Công nghệ phòng chống nấm mốc được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của KTXH, KHKT như các ngành về công nghệ thực phẩm, công nghệ vật liệu trong đó có ngành Da giầy. Công nghệ phòng chống nấm mốc được Công ty Da giầy Hà nội nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất các sản phẩm giầy dép xuất khẩu.
140 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2864 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chống nấm mốc áp dụng trong sản xuất và lưu thông các loại giầy vải, giầy da xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ KC - 06
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHỐNG
NẤM MỐC ÁP DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU
THÔNG CÁC LOẠI GIẦY VẢI, GIẦY DA XUẤT KHẨU
Chủ nhiệm đề tài:
Cơ quan chủ trì đề tài:
KS. Trần Danh Đáng
Công ty Da Giầy Hà nội,
Bộ Công nghiệp
6133
03/10/2006
HÀ NỘI, T12 - 2005
1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
Cơ quan chủ trì: Công ty Da giầy Hà Nội - Bộ Công nghiệp
Chủ nhiệm đề tài: Ks. Trần Danh Đáng
Các cán bộ thực hiện đề tài:
1. Vũ Anh Tuấn - Kỹ sư Hoá - Công ty Da giầy Hà Nội
2. Ông Thế Nam - Kỹ sư Hoá - Công ty Da giầy Hà Nội
3. Tạ Việt Thành - Kỹ sư Hoá - Công ty Da giầy Hà Nội
4. Nguyễn Đức Chuyên - Kỹ sư Hoá - Công ty Da giầy Hà Nội
5. Hồ Đoài - Kỹ sư Hoá - Công ty Da giầy Hà Nội
6. Dương Văn Sáng - Kỹ sư Kinh tế - Công ty Da giầy Hà Nội
7. Hoàng Văn An - Kỹ sư Chế tạo máy - Công ty Da giầy Hà Nội
8. Bùi Duy Cam - Tiến sỹ Hoá - Đại hoạc Quốc gia HN
9. Phạm Văn Ty - Tiến sỹ vi sinh - Đại hoạc Quốc gia HN
10. Nguyễn Minh Thái - Tiến sỹ vi sinh - Đại hoạc Quốc gia HN
11. Đào Thị Lương - Tiến sỹ vi sinh - Đại hoạc Quốc gia HN
2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI KC.06.16.CN
Công nghệ phòng chống nấm mốc được ứng dụng ngày càng nhiều trong các
lĩnh vực khác nhau của KTXH, KHKT như các ngành về công nghệ thực phẩm, công
nghệ vật liệu trong đó có ngành Da giầy. Công nghệ phòng chống nấm mốc được
Công ty Da giầy Hà nội nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất các sản phẩm
giầy dép xuất khẩu. Trong báo cáo tổng kết KH &KT, Đề tài đã thực hiện các phần
công việc chính như sau:
1. Phân lập, định tên các chủng loại nấm mốc cho các sản phẩm giầy vải và
giầy da tại Công ty Da giầy Hà nội, phân lập các chủng loại nấm mốc trước và sau khi
áp dụng các công nghệ phòng chống nấm mốc, đề tài đã phân lập được 117 chủng loại
nấm mốc trên các vị trí sản xuất, trên giầy trong lưu kho và lưu thông.
2. Nghiên cứu tổng quan các loại hoá chất có thể sử dụng để tiêu diệt các loại
nấm mốc trên cơ sở tìm hiểu qua phân lập nấm mốc, qua các patent tài liệu, qua các
dữ liệu của nhà cung cấp
3. Nghiên cứu, xác định được công nghệ chống ẩm áp dụng trong lưu kho và
lưu thông các sản phẩm giầy
4. Xác lập được quy trình công nghệ chống nấm mốc cho các sản phẩm giầy
vải, trên cơ sở xác định được các công nghệ sử dụng hoá chất, sử dụng các chất chống
ẩm, sử dụng các thiết bị phụ trợ...
5. Xác lập được quy trình công nghệ chống nấm mốc cho các sản phẩm giầy da
6. Lắp đặt bổ sung một số thiết bị tự động hoá nhằm nâng cao hiệu quả kiểm
soát của công nghệ phòng chống nấm mốc, đề tài được trang bị các thiết bị tự động
hoá phụ trợ trên dây chuyền sản xuất, như thiết bị bồi tráng, thiết bị gia nhiệt, điều
khiển nhiệt độ tự động, thiết bị điều khiển băng chuyền bằng motor biến tần, thiết bị
chiếu tia UV...
