Đề tài Nghiên cứu tổng quan về tivi màu SONY KV- 1485MT

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội. Khoa học kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng.Với bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người cũng cần đến thông tin.Vì vậy trong vài thập kỷ gần đây đã có sự bùng nổ về thông tin đã và đang chuyển sang kỷ nguyên công nghệ thông tin. Ở Việt Nam, trong nhưng năm gần đây, không chỉ ở thành thị mà còn nông thôn vùng sâu, vùng xa thông tin đều đến được .Tivi đã trở thành một phương tiện giải trí cũng như la phương tiện cập nhập thông tin. Có thể nói lịch sử phát triển của tivi đi đôi với sự phát triển trình độ của con người. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về thông tin, rất nhiều hãng đã tập trung vào nghiên cứu và phát triển hệ thống tivi ngày càng tân tiến,mang lại sự hài lòng cho người sử dụng.Trong đó, SONY, một hãng điện tử lớn ở Việt Nam, đã thực sự làm hài lòng người dùng bằng chính công nghệ tiên tiến của mình. Quá trình thực tập và tham khảo các tài liệu nghiên cứu về tivi màu SONY đã giúp em thấy rõ được phần nào những lợi ích mà ti ti màu SONY mang lại cho người sử dụng. Do đó trong đề tài này em chủ yếu nghiên cứu tổng quan về tivi màu SONY KV- 1485MT. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa điện tử viễn thông, đặc biệt là thầy TRƯƠNG VĂN MỘC đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Với thời gian có hạn, nên trong đồ án không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng của các bạn sinh viên.

doc58 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tổng quan về tivi màu SONY KV- 1485MT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội. Khoa học kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng.Với bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người cũng cần đến thông tin.Vì vậy trong vài thập kỷ gần đây đã có sự bùng nổ về thông tin đã và đang chuyển sang kỷ nguyên công nghệ thông tin. Ở Việt Nam, trong nhưng năm gần đây, không chỉ ở thành thị mà còn nông thôn vùng sâu, vùng xa thông tin đều đến được .Tivi đã trở thành một phương tiện giải trí cũng như la phương tiện cập nhập thông tin. Có thể nói lịch sử phát triển của tivi đi đôi với sự phát triển trình độ của con người. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về thông tin, rất nhiều hãng đã tập trung vào nghiên cứu và phát triển hệ thống tivi ngày càng tân tiến,mang lại sự hài lòng cho người sử dụng.Trong đó, SONY, một hãng điện tử lớn ở Việt Nam, đã thực sự làm hài lòng người dùng bằng chính công nghệ tiên tiến của mình. Quá trình thực tập và tham khảo các tài liệu nghiên cứu về tivi màu SONY đã giúp em thấy rõ được phần nào những lợi ích mà ti ti màu SONY mang lại cho người sử dụng. Do đó trong đề tài này em chủ yếu nghiên cứu tổng quan về tivi màu SONY KV- 1485MT. