Đề tài Nghiên cứu về thái độ của trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội đối với việc sử dụng ma tuý

Quá trình đô thị hoá nhanh chóng kèm theo sự thay đổi các thành phần kinh tế đã khiến một số người rơi vào tình trạng thất nghiệp. Hiện tượng này đã khiến cho trẻ em buộc phải lao động kiếm sống phụ giúp gia đình. Vấn đề trẻ bỏ đi lang thang là một vấn đề bức xúc, là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện tượng trẻ em lang thang từ các vùng nông thôn ra thành phố kiếm sống ngày càng tăng. Trẻ sống lang thang xa gia đình, thiếu sự kiểm soát của cha mẹ. Lại trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, cùng với đặc điểm tâm lý dễ bị kích động, thích tỏ ra là người lớn, các em rất dễ dàng bị lôi kéo vào việc tham gia các tệ nạn xã hội. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em, chương trình bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có đề án 3 là đề án phòng chống tệ nạn sử dụng ma tuý giao cho Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý chủ trì, kết hợp với Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em thực hiện. Mặc dù tình trạng trẻ em lang thang sử dụng ma tuý ngày càng tăng song đề tài “Nghiên cứu thái độ của trẻ em.” nhằm tìm hiểu nhận thức, xúc cảm tình cảm, hành động của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma tuý, xác định các yếu tố tác động nhằm thay đổi thái độ.

doc41 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về thái độ của trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội đối với việc sử dụng ma tuý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC ------  BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ CỦA TRẺ LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TUÝ Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Thụ Sinh viên : Lê Thị Bích Phượng Lớp : K47-Tâm lý học Hà Nội – 2005 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Quá trình đô thị hoá nhanh chóng kèm theo sự thay đổi các thành phần kinh tế đã khiến một số người rơi vào tình trạng thất nghiệp. Hiện tượng này đã khiến cho trẻ em buộc phải lao động kiếm sống phụ giúp gia đình. Vấn đề trẻ bỏ đi lang thang là một vấn đề bức xúc, là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện tượng trẻ em lang thang từ các vùng nông thôn ra thành phố kiếm sống ngày càng tăng. Trẻ sống lang thang xa gia đình, thiếu sự kiểm soát của cha mẹ. Lại trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, cùng với đặc điểm tâm lý dễ bị kích động, thích tỏ ra là người lớn, các em rất dễ dàng bị lôi kéo vào việc tham gia các tệ nạn xã hội. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em, chương trình bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có đề án 3 là đề án phòng chống tệ nạn sử dụng ma tuý giao cho Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý chủ trì, kết hợp với Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em thực hiện. Mặc dù tình trạng trẻ em lang thang sử dụng ma tuý ngày càng tăng song đề tài “Nghiên cứu thái độ của trẻ em...” nhằm tìm hiểu nhận thức, xúc cảm tình cảm, hành động của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma tuý, xác định các yếu tố tác động nhằm thay đổi thái độ. II. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu thái độ của trẻ em lang thang đối với việc sử dụng ma tuý nhằm tìm hiểu nhận thức, cảm xúc, hành động của trẻ lang thang đối với việc sử dụng ma tuý, xác định các yếu tố tác động dẫn tới sự thay đổi thái độ và trên cơ sở đó đề ra các kiến nghị và giải pháp, góp phần cung cấp cơ sở lý luận và những số liệu thực tiễn cho người làm công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em (đặc biệt là trẻ em lang thang có sử dụng ma tuý trên địa bàn). III. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu thái độ - một hiện tượng tâm lý quan trọng của con người. Nghiên cứu 196 trẻ lang thang trên địa bàn Hà Nội để tìm hiểu những yếu tố xã hội - Tâm lý tác động tới thái độ của trẻ lang thang. IV. Phương pháp nghiên cứu . Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp quan sát Phương pháp điều tra bảng hỏi Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng những tri thức về toán học thống kê để xử lý số liệu điều tra. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến thái độ Thái đô là một hiện tượng tâm lý khá phức tạp trong đời sống tâm lý của con người và của các nhóm người, và đã được các nhà Tâm lý học phương Tây quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Từ đầu thế kỷ XX gắn với tên tuổi của hai nhà tâm lý Mỹ là Thomas W.I và Zna niecki. F một công trình nghiên cứu về người nông dân Ba Lan sống ở Châu Âu di cư sang Mỹ. Hai ông đặc biệt chú ý đến sự thích ứng cũng như thái độ của người nông dân trước những thay đổi về giá trị của cuộc sống và đưa đến nhận định: Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị nào đó. Về sau, các công trình nghiên cứu về thái độ ngày càng nhiều gắn với tên tuổi của nhiều nhà Tâm lý học nổi tiếng như La piere, G.W.Auport, Lcon Festinger, Daryl Bem, W.Mc.Guire. Bởi lẽ hiện tượng này đã đụng chạm đến nhiều hiện tượng khác