Với mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước, hội nhập kinh tế toàn cầu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó đã tác động mạnh tới các hoạt động kinh tế xã hội của người dân đô thị và nông thôn, đặc biệt đối với người dân nông thôn là đời sống được cải thiện, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, cuộc sống được tổ chức tốt hơn
Tuy nhiên, ở nước ta trong những năm qua đã xảy ra một số vấn đề trong việc đầu tư phát triển, đó là tập trung xây dựng các khu trung tâm phát triển, các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, bên cạnh đó việc đầu tư cho phát triển ở vùng nông thôn lại rất thấp và ít được trú trọng. Vì vậy muốn thực hiện được mục tiêu phát triển đất nước theo xu hướng công nghiệp hoá thì phải hướng sự phát triển về vùng nông thôn, nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên cho sự phát triển. Tạo nên sự phát triển cân đối, hài hoà và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Để phát triển vùng nông thôn trước hết phải đầu tư cho phát triển khu dân cư, khu ở, bố trí các công trình phúc lợi công cộng nhằm đáp ứng tốt nhất cho cuộc sống của người dân vì “có an cư mới lạc nghiệp”. Từ thực tế hiện nay cho thấy nhiều khu dân cư đang phải chịu những áp lực lớn về trật tự xây dựng, mặt bằng sản xuất cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, các khu ở bố trí không hợp lý, manh mún nên rất khó cho việc đầu tư phát triển. Chính vì vậy việc quy hoạch bố trí hệ thống điểm dân cư một cách khoa học, hợp lý là rất cần thiết.
Hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VII đã chủ trương: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn”[24] và chỉ đạo: “Nghiên cứu giải quyết các vấn đề quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bố trí các điểm dân cư, kết cấu hạ tầng kiến trúc nông thôn. Tổ chức cuộc sống, bảo vệ và cải tạo môi trường sống”.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước thời kỳ 2001 -2010 cũng đã đề cập tới việc quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn thị tứ, các điểm làng xã văn hoá, nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của người dân.
Như vậy việc quy hoạch hệ thống điểm dân cư, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là điều kiện cần thiết cho phát triển vùng nông thôn.
Huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương là huyện nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ở nút giao thông quan trọng của tỉnh, thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu tiếp cận với thị trường trong vùng và cả nước. Trên địa bàn huyện đã và đang diễn ra quá trình CNH – HĐH mạnh mẽ, nó đã tác động và làm chuyển dịch quỹ đất không theo quy hoạch, gây áp lực lớn đối với đất đai của huyện nói chung và đất khu dân cư nói riêng. Thực tế cho thấy hầu hết các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện đều ở mức chưa hoàn chỉnh, hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, còn hạn chế nhất là đối với các xã miền núi, các công trình công cộng như: trường học, nhà văn hoá, sân thể thao còn nhỏ hẹp, chưa đủ diện tích, tiêu chuẩn, chất lượng còn thấp, đất ở nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ. Trên địa bàn huyện có 3 thị trấn ( thị trấn Sao Đỏ, Phả Lại, Bến Tắm ) đây là các trung tâm chính trị, văn hoá thương mại du lịch và công nghiệp của huyện. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu đô thị vẫn chưa hoàn thiện, mức độ phục vụ chưa cao.vv. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân địa phương, cần phải có quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cư, thiết kế, tổ chức cảnh quan, xây dựng và hoàn thiện các công trình công cộng nhằm tạo tiền đề, nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ những thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương”
95 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước, hội nhập kinh tế toàn cầu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó đã tác động mạnh tới các hoạt động kinh tế xã hội của người dân đô thị và nông thôn, đặc biệt đối với người dân nông thôn là đời sống được cải thiện, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, cuộc sống được tổ chức tốt hơn…
Tuy nhiên, ở nước ta trong những năm qua đã xảy ra một số vấn đề trong việc đầu tư phát triển, đó là tập trung xây dựng các khu trung tâm phát triển, các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, bên cạnh đó việc đầu tư cho phát triển ở vùng nông thôn lại rất thấp và ít được trú trọng. Vì vậy muốn thực hiện được mục tiêu phát triển đất nước theo xu hướng công nghiệp hoá thì phải hướng sự phát triển về vùng nông thôn, nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên cho sự phát triển. Tạo nên sự phát triển cân đối, hài hoà và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Để phát triển vùng nông thôn trước hết phải đầu tư cho phát triển khu dân cư, khu ở, bố trí các công trình phúc lợi công cộng nhằm đáp ứng tốt nhất cho cuộc sống của người dân vì “có an cư mới lạc nghiệp”. Từ thực tế hiện nay cho thấy nhiều khu dân cư đang phải chịu những áp lực lớn về trật tự xây dựng, mặt bằng sản xuất cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, các khu ở bố trí không hợp lý, manh mún nên rất khó cho việc đầu tư phát triển. Chính vì vậy việc quy hoạch bố trí hệ thống điểm dân cư một cách khoa học, hợp lý là rất cần thiết.
Hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VII đã chủ trương: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn”[24] và chỉ đạo: “Nghiên cứu giải quyết các vấn đề quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bố trí các điểm dân cư, kết cấu hạ tầng kiến trúc nông thôn. Tổ chức cuộc sống, bảo vệ và cải tạo môi trường sống”.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước thời kỳ 2001 -2010 cũng đã đề cập tới việc quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn thị tứ, các điểm làng xã văn hoá, nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của người dân.
Như vậy việc quy hoạch hệ thống điểm dân cư, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là điều kiện cần thiết cho phát triển vùng nông thôn.
Huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương là huyện nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ở nút giao thông quan trọng của tỉnh, thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu tiếp cận với thị trường trong vùng và cả nước. Trên địa bàn huyện đã và đang diễn ra quá trình CNH – HĐH mạnh mẽ, nó đã tác động và làm chuyển dịch quỹ đất không theo quy hoạch, gây áp lực lớn đối với đất đai của huyện nói chung và đất khu dân cư nói riêng. Thực tế cho thấy hầu hết các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện đều ở mức chưa hoàn chỉnh, hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, còn hạn chế nhất là đối với các xã miền núi, các công trình công cộng như: trường học, nhà văn hoá, sân thể thao…còn nhỏ hẹp, chưa đủ diện tích, tiêu chuẩn, chất lượng còn thấp, đất ở nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ. Trên địa bàn huyện có 3 thị trấn ( thị trấn Sao Đỏ, Phả Lại, Bến Tắm ) đây là các trung tâm chính trị, văn hoá thương mại du lịch và công nghiệp của huyện. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu đô thị vẫn chưa hoàn thiện, mức độ phục vụ chưa cao..vv. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân địa phương, cần phải có quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cư, thiết kế, tổ chức cảnh quan, xây dựng và hoàn thiện các công trình công cộng nhằm tạo tiền đề, nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ những thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương”
1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1. Mục đích
+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc tổ chức sử dụng đất, xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương.
+ Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư theo hướng đô thị hoá và xây dựng một số mô hình quy hoạch chi tiết khu trung tâm phù hợp với sự phát triển theo yêu cầu CNH – HĐH, góp phần cải thiện môi trường dân sinh.
1.2.2. Yêu cầu
+ Các số liệu, tài liệu điều tra phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, phản ánh đúng hiện trạng.
+ Phải tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, và đề xuất những định hướng.
+ Định hướng quy hoạch phải dựa trên các cơ sở khoa học: tiềm năng về đất đai, nguồn vốn đầu tư, lao động…, dựa trên các chính sách, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm đem lại tính khả thi cao nhất.
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng và xu thế phát triển mạng lưới dân cư một số nước trên thế giới
Thực tế cho thấy, từ trước đến nay trên thế giới có rất nhiều lý luận khoa học, nhiều tài liệu nghiên cứu về phát triển mạng lưới dân cư (đô thị và nông thôn) của các tổ chức như: tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế Giới (WB)…Các Chính Phủ các nước, của các tổ chức khoa học …tuy nhiên, nó vẫn ở mức độ riêng biệt chưa có một lý luận chung áp dụng cho tất cả các nước để phát triển dân cư, mỗi nước có những hướng đi, cách phát triển dân cư riêng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của nước mình.
Có thể khái quát một số đặc điểm chủ yếu về phát triển điểm dân cư của một số nước như sau:
2.1.1. Các nước Tây Âu
Các nước Tây Âu có đặc điểm chung là công nghiệp đã phát triển nông nghiệp được cơ giới hoá, năng suất lao động trong nông nghiệp nâng cao. Do đó số lượng lao động nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ so với lao động trong công nghiệp và các loại ngành nghề khác. Cuộc sống ở nông thôn nhiều khi lại là sự ao ước của người dân đô thị. Vương Quốc Anh là một ví dụ [12].