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa điện tử viễn thông, đặc biệt là thầy TRƯƠNG VĂN MỘC đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Với thời gian có hạn, nên trong đồ án không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng của các bạn sinh viên. Em xin chân thành cám ơn. Sinh viên: Nguyễn Văn Dũng MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên tiếng Việt NTSC Nationnal Television System Committee Uỷ ban hệ truyền hình quốc gia SECAM Sequentiel Couluer amemoire Tuần tự màu có bộ nhớ OIRT orgaiation Internition Radio and Television Tổ chức phát thanh và truyền hình quốc tế PAL Phase Alternative Line Thay đổi pha từng dòng FFC Federal Communication Commission Ủy ban thông tin bang VTR Video tape recorder máy ghi băng từ VCR Video Cassette Recorder máy ghi băng video, máy ghi hình UHF Ultra high frequency Tần số cao IF Intermediate frequency Trung tần LCD liquid crystal display màn hình tinh thể lỏng LED light emitting diode đi-ốt phát quang CRT cathode ray tube ống tia catôt HID high intensity discharge Tần số cao LCD Liquid-crystal display Màn hình tinh thể lỏng LED Light emitting Diode điôt phát quang SED Surface-conduction electron-emitter display Màn hình phát xạ điện tử dẫn bề mặt CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ TRUYỀN HÌNH 1.1. Nguyên lý truyền hình đen trắng 1.1.1. Nguyên lý truyền hình A, Các tham số hình ảnh Độ chói trung bình: Mỗi điểm ảnh đều có độ chói riêng để cấu thành toàn bộ ảnh trong truyền hình đen trắng người ta truyền đi tín hiệu đặc trung co độ chói của mỗi điểm ảnh. Mầu sắc: Màu sắc của mỗi phần tử ảnh, tham số này chỉ cần thiết đối với truyền hình màu. Hình phẳng: Truyền hình là bức hình phẳng theo không gian 2 chiều, truyền từng điểm ảnh lần lượt theo chiều ngang và chiều dọc, chiều ngang gọi là VIVIVIVIVIVIVIquét dòng chiều dọc gọi là quét mành. Ảnh động: Truyền hình là truyền đi các bức ảnh động, để mắt người cảm nhận sự chuyển động là liên tục thì truyền đi số bức ảnh sao cho thấy mắt không thấy sự nhấp nháy của ảnh. 1.1.2. Nguyên lý truyền hình ảnh Người ta không truyền toàn bộ bức hình mà truyền đi lần lượt từng dòng từ trên xuống như ta đọc một quyển sách. 1.2. Nguyên lý truyền hình màu 1.2.1. Hệ truyền hình màu cơ bản Hệ thống truyền hình màu cơ bản là hệ thống truyền hình đồng thời truyền ba tín hiệu màu riêng biệt của tín hiệu hình +) Hệ thống phát truyền hình màu Kinh lọc màu R Đèn quang R Khuyếch đại KR Điều chế FR Điều chế FB Điều chế FG Khuyếch đại KG Khuyếch đại KB Đèn quang B Đèn quang G B G 3 1 Máy phát fow Hình 1. Hệ thống thiết bị phát tín hiệu màu. fB fG fR DB DG DR Hình 2. Phổ của tín hiệu truyền hình màu. Hình 1 là sơ đồ khối của thiết bị tín hiệu màu, một kênh truyền đi cho cả ba tín hiệu màu. Một thấu kính thu nhận ánh sang đồng màu sắc của cảnh vật đưa tới kính lưỡng sắc 1. Kính lưỡng sắc 1, phản chiều màu lơ (B) và truyền đi màu đỏ (R) và màu lục (G). Kính lưỡng sắc 3 phản chiếu màu đỏ (R) và truyền đi mà lục (G) Gương phản chiếu 2 và 4: phản chiếu ánh sáng màu lơ (B) và màu đỏ (R) Do hệ thống kính lưỡng sắc và gương phản chiếu đã phân tích ánh sáng màu sắc của ảnh thành ba phần màu cơ bản đưa tới 3 kính lọc màu, kính lọc màu (R) chỉ cho màu đỏ qua (còn các thành phần khác thì hấp thụ ). Kính lọc màu (G) chỉ cho màu lục qua