7. Một số các chuyên đề được đề tài nghiên cứu khác mang tính chất tham
khảo và định hướng như chuyên đề sấy, keo dán, nguyên vật liệu sản xuất...
3
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
TÓM TĂT ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
Chương I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG
ĐÃ THỰC HIỆN
I.1. Cách tiếp cận
I.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Kỹ thuật sử dụng
I.4. Tóm tắt các nội dung đã thực hiện
Chương II. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHỐNG NẤM MỐC
ĐƯỢC ỨNG DỤNG Ở TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
II.1. Tổng quan những nghiên cứu nước ngoài
II.2. Tổng quan những nghiên cứu trong nước
Chương III. TỔNG HỢP NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1. Phân lập, định tên các chủng loại nấm mốc trên các sản phẩm giầy vải, giầy
da tại Công ty Da giầy Hà Nội
III.2. Các hoá chất sử dụng và công nghệ liên quan
III.3. Phân lập, định tên các chủng loại nấm mốc trên các sản phẩm giầy vải, giầy
da đã áp dụng công nghệ chống nấm mốc
III.4. Các công nghệ chống mốc cho các sản phẩm giầy vải, giầy da trong quá trình
sản xuất, bảo quản và lưu thông
III.4.1. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý độ ẩm để phòng chống nấm mốc
trong sản xuất và lưu thông các loại sản phẩm giầy vải, giầy da xuất khẩu
III.4.2. Kỹ thuật sấy, công nghệ và thiết bị phụ trợ
III.4.3. Quy trình chống mốc cho các sản phẩm giầy vải, giầy da trong quá trình
sản xuất
III.4.4. Quy trình chống mốc cho các sản phẩm giầy vải, giầy da trong quá trình
bảo quản và lưu thông
III.5. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu
Chương IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
LỜI CẢM ƠN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
Chú giải ký hiệu viết tắt, thuật ngữ
QTCN Quy trình công nghệ
KHKT Khoa học và kỹ thuật
ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐHQGHN Đại học Quốc gia HN
5
MỞ ĐẦU
Về vấn đề '' mốc'' đang là nạn dịch xảy ra ở mội nơi, mọi thời điểm, ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng , mỹ quan các loại hàng hoá và thiệt hại lớn về kinh tế, làm
giảm tối đa uy tín của nhà sản xuất đặc biệt là hành hoá phục vụ xuất khẩu. Đã có
nhiều đề tài về chống mốc được nghiên cứu, nhưng đối tượng là sản phẩm giầy dép
trong quá trình sản xuất, lưu thông trong điều kện khí hậu nước ta và đặc biệt khi xuất
khẩu sang các vùng khí hậu khác nhau trên thế giới thì chưa được nghiên cứu đề cập
đến.
Do đó đề tài được đặt ra nhằm nghiên cứu và tìm ra các giải pháp có thể áp
dụng trong việc sản xuất và lưu thông các loại giầy vải và giầy da xuất khẩu là hết sức
cần thiết. Theo báo cáo từ các cơ sở sản xuất giầy dép, các sản phẩm giầy xuất khẩu
chi lưu kho được trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng là bắt đầu mốc và cũng có nhiều
khách hàng khiếu nại về việc giầy dép bị mốc và phạt tiền rất nặng các nhà cung cấp,
gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng giầy dép xuất khẩu.
Trường hợp khách hàng PRIMARK Vương quốc Anh phạt 18 000 USD đơn hàng
giầy da mocasin CP-01, sản xuất tại Công ty Da giầy Hà Nội do da mặt bị mốc... Một
số Công ty khác như Thượng Đình, Thuỵ Khuê... cũng không tránh khỏi giầy dép sản
xuất ra bị mốc.
Trong ngành Da giầy những biện pháp đang áp dụng để diệt nấm mốc như
dùng một số laọi hoá chất, sử dụng thiết bị chiếu tia tử ngoại để diệt khuẩn (như đã
trình bày ở trên) đang được áp dụng, song hiệu quả của việc diệt trừ nấm mốc cũng
như ý nghĩa về mặt khoa học, kinh tế còn thấp và bị nhiều hạn chế. Do vậy, vấn đề đặt
ra là nghiên cứu công nghệ chống nấm mốc áp dụng trong sản xuất và lưu thông các
loại giầy vải, giầy da xuất khẩu là một nhu cầu vô cùng cấp bách và cần thiết
6
Chương I
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN
I.1. Cách tiếp cận
- Dựa vào các patent đã công bố liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Những kiến thức và kinh nghiệm rút ra từ các đợt đào tạo, thăm quan khảo
sát, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan.
