%
2%
3%
36%
53%
Dinophyta
Bacillariophyceae
Cyanophyta
Chlorophyceae
Chromophyta
Euglenophyta
Biểu đồ 5.1. Tỷ lệ % số taxon bậc loài và dưới loài thuộc các nhóm tảo
Như vậy, thực vật phù du ở đầm Lăng Cô biểu hiện sự tập trung số lượng loài
theo thứ tự giảm dần như sau:
Ngành Heterokontophyta (lớp Bacillariophyceae) > ngành Dinophyta (lớp
Dinophyceae) > ngành Cyanophyta (lớp Cyanophyceae) > ngành Chlorophyta >
ngành Euglenophyta > ngành Chromophyta.
Số lượng taxon bậc loài và dưới loài cao nhất ở chi Protoperidinium (25
taxon), tiếp theo là chi Chaetoceros (22 taxon), chi Ceratium (14 taxon), chi
Rhizosolenia (14 taxon), các chi còn lại có số lượng taxon bậc loài và dưới loài từ 10
trở xuống.
4.2. Danh lục thành phần loài vi tảo
NGÀNH CYANOPHYTA
Lớp Cyanophyceae
Bộ Chroococcales Wettstein
Họ Chroococcaceae
Chi Merismopedia
1. Merismopedia glauca
2. Merismopedia sp.
Bộ Nostocales Geitler
Họ Oscillatoriaceae Kirchner
Chi Lyngbya
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 8
3. Lyngbya sp.
Chi Trichodesmium
4. Trichodesmium erythraenum **
Chi Oscillatoria
5. Oscillatoria cf. princeps
6. Oscillatoria pseudogeminata var. unigranulata
7. Oscillatoria sp.
Chi Spirulina
8. Spirulina major
9. Spirulina sp.
Họ Nostocaceae Kutzing
Chi Anabaenopsis
10. Anabaenopsis arnoldii
Chi Anabaena
11. Anabaena circinalis *
Chi Pseudanabaena
12. Pseudanabaena catenata
13. Pseudanabaena sp.
NGÀNH HETEROKONTOPHYTA
Lớp Bacillariophyceae
Bộ Centrales
Họ Thalassiosiraceae
Chi Lauderia Cleve 1873
1. Lauderia anulata Cleve
Chi Cyclotella
2. Cyclotella comta
3. Cyclotella sp.
4. Cyclotella striata Grunow in Cleve & Grunow
Chi Skeletonema
5. Sketelenema costatum (Greville) Cleve
Chi Thalassiosira
6. Thalassiosira leptopus Hasle & G. Fryxell
7. Thalassiosira sp.
Chi Planktoniella Schutt
8. Planktoniella sol (Wallich) Schutt
9. Planktoniella blanda (A. Schmidt) Syvertsen & Hasle
Họ Melosiraceae Kutzing 1844
Chi Melosira C.A. Agardh
10. Melosira granulata
11. Melosira nummoloides C.A. Agardh
12. Melosira sp.
Chi Stephanopyxis Ehrenberg 1845
13. Stephanopyxis palmeriana (Greville) Grunow
14. Stephanopyxis turris
Chi Paralia Heiberg 1863
15. Paralia sulcata (Ehrenberg) Cleve
Họ Leptocylindraceae
Chi Leptocylindrus Cleve 1889
16. Leptocylindrus danicus
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 9
Họ Coscinodiscaceae Kutzing 1844
Chi Coscinodiscus
17. Coscinodiscus bulliens
18. Coscinodiscus centralis Ehrenberg
19. Coscinodiscus curvatulus
20. Coscinodiscus jonescianus (Greville) Ostenfeld
21. Coscinodiscus marginatus
22. Coscinodiscus radiatus Ehrenberg
23. Coscinodiscus spp.
Họ Asterolampraceae H.L. Smith 1872 emend. Gombos 1980
Chi Asteromphalus
24. Asteromphalus cleveanus
25. Asteromphalus heptactis
Họ Rhizosoleniaceae Petit 1888
Chi Rhizosolenia Brightwell 1858
26. Rhizosolenia alata
27. Rhizosolenia alata f. gracillima
28. Rhizosolenia alata f. indica
29. Rhizosolenia bergonii
30. Rhizosolenia calcar-avis
31. Rhizosolenia cochlea
32. Rhizosolenia hyalina
33. Rhizosolenia imbricata
34. Rhizosolenia robusta
35. Rhizosolenia setigera Brightwell
36. Rhizosolenia spp.
37. Rhizosolenia styliformis
38. Rhizosolenia styliformis var. latissima