và kính lọc màu (B) chỉ cho màu lơ qua. Ánh sáng của ba màu cơ bản R, G, B được truyền tới đèn quang điện. Đèn quang điện có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu quang (ánh sang màu R, G, B) thành tín hiệu điện tương ứng với 3 màu cơ bản Fr, Fg, Fb. Để khuyếch đại tín hiệu màu lên đủ lớn, sau đó được đưa vào điều chế biên độ 3 tần số sóng mang cao tần đã điều biên được tới bộ cộng và được tần phổ như trên. 1.2.2. Hệ thống thiết bị thu màu Là sơ đồ khối của thiết bị thu tín hiệu, Ăngten mầu thu nhận được tín hiệu cần thu có tần sóng mang Fov qua các tầng khuyếch đại cao tần. Đổi tần, khuyếch đại trung tần và tách sóng. Ta lấy ra được dải tần của khuếch đại truyền hình màu. G R B Tách sóng B KĐB KĐR KĐG Tách sóng G Tách sóng R Lọc fB Lọc fR Lọc FG Thấu kính Ăng ten KĐCDđổi tần KĐTT tách sóng Hình 3. sơ đồ khối máy thu hình màu Tín hiệu của kênh truyền hình màu được đưa ra bộ lọc, khuyếch đại, lọc dải để lấy riêng ra ba tấn số mang màu đã điều chế Fr, Fg, Fb. Tần số mang màu được đưa đến bộ tách sóng để lấy ra 3 tín hiệu màu riêng biệt R, G, B. Tín hiệu màu được khuyếch đại và cung cấp cho 3 đèn màu tương ứng, ánh sáng của đèn màu trên màn ảnh và tái tạo lại cảnh vật màu sắc. 1.2.3. Kết Luận: Hệ thống truyến hình màu ở trên không có đường truyền chói Y riêng biệt. Do đó không đáp ứng được khi thu chương trình truyền hình đen trắng . Dải thông tin của tín hiệu màu khá rộng (19MHz) do đó không phù hợp với đường truyền đen trắng (dải thông khoảng 6MHz). Để thực hiện được tính kết hợp giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng ta phải tạo ra một đường truyền, độ chói Y riêng biệt và nét dải thông của tín hiệu màu 6MHz để phù hợp với dải thông của tín hiệu đen trắng. 1.3. Tín hiệu chói Y: Đặc tính của màu gồm 2 yếu tố: sắc và độ chói của một điểm màu thay đổi nhưng tỷ lệ giữa chúng không thay đổi. Dựa vào các đường thực nghiệm hình vẽ độ nhạy của mắt đối với ánh sáng màu, ta định độ chói Y (tín hiệu độ chói Y chính là tín hiệu trong truyền hình đen trắng) theo các màu sơ cấp được tính bằng biểu thức sau: Y = 0,30R + 0,59G + 0,11 B Đối với màu trắng thì R= G= B= 1 do đó Y= 1 Đối với mầu đen thì R= G= B= 0 do đó Y= 0 Từ biểu thức trên ta có thể tạo được độ chói Y từ 3 màu cơ bản bằng mạch ma trận như hình.R2 R2 R B G R R3 R1 1 Hình 4. Mạch ma trận tạo tín hiệu độ chói. Để thực hiện biểu thức trên ta phải chọn linh kiện theo yêu cầu của điều kiện sau: (R/R1) = 0, 30 (R/R2) =0, 59 (R/R3) = 0, 11 * Ghi chú: Trong phần này đơn giản các ký hiệu trong công thức ta gọi Y là độ chói, Uy là điện áp chói. R: là tín hiệu màu đỏ, điện áp tín hiệu màu đỏ (Ur) G: là tín hiệu màu lục, điện áp tín hiệu màu lục (Ug) B: là tín hiệu màu lơ, điện áp màu lơ (Ub) 1.4. Tín hiệu hiệu số màu : Để đảm bảo tính kết hợp giữa hệ thống truyền hình màu và hệ thống truyền hình đen trắng, trong hệ thống truyền hình màu. Để đơn giản ta không truyền đi thông tin tín hiệu màu cơ bản R, G, B mà truyền tín hiệu “Hiệu số màu”: (R-Y); (G-Y); (B-Y) với cách truyền này, khi thu chương trình đen trắng thì R, G, B và Y có