- Những yêu cầu từ thực tế sản xuất và của khách hàng nhập khẩu.
I.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tập trung vào giải quyết những vấn đề mấu
chốt có tính chất quyết định đến công nghệ chống mốc:
- Về sinh học: xác định, phân lập các chủng loại nấm mốc gây hại trên các sản
phẩm giầy vải, giầy da, xác định các đặc tính sinh lý, sinh hoá của chúng qua đó sử
dụng tối đa các biện pháp sinh thái để bảo quản và phòng chống nấm mốc.
- Về hoá học: xác định các hoá chất chống nấm mốc có khả năng kìm hãm và
tiêu diệt các loại nấm mốc gây hại sử dụng trong quá trình sản xuất, phương pháp pha
chế và áp dụng trong dây chuyền sản xuất.
* Sử dụng hỗn hợp 2-(thiocianometylthio) benzothiazole (TCMTB) và 3-iodo-
2-propynyl-N-butylcarbamate (IPBC) [5] với một số phụ gia như polyoxyetylene
triglyceride, polyalkylene glycor ether, xathan gum và dipropylene glycol dưới dạng
sữa làm thuốc diệt nấm để tăng hiệu quả diệt nấm trên mặt da, tăng hiệu quả diệt nấm
khi sử dụng keo.
* Sử dụng dẫn xuất phenol phối với benzimidazol, imidazol hoặc morpoline
làm chất diệt nấm trên da thành phẩm, tăng thời gian bảo quản trong kho.
* Sử dụng dẫn xuất hoặc muối của phenol dễ tan trong nước phối hợp trong
keo rất tiện lợi trong sản xuất và chống mốc ngay tại keo cho sản phẩm.
- Về lý học: sử dụng tia cực tím để tiêu diệt nấm mốc trước khi lưu kho và lưu
chuyển qua tiêu dùng, xuất khẩu.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ phòng chống nấm mốc, từ đó
xây dựng quy trình công nghệ áp dụng trên dây chuyền sản xuất hiện có tại Công ty.
- Thiết kế, chế tạo thiết bị chiếu tia cực tím, thiết bị phun tẩm, thiết bị bồi tráng
keo, thiết bị hút ẩm.
I.3. Kỹ thuật đã sử dụng
Những kỹ thuật đã sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài
Phân lập, xác định đặc tính sinh lý, sinh hoá của các chủng nấm mốc; phân lập
tên, loài, họ của nấm mốc từ đó xác định các yếu tố môi trường có khả năng ức chế
7
hoặc kích thích khả năng sinh trưởng của chúng. Nấm mốc nói chung là các vi sinh
vật nhân thật, được chia ra thành hai chủng loại chính là nấm men (yeast) và nấm sợi
(filamentous fungi) là những vi sinh vật có cơ thể nhỏ bé, cấu tạo đơn giản, chúng
được xếp vào giới nguyên sinh theo hệ thống phân loại 5 của R.H.Whittaker. Nói
chung nấm thuộc một giới riêng biệt. Cơ thể là một tản (thallus), có thể là đơn hoặc đa
bào, đa số dạng sợi gọi là nấm hay khuẩn ti (hypha), có loại có màu, có loại không
màu. Một số loại tiết sắc tố và môi trường nuôi cấy... gây ra loang mốc làm thay đổi
màu sắc của vật phẩm.
- Về mặt sinh học: Phân lập các chủng loại nấm mốc trên cơ sở thực hiện các
biện pháp kỹ thuật sau:
* Xác định hình thái và cấu trúc của tế bào nấm bằng phương pháp vỡ tế bào,
ly tâm và quan sát dưới kính hiển vi từ đó xác định được thành phần phần trăm
protein, lipit, polisaccait, xác định cấu trúc thành nhân tế bào bằng kỹ thuật chiếu tia
tử ngoại.
* Xác định chu kỳ sinh sản, xác định các điều kiện thuận lợi giúp nấm mốc
sinh sản, các thông số kỹ thuật như độ ẩm không khí, độ ẩm nguyên vật liệu, nhiệt độ
của môi trường, độ PH của môi trường nấm mốc phát triển (nhất là đối với nấm lên
men).
