Đề tài Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình CNH – HĐH và đô thị hoá đất nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với đó là nhu cầu về nguyên vật liệu cho xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình xây dựng dân dụng nói chung ngày càng tăng. Trong các loại nguyên vật liệu thì gạch đất sét nung là loại vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng vì gạch là loại vật liệu tạo nên hình dáng cấu trúc ban đầu cho các công trình đồng thời nó còn tạo nên sự bền vững cho các công trình đó

doc68 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình CNH – HĐH và đô thị hoá đất nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với đó là nhu cầu về nguyên vật liệu cho xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình xây dựng dân dụng nói chung ngày càng tăng. Trong các loại nguyên vật liệu thì gạch đất sét nung là loại vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng vì gạch là loại vật liệu tạo nên hình dáng cấu trúc ban đầu cho các công trình đồng thời nó còn tạo nên sự bền vững cho các công trình đó Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy tiêu thụ sản phẩm đã trở thành một trong những khâu quan trọng mà các DN phải đặc biệt quan tâm. Trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay các DN buộc phải năng động sáng tạo tìm ra các biện pháp tốt, phù hợp đẩy mạnh TTSP của DN, như vậy mới đảm bảo cho sự tồn tại. Trong thực tế, không ít những SP của một số DN rất tốt nhưng tiêu thụ lại rất chậm, thậm chí không tiêu thụ được do không biết cách tổ chức TTSP. Do vậy, TTSP là công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi các DN phải suy nghĩ và tìm ra các biện pháp phù hợp, khoa học để đẩy mạnh việc TTSP của DN mình. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải có ngành nghề là SXKD các loại gạch đất sét nung. Từ sau khi cổ phần hoá năm 2005 đến nay, công ty đã đạt được nhiều thành tựu và cố gắng vươn lên giành vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, công ty vẫn gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong công tác TTSP. Vậy những thành tựu mà công ty đã đạt được là gì và những khó khăn trong công tác TTSP mà công ty đang gặp phải là gì? Xuất phát từ lý luận và thực tế của công ty, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tổng hợp những lý luận cơ bản về TTSP nói chung và TTSP gạch đất sét nung nói riêng, trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng tình hình TTSP gạch đất sét nung của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải. Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TTSP gạch đất sét nung của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động TTSP gạch đất sét nung của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề về hoạt động TTSP gạch đất sét nung. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ ngày 14/4/2010 đến ngày 18/10/2010 Thông tin dùng cho nghiên cứu thu thập qua 3 năm (2007 – 2009). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải là một trong bốn doanh nghiệp sản xuất gạch đất sét nung theo công nghệ lò Tuynel trên địa bàn huyện Tiền Hải. Đây cũng là DN đi đầu trên địa bàn sản xuất loại gạch này, do đó cùng với nhiều năm kinh nghiệm và từng bước tạo lập uy tín hiện nay công ty đang có khối lượng sản xuất và tiêu thụ mạnh nhất trên địa bàn huyện Tiền Hải. Sản phẩm của công ty được khách hàng tin dùng và được đánh giá là SP có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây một vài SP của công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Từ những lý do trên tôi đã chọn công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải làm điểm nghiên cứu. 4.2 Phương pháp thu thập số liệu 4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Những số liệu này là những số liệu có sẵn được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản. Ngoài ra tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các nghiên cứu sinh. Những tài liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn tài liệu tham khảo. 4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập từ các báo cáo như báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tổng kết, báo cáo kế hoạch… Những báo cáo này lấy từ các phòng ban của công ty như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính… Bên cạnh đó chúng tôi còn tiến hành điều tra trực tiếp một số khách hàng là những DN đang thi công các công trình xây dựng và các khách hàng mua SP trực tiếp của công ty trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện. Phương pháp điều tra Chọn điểm điều tra: Chúng tôi tập trung điều tra tình hình TTSP gạch đất sét nung của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải trên địa bàn huyện Tiền Hải vì đây là thị trường tiêu thụ chính của công ty, ở đây công ty có lượng tiêu thụ lớn nhất. Cụ thể, chúng tôi tiến hành điều tra ở 20 công trình xây dựng đang sử dụng Sản phẩm của công ty. 4.3 Phương pháp phân tích 4.3.1 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Là phương pháp tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo công ty như giám đốc, phó giám đốc; cán bộ phòng kinh doanh; cán bộ kỹ thuật của công ty để có thêm kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong việc đánh giá nhìn nhận hiện tượng. 