biên độ như nhau nếu các tín hiệu “hiệu số màu bằng 0”, do đó chỉ còn thông tin về độ chói Y. Trong thực tế ta không cần truyền cả 3 thông tin tín hiệu “Hiệu số màu” với độ chói Y mà chỉ cần truyền đi thông tin độ chói Y và tín hiệu “Hiệu số màu” (R-Y) và (B – Y), với cách truyền này nhằm giảm nhiễu do tính hiệu màu sinh ra trên ảnh truyền hình đên trắng hoặc trên các mảng trắng của ảnh màu. +Y Máy ảnh màu Ma trận Đảo pha + + f(R-Y) f(B-Y) + fy Máy phát Fow Hình 5. Hệ thống máy phát tín hiệu màu Hình trên là sơ đồ khối phát tín hiệu “Hiệu số màu”, máy ảnh mà “Camera” thu nhận ánh sáng màu sắc của ảnh vật đưa qua hệ thống quang học “kính lưỡng sắc, gương phản chiếu, kính lọc màu…” Để phân tích màu cảnh vật thành 3 màu cơ bản R, G, B và sau đó biến đổi từ tín hiệu quang thành tín hiệu điện , nhờ vậy đầu ra của máy ảnh màu ta lấy được điện áp của 3 màu sơ cấp R, G, B hay ( UR Ug, Ub ) ba tín hiệu này qua mạch ma trận và đầu ra của mạch ma trận ta lấy được điện áp tín hiệu chói Y Đưa tín hiệu độ chói Y và ba tần số các tần điều chế đưa tớ bộ cộng và được tín hiệu màu tổng hợp ( T ). Điện áp tín hiệu màu tổng hợp (T) điều chế vào tần số sóng mang do máy phát tạo ra, kết quả ta có tín hiệu màu tổng hợp điều chế cao tần đưa tới ăng ten phát tạo ra, kết quả có tín hiệu màu tổng hợp điều chế vào tần số sóng mang do máy phát tạo ra, kết quả tín hiệu màu tổng hợp điều chế cao tần đưa tới ăng ten phát và phát ra không gian. 1.5. Hệ truyền hình NTSC NTSC là chữ viết tắt của cụm từ Nationnal Television System Committee (Uỷ ban hệ truyền hình quốc gia), hệ NTSC tính theo tiêu chuẩn Fcc. Đây là hệ truyền hình màu đồng thời. Hai tín hiệu màu E1, EQ đều truyền cùng một lúc tín hiệu chói Ey theo phương thức điều chế vuông góc trên một sóng mang phụ có hai thành phần vuông góc với nhau. Hệ NTSC là nền tảng của hệ PAL, SECAM… Hệ NTSC chỉ cần một song mang phụ mà có khả năng mang đồng thời hai tín hiệu màu này, thì phía phát dùng công thức điều chế vuông góc và phía thu dùng mạch tách sóng đồng bộ. 1.6. Hệ truyền hình SECAM SECAM: Sequentiel Couluer amemoire - Tuần tự màu có bộ nhớ. Hệ này theo tiêu chuẩn OIRT (orgaiation Internition Radio and Television-Tổ chức phát thanh và truyền hình quốc tế). Hệ SECAM đã trải qua nhiều phương pháp cải tiến nâng cao chất lượng truyền màu do đó nó có các tên sau: SECAM I, SECAM II, SECAM IIIA, SECAMIIIB, SECAMIV, SECAMIIIB-Optimal, Vì nó đã trở thành hệ truyền hình màu SECAM chính thức. Đến nay hệ SECAM IIIB được sử dụng phổ biến, hệ SECAM IIIB tín hiệu chói Ey truyền được tất cả các dòng, còn hai tín hiệu màu DR, DB truyền lần lượt theo dòng quét trên hai sóng mang phụ có tần số trung tần là for, fob tương ứng theo phương thức điều tần. Hệ SECAM IIB truyền lần lượt tín hiệu màu DR và DB để tránh nhiều giao thoa giữa chúng trên đường truyền và phương pháp điều tần DR và DB vào hai song mang phụ for và fob do đó méo pha nhỏ, nhược điểm chủ yếu là không phủ được tần số song mang màu phụ nên có hiện tượng nhiễu trên khi thu chương trình truyền hình đen trắng, có hiện tượng nhấp nháy ở các dòng