1/ Vương Quốc Anh
Khác với phần lớn các nước ở lục địa Châu Âu, nông thôn nước Anh hầu như không bị chiến tranh tàn phá, các điểm dân cư nông thôn truyền thống có sức hấp dẫn mạnh mẽ với những người dân sống trong các thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung. Mức độ “ôtô hoá” và mạng lưới giao thông rất phát triển, rút ngắn khoảng cách về thời gian từ chỗ ở đến nơi làm việc.
Quy mô làng xóm của nước Anh thường từ 300 - 400 người, khoảng 100-150 hộ sinh sống. Tuy dân số ít nhưng đầy đủ các công trình văn hoá, xã hội. Trong các khu dân cư có đường giao thông dẫn đến từng nhà, không khí trong lành, phong cảnh đẹp và yên tĩnh. Chính vì vậy mà nhiều người dân muốn bỏ chỗ ở không thoải mái trong các căn hộ khép kín nơi đô thị đi tìm chỗ ở lý tưởng nơi miền quê. Do sự di chuyển một bộ phận dân cư ở các thành phố về sống ở nông thôn mà cơ sở dịch vụ văn hoá, xã hội của làng quê truyền thống được cải thiện, nó trở thành các khu ngoại ô của đô thị lớn hay khu công nghiệp. Đây là xu hướng khác hẳn so với các nước khác trên thế giới.
Quy hoạch xây dựng phát triển mạng lưới đô thị và nông thôn của nức Anh được công nhận là thành công nhất thế giới, từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 đã có nhiều nhà kiến trúc sư người Anh nghiên cứu về lĩnh vực này:
William Morris là một kiến trúc sư, nhà nghệ sỹ đã có quan điểm xây dựng đô thị đó là xây dựng phân tán trên toàn bộ đất nước các điển dân cư nhỏ. Ông xác minh cho phương án của mình rằng điện là nguồn động lực cơ bản cho mọi hoạt động, sẽ đi đến tất cả các điểm dân cư trong toàn quốc và đến tận mọi nhà cho nên ở đó sẽ là chỗ ở vô cùng lý tưởng và là nơi làm việc của mọi người. Ngoài ra lý luận về xây dựng các điểm dân cư mang tính chất đô thị - nông thôn được đề cao như Thành Phố Vườn, thành phố vệ tinh của kiến trúc sư Eberezen Howard là một cống hiến lớn cho lý luận phát triển đô thị thế giới.
Thành phố vườn của Eberezen Howard đề sướng năm 1896 trong đó đề cập tới vấn đề thay đổi cơ cấu tổ chức và phương hướng giải quyết về không gian của thành phố.
Lý luận thành phố vườn và thành phố vệ tinh của Eberezen Howard đã có ảnh hưởng lớn trên thế giới, đặt nền tảng phát triển cho lý luận quy hoạch đô thị hiện đại.
2/ Cộng Hoà Liên Bang Đức
Tại Cộng hoà Liên Bang Đức do yêu cầu lao động nông nghiệp ngày càng giảm, nhu cầu lao động công nghiệp và xây dựng tại các thành phố lớn lại tăng, việc di chuyển một số lượng khá lớn dân cư từ các vùng nông thôn vào thành thị. Để tránh sự tập trung dân quá lớn vào các cụm công nghiệp và các thành phố, gây khó khăn mọi mặt cho đời sống dân cư đô thị, người ta lập ra một mạng lưới các “ điểm dân cư trung tâm” đó là hệ thống làng xóm hay các khu nhà ở được sắp xếp theo dải hay hình nan quạt ở ngoại vi các thành phố. Để các điểm dân cư này có sức hút mạnh mẽ, nhà ở được xây dựng với tiêu chuẩn cao hơn và đẹp hơn ở thành phố, cây xanh cũng nhiều hơn và nhiều chủng loại phong phú, các khu này được nối với các thành phố mẹ bằng các tuyến đường ngắn nhất, chất lượng cao. Đây là mô hình hấp dẫn đối với số dân cư mới của đô thị, giảm nhẹ áp lực dân số cho thành phố. Đó là giải pháp độc đáo của các nhà quy hoạch Đức, người Đức đã rất thành công trong việc khống chế sự phát triển quá mức của các thành phố lớn để phát triển các đô thị vừa và nhỏ trên khắp lãnh thổ. Hệ thống điểm dân cư này đã góp phần tích cực vào việc điều hoà sự phát triển giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Những điểm dân cư nông thôn gắn bó với sản xuất nông nghiệp vẫn giữ được hình thức làng quê truyền thống nhưng được nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, với hệ thống đường ô tô bằng bê tông hoặc trải nhựa đến từng nhà [12].
