Đề tài Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP.Pleiku tỉnh GiaLai

Những năm trước đây , Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu , chưa phát triển . Các hoạt động kinh tế , nông nghiệp , công nghiệp , xây dựng , chế biến nông lâm hải sản đề đạt sản lượng và khối lượng sản phẩm thấp , do vậy lượng rác thải chưa nhiều và chưa thưc sự được chính quyền , các doanh nghiệp và người dân quan tâm đến vấn đề môi trường . Tuy nhiên , trong hơn hai thập kỷ qua , từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường , sức sản xuất phát triển mạnh . Bên cạnh đó tốc độ phát triển dân số tăng lên rất nhanh , các đô thị mới được xây dựng và mở rộng một cách nhanh chóng . Với sự phát triển nhanh của các đô thị thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành một thách thức lớn , đang được các cấp chính quyền quan tâm nhiều nhất . Một trong những loại chất thải đang gây ô nhiễm lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn (CTR) sinh hoạt và công nghiệp . Những năm qua , tốc độ phát triển KT- XH của tỉnh GiaLai ngày càng tăng , nhu cầu cung ứng vật tư cho sản xuất , cung ứng hàng tiêu dùng càng tăng dẫn đến lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều hơn . Bên cạnh lượng rác thải sinh hoạt với số lượng đáng kể , rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với khối lượng lớn khi vào vụ mùa thu hoạch . Toàn bộ lượng rác thải này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh . Riêng TP.Pleiku đang trong xu thế phát triển kinh tế , nhiều cơ sở sản xuất được thành lập , vấn đề bức xúc nảy sinh ra là CTR , trong đó có chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một trong những vấn đề cần quan tâm . Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về bãi chôn lấp (BCL) . Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp trong thành phố không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào BCL như hiện nay là không hợp lý , vì lượng rác thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao so với CTR khác . Loại rác trên đòi hỏi phải có giải pháp xử lý theo quy trình phức tạp . Do đó đây chính là nguyên nhân làm tăng chi phí xử lý CTR ( phải xây dựng BCL theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường , xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ , ), trong lt triển kinh tế xã hội TP.Pleiku.

doc87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP.Pleiku tỉnh GiaLai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 Phạm vi của đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 2 Nội dung nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 3 Chương 1 : Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.Pleiku 4 Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội TP.Pleiku. 4 Điều kiện tự nhiên TP.Pleiku 4 Vị trí địa lí 4 1.1.1.2 Tài nguyên 9 1.1.2 Kinh tế xã hội 12 1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.Pleiku đến 2025. 14 Chương 2 : Tổng quan về CTR 20 2.1 Chất thải rắn 20 2.1.1 Khái niệm 20 2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTR 20 2.1.3 Thành phần của CTR 22 2.1.4 Tính chất của CTR 24 2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 31 2.2.1 Tác hại của CTR tới môi trường nước 34 2.2.2 Tác hại của chất thải rắn tới môi trường không khí 35 2.2.3 Tác hại của CTR tới môi trường đất 38 2.2.4 Tác hại của CTR tới cảnh quan và sức khỏe cộng đồng 38 2.3 Hệ thống quản lý và xử lý CTR 39 2.3.1 Ngăn ngừa , giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn 39 2.3.2 Tái sử dụng , tái chế CTR và thu hồi năng lượng 40 2.3.3 Thu gom và vận chuyển CTR 43 2.3.4 Các phương pháp xử lý CTR 44 Chương 3 : Hiện trạng phát sinh và hệ thống quản lý CTRSH tai TP.Pleiku 49 3.1 Nguồn phát sinh CTRSH 49 3.2 Khối lượng , thành phần CTRSH 50 3.3 Hiện trạng công tác quản lý CTR 53 3.3.1 Cơ quan chuyên trách thu gom, vận chuyển , xử lý rác 52 3.3.2 Hiện trạng khảo sát thực tế………………………………………...57 3.3.3 Các cơ quan liên quan đến trách nhiệm quản lý CTR……………..60 Chương 4 : Dự báo phát sinh và các đề xuất quản lý CTRSH cho TP.Pleiku đến năm 2025 63 4.1 Dự báo tốc độ phát sinh dân số và CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025 4.1.1 Dự báo dân số tại TP.Pleiku đến năm 2025………………………63 4.1.2 Dự báo mức độ phát sinh CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025….64 4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý CTR sinh hoạt 65 Chương 5 : Kết luận và