* Chứng minh sự sinh trưởng hay “chết” của nấm mốc bằng các dung dịch hoá
chất FeCl3 0,5%, dung dịch K3Fe(CN)6 với nồng độ thích hợp, trong quá trình kiểm
tra theo dõi kết quả của các biện pháp chống mốc.
- Về mặt hoá học: Những kỹ thuật đã sử dụng đối với các hoá chất diệt nấm:
* Xác định các thông số kỹ thuật phù hợp: nồng độ, độ hoà tan, độ phân tán,
liều lượng sử dụng độ PH, thời gian tác dụng, nhiệt độ phân huỷ trong các công đoạn
sử dụng hoá chất cho vào keo, phun tẩm chau chuốt.
* Xác định các đơn pha chế keo, pha chế dung dịch phun tẩm cho các loại
nguyên vật liệu giầy vải, giầy da.
- Về các thiết bị phụ trợ :
* Xác định thông số phù hợp cho các thiết bị tráng keo như: độ dầy, mỏng của lớp
keo, nhiệt độ lò sấy, tốc độ bồi tráng, nhiệt độ làm khô, áp lực sấy khô hơi nước.
* Xác định các thông số kỹ thuật phù hợp đố với thiết bị làm khô giầy trong quá trình
gò ráp, làm khô keo, nguyên vật liệu: nhiệt độ, tốc độ sấy...
* Xác định thông số kỹ thuật phù hợp đối với thiết bị chiếu tia UV: nhiệt độ chiếu tia,
công suất của bóng chiếu tia, thời gian chiếu tia...
I.4. Tóm tắt các nội dung đã thực hiện:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề mốc giầy trong các doanh nghiệp.
8
- Tình trạng các công nghệ sử dụng chất chống mốc cho nguyên liệu trong sản
xuất giầy, các vấn đề về sử dụng keo, chất chống mốc trong các loại keo dung dịch
nước;
- Công nghệ sản xuất như sấy, bồi tráng có đạt các tiêu chuẩn cần đạt về yếu tố
sinh thái phòng chống nấm mốc không;
- Đánh giá cách lưu kho, bảo quản giầy thành phẩm trong các doanh nghiệp
xem có chống ẩm, thông thoáng không? Từ đó rút ra các kết luận chính xác;
- Quá trình nghiên cứu đã đưa ra hai công nghệ phòng chống nấm mốc cho
giầy vải và giầy da:
1.4.1. Quy trình công nghệ chống mốc dựa vào các biện pháp sinh học:
- Nghiên cứu, phân lập các chủng loại nấm mốc;
- Nghiên cứu xác định rõ những chỗ hiểm trong cơ thể vi nấm;
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái "khắc nghiệt" mà nấm mốc không thể phát
triển được;
- Triệt phá nguồn cung cấp thức ăn của nấm mốc.
- Thiết lập quy trình công nghệ cho các phương pháp sinh thái phòng chống
nấm mốc;
- Thiết kế chế tạo các thiết bị phụ trợ dùng trong các biện pháp trên;
1.4.2. Quy trình công nghệ dựa vào các biện pháp hoá học bao gồm các quy
trình nhỏ sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu các đặc tính sinh học tế bào của nấm mốc, tìm ra các
hoá chất diệt nấm phù hợp:
- Quy trình công nghệ sử dụng hoá chất gây hại lên vách tế bào nấm mốc, các
chỉ tiêu kỹ thuật của hoá chất, độ thẩm thấu của mỗi loại hoá chất lên vách tế bào,
hiệu quả sử dụng của các quy trình công nghệ loại này.
- Quy trình công nghệ sử dụng hoá chất gây hại lên các thành khác của tế bào
nấm mốc, như là vón thể keo của tế bào chất, làm mất nước của nguyên sinh chất như
chất dedoxyl guanidin acetat (điođin), gây ra các thảm các "thảm hoạ" đối với nấm
mốc.