3/ Vương quốc Hà Lan
Vương quốc Hà Lan không được thiên nhiên ưu đãi, sau thiên tai nặng nề trong thế kỷ XIV. Nhân dân Hà Lan đã tiến hành từng bước việc khoanh vùng rút nước để làm khô một diện tích rất lớn đất trũng nhằm mở mang diện tích đất đai sinh sống. Trên các vùng đất trũng đó được chia thành từng khu để lập các điểm dân cư nông nghiệp. Trung tâm của vùng xây dựng một thành phố cỡ 12000 dân với các công trình công cộng đạt trình độ cao, xung quanh thành phố là các làng cách nhau từ 5 – 7Km với quy mô mỗi làng (village) khoảng 1500 – 2500 dân. Trong mỗi làng được xây dựng đầy đủ các công trình văn hoá xã hội và nhà ở cho nông dân, công nhân nông nghiệp, mỗi làng có các xóm (hamlet) với quy mô khoảng 500 người. Sản xuất nông nghiệp được tổ chức theo kiểu các điền chủ thuê đất của nhà nước, tập hợp nhân công canh tác. Số người này trở thành công nhân nông nghiệp và sống trong các làng nói trên.
Mạng lưới giao thông được tổ chức rất tốt, đường ô tô nối liền các điểm dân cư đảm bảo liên hệ thuận tiện và nhanh chóng từ nơi ở đến các cánh đồng và khu vực tiêu thụ chế biến [12].
2.1.2. Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu
Khác với các nước Tây Âu, Liên Xô và các nước Đông Âu xây dựng nông thôn theo mô hình phát triển nông thôn XHCN.
1/ Liên Xô cũ
Mục tiêu của nhà nước Xô Viết là xây dựng nông thôn tiến lên sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, hiện đại xoá bỏ sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Đặc trưng của các điểm dân cư nông thôn ở toàn liên bang là hợp nhất từng bước các nông trang tập thể thành một đơn vị sản xuất lớn hơn, các điểm dân cư rải rác cũng được tập trung lại tạo điều kiện xây dựng các nông trang tập thể, năng suất lao động được nâng lên, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống [12].
Từ sau năm 1960 các điểm dân cư nông thôn được quy hoạch khu ở theo dạng bàn cờ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Giải pháp mặt bằng được chú ý để bảo vệ địa hình và phong cảnh. Nhà ở được tập trung trong các nhà cao 3 – 4 tầng, các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tập trung. Các khu vực nông thôn truyền thống được giữ lại và nâng cấp dần theo sự phát triển sản xuất của mỗi khu vực.
2/ Ba Lan
Trước năm 1960 việc xây dựng nông thôn ở Ba Lan chịu ảnh hưởng cách làm của Liên Xô rõ rêt như: Đất xây dựng, diện tích xây dựng quá rộng, nhà ở một, hai tầng thường bố trí dọc theo đường ô tô.
Giai đoạn sau 1960, Ba Lan đã tiến hành phân loại điểm dân cư gắn với việc phân bố sản xuất lớn của nông nghiệp, được chia thành 3 nhóm dân cư:
+ Trang ấp (khu ở).
+ Hợp tác xã.
+ Các điểm dân cư thị trấn ( huyện).
Đến năm 1963 lại phân nhỏ ra thành nhiều ấp hơn bao gồm:
+ Điền trại và khu ở tại chỗ.
+ Trang ấp và khu ở.
+ Hợp tác xã với khu ở tập trung.
+ Hợp tác xã với điểm dân cư tập trung hoặc thị trấn huyện.
Các điểm dân cư trung tâm có ít nhất 2000 người tham gia sản xuất nông nghiệp. Theo kinh nghiệm của Ba Lan, những điểm dân cư dưới 1400 người muốn thoả mãn yêu cầu nâng cao mức sống của nông dân thì đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tốn kém không đạt hiệu quả kinh tế.