kế tiếp nhau tại các vùng bão hoà. 1.7. Hệ truyền hình màu PAL: PAL: Là chữ viết tắt của cụm từ Phase Alternative Line- Thay đổi pha từng dòng, hệ màu PAL ra đời ở Tây Đức theo tiêu chuẩn FFC (Federal Communication Commission) - Ủy ban thông tin bang. Ưu điểm : - Hệ PAL có méo pha nhỏ hơn hẳn với hệ NTSC. - Hệ PAL không có hiện tượng xuyên lẫn. - Hệ PAL thuận tiện cho việc thu băng hình (VTR, VCR) hơn hệ NTSC. Nhược điểm : Máy thu hình màu hệ PAL phức tạp hơn vì chỉ cần có dây trễ 64µs và theo yêu cầu dây trễ này có chất lượng cao và tính kết hợp với truyền hình đen trắng kém hơn so với hệ NTSC. CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ TIVI MÀU SONY KV-1485 * Các chỉ tiêu kỹ thuật của tivi màu SONY KV-1485 Hệ truyền hình: M, B/G, I, D/K Hệ màu: PAL, PAL60, NTSC4.43, NTSC3.58, SECAM Dải tần số: Hệ tivi M B/G I D/K VHF-L A2 A6 E2 E4 R1 R5 VHF-L A7 A13 E5 E12 R6 R12 UHF Trở kháng đâu vào ăng ten: 75 Đầu vào AV : Video : 1Vp-p, 75 : Audio : 500mV Model KV- 1485 Công suất tiếng ra 3W Đèn hình cm (inch) : 37(14) Trong lượng (Kg) : 11kg 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG: Ngay từ những giai đoạn đầu của truyền hình, hãng SONY đã đưa ra thị trường các tivi có đặc điểm khác hẳn với các tivi của hãng khác. Có hai sự khác biệt cơ bản giữa các tivi của hãng SONY và các tivi của các hãng khác đó là: Đèn Hình Tính lắp lẫn Hãng SONY đã tạo ra các thiết bị thu hình riêng biệt của mình và luôn hoàn thiện nâng cao chất lượng. Một trong những ưu điểm khác với đèn hình khác. Trong những năm gần đây của sự phát triển máy thu hình màu, hãng sony đã sử dụng đèn hình loại TRINITRON. 2.2. Giải thích hoạt động và nhiệm vụ chức năng của các khối trên sơ đồ Khối 1, 2, 3, 4, 5, 6 gồm khuyếch đại cao tần, đổi tần, tách sóng khối 7, 8 khuyếch đại trung tần tiếng, tách sóng khuyếch đại âm tần và khuyếch đại công suất. Đường kính màu từ 916 gồm có khuyếch đại video, dải mã màu, khuyếch đại công suất hình màu. Khối đồng bộ, khuyếch xung đồng bộ tạo xung quét mành, dòng gồm khối 1722. Dòng vi xử lý gồm khối 2324 để điều khiển từ xa, các phím trên mặt máy. Nguồn khối 2526 nguồn vào tạo tự động 90260 qua chỉnh lưu cầu và rồi qua bộ nguồn dải rộng rồi hạ xuống từ 95105. Cung cấp cho nguồn quét dòng. * Khuyếch đại cao tần, đổi tần trung tần, tách sóng. Khối 1: Là hộp kênh của bản UHF (băng UHF là tần số cao, UHF>300µHz 2.3. Mạch nguồn Mạch nguồn trong máy SONY -1485 này sử dụng IC chuyển mạch STR-S6307. Mạch nguồn làm việc tạo ra 2 cấp điện áp là 115V và 15V ổn định với điện áp từ 110V 240V. Trong mạch nguồn này người ta không sử dụng xung dòng để ổn định điện áp ra mà người ta sử dụng sự so áp giữa điện áp ra với một điện áp chuẩn để khống chế biên độ điện áp dao động. Trong mạch này R617, R602 làm nhiệm vụ định thiên cho đèn công suất Q1. R615 định thiên cho đèn Q3. R609 làm nhiệm vụ hồi tiếp âm, ổn định sự làm việc cho toàn mạch . Xung lấy từ cọc 7 biến áp T601 qua R603 và C607 đưa vào chân 3 IC601 dùng để duy trì dao động. Xung lấy từ cọc 7 biến áp T601 đưa tới chân 5 và qua D602, R623, C619 đưa vào