- Quy trình chống mốc bằng hoá chất gây hại lên ty thể của tế bào nấm, nơi mà
các enzym " làm việc" để cung cấp năng lượng sống cho tế bào, ít nhất cũng thiết lập
được cơ chế dùng hoá chất để phá huỷ hoặc ngăn cản hoạt động của hai loại enzym
trên ty thể: các enzym tham gia vào quá trình hô hấp, các enzym tham gia vào quá
trình
9
Chương II
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHỐNG NẤM MỐC ĐƯỢC ỨNG
DỤNG Ở TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
II.1. Tổng quan những nghiên cứu nước ngoài
Vấn đề chống mốc cho các sản phẩm ngành da giầy từ lâu đã được các nước có
nền công nghiệp da giầy phát triển hết sức quan tâm, có rất nhiều công trình được
nghiên cứu chống lại sự phá hoại của nấm mốc đối với sản phẩm nghành da giầy đã
được công bố trên thế giới. Việc dùng hoá chất, các phương pháp sinh học, các biện
pháp vật lý phụ trợ như công cụ sấy, phụ tẩm hoá chất, máy làm lạnh, máy chiếu tia tử
ngoại để diệt khuẩn đã và đang được áp dụng như là một công cụ hữu hiệu nhất để
ngăn chặn sự phá hoại của nấm mốc.
Việc dùng các hoá chất để tiêu diệt nấm mốc cũng được nghiên cứu và công bố
vào năm 1999. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả sử dụng hỗn hợp 2-
(thiocianometylthio) benzothiazole (TCMTB) và 3-iodo-2-propynyl-N-butylcarbamate (IPBC)
với một số phụ gia như polyoxyetylene triglyceride polyalkylene glycol ether, xanthan
gum và dipropylene glycol dưới dạng sữa làm thuốc diệt nấm. Hỗn hợp được thêm
một mol polyoxyetylene triglyceride để trộn IPBC và TCMTB sau đó thêm dung dịch
chứa xanthan gum trong dipropylene glycol. Thành phần hỗn hợp này rất phù hợp cho
việc bảo quản trong công đoạn thuộc xanh cũng như trong công đoạn thuộc da. Công
trình nghiên cứu này cũng nói lên rằng thành phần các hoá chất trên đặc biệt hữu hiệu
trong công nghiệp sản xuất da thuộc, ngoài ra còn có thể áp dụng trong sơn nước, keo
nước và có thể nói rằng hỗn hợp này diệt mốc cũng rất hiệu quả đối với một số lĩnh
vực khác như ngăn chặn sự phá hoại của nấm mốc trên các loại nguyên vật liệu và
thành phẩm là vải sợi, keo dán, mỹ phẩm. Có thể đây là một cách dùng hoá chất mới
và áp dụng được trên nhiều công đoạn trong sản xuất giầy như sản xuất keo dán, phun
tẩm vải sợi, và đặc biệt là trong xử lý mốc ở da hay cho vào chất chau chuốt giầy
thành phẩm.
Các công nghệ chống mốc ứng dụng trong quá trình sản xuất, lưu kho và lưu
thông các loại giầy vải, giầy da bằng phương pháp sinh học cũng được một số công
trình nghiên cứu và công bố vào những năm của thập kỷ 90 thế kỷ XX, năm 1998 khi
các tác giả {7} {PN:301999} sử dụng các hợp chất polyme siloxance và silane như
trialkoxysilane để bảo quản các nguyên vật liệu vô cơ, hữu cơ bằng chác tẩm vào các
nguyên liệu này với các chất trên trong công đoạn sau cùng để có một tính chất đặc
biệt trong môi trường, đây là biện pháp sinh thái nhằm cách ly nguyên vật liệu với bào
tử nấm và độ ẩm trong môi trường có thể áp dụng trong phần hoàn thiện khi sản xuất
giầy da, nhưng các thiết bị ngâm tẩm có cấu tạo ra sao thì chưa thấy các tác giả đề
10
cập đến; hoặc là phương pháp phun sấy và các biện pháp cô lập hơi dung môi ra môi
trường khi phun thì chưa thấy đề tài nêu ra.
II.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Theo số liệu của Hiệp hội Da giầy Việt Nam và báo cáo của Tổng Công ty Da
giầy Việt Nam thì sản lượng giầy dép sản xuất ở nước ta trong năm 2001 xấp xỉ 320
triệu đôi. Kế hoạch dự kiến năm 2002 là 350 triệu đôi, giá trị xuất khẩu năm 2001 đạt
1.8 tỷ USD. Sản lượng da thành phẩm năm 2001 đạt xấp xỉ 14 triệu sqfs và năm 2002
dự kiến đạt khoảng 20 triệu sqfs.