Trong phương án quy hoạch không gian toàn quốc của Ba Lan, người ta cũng đã xác định hướng phát triển tương lai của đô thị theo hệ thống dải và cụm dựa trên các đô thị hiện có và dọc các trục giao thông chính trong toàn quốc [12].
3/ Cộng Hoà SEC
Nét đặc trưng của các điểm dân cư nông thôn Cộng Hoà SEC là đã sẵn có một mạng lưới rất dày các điểm dân cư nhỏ bé manh mún. Năm 1939, theo thống kê có 14234 đơn vị hành chính xã. Diện tích trung bình mỗi xã là 8,9 km2, mỗi xã trung bình có 4 làng thì tổng số điểm dân cư có tới 55000 – 60000 điểm. Trong đó có khoảng 35% là các điểm dân cư có quy mô dân số dưới 500 người, dân cư sống ở các vùng nông thôn, làm việc trong các xí nghiệp ở thành phố phần lớn không di chuyển chỗ ở. Nguyên nhân là họ đã có nhà ở nông thôn, họ vẫn tận dụng được những hoa màu trên mảnh đất vườn, nhờ có hệ thống giao thông phát triển nên việc đi lại thuận tiện, cự li giữa khu làm việc với khu nhà ở trong phạm vi 60 km người ta vẫn đi về hàng ngày. Vấn đề xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn hợp lý với chất lượng cao và đều khắp rất được chú ý [12].
2.1.3. Các nước Châu Á
1/ Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia đất rộng người đông, đứng thứ 2 ở Châu Á (sau Trung Quốc). Theo các chuyên gia phát triển nông thôn ấn Độ cho rằng muốn cải thiện điều kiện sống ở các làng xóm cần phát triển các trung tâm nông thôn, các điểm trung tâm này là những điểm cung cấp tối ưu hạ tầng kỹ thuật cần thiết, hỗ trợ các hoạt động kinh tế, dịch vụ xã hội cho khu vực và là một trong những mục tiêu điều hoà cần phải đạt được khi xây dựng nông thôn mới. Có 3 hệ thống trung tâm nông thôn được phân cấp và hoạch định như sau:
- Hệ thống trung tâm thứ nhất được gọi là làng trung tâm, có chức năng đảm bảo các dịch vụ cơ bản cho dân cư trong làng cũng như các khu vực xung quanh.
- Hệ thống trung tâm thứ hai được gọi là trung tâm dịch vụ có nhiệm vụ cung cấp các hoạt động dịch vụ ở mức trung bình.
- Hệ thống trung tâm thứ ba – trung tâm phát triển – đáp ứng các nhu cầu dịch vụ ở mức cao.
Các trung tâm trên không chỉ đơn thuần là nơi có hạ tầng kỹ thuật thích đáng mà còn là các điểm nút để tổ chức toàn bộ hoạt động phát triển cho từng vùng địa phương. Đây là xu hướng thịnh hành trong những năm 1960, 1970 [12].
2/ Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa
Trung Quốc là một nước nông nghiệp lâu đời, đất rộng, người đông. Dân số trên 1,3 tỷ người. Đơn vị cơ sở ở nông thôn của Trung Quốc là làng hành chính (adminis trations village), làng truyền thống chia thành hai hay nhiều làng hành chính. Toàn quốc có trên 800.000 làng hành chính, mỗi làng có từ 800 - 900 dân.
Trung Quốc cũng là một nước có điều kiện kinh tế chính trị và địa lý ở các vùng nông thôn tương tự ở Việt Nam như hệ thống làng mạc, mạng lưới dân cư, hệ thống hành chính nông thôn. Trong nhiều năm cùng chịu ảnh hưởng của chế độ kinh tế bao cấp, với phong trào hợp tác xã cấp thấp rồi lên cấp cao và sau nữa là nông trang tập thể. Vào những năm cuối của thập kỷ 70, nông thôn Trung Quốc đã chuyển mình theo con đường đổi mới kinh tế nông thôn với chính sách khoán hộ, nhiều thị trấn nhỏ đã mọc lên trên các tụ điểm giao lưu kinh tế, tại các đầu mối giao thông hỗ trợ cho mọi mặt của kinh tế xã hội nông thôn phát triển. Ví dụ: tỉnh Quảng Đông, Ôn Châu là một tiêu biểu - ở đây thị trấn là các thị trường mới với các doanh nghiệp mới (theo “mô hình phát triển Ôn Châu và việc hiện đại hoá Trung Quốc” - Alan P.Lliu. trang 309) [1] thị trấn nhỏ trong vùng nông thôn phát triển bao bọc xung quanh huyện lỵ.
