Đề tài Nghiên cứu truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái

Văn hoá là cái còn lại sau khi mọi thứ đã qua đi. Đồng thời cũng là cái còn thiếu sau khi chúng ta đã đầy đủ tất cả. Có thể nói, văn hoá là tài sản vĩnh hằng cao quý nhất cho mọi thời đại. Trong bản sắc văn hoá quý giá ấy thì văn hoá tâm linh thể hiện ở các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng là nét văn hoá đặc sắc nhất. Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứa đựng từ trong mình rất nhiều những di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng có giá trị, đó là những tài sản vô giá của dân tộc. Khẳng định những giá trị văn hoá vĩnh hằng, phản ánh đầy đủ lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam. Xứ Đông nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, là một trong các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Do vị trí địa lý, chiến lược thuận lợi, gắn liền với những lịch sử truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống, những công trình di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được cả dân tộc giữ gìn và bảo vệ : Di tích lịch sử Kiếp Bạc – Côn Sơn, đền An Phụ, đền thờ Yết Kiêu, Chử Đồng Tử – Tiên Dung, chùa Thanh Mai, đền Chu Văn An, đền Sinh, đền Hoá Do được sự quan tâm của Nhà nước cùng với những ý nguyện tâm linh của toàn dân nên những giá trị văn hoá đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

pdf93 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Văn hoá là cái còn lại sau khi mọi thứ đã qua đi. Đồng thời cũng là cái còn thiếu sau khi chúng ta đã đầy đủ tất cả. Có thể nói, văn hoá là tài sản vĩnh hằng cao quý nhất cho mọi thời đại. Trong bản sắc văn hoá quý giá ấy thì văn hoá tâm linh thể hiện ở các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng là nét văn hoá đặc sắc nhất. Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứa đựng từ trong mình rất nhiều những di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng có giá trị, đó là những tài sản vô giá của dân tộc. Khẳng định những giá trị văn hoá vĩnh hằng, phản ánh đầy đủ lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam. Xứ Đông nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, là một trong các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Do vị trí địa lý, chiến lược thuận lợi, gắn liền với những lịch sử truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống, những công trình di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được cả dân tộc giữ gìn và bảo vệ: Di tích lịch sử Kiếp Bạc – Côn Sơn, đền An Phụ, đền thờ Yết Kiêu, Chử Đồng Tử – Tiên Dung, chùa Thanh Mai, đền Chu Văn An, đền Sinh, đền Hoá… Do được sự quan tâm của Nhà nước cùng với những ý nguyện tâm linh của toàn dân nên những giá trị văn hoá đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Huyện Chí Linh nằm trong vùng văn hoá xứ Đông, nơi gắn liền với nhiều anh hùng lịch sử dân tộc cùng với một bề dầy văn hoá, đã tạo nên một vùng đất Địa linh nhân kiệt, vùng đất của truyền thuyết, vùng đất của tâm linh. Trong tổng thể các di tích lịch sử thì đền Sinh, đền Hoá ở xã Lê Lợi được coi là lâu đời nhất ở vùng đất này gắn với Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái. Cùng với thời gian, Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái vẫn được truyền tụng và ngợi ca từ đời này sang đời khác, trải rộng ra nhiều địa phương, vùng miền trong cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong hành trình tìm về lịch sử và văn học, giúp chúng ta hiểu biết truyền thống, văn hoá của dân tộc, thêm tự hào về đất nước con người Việt Nam, nhất là những con người đã làm rạng danh cho Tổ quốc. Từ chuyên ngành Văn học dân gian, nghiên cứu truyền thuyết với việc tìm hiểu lễ hội tưởng niệm Phi Bồng Nguyên soái đem lại sự hiểu biết sâu sắc về đặc trưng thể loại. Ngoài ra việc nghiên cứu này còn hỗ trợ thiết thực cho công tác giảng dạy Văn học dân gian ở nhà trường đối với các giáo viên bộ môn Văn. 2. Đi sâu tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ta sẽ thấy được những đặc điểm chung và những nét riêng trong những câu chuyện kể, cách tưởng niệm, thờ cúng, quan niệm riêng trong tâm linh của người dân địa phương. Bên cạnh đó là sự khúc xạ của các bản kể và nghi thức tưởng niệm xuyên qua những