4.3.2 Phương pháp so sánh So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá được mặt phát triển hay yếu kém, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp trong từng trường hợp Thông qua việc quan sát và tìm hiểu thực tế các số liệu thứ cấp và sơ cấp của công ty, chúng tôi tiến hành so sánh giữa các loại hình tổ chức và các chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu. 4.4 Phương pháp SWOT Phân tích SWOT là phương pháp xác định các điểm mạnh (ưu điểm), các điểm yếu (nhược điểm) và đồng thời các cơ hội và thách thức mà công ty phải đối mặt Đây là phương pháp phân tích một hiện tượng dưới quan điểm hệ thống từ bên trong (S, W) ra bên ngoài (O, T) hay đồng thời kết hợp cả trong và ngoài. Là công cụ sử dụng nhiều trong phân tích các hiện tượng dưới dạng định tính Mạnh (Strengs): Khả năng bên trong hay chúng ta có cái gì? Yếu (Weaknesses): Sự thiếu khả năng bên trong hay chúng ta thiếu cái gì? Cơ hội (Opportunities): Những điểm tích cực từ hoàn cảnh bên trong hay chúng ta có thể nhận được cái gì? Thách thức (Threats): Những điểm tiêu cực từ bên ngoài hay chúng ta có thể mất cái gì? Các đặc tính Tích cực Tiêu cực Bên trong Có thể kiểm soát S - Mạnh Tạo ra lợi thế cạnh tranh W - Yếu Khả năng xuất hiện vấn đề Bên ngoài Ngoài tầm kiểm soát O – Cơ hội Tiềm năng cho tăng trưởng T – Thách thức Có thể cản trở sự tiến bộ (Phạm Văn Hùng, 2008) 5. Kết cấu của chuyên đề: Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thực trạng TTSP gạch đất sét nung tại công ty CP đầu tư và xây lắp Tiền Hải. Chương 3: Một số giải pháp - Kiến nghị. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài 1.1.1 Một số lý luận cơ bản về thị trường 1.1.1.1 Khái niệm thị trường Thị trường là một khái niệm được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác khau, tuy nhiên nó luôn gắn với sản xuất hàng hoá. Đã có nhiều lĩnh vực đề cập đến khái niệm thị trường: Theo quan điểm kinh tế vĩ mô: Thị trường là nơi chứa đựng tổng cung và tổng cầu. Theo quan điểm kinh tế cho rằng: Thị trường gồm tất cả các người mua, người bán có hoạt động trao đổi với nhau các hàng hoá hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cho nhau. Theo Marketing phát triển định nghĩa thị trường như sau: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó (Nguyễn Nguyên Cự, 2005). 1.1.1.2 Chức năng của thị trường * Chức năng thừa nhận: Hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào việc sản phẩm hay dịch vụ của các DN có được thị trường thừa nhận hay không. Nói cách khác sản phẩm, dịch vụ được thị trường thừa nhận là điều kiện chúng thực hiện được giá trị của mình. Thị trường thừa nhận các nội dung sau: Thị trường thừa nhận chủng loại và cơ cấu chủng loại hàng hoá Thị trường thừa nhận khối lượng sản phẩm hàng hoá Thị trường thừa nhận giá cả. Thị trường thừa nhận phương thức trao đổi đối với một loại hàng hoá hay dịch vụ cụ thể nào đó. * Chức năng thực hiện: Thông qua chức năng này hàng hoá và dịch vụ sẽ hoàn thành quá trình chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Quá trình trao đổi hay mua bán là quá trình chủ yếu diễn ra trên thị trường. Thông qua quá trình này sản phẩm hay dịch vụ bằng quan hệ cung cầu sẽ hình thành nên giá cả, cơ sở để thanh toán và điều kiện để thoả mãn nhu cầu. Kết thúc một quá trình mua bán, chức năng thực hiện của thị trường đã được hoàn thành. * Chức năng điều tiết kích thích: Lợi nhuận kinh doanh chỉ hình thành thông qua hoạt động thị trường, vì vậy thị trường vừa là môi trường vừa là động lực để điều tiết kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN * Chức năng thông tin: Trên thị trường sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đa chiều. Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên của sự tương tác giữa con người, thiết bị và phương tiện kỹ thuật dùng để thu thập, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tin chính xác kịp thời và cần thiết để người phu trách lĩnh vực Marketing sử dụng chúng với mục tiêu lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch Marketing và kiểm tra hiệu quả của hoạt động Marketing. 