Ngành Da giầy đã xây dựng Chiến lược phát triển ngành đến năm 2010 và có
tầm nhìn 2020 đã được phê duyệt; theo đó đến năm 2005 sản lượng giầy dép các loại
sẽ đạt trên 500 triệu đôi, da thuộc thành phẩm sẽ là 50 triệu sqfs và kim ngạch xuất
khẩu sẽ đạt 5 tỷ USD. Những số liệu trên chứng tỏ ngành công nghiệp da giầy đang là
một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn hướng ra xuất khẩu, có tốc độ tăng trưởng khá
cao và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước
trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Các sản phẩm giầy dép thường tập trung chủ yếu theo 4 loại, đó là : giầy vải,
chiếm khoảng 18%, giầy thể thao 50%, giầy da 17%, dép các loại 15%. Nguyên liệu
chính để sản xuất các loại giầy dép nói trên chủ yếu là da thành phẩm, vải sợi, bìa
carton... đây là những nguyên liệu rất dễ bị hút ẩm, mốc, nhất là trong điều kiện thời
tiết nóng ẩm của nước ta. Bằng một phép tính đơn giả, giả sử các sản phẩm giầy dép
bị nấm mốc chiếm khoảng 2% (Trong thực tế khả năng còn cao hơn) bị hư hại do mốc
thì con số thiệt hại cũng mất đến 36 triệu đô la (xấp xỉ 550 tỷ đồng) đó là một con số
không nhỏ.
Đề giải quyết vấn đề này, nhiều đơn vị trong ngành da giầy đã có một số biện
pháp tinh huống để chống nấm mốc ngay từ khâu thuộc da đến các khâu bảo quản da
thành phẩm và nguyên vật liệu vải, sợi trong sản xuất giầy dép.
Phương pháp sử dụng hoá chất được sử dụng trong bảo quản da nguyên
liệu đã được Viện nghiên cứu da giầy nghiên cứu {1} năm 1997, nhưng chỉ áp dụng
để chống các vi khuẩn thâm nhập vào da tươi, chưa quan tâm đến công nghệ chống
mốc da thành phẩm và lưu kho ngay trong các công đoạn thuộc, do đó da thành phẩm
rất khó bảo quản, lưu kho chỉ được một thời gian ngắn đã có mốc trắng, vàng trên bề
mặt da.
Các công nghệ chống mốc đang được áp dụng trong dây chuyền sản xuất
giầy ở nước ta như: Công ty Da giầy Hà Nội đã và đang áp dụng một số biện pháp
chống mốc cho da thành phẩm (nguyên liệu dùng cho các sản phẩm giầy da, giầy thể
thao), áp dụng phương pháp chống mốc bằng sử dụng hoá chất để tẩy rửa mốc trên bề
mặt như cồn công nghiệp, amooniac, và một số chất thuộc dẫn xuất của phenol,
11
Nhưng những giải pháp trên thị trường chỉ tạm thời đảm bảo trong thời gian ngắn để
kiểm tra khi giao hàng, không chống được các tác nhân gây mốc còn tồn tại bên trong
nguyên liệu, do vậy khi lưu thông trên thị trường vẫn bị khiếu nại về nấm mốc.
Đối với công nghệ sản xuất giầy vải, một số công ty cũng đã áp dụng một số
biện pháp chống mốc, chống arm nhưng chưa có hiệu quả rõ rệt, ví dụ như ở Công ty
Da giầy Hà Nội, đang sử dụng chất Benzoat Natri để hoà vào keo latex, keo PVAC,
keo EVA dạng nhũ sử dụng trong bồi tráng và dán quy trình gò giầy, khi tan vào nước
hợp chất này phân huỷ thành phenol và tạo môi trường kiềm tính có thể hạn chế nấm
mốc phát triển sau một thời gian. Ưu điểm của hoá chất này là dễ tan trong nước
(muối của kim loại kiềm với phenol) nhưng nó cũng có không ít các nhược điểm như
dễ gây chết keo (do ảnh hưởng của độ PH) dẫn đến khả năng phân tán không đều
trong dung dịch keo và hiệu quả chống mốc giảm đáng kể; dùng chất này đối với các
loại keo nước thì thích hợp nhưng keo nước lại mang yếu tố ẩm ướt đối với nguyên
vật liệu, đó là điều kiện rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển khi chất chống mốc hết
tác dụng.
Chất PCP ( pentacloro- phenol)