trầm tích văn hoá của thời gian và không gian lịch sử tạo nên sức hấp dẫn của danh thắng nơi đây. Nghiên cứu, mô tả truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương giúp cho việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian như là một sản phẩm của Folklore và sự khúc xạ của yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo vào văn hoá tâm linh, vào kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam. Phi Bồng Nguyên soái ngoài yếu tố Nhiên thần còn có sự chuyển dịch sang yếu tố Nhân thần. Ngài còn là vị thần đã trợ giúp vua Lý Nam Đế chống lại ách đô hộ của nhà Lương, trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lược, trợ giúp Trần Hưng Đạo đánh bại giặc Nguyên Mông xâm lược lần 2 và 3. Những dấu tích còn lại, những lễ hội ngàn năm, những câu chuyện còn lưu truyền trong dân gian mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Hải Dương. 3. Là người con đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Chí Linh giàu truyền thống, tôi thấy mình phải góp một phần công sức cùng mọi người khơi thông thế giới tâm linh mà nhân dân gửi gắm trong truyền thuyết, thấy được những giá trị còn đọng lại trong những câu chuyện kể, trong những lễ hội thiêng liêng của những thế hệ một lòng ghi ơn, tưởng nhớ đến cha ông đã có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 công dựng nước và giữ nước. Công trình này cũng chính là một nén hương thành kính tưởng nhớ đến cha ông, là cây cầu nối giữa lịch sử đầy oai hùng với hiện tại, góp phần làm cho mảnh đất Chí Linh mãi là niềm tự hào của người viết nói riêng và của người dân Hải Dương nói chung. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU. Quá trình nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái đã được ghi chép qua nhiều thế kỷ với nhiều hình thức khác nhau. Việc ghi chép, lưu truyền và nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Lịch sử, văn hoá, khảo cổ học, văn học dân gian… Mặc dù vậy, giữa công việc nghiên cứu với tâm thức của người dân địa phương vẫn còn chưa trùng khít tạo nên tâm linh thờ cúng bị phân tán và chưa nhất quán. Trong cuốn “Hải Dương di tích và danh thắng” (Do Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hải Dương phát hành, 1999) [36/96] cho rằng đền Sinh, đền Hoá thờ người anh hùng Chu Phúc Uy – uy vũ đại tướng quân, trấn thủ xứ Hải Dương đã có công giúp Lý Nam Đế (Thế kỷ thứ VI) khởi nghĩa ở An Thảo chống quân Lương đô hộ và ông đã mất vào ngày 11 tháng 8. Đến triều Lý ông đã hiển linh và phù trợ cho Lý Thái Tông(1028-1054) đánh dẹp được giặc Chiêm Thành. Trong cuốn “Truyện cổ dân gian Hải Dương”(Do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương phát hành, 1998) cho rằng Phi Bồng Nguyên soái mang yếu tố Nhiên thần, ngài được sinh ra trong khe đá, được trẻ chăn trâu phát hiện và do có tranh chấp trong việc rước ngài về làng mình giữa trẻ trâu làng Mô và làng Ngái nên ngài đã hoá. Vì vậy, người dân thấy lạ nên xây hai ngôi đền là đền Sinh (nơi ngài sinh ra) và đền Hoá (nơi ngài bay về trời). Sau đó ngài cũng đã hiển linh và phù trợ cho Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc Nguyên Mông lần 2 và 3. Đặc biệt trong cuốn “Di sản Hán Nôm. Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn” (Do Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Hải Dương – Ban quản lý di tích Côn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Sơn – Kiếp Bạc đặt hàng. NXB Chính trị Quốc gia - 2006) các nhà nghiên cứu đã dựa vào những văn bia cổ tại hai ngôi đền. Tấm bia “Ngọc phả thiên thần vị” đặt tại đền Hoá, bia có hai mặt, khổ 0,55m x 0,31m, chạm rồng, mặt trời, tạc năm Bảo Đại thứ 16 (1941). Thác bản văn bia ký hiệu 18740 – 18741, được khắc bằng chữ Hán. Tại mặt 2 của Văn bia có ghi lại truyền thuyết thiên về yếu tố Nhiên thần và có xuất xứ từ thời Tiền Lê (Lê Đại Hành). Trong Văn bia này được tác giả Hoàng Giáp dịch sang chữ Quốc ngữ thì không có yếu tố tranh chấp của trẻ trâu làng Mô và làng Ngái, ngài bị trẻ trâu phát hiện giáng trần nên đã hoá về trời. Sau đó hiển linh giúp vua Lê Đại Hành (thế kỷ X) và Trần Hưng Đạo (thế kỷ XIII) đánh thắng kẻ thù xâm lược. Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều những bậc phụ lão của làng Yên Mô, họ đều có quan điểm thiên về yếu tố Nhiên thần. Bởi trong bảng nguồn gốc thờ tự được đặt trong đền do Ban Quản lý di tích (Thuộc Phòng Văn hoá huyện Chí Linh) trình bày lại nghiêng về yếu tố Nhân thần. Chính vì việc chưa đồng nhất giữa tâm thức của người dân nơi đây với các cấp, các ngành quản lý di tích nên còn tạo ra nhiều bất đồng trong việc thờ cúng và tổ chức lễ hội. Ngược lại quan điểm của chính Phòng Văn hoá- Thông tin huyện Chí Linh là nghiêng về yếu tố Nhân thần nhưng thời gian tổ chức lễ hội lại được tổ chức vào ngày 8 tháng 5 (Âm lịch) – ngày mà thánh Phi Bồng Nguyên soái giáng trần như trong truyền thuyết nghiêng về yếu tố Nhiên thần đã được khắc bia vào năm 1941. Hơn nữa, trong đền Sinh, ở gian hậu cung vẫn còn thờ tấm đá giống hình hai vế đùi của người phụ nữ (Tương truyền là ngài đã sinh ra từ đó và bị trẻ trâu phát hiện). Cũng trong gian hậu cung của đền Sinh có đặt một chiếc thuyền cạn (Tương truyền là sau khi giúp Trần Hưng Đạo có những chiến thuyền đánh thắng kẻ thù xâm lược, ngài đã kéo những chiến thuyền của mình về nên từ Kiếp Bạc về đền Hoá có một dải đồng bằng mà trong truyền thuyết cho rằng là những vệt của việc kéo thuyền). Như vậy, quá trình sưu tầm, nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái mặc dù vẫn còn chưa đồng nhất nhưng cũng đem đến cho chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 ta một nguồn tư liệu phong phú, giúp cho việc nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái được sâu sắc hơn. Đặc biệt trong các công trình nghiên cứu trước đây, các tác giả chưa chú ý đến yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng nhất định đến truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá. Chính yếu tố này tạo nên chiều sâu của truyền thuyết, là quá trình khúc xạ của văn hoá bản địa trong việc bảo tồn và phát triển một di sản văn hoá. Về lễ hội tại đền Sinh, đền Hoá quá trình nghiên cứu còn chưa có nhiều. Năm 2001 Phòng Văn hoá- Thông tin huyện Chí Linh đã biên soạn và xuất bản cuốn “Lễ tục - Lễ hội trên địa bàn huyện Chí Linh”. Đây là cuốn sách tập trung miêu tả hai loại lễ hội: Lễ hội tín ngưỡng phong tục và lễ hội lịch sử. Lễ hội đền Sinh, đền Hoá thuộc lễ hội tín ngưỡng phong tục mang đậm màu sắc văn hoá tín ngưỡng thờ cúng những vị Thần bảo trợ, trợ giúp nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có sự xen kẽ của lễ hội lịch sử. Điểm lại quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái từ trước tới nay đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đó có lúc thiên về văn bản, có lúc thiên về truyền thuyết dân gian nhưng chưa toàn diện và sâu sắc. Hầu như truyền thuyết chỉ dừng lại ở việc sưu tầm góp phần khẳng định tín ngưỡng hoà chung với những chiến công trong lịch sử dân tộc gắn với địa danh thắng giặc trên địa bàn. Có thể khẳng định đây là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Đó là một cách tìm về với cội nguồn, khám phá cái hay, cái đẹp của nền văn hoá dân gian quê nhà. Vì thế, khảo sát, mô tả một cách hệ thống, chi tiết, cụ thể truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương là công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần làm sáng tỏ bản chất của thể loại truyền thuyết và dấu ấn của văn hoá tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng trong quá trình hình thành, lưu truyền, phát triển. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN. 1. Mục đích. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Vận dụng lý thuyết chuyên ngành Văn học dân gian vào đề tài và thực tiễn nhằm: Hệ thống hoá các truyền thuyết về Phi Bồng Nguyên soái đã được sưu tầm ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương, đồng thời khảo sát và miêu tả những dị bản của truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân. Quá trình chuyển biến từ Nhiên thần đến Nhân thần. Bóc tách các lớp văn hoá chứa đựng trong truyền thuyết từ hình tượng là Nhiên thần đến nhân vật là Nhân thần. Vận dụng lý thuyết chuyên ngành vào nghiên cứu truyền thuyết này ở lĩnh vực văn học và góp một cách nhìn nhận, đánh giá nhân vật lịch sử theo quan điểm lịch sử thẩm mĩ. Nghiên cứu, miêu tả chi tiết lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh - Hải Dương từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội là sự kết hợp truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta, một trường hợp rất đáng được quan tâm nằm trong chỉnh thể các hoạt động văn nghệ dân tộc, tổng hợp của nhân dân, từ đó thấy được lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc và đất nước. 2. Nhiệm vụ. Khảo sát các truyền thuyết đã được sưu tầm, biên soạn và tài liệu tại chỗ. Khảo tả lễ hội, phân tích quan hệ truyền thuyết và lễ hội. Sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, nhận định, đánh giá giữa truyền thuyết và lễ hội nhằm tiến hành nghiên cứu theo mục đích của đề tài. IV. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƢ LIỆU. 1. Đối tƣợng nghiên cứu. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào các truyền thuyết xoay quanh Phi Bồng Nguyên soái, cụ thể hơn là truyền thuyết này có mối quan hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 khăng khít với lễ hội, tín ngưỡng và tôn giáo. Từ đó đi tìm những giá trị cơ bản như nội dung, nghệ thuật, đề tài, môtíp cơ bản, từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái trên cả phương diện Nhiên thần và Nhân thần. 2. Phạm vi tƣ liệu Tư liệu chính của luận văn là tất cả các truyền thuyết dân gian về Phi Bồng Nguyên soái. Tư liệu chúng tôi lấy từ ba nguồn chính: Một là các truyền thuyết trong các tổng tập, tuyển tập truyền thuyết, truyện cổ dân gian người Việt. Hai là trích dẫn các công trình nghiên cứu. Ba là các tài liệu sưu tầm điền dã chưa công bố bằng văn bản viết. Các tập sách biên soạn truyền thuyết gồm: Truyện dân gian Hải Dương – Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương (Năm 2000). Di sản Hán Nôm. Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn – Nhiều tác giả, NXB Chính trị Quốc gia (Năm 2006). Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 4,5 – Kiều Thu Hoạch (chủ biên – Năm 2004). Nghiên cứu truyền thuyết địa phương trong mối quan hệ với lễ hội, chúng tôi có dựa trên tài liệu: Hải Dương di tích và danh thắng – Sở văn hoá thông tin Hải Dương (Năm 1999). Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam – Nhiều tác giả (Năm 2000). Lễ tục – Lễ hội trên địa bàn huyện Chí linh – Phòng văn hoá thông tin huyện Chí Linh (Năm 2001). V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp tổng hợp thống kê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Phương pháp cụ thể: + Sưu tầm. + Điều tra. + Phỏng vấn. Phương pháp quan sát gắn với hoạt động điền dã. Phương pháp tiếp cận hệ thống. Phương pháp so sánh loại hình. Phương pháp nghiên cứu liên ngành. VI. Đóng góp mới của luận văn. Luận văn là quá trình tổng hợp về những thành tựu nghiên cứu hệ thống Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái, những dấu ấn của tín ngưỡng dân gian, tôn giáo phản ánh trong truyền thuyết. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên đi sâu nghiên cứu, khảo sát, mô tả một cách hệ thống, chi tiết Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái gắn với lễ hội đền Sinh, đền Hoá. Cùng với các chuyên ngành khác, luận văn đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo lưu và phát triển vốn Văn học dân gian cổ truyền của dân tộc. VII. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng I : Những vấn đề chung. Chƣơng II : Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương. Chƣơng III : Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 NỘI DUNG CHƢƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I. VÀI NÉT VỀ TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ, TÍN NGƢỠNG PHONG TỤC. Trong lịch sử xã hội loài người nói chung và của văn học nói riêng thì thể loại thần thoại được coi là thể loại ra đời sớm nhất. Thần thoại cũng được coi là hình thức tôn giáo sơ khai trong tâm thức của con người. Đó chính là thời kỳ con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên trong ý thức “trẻ thơ” của mình, họ sùng bái tự nhiên, mọi hiện tượng trong cuộc sống, họ đều cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, có mọi quyền năng tạo ra mọi hiện tượng như mưa, gió, sấm, chớp… Chính vì vậy, mà trong thần thoại Hy Lạp có tất cả các vị thần đảm nhiệm mọi công việc từ lớn nhất đến nhỏ nhất, từ vật chất đến tinh thần như: thần tình yêu, thần chiến tranh, thần gió, thần sét… Ngoài những yếu tố siêu phàm của mình thì họ cũng rất con người, những vị thần đó biết yêu, ghét, giận hờn, ghen