1.1.2 Cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường đối với bất kỳ DN nào thì TTSP cũng là quan trọng nhất. Nó là cầu nối trung gian giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Thông qua quá trình này SP hàng hóa dịch vụ được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của DN được hoàn thành đồng thời tính hữu ích của hàng hóa được thừa nhận Tiêu thụ SP hàng hóa dịch vụ là quá trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán (Nguyễn Tấn Bình, 2000). Tiêu thụ SP là giai đoạn cuối cùng của quá trình SXKD, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN bởi có tiêu thụ được thì mới thực hiện được quá trình tái sản xuất. 1.1.2.2 Vai trò của TTSP đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành qua nhiều khâu kế tiếp nhau, mỗi khâu có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với các khâu khác. Các khẩu của hoạt động sản xuất kinh doanh được ví như một mắt xích trong cả một hệ thống mắt xích nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đựơc trơn tru. Mắt xích này được gắn liền với mắt xích kia tạo ra sự chuyển động liên tục và cái này là tiền đề, bổ trợ cho cái kia. TTSP là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, song nó lại rất quan trọng, cũng có khi giữ vai trò quyết định các vấn đề trong quá trình tồn tại và phát triển của DN. TTSP là khâu quyết định sự thành bại của DN. Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh thu đựơc thông qua việc bán hàng do đó tiêu thụ là khâu quan trọng chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng giữa các chu kỳ kinh doanh khác. Hiệu quả kinh doanh đựơc đánh giá bởi nhiều nhân tố trong đó có tốc độ quay vòng vốn. Tốc độ quay vòng vốn lại phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tiêu thụ lại là tấm gương để phản chiếu tình hình kinh doanh của các DN. TTSP là khâu hết sức quan trọng đối với bản thân mỗi DN và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông qua tiêu thụ, tính hữu ích của sản phẩm mới được xác nhận một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ đựơc hàng hoá thì mới thu hồi được vốn có nghĩa là tăng nhanh số lượng tiêu thụ là tăng nhanh vòng quay của vốn và lãi suất phải trả cho việc vay vốn. Sau quá trình tiêu thụ DN không những thu tổng số tiền liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, thể hiện được ở mức thu nhập thuần tuý của bản thân DN và của Nhà nước. Thông qua tiêu thụ, lợi nhuận của DN được thực hiện đó là nguồn cơ bản nhằm bổ sung vào nguồn vốn tự có của DN, giúp DN hình thành các quỹ của mình… Ngoài ra, TTSP tốt sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Bới vì tổ chức tốt quá trình TTSP tức là chủ động tạo ra nhu cầu, kích thích tiêu dùng từ đó có sự tác động trở lại quá trình tái sản xuất, và cứ như thế nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Đối với các DN sản xuất, tiêu thụ có vị trí quan trọng quyết định tới toàn bộ hoạt động của DN. Bởi vì hiệu quả kinh doanh của DN được đánh giá thông qua khối lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường. Nếu tiêu thụ bị đình trệ thì mọi hoạt động khác cũng bị đình trệ theo. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nâng cao khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường có nghĩa là DN đã nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, quyết định sự sồng còn của DN đồng thời cân đối cung cầu trên thị trường va quyết định quá trình tái sản xuất của DN. Hoạt động TTSP cũng thể hiện mục tiêu của DN là hướng tới khách hàng. Hoạt động này tạo ra nhu cầu mà thực chất là nhu cầu về Sản phẩm hàng hoá một cách có hệ thống và tìm cách làm tăng ý thức về nhu cầu đó. Chính hoạt động này đòi hỏi các DN phải có tầm hiểu biết và nhanh nhạy với thị trường, đặc biệt là có đội ngũ kinh doanh giỏi. 1.1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động TTSP TTSP hàng hoá là quá trình sản phẩm được vận động từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi DN là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện những mục tiêu hiệu quả đã định trước đó là: * Mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Có lợi nhuận thì mới tái sản xuất mở rộng được mà lợi nhuận là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng (doanh thu tiêu thụ) và tổng chi phí mà DN đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Công tác TTSP tốt sẽ thu được lợi nhuận nhiều và không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít thị lợi nhuận sẽ thấp, có thể hoà vốn hoặc lỗ. Đẩy mạnh công tác TTSP là tăng nhanh vòng quay của vốn kinh doanh qua đó có khả năng tiết kiệm vốn tăng lợi nhuận cho DN. * Mục tiêu vị thế của DN Vị thế của DN trên thị trường biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hoá được bán ra so với số lượng hàng hoá của toàn bộ thị trường, con số này càng lớn thì vị thế của DN càng lớn. Do đó TTSP có ý nghĩa quyết định đến vị thế của DN trên thị trường. Tuy nhiên, để