39. Rhizosolenia styliformis var. longispina
Chi Guinardia H. Peragallo
40. Guinardia cylindrus (Cleve) Hasle
41. Guinardia flaccida ( Castracane) H. Peragallo
42. Guinardia striata (Stolterfoth) Hasle
Chi Dactyliosolen Castracane 1886
43. Dactylisolen blavyanus (H.Peragallo) Hasle
44. Dactysolenia flaccida
45. Dactysolenia phuketensis (Sundstrom) Hasle
46. Dactysolenia sp.
Họ Hemiaulaceae Jousé, Kisselev & Poretsky 1949
Chi Hemiaulus Heiberg
47. Hemiaulus haukii
48. Hemiaulus indicus
49. Hemiaulus membranaceus
50. Hemiaulus sinensis
Chi Climacodium Grunow
51. Climacodium biconcavum Cleve
52. Climacodium frauenfeldiceum Grunow
Chi Eucampia Ehrenberg
53. Eucampia cornuta (Cleve) Grunow
54. Eucampia zodiacus Ehrenberg
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 10
Họ Chaetocerotaceae Ralfs in Prichard 1861
Chi Bacteriastrum Shadbolt
55. Bacteriastrum commosum Pavillard
56. Bacteriastrum comosum var. hispida
57. Bacteriastrum delicatulum Cleve
58. Bacteriastrum elongatum Cleve
59. Bacteriastrum furcatum Shadbolt
60. Bacteriastrum hyalinum Lauder
61. Bacteriastrum varians
Chi Chaetoceros Ehrenberg
62. Chaetoceros abnormis
63. Chaetoceros aequatorialis Cleve
64. Chaetoceros affinis Lauder
65. Chaetoceros affinis var. circinalis
66. Chaetoceros cf. crinitus
67. Chaetoceros cf. paradoxa
68. Chaetoceros compactus
69. Chaetoceros curvisetus
70. Chaetoceros denticulatus
71. Chaetoceros didymus Ehrenberg
72. Chaetoceros didymus var. protectus
73. Chaetoceros diversus
74. Chaetoceros filiferum
75. Chaetoceros leavis
76. Chaetoceros lorenzianus
77. Chaetoceros muelleri
78. Chaetoceros pendulus
79. Chaetoceros peruvianus Brightwell
80. Chaetoceros peruvianus f. robusta
81. Chaetoceros pseudocurvisetus
82. Chaetoceros robusta
83. Chaetoceros subtilis Cleve
84. Chaetoceros tortissimum Gran
Họ Lithodesmiaceae H. & M. Peragallo
Chi Ditylum
85. Ditylum brightwellii
Họ Eupodiscaceae Kutzing 1849
Chi Odontella
86. Odontella aurita (Lyngbye) C. A. Agardh
87. Odontella mobiliensis (Bailey) Grunow
88. Odontella regia
89. Odontella sinensis ( Greville) Grunow
Bộ Bacillariales
Họ Fragilariaceae Greville
Chi Tabellaria
90. Tabellaria sp.
Chi Synedra
91. Synedra sp.
Chi Diatoma
92. Diatoma hyalinum
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 11
Chi Asterionellopsis
93. Asteronellopsis glacialis (Castracane) Round
Chi Climacosphenia
94. Climacosphenia monilifera
Họ Thalassionemataceae Round 1990
Chi Thalassionema
95. Thalassionema frauenfeldii (Grunow) Hallegraeff
96. Thalassionema nitzschoides (Grunow) Mereschkowsky
Họ Achnanthaceae
Chi Cocconeis
97. Cocconeis scutellum
Họ Naviculaceae Kutzing 1844
Chi Navicula
98. Navicula sp.
99. Navicula yarrensis
Chi Diploneis
100. Diploneis bombus
101. Diploneis smithii
Chi Stauroneis
102. Stauroneis anceps
103. Stauroneis sp.
Chi Pleurosigma
104. Pleurosigma aestuarii
105. Pleurosigma affine
106. Pleurosigma angulatum
107. Pleurosigma lorenziana
108. Pleurosigma salinarum
109. Pleurosigma spp.
Chi Gyrosigma
110. Gyrosigma balticum
111. Gyrosigma fasciola
112. Gyrosigma sp.
Chi Mastogloia
113. Mastogloia affirmata
114. Mastogloia sp.
Chi Lyrella
115. Lyrella lyra
Chi Pinnularia
116. Pinnularia sp.
Chi Trachyneis