kiến nghị 76 Kết luận 76 Kiến nghị 77 Những chữ viết tắt CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt KT – XH : Kinh tế - xã hội BLC : Bãi chôn lấp TP : thành phố CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt TN&MT : Tài nguyên và môi trường Danh mục các bảng STT Tên Trang 1 Thành phần CTRĐT phân theo nguồn phát sinh 23 2 Sự thay đổi thành phần CTR theo mùa 23 3 Thành phần cùa CTRĐT theo tính chất vật lý 24 4 Trọng lượng riêng , độ ẩm của CTRSH 26 5 Thành phần các nguyên tố trongCTRĐT 28 6 Trị số hàm lượng năng lượng và phần trơ còn lại sau khi đốt của các thành phần CTRSH 30 7 Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác 37 8 Điễn biến thành phần khí thải bãi rác 37 9 Các vật liệu thu hồi từ CTR cho tái sinh và tái sử dụng 42 10 Một số nguồn hoạt động phát sinh ra chất thải 49 11 Thành phần CTRSH trên địa bàn Tp.Pleiku 51 12 Khối lượng rác thải sinh hoạt từ năm 2000-2010 tại TP.Pleiku 52 13 Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn TP.Pleiku 56 14 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hộ gia đình có dụng cụ chứa rác 57 15 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hài lòng của hộ dân đối với hệ thống thu gom, vận chuyển 58 16 Dự báo dân số của TP.Pleiku đến năm 2025 63 17 Dự báo mức độ phát sinh CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025 65 18 Sơ đồ hệ thống PLRTN được đề xuất tại TP.Pleiku 67 19 Sơ đồ cải thiện hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 68 20 Sơ đồ hệ thống thu gom CTR có thể tái chế trên địa bàn thành phố Pleiku 69 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết cùa đề tài Những năm trước đây , Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu , chưa phát triển . Các hoạt động kinh tế , nông nghiệp , công nghiệp , xây dựng , chế biến nông lâm hải sản đề đạt sản lượng và khối lượng sản phẩm thấp , do vậy lượng rác thải chưa nhiều và chưa thưc sự được chính quyền , các doanh nghiệp và người dân quan tâm đến vấn đề môi trường . Tuy nhiên , trong hơn hai thập kỷ qua , từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường , sức sản xuất phát triển mạnh . Bên cạnh đó tốc độ phát triển dân số tăng lên rất nhanh , các đô thị mới được xây dựng và mở rộng một cách nhanh chóng . Với sự phát triển nhanh của các đô thị thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành một thách thức lớn , đang được các cấp chính quyền quan tâm nhiều nhất . Một trong những loại chất thải đang gây ô nhiễm lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn (CTR) sinh hoạt và công nghiệp . Những năm qua , tốc độ phát triển KT- XH của tỉnh GiaLai ngày càng tăng , nhu cầu cung ứng vật tư cho sản xuất , cung ứng hàng tiêu dùng càng tăng dẫn đến lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều hơn . Bên cạnh lượng rác thải sinh hoạt với số lượng đáng kể , rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với khối lượng lớn khi vào vụ mùa thu hoạch . Toàn bộ lượng rác thải này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh . Riêng TP.Pleiku đang trong xu thế phát triển kinh tế , nhiều cơ sở sản xuất được thành lập , vấn đề bức xúc nảy sinh ra là CTR , trong đó có chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một trong những vấn đề cần quan tâm . Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về bãi chôn lấp (BCL) . Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp trong thành phố không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào BCL như hiện nay là không hợp lý , vì lượng rác thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao so với CTR khác . Loại rác trên đòi hỏi phải có giải pháp xử lý theo quy trình phức tạp . Do đó đây chính là nguyên nhân làm tăng chi phí xử lý CTR ( phải xây dựng BCL theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường , xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ , …), trong lt triển kinh tế xã hội TP.Pleiku. Phạm vi của đề tài Trong giới hạn về phạm vi , nội dung nghiên cứu nên đề tài này chỉ nêu lên hiện trạng quản lý hệ thống xử lý CTR sinh hoạt ở TP.PleiKu và đề xuất thực hiện các biện pháp thu gom , phân loại và xử lý CTR tại TP.PleiKu. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm năng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại TP.PleiKu tỉnh Gia Lai” được thực hiện nhằm đề xuất các biện pháp xử lý , hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải gay ra và nâng cao hiệu quả quản lý CTR đô thị tại TP.PleiKu . Nội dung nghiên cứu + Tổng quan về CTR đô thị và các vấn đề có liên quan . + Đánh giá hệ thống quản lý CTRSH tại TP.PleiKu. + Dự báo mức độ phát sinh khối lượng rác CTR tại TP.PleiKu tới năm 2025. + Đề xuất các giải pháp thu gom , phân loại và xử lý CTR đến năm 2025 . Phương pháp nghiên cứu E.1 Phương pháp điều tra Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn TP.PleiKu các điểm tập kết rác , quy trình thu gom , vận chuyển và bãi rác ở TP.PleiKu. Lập 100 phiếu khảo sát ở các hộ gia đình nhằm thu thập thông tin xung quanh vấn đề rác thải như : hiện trạng môi trường, thành phần rác thải, dụng cụ chứa rác… Vì một số lý do nên cuộc khảo sát chỉ thực hiện ở 5 phường trong trung tâm thành phố : là Diên Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Yên Đỗ, Trà Bá. E.2 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin Phân tích 200kg rác ( 100kg rác ở hộ gia đình và 100kg rác ở chợ ). Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị . Số liệu được quản lý và phân tích với phần mềm Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word . E.3 Phương pháp dự báo Để dự báo được dân số của TP.PleiKu đến năm 2025 ta áp dụng công thức tính ( theo mô hình Euler cải tiến ) : N*i+1 = Ni + r . Ni. ∆t = Ni ( 1 + r . ∆t ) . Trong đó : N*i+1 : dân số sau 1 năm ( người ) Ni : dân số hiện tại ( người) r : tốc độ tăng dân số (%) ∆t : thời gian ( năm ) Để dự báo được khối lượng rác sinh hoạt phát sinh đến năm 2025 thì áp dụng công thức : Khối lượng phát thải = dân số x hệ số phát thải (kg/ngày/người) CHƯƠNG I : HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TP.PLEIKU 1.1 Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội TP.Pleiku. Điều kiện tự nhiên TP.Pleiku 1.1.1.1 Vị trí địa lí Thành phố Pleiku trực thuộc tỉnh GiaLai. Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có toạ độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30’ độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp nước bạn Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum. Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, trong năm chia làm 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm ; Có nhiều sông hồ với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 đến 11 tỷ kwh,  nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 250C, khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp  nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2, với 7 nhóm đất khác nhau, phù hợp với nhiều loại cây trồng; trong đó nhóm đất Bazan có 386.000 ha. Dân số trung bình là: 1.213.000 người, trong đó dân tộc kinh: 618.630 người chiếm 51%, các dân tộc khác: 594.370 người chiếm 49%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,75%, số người trong  độ tuổi lao động : 624.931 người.       Gia Lai có 16 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã AyunPa và 13 huyện. Trong đó Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế. Gia Lai có vị trí khá thuận lợi về giao thông, với 3 trục quốc lộ: quốc lộ 14 nối Gia Lai với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Tây Nguyên với Tp.Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quốc lộ 19 nối tỉnh với cảng Quy Nhơn và Campuchia, quốc lộ 25 nối Gia Lai với tỉnh Phú Yên và Duyên Hải Miền Trung. Gia Lai nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, là cửa ngõ đi ra biển của phần lớn các tỉnh trong khu vực, nên đây là điều kiện để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh hợp tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có của mình nhằm tăng năng lực sản xuất và hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng, tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển. Với vị trí nằm trong khu vực tam giác phát triển kinh tế Việt Nam, Lào, Campuchia cũng là lợi thế rất lớn cho Gia Lai. Và Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai. TP.Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, Pleiku nằm trên độ cao trung bình 300m -500 m; ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m. * Dân số, dân tộc Dân số trung bình 214.710 người (31/2/2010), năm 1971 dân số thị xã là 34.867 người, bao gồm 24 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (87,9%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Gia Rai và Ba Na (12,08%). Số người trong độ tuổi lao động khoảng 115.060 người chiếm 56,6% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhanh, đến năm 2008 đạt 1,12%. Kết quả trên đã góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. * Phân chia hành chính Thành phố có 14 phường (trong đó phường Thắng Lợi, mới được thành lập vào cuối năm 2006, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của xã Chư Á; phường Phù Đổng, phường Chi Lăng, phường Đống Đa, được thành lập vào đầu năm 2008, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của phường Hội Phú, phường Thống Nhất, xã Ia Kênh, xã ChưHDrông), và 9 xã. Diện tích đất nội thành là 7.346,11 ha với dân số khoảng 157.325 người (14 phường). Hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt từ thành phố đến 23 xã, phường. Các phường là Diên Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Hoa Lư, Tây Sơn, Thống Nhất, Hội Phú, Yên Đỗ, Yên Thế, Trà Bá, Thắng Lợi, Chi Lăng, Phù Đổng, Đống Đa và các xã là Biển Hồ, ChưHDrông, An Phú, Trà Đa, Gào, Diên Phú, Tân Sơn, Ia Kênh, Chư Á. * Kinh tế Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng. Các tiềm năng về du lịch sinh thái từ cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây nguyên mang lại như khu Lâm viên Biển Hồ, Làng văn hoá Plei Ốp; di tích lịch sử Đền tưởng niệm Liệt sỹ Hội Phú, Nhà lao Pleiku... Nét đặc sắc về văn hoá: Nhà sàn, Cồng chiêng Tây nguyên (trong tháng 11/2009 thành phố Pleiku sẽ tổ chức Festival Cồng chiêng Quốc tế - Gia Lai lần thứ I), Nhà thờ Plei Choét, Chùa Minh Thành v.v... Đặc sản: Trà, Cà phê, phở khô Pleiku... Ưu thế về đất đai rộng, chưa được khai thác nhiều, có khả năng thu hút đầu tư trong thời gian đến. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 15,2% (giai đoạn 2005 - 2010), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 852 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2008 giảm còn 281 hộ chiếm 0,64%, theo qui định của Bộ lao động thương binh và xã hội với tiêu chí đạt được như trên thì địa bàn thành phố cơ bản thoát nghèo. Khu công nghiệp Trà Đa đang tiếp tục thu hút đầu tư của các doanh nghiệp (trên 30 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đến nay đã có 25 doanh nghiệp đi vào hoạt động, 5 doanh nghiệp đang xây dựng cơ bản), khu Tiểu thủ công nghiệp Diên Phú hiện đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời quy hoạch phát triển cụm du lịch tham quan các cảnh quan đẹp của núi rừng Tây Nguyên như nhà lao Pleiku, Biển Hồ nước, công viên Đồng Xanh, Diên Hồng, công viên văn hóa các dân tộc thiểu số… Thành phố Pleiku đã được Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020. Đang tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư thi công các khu quy hoạch đã được phê duyệt: Khu dân cư Lê Thánh Tôn, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Diên Phú, IaSoi; cụm CN-TTCN, khu đô thị mới Hoa Lư - Phù Đổng, suối Hội Phú, và các khu dân cư mới theo quy hoạch, các khách sạn cao tầng v.v… * Cơ sở hạ tầng Cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch là 86%, cấp 128 lít nước/người/ngày. Điện chiếu sáng: Mạng lưới điện quốc gia đã kéo đến 23/23 xã, phường và đến tận thôn, làng. Hơn 99,21% số hộ dân được sử dụng lưới điện quốc gia. Vệ sinh môi trường: Được chú trọng đầu tư đồng bộ với sự phát triển hạ tầng đô thị, đến nay thành phố đang quản lý và chăm sóc trên 13.560 cây xanh đường phố. Hệ thống thông tin liên lạc đang được mở rộng đầu tư nâng cấp, đến nay đã phủ sóng thông tin toàn bộ 23/23 xã, phường, thôn, làng, bản. Tính đến cuối năm 2008 số máy điện thoại lắp đặt bình quân đạt 45 máy/100 dân (dự kiến cuối năm 2009 đạt 72 máy/100 dân). Sân bay Cù Hanh đang được đầu tư nâng cấp có thể để tiếp đón máy bay hành khách cỡ lớn như A320. Công sở, nhà dân đã được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại, đến nay có hơn 80% nhà kiên cố và bán kiên cố. Khu vực nội thành phần lớn là nhà kiên cố, cao tầng; Trung tâm thương mại đã được đầu tư làm mới và hệ thống các chợ khu vực đi vào hoạt động ổn định. Qua 5 năm xây dựng và phát triển đô thị, tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (2004 - 2008) trên địa bàn thành phố đạt hơn 1.588 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Thành phố đầu tư hơn 804,69 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, kết quả đạt khả quan như đầu tư trên 64 tỷ đồng xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 20 trường học (215 phòng học); đầu tư trên 39,2 tỷ đồng xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 19,3 km(đường láng nhựa và bê tông xi măng), cải tạo nâng cấp với