Ở Trung Quốc hướng xây dựng và phát triển đô thị nhỏ (thị trấn nhỏ) mang chức năng thị trường và tại chỗ trong các vùng nông thôn, ngoài ra các đô thị lớn của Trung Quốc có quá trình lịch sử lâu đời, chúng được gắn kết với các điểm dân cư nông thôn bằng hệ thống giao thông rất thuận lợi chúng được phân bố tương đối tập trung theo các dải hoặc lan toả đồng tâm cho phù hợp với đặc điểm địa lý tự nhiên nhiều dạng địa hình và rộng lớn của Trung Quốc.
2.1.4. Khu vực Đông Nam Á
Theo Colins Free stone, trong công trình nghiên cứu các yếu tố về kinh tế chính trị làng xóm vùng Đông Nam Á [8] đã tổng kết những vấn đề chung nhất trong việc quy hoạch xây dựng làng của một số nước thuộc vùng này theo xu hướng:
- Dân cư bố trí dọc theo kênh rạch hoặc theo đường giao thông và đó cũng là đường giao thông chính liên hệ giữa các điểm dân cư.
- Nhà ở bố trí phân tán, không có định hướng từ ban đầu khi mới hình thành điểm dân cư.
- Khu ở của điểm dân cư thường rất gần với khu sản xuất.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng ít được quan tâm trong từng điểm dân cư mà chỉ được bố trí cho từng cụm gồm nhiều điển dân cư, làng nào cũng có một trung tâm công cộng nhỏ, gồm các công trình sinh hoạt văn hoá, hành chính hoặc tín ngưỡng chung như đình chùa, chợ…
- Quy mô làng xóm thường nhỏ, nằm rải rác trong hệ thống đồng ruộng canh tác.
Trong thời gian gần đây các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan đã có nhiều cố gắng đưa ra các chương trình phát triển nông thôn để phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Họ đã đầu tư nhiều trong việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn phục vụ sản xuất mạng lưới đường nối liền khu sản xuất với thị trường chế biến, tiêu thụ, quy hoạch lại làng bản theo mô hình và nguyên lý mới hiện đại. Tuy vậy, vấn đề phân hoá giàu nghèo ở mức độ cao tại Thái Lan cũng như một số nước trong khu vực là bài học cho chúng ta rút kinh nghiệm để đề ra các mô hình phát trển và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
2.1.5. Nhận xét chung về thực trạng và xu thế phát triển mạng lưới dân cư các nước trên thế giới
Qua nghiên cứu tình hình phát triển khu dân cư trên thế giới từ Âu sang Á, từ các nước phát triển cao đến các nước đang phát triển và các nước có chế độ chính trị khác nhau ta thấy muốn phát triển nông thôn nhất định phải xây dựng cơ sở hạ tầng và trên hết phải có một mạng lưới đường giao thông phát triển hợp lý, nhất định phải quy hoạch hệ thống làng xã một cách hợp lý cùng với việc xây dựng trung tâm làng xã trở thành hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội – văn hoá và là môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu văn minh đô thị vào nông thôn, mặt khác muốn quản lý sự di dân hàng loạt từ vùng nông thôn vào đô thị, ngăn cản sự phình to quá cỡ của các thành phố lớn nhất thiết phải “công nghiệp hoá nông thôn”. Công nghiệp hoá nông thôn còn mang lại sự thay đổi lối sống nông thôn truyền thống sang lối sống văn minh đô thị - thành thị hoá nông thôn. Để đạt được điều đó, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật luôn luôn giữ vai trò hàng đầu, hệ thống giao thông luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Trong thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á có rất nhiều cố gắng đưa ra các chương trình phát triển nông thôn để phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Các vùng nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường giao thông phát triển, dịch vụ công cộng được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. tuy vậy, chưa có nước nào đạt được mục tiêu cuối cùng là xoá bỏ đói nghèo, nâng chất lượng sống ở vùng nông thôn ngang với đô thị. Do vậy mỗi nước cần phải tìm ra một mô hình phát triển nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
2.2. Tổng quan về phát triển khu