tỵ… Thần thoại chính là một trong những hoạt động sáng tác đầu tiên của con người có tính nghệ thuật nhưng không mang tính tự giác. Xét ở khía cạnh văn hoá thì thần thoại chính là văn hoá nguyên thuỷ, sơ khai của con người. Mặc dù thần thoại là những sáng tác có tính nghệ thuật và chưa mang tính tự giác nhưng lại chứa đựng rất nhiều yếu tố tiền đề của tôn giáo, khoa học, triết học, nghệ thuật, cả những thiết chế ấu trĩ chính trị xã hội buổi đầu… Từ những nhận thức sơ khai đó mà con người mới có ý thức nhận biết thế giới tự nhiên và từng bước chinh phục thế giới tự nhiên, xã hội. Vì vậy, từ xa xưa con người đã biết trị thuỷ, cấy lúa, thuần dưỡng vật nuôi… tự tạo ra cho mình của cải vật chất, biết sống hoà hợp với tự nhiên . Khi con người thoát khỏi cuộc sống bầy đàn, bước vào cuộc sống bộ tộc, họ đã nhận thức được thế giới sâu sắc hơn, ý thức được về bản thân, đã nhận biết được cuộc sống con người là mong manh, ngắn ngủi còn vũ trụ thì vững chắc, vĩnh viễn… Vì vậy, họ sáng tạo ra truyền thuyết và sử thi nhằm ca Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 ngợi con người, đặc biệt là những vĩ nhân, anh hùng dân tộc để họ sống mãi. Trong cuốn Truyền thuyết anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam - NXB Khoa học Xã hội, 1971. Tác giả Kiều Thu Hoạch đã khẳng định: “Truyền thuyết là một thể tài của Văn học dân gian, thể tài chuyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội dung cốt kể của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm nhân dân”. Tác giả Trần Thị An thì cho rằng: “Truyền thuyết là những truyện kể dân gian thể hiện cảm quan của nhân dân về một sự kiện liên quan đến lịch sử. Nó gạt hết những yếu tố phụ, chỉ tập trung kể lại lai lịch và công trạng của đối tượng bằng cách sử dụng những mẫu đề thần thoại và các biện pháp cổ tích”(Nghiên cứu truyền thuyết những vấn đề đặt ra - TCVH số 7 - 1994). Còn tác giả Đỗ Bình Trị thì cho rằng: “Truyền thuyết là một thể loại lớn gồm nhiều biến thể (tiểu loại). Đó là truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ và truyền thuyết lịch sử” (Những đặc điểm thi pháp của các thể loại Văn học dân gian – NXB Giáo dục, H, 1999). Tác giả Lê Trường Phát quan niệm: “Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian có tầm quan trọng đặc biệt bởi chúng là cái cách ghi chép lịch sử rất độc đáo của dân gian, của dân tộc” (Thi pháp Văn học dân gian – NXB Giáo dục, H, 2005). Từ những ý kiến đã nêu ở trên có thể thấy truyền thuyết ra đời từ lòng thần thoại, khi mà nhận thức của con người, xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người đã được nâng cao một bước so với thời kỳ trước. Các tác giả Văn học dân gian ở thời kỳ này thường tưởng tượng các hiện tượng của tự nhiên, những thủ lĩnh mang cả yếu tố thần kỳ và yếu tố con người. Điều đó có thể cho thấy nhân dân mong muốn có một lực lượng siêu nhiên che chở, bảo vệ cho họ nhưng bên cạnh đó lẽ tự nhiên cũng phải gần gũi với con người, với cuộc sống trần tục. Do vậy, trong quá trình ra đời và phát triển của truyền thuyết có sự chuyển dịch từ Nhiên thần đến Nhân thần và ngược lại. Bởi nếu chỉ có yếu tố thần kỳ thì những vị thần đó sẽ trở nên xa rời con người, ngược Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 lại nếu chỉ có yếu tố con người mà không có yếu tố thần kỳ thì những nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ sẽ không thể sống mãi, thế hệ sau không thể thấy được công lao to lớn của họ. Khi các hiện tượng tự nhiên, những vị anh hùng được truyền thuyết hoá thì tác giả dân gian thường tô vẽ vào đó những yếu tố siêu phàm và thường lược bỏ yếu tố mang tính đời sống thường ngày. Lược đồ phổ quát khi được truyền thuyết hoá là thường tạo ra sự xung đột của hai lực lượng tự nhiên, xung đột giữa cộng đồng này với cộng đồng kia. Để giải quyết mâu thuẫn đó tác giả dân gian thơ mộng nó bằng một mối tình không cân xứng, tranh giành người đẹp, công lao trong đánh giặc, ở mỗi thời đại khác nhau nó được kể theo tâm lý của thời đại đó, do vậy trong truyền thuyết vẫn có cái lõi của thần thoại. Từ lõi của thần thoại được truyền thuyết hoá nó sẽ kéo theo các yếu tố khác trong đời sống xã hội đã được nhận thức cao hơn, ngoài để ca ngợi thì truyền thuyết còn để kể sử truyền đời, tôn vinh, tạo sự cấu kết cộng đồng, x