chân 4 IC601 tạo sự ngắt mở cho đèn Q2. Đèn Q3 làm nhiệm vụ ổn áp khi dòng qua đèn Q1 thay đổi. Mạch IC602, IC603, Q603, Q601 làm nhiệm vụ so sánh ổn định điện áp ra. IC602 là một loại IC ổn áp. Khi đầu vào (chân1) thay đổi trên dưới 115V thì đầu ra (chân 2) luôn ổn định ở một mức nào đấy. Bộ phân áp R614, R616 trích một phần điện áp 115V để so sánh với điện áp chuẩn của IC602. Khi điện áp 115V thay đổi do tải thay đổi sẽ làm điện áp trên R616 (chân 1 IC603) thay đổi. Trong khi đó chân 2 IC602 có mức điên áp cố định làm cho dòng qua diode quang (chân 1 và 2) trong IC603 thay đổi dòng qua đèn quang (chân 5 và 4) thay đổi thiên áp dèn Q603 thay đổi thiên áp dèn 601 thay đổi điện trở giữa chân 9 và 8 của IC601 thay đổi IC601 điều chỉnh biên độ dao động sao cho điên áp ra không thay đổi. Điện áp 115V qua cầu chì PS801 cấp nguồn nuôi cho tầng công suất quét dòng Q802 và tầng kích Q801. Điện áp 115v qua R815 và R814 cung cấp nguồn nuôi (chân 25 IC301) cho mạch dao động mành. Điện áp 115V còn qua R014 ổn áp thành 33V nhờ IC004 để tạo điện áp dò bắt tín hiệu (varicap VC) cho kênh. Ở đầu ra 115V có lắp một diode AVALANCHE D608 dùng để bảo vệ khi nguồn 115V bị tăng cao. Khi nguồn 115V bị tăng cao do mạch nguồn bị hỏng chẳng hạn diode này sẽ thông chập đứt cầu chì cắt nguồn vào máy. Nguồn 15V đưa vào chân 1 IC251 cung cấp nguồn nuôi cho IC công suất tiếng và qua IC005 để thành 5V cung cấp nguồn nuôi cho mạch IC vi xử lý. IC ổn áp IC005 có đầu vào (chận 1, 15V) và 2 đầu ra (chân 5 và chân 4 đều có điện áp xấp xỉ 5V). Điện áp 5V ở chân 5 IC005 cung cấp nguồn nuôi chính cho mạch vi xử lý. Điện áp 5V ở chân 4 IC005 cung cấp nguồn cho riêng mạch RESET (chân 27IC vi xử lý * Về sửa chữa mạch nguồn này ta có những nhận xét sau: Gặp trường hợp không có điện áp ra, cầu chì không đứt, đo điện trở của D608 thấy không chập. Trường hợp này là do một mạch nào đấy trong mạch nguồn bị hỏng hoặc hở mạch so áp từ nguồn 115V đến chân 8và 9 của IC601 hoặc do lâu ngày mối hàn bị hở làm cho điện áp ra 115V tăng cao. Khi gặp trường hợp này ta phải kiểm tra lại các mối hàn và kiểm tra sự thông mạch từ nguồn 115V về chân 8 và 9 IC601 (IC602, IC603, Q603, Q601). Dòng qua diode qua chân 1 và 2 IC601 càng nhỏ thì điện áp ra càng tăng sau khi sửa xong trước khi cắm điện nguồn ta phải rút cầu chì PS801 ra để chánh có sự cố xẩy ra. Chỉ khi đo điện áp 115V cps đỉ và không lớn ta mới lắp diode D608 tốt vào và hàn cầu chì PS801 vào để cấp nguồn cho mạch. Điện áp 115V tăng cao cũng như nguồn 15V tăng cao thường làm cho IC công suất tiếng IC251 bị hỏng chập chân cấp nguồn 15V (chân 1) chập chân ta cần phải đo điện trở của chân 1 IC251 với masse, nếu đo thấy điện trở xấp xỉ một vài Ω thì IC251 đã bị hỏng. Trong mạch nguồn này ta có thể đi điện trở của các IC để xác định các IC có bị hỏng hay không bằng các cách sau: Với IC601 (STR-S6307): Chân 1, 2, 3 được nối với 3 chân của đèn công suất Q1. Nếu IC601 hỏng thì chắc chắn đèn Q1 hỏng, còn nếu Q1 không hỏng, thì hầu như IC601 đều không hỏng, do đó ta có thể đo điện trở của 3 chân 1, 2, 3 của IC601 để xác