có được vị thế lớn trên thương trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay là rất khó khăn, nó đòi hỏi DN phải hết sức có gắng tận dụng mọi thời cơ, cơ hội và vị thế của mình để dành lấy thị trường có như vậy mới đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh. * Mục tiêu an toàn Hàng hoá là những vật phẩm được sản xuất ra để bán. Đối với các DN, sản phẩm sau khi được sản xuất ra phải đem đi bán trên thị trường để thu tiền về thì DN mới có khả năng tái sản xuất và quá trình kinh doanh mới diễn ra liên tục được. Nếu không bán được hàng thì sẽ ứ đọng vốn và thua lỗ kéo dài sẽ dẫn tới phá sản. Vì vậy, TTSP sẽ giúp cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục và có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho kinh doanh của DN. * Mục tiêu đảm bảo tái sản xuất liên tục Quá trình tái sản xuất đảm bảo gồm bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Quá trình này chỉ diễn ra liên tục khi các khâu của nó diễn ra trôi chảy, nhẹ nhàng. TTSP nằm trong khâu phân phối và trao đổi do đó nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất. Mặt khác, khi tái sản xuất diễn ra liên tục lại giúp cho các hoạt động tiêu thụ diễn ra liên tục, tạo ưu thế trong cạnh tranh và mở rộng thị trường 1.1.2.4 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. a. Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai? Cụ thể hơn là hoạt động điều tra, nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường về các sản phẩm hàng hóa kinh doanh để từ đó xác định được thị trường đang cần những sản phẩm nào, đặc điểm dinh tế- kỹ thuật của nó ra sao, khả năng tiêu thụ về sản phẩm đó như thế nào? Từ đó lựa chọn sản phẩm để doanh nghiệp tiến hành sản xuất. b. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản về khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ... là căn cứ để xây dựng các kế hoạch hậu cần vật tư, sản xuất - kỹ thuật - tài chính. c. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán: Thực hiện một số hoạt động liên quan đến sản phẩm, làm cho sản phẩm đó phù hợp với quá trình vận chuyển lưu thông hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng: tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng về kho thành phẩm. Các nghiệp vụ về chuẩn bị hàng hóa: tiếp nhận, phân loại, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đính nhãn hiệu, bao gói, nhãn mác, sắp xếp hàng hóa ở kho - phân loại và ghép đồng bộ hợp với nhu cầu tiêu dùng. d. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm: Lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Căn cứ vào đặc điểm tính chất sản phẩm, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, có thể chọn kênh tiêu thụ trực tiếp (bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng) hay kênh tiêu thụ gián tiếp (bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng có qua trung gian). e. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng: Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu của hoạt đông xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ, triển lãm,… f. Tổ chức hoạt động bán hàng: Nội dung của tổ chức hoạt động bán hàng là: chuyển giao sản phẩm và các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng, và thu tiền khách hàng, chọn hình thức tiêu thu tiền như: trả tiền ngay, mua bán chịu, trả góp,… g. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ...nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ. 1.1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến TTSP a. Các yếu tố thuộc môi trường ngành Khách hàng: Để đẩy mạnh được quá trình TTSP, DN cần thiết phải hiểu được các nhu cầu khách hàng hiện có hoặc tiềm ẩn, tâm lý hay hành vi tiêu dùng của họ đều có thể khêu gợi, đáp ứng thoả mãn, thu hút họ. Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Đây là các công ty chuyên cung cấp các dầu vào cho DN và cho đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh: Để có thể tồn tại, mở rộng thị trường sản phẩm DN cần phải nghiên cứu, phát hiện chiến lược của dối thủ cạnh tranh, đánh giá các mặt mạnh, yếu của họ, đánh giá cách họ phản ứng với mỗi hành động xúc tiến tiêu thụ của ta để có những quyết định cần thiết. Mối đe doạ xâm nhập: Khi có các đối thủ cạnh tranh mới xâm nhập sẽ xuất hiện nguy có chia rẽ thị trường, cạnh tranh trở nên ác liệt hơn. Do đó với tư cách là một DN tồn tại lâu hơn trên thị trường, DN cần phân tích điểm mạnh yếu của đối thủ mới tham gia thị trường từ đó có chiến lược đối phó để bảo vệ thị trường, tạo hàng rào cản trở xâm nhập. Sản phẩm thay thế: Công ty cần phải phân tích về sản phẩm thay thế thông thường, thay thế hoàn toàn trên cơ sở đó thấy được nguy cơ hay cơ hội có phản ứng kịp thời, hợp lý (Dương Thế Hữu, 2005). b. Các yếu tố bên trong
Tài liệu liên quan