chiều dài 46 km; cải tạo nâng cấp và xây dựng mới 72 phòng họp tổ dân phố thôn, làng… * Giao thông Hiện có 850 km đường bộ, bao gồm 18,7 km đường bê tông ximăng, 100,7 km đường bê tông nhựa, 467,8 km đường láng nhựa, 8,5 km đường cấp phối và 254,3 km đường đất. Sân bay Cù Hanh (hiện nay là cụm cảng hàng không Pleiku) cách trung tâm thành phố khỏang 5 km đang được đầu tư nâng cấp để tiếp nhận các máy bay lớn. Thành phố Pleiku có Khu công nghiệp Trà Đa 109,3ha, đã xây dựng và đi vào hoạt động, điều kiện hạ tầng hoàn chỉnh, đã có 95% diện tích được các nhà đầu tư thuê, đã mở rộng 15ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 300ha. Khu công nghiệp Tây Pleiku được quy hoạch tổng thể với quy mô 500ha, cụm công nghiệp Chư Sê nằm cạnh giao lộ 14 và 25; cụm công nghiệp Ayunpa nằm cạnh quốc lộ 25; cụm công nghiệp An Khê nằm bên quốc lộ 19 và xu hướng đón tiếp các nhà đầu tư và giao thương với cảng biển của Miền Trung. Bên cạnh đó còn có các khu công nghiệp khác như: Cụm tiểu thủ công nghiệp Diên Phú (Pleiku), khu công nghiệp Trà Bá, Bắc Biển Hồ, khu công nghiệp Hàm Rồng, khu công nghiệp khu kinh tế cửa khẩu đường 19….. tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chọn lựa địa điểm xây dựng nhà máy. 1.1.1.2 Tài nguyên Tài nguyên đất: Theo phân loại của FAO – UNESCO thì đất đai của tỉnh gồm các loại sau: - Nhóm đất phù sa: chiếm 4,13% diện tích tự nhiên. Nhóm đất phù sa phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước, tầng đất dày, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệp đặc biệt là cây lúa nước và cây hoa màu lương thực. - Nhóm đất xám: diện tích 364,638ha, chiếm 23,47% diện tích tự nhiên, được hình thành trên nền phù sa cổ, đá mác ma axits và đá cát, đất có thành phần có giới nhẹ, dễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém nên nghèo dinh dưỡng. Đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày hoặc trồng rừng để bảo vệ đất. - Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 756.433ha, chiếm 48,69% tổng diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất có nhiều loại đất có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là loại đất đỏ trên đá bazan. Tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày: chè, cà phê, cao su và các loại cây ăn qủa.. - Nhóm đất đen dốc tụ: diện tích 16.774ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên. Nhóm đất ở độ cao 300-700m, độ dốc 3o – 8o, thích nghi cho trồng rừng, khôi phục thảm thực vật bề mặt bảo vệ đất. - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 164.751ha, chiếm 10,60% diện tích tự nhiên. Đất không có khả năng cho sản xuất nông nghiệp, cần giữ rừng và khoanh nuôi bảo vệ đất. Đất nông nghiệp chiếm 83,69% diện tích tự nhiên của Gia Lai, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 32,15% và hiện mới sử dụng chưa đến 400.000 ha nên quỹ đất để phát triển sản xuất nông nghiệp còn lớn. Tài nguyên nước: - Tài nguyên nước mặt: Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ m3 phân bố trên các hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sê San và phụ lưu hệ thống sông Sêrêpok, do có nhiều sông suối nên ngành thuỷ điện là ngành có rất nhiều tiềm năng của tỉnh. Sông suối của tỉnh Gia Lai có đặc điểm là ngắn và có độ dốc lớn, nên rất thuận lợi trong việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên các cao nguyên thì lại rất thiếu nước mặt, do không có điều kiện để làm công trình tưới. Hiện tại trên cao nguyên Pleiku chỉ có Biển Hồ là nơi dự trữ nước mặt lớn nhất, song cũng chỉ được sử dụng để cung cấp nước sinh hoạt của thành phố Pleiku và các vùng phụ cận. Sự phân hoá sâu sắc của lượng mưa trong năm khiến cho mùa mưa nước mặt dư thừa gây lũ lụt, xói mòn đất, còn trong mùa khô lại thiếu nước cho sản xuất. - Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả điều tra của liên đoàn địa chất thuỷ văn ở 11 vùng trên địa bàn tỉnh cho thấy tổng trữ lượng nước cấp A + B: 26.894 m3/ngày, cấp C1 là 61.065m3/ngày và C2 là 989m3/ngày. Nhìn chung, tiềm năng nước ngầm của tỉnh có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước tốt, phân bố chủ yếu trong phức hệ chứa nước phun trào bazan cùng với các nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tài nguyên rừng: Trong 871.645 ha đất lâm nghiệp của Gia Lai, diện tích có rừng là 719.314 ha, trữ lượng gố 75,6 triệu m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochung.doc
  • docBIAHUNG.doc
Tài liệu liên quan