định IC601 có bị hỏng không : 1211 2 3 Hình 6: 1 số chân IC 601 Vì có diode D nên đo điện trở giữa chân 1 và chân 2 thì có một chiều kim đồng hồ lên và một kim đồng hồ không lên IC bình thường. Khi Q1 bị hỏng thì đo điện trở giữa chân 1 và chân 2 kim đồng hồ đều lên cả hai chiều đoIC601 đã bị hỏng. Với IC603(PC111LS): Một IC loại này tốt là: + Đo điện trở giữa chân 4 và chân 5 cả hai đồng hồ đều không lên. + Đo điện trở giữa chân 1 và chân 2 thì một chiều kim đồng hồ lên còn 1 chiều thì không lên, chiều kim đồng hồ lên là chiều thuận của diode quang. Vấn đề truyền quang học, nếu đo điện trở đơn giản thì không xác định được. Với IC602: Trong các chiều đo có một chiều que dương pin đồng hồ nối vào chân 3, que âm nối vào chân 2 làm kim đồng hồ lên nhiều, còn các chiều khác thì kim đồng hồ không lên hoặc lên rất it IC602 bình thường. Ta có thể đo IC602 bằng cách đo nóng. Cho nguồn 110v có thay đổi được trên dười 110v vào chân 1 (chân 3 nối với âm nguồn) và đo điện áp chân 2. Nếu thay đổi trên dưới 10v mà điện áp chân 2 IC602 luôn xấp xỉ 6V IC tốt 2.4. Mạch vi xử lý Chức năng các chân như sau: Chân 1 Thay đổi độ sáng tối, tác động vào chân 41IC301 (CXA1214BS). Khi thay đổi BRIGHT điện áp chân này biến đổi từ 0 8,6V. Chân 2: Thay đổi âm lượng, tác động vào cọc 7 khối trung tần IF201. Khi điều chỉnh volume điện áp chân này biến đổi từ 0V 6,5V. Khi đang dò song và chuyển chương trình điện áp chân này trở thành 0v. Chân 3: Điều khiển độ tương phản tác động vào chân 44 IC301. Khi điều chỉnh PICTURE điện áp chân này biến đổi từ 0V 8V. Chân 4: Điều chỉnh vào độ bão hoà màu tác động vào chân 43IC301. Khi điều chỉnh COLOR điện áp chân này biến đổi từ 0 7,5V. Chỉ khi có tín hiệu không kể có màu hay không có màu, điều chỉnh COLOR chân này mới thay đổi điện áp. Khi không có tín hiệu điều chỉnh COLOR hiển thị có báo nhưng điện áp chân này luôn là 0V. Chân 5: Nhận tín hiệu điều khiển từ xa (ĐKTX). Bình thường điện áp chân này là 4, 2 V. Khi hở mắt nhận ĐKTX ra điện áp chân này là 0V. Chân 6: Mạch tắt chờ (tắt máy bằng ĐKTX). Khi máy đang chạy bình thường điện áp chân này là 0V làm cho đèn Q004 hở mạch đèn Q801 làm việc bình thường do có tín hiệu dao động từ IC301 đưa vào bazơ đèn này. Ở chế độ tắt chờ, chân này có mức điện áp vài vôn làm cho: + Đèn Q004 thông bão hoà điện áp 5V qua đèn Q005 đặt vào bazơ đèn Q801, Q801 thông bão hoà, lúc này cực C đèn Q801 có điện áp xấp xỉ 0V đèn Q801 không có khả năng khuyếch đại tín hiệu dao động dòng phần công suất dong không làm việc máy không làm việc. + Một măt khác đèn Q251 thông, tín hiệu AUDIO đi vào chân 5 IC công suất tiếng (IC205) bị nối masse im tiếng (phải có mạch này vì nguồn 15V vẫn còn đưa vào IC công suất tiếng). Chân 8: Chuyển mạch thay đổi mức điện áp AGC khi dò bắt tín hiệu tự động Chân 9: Điều chỉnh điện áp dò bắt tín hiệu VC. Khi TUNING điện áp chân này biến đổi từ 5 0V. Điện áp biến đổi này được chuyển đổi qua đèn Q001 làm cho cực C đèn Q001 biến đổi từ 0 30V cọc VC của kênh biến đổi từ 0V 26V. Chân 10: Mạch làm tối hình và câm tiếng khi chương
Tài liệu liên quan