của cuộc sống xã hội, đụng chạm đến các quan hệ xã hội như dư luận xã hội, tâm trạng xã hội truyền thông đại chúng... Nghiên cứu của trường phái tâm thế. Người mở đầu là D.N.U dơnate đã đưa vào những thực nghiệm để đề ra thuyết tâm thế nhằm khắc phục tính đơn giản, cơ học và quan điểm tính trực tiếp của hành vi. Theo ông tâm thế là cơ sở của tính tích cực có chọn lọc, có định hướng của chủ thể là trạng thái trọn vẹn của chủ thể, sẵn sàng tri giác các sự kiện. Tâm thế là trạng thái vô thức xuất hiện khi có sự gặp gỡ của nhu cầu và tình huống thoả mãn nhu cầu. Sau này, thuyết tâm thế đã được các đồng nghiệp khác của ông phát triển, ứng dụng trong Tâm lý học tuyên truyền. Nghiên cứu về thái độ ở Liên Xô trước đây chủ yếu trên nền tảng Tâm lý học hoạt động và trường phái tâm lý, hoặc trong Tâm lý học nhân cách. Khái niệm thái độ chủ quan của cá nhân lần đầu tiên được đặt ra trong Tâm lý học A.F. Laguski đề xuất khi nghiên cứu tính cách. Theo ông khi phân tích nhân cách không chỉ dừng lại ở góc độ Tâm lý, tâm sinh lý mà còn phải lưu ý cả ở góc độ Tâm lý - xã hội. ÔNg cho rằng thái độ là khía cạnh quan trọng của nhân cách. Ông đặc biệt quan tâm tới thái độ của cá nhân đối với nghề nghiệp và sở hữu và với người khác với xã hội. Sau này dựa trên tư tưởng của ông và xuất phát từ lập trường Macxit nhà Tâm lý học Việt Nam Miasisex đã đề ra học thuyết “Thái độ nhân cách”. Ngoài ra trường phái tâm thế, thái độ còn được nghiên cứu trong tâm lý học nhân cách và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhà Tâm lý học Mỹ V.N. Miasiev đã đưa ra thuyết thái độ nhân cách coi nhân cách là một hệ thống thái độ. Ông là một trong những người đặt nền móng cho Tâm lý thái độ theo quan điểm Macxit. Ông quy nhu cầu, hứng thú, tình cảm, tính cách, sự đánh giá... đều là thái độ. Vậy điểm hạn chế của thuyết này chính là chỗ xếp ngang hàng quan hệ xã hội với thái độ người nhận thức, xúc cảm ý chí, thị hiếu, nét tính cách. * Ở Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu về thái độ: Thái độ là khái niệm tâm lý khó xác định và gây nhiều tranh cãi, do đó cũng là khái niệm được quan tâm nghiên cứu nhiều. Các tác giả nghiên cứu theo nhiều quan điểm và hứơng đi khác nhau nhằm chỉ ra cấu trúc tâm lý của thái độ, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi, những yếu tố tác động đến thái độ. Tuy nhiên phần lớn lại tập trung nghiên cứu thái độ học tập của học sinh, sinh viên, đồng thời cũng đã khẳng định thái độ học tập là bộ phận cấu thành, cũng là thuộc tính cơ bản của ý thức học tập, lại yếu tố qui định tính tự giác học tập và biểu hiện bằng cảm xúc và hành động tương ứng. Tóm lại: Một số nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam của một số tác giả, nhưng phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu thái độ học tập của học sinh, sinh viên. Điều đáng lưu ý ở đây là chưa có nghiên cứu nào đề cập tới thái độ đối với hiện tượng sử dụng ma tuý nói chung và của trẻ em lang thang nói riêng. Vì vậy việc chọn đề tài nghiên cứu thái độ đối với việc dùng ma tuý ở trẻ lang thang là cần thiết và có ý nghĩa thực thực tiễn đặc biệt trong điều kiện hiện nay. 1.2. Nghiên cứu về vấn đề trẻ lang thang Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu, khảo sát về vấn đề trẻ lang thang của các tổ chức phi chính phủ như Unicef, Plan... của các cơ quan làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em của các viện nghiên cứu như viện nghiên cứu thanh niên nghiên cứu về đặc điểm của trẻ lao động sớm tại thành phố Hồ Chí Minh trong đó đã đề cập tới nguyên nhân, hoàn cảnh, kinh tế xã hội và điều kiện lao động của trẻ lang thang lao động sớm. Nghiên cứu về hành vi giao tiếp của trẻ lang tháng do nhóm tác giả Viện Khoa học Giáo dục kết hợp với Uỷ ban chăm sóc bảo vệ trẻ em Hà Nội tiến hành. Nghiên cứu này đã chỉ ra những đặc điểm trong quan hệ giao tiếp của trẻ lang thang. Trên cơ sở đó đề ra những nội dung và biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ lang thang. Khảo sát về thực trạng trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội do Unicef tài trợ kinh tế năm 1998. Khảo sát này đã được tổng kết: số trẻ, độ tuổi, trình độ văn hoá, quê quán, giới tính, nghề nghiệp... của trẻ lang thang tại địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu chỉ tập trung tìm hiểu nguyên nhân để trẻ đi lang thang, đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang và tình trạng trẻ lang thang phải lao động sớm hoặc có nguy cơ vướng vào các tệ nạn xã hội chứ chưa đề cập tới thái độ của trẻ lang thang đối với vấn đề sử dụng ma tuý. II. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1. Khái niệm về trẻ lang thang Trẻ lang thang thường được coi là những trẻ em phải kiếm tiến bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố như đánh giầy, bán báo, nhặt rác... trẻ lang thang là hậu qủa của sự phân hoá giàu nghèo và quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Thực trạng trẻ lang thang ở nước ta ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Năm 1996 cả nước có 14.596 trẻ lang thang, tới năm 19975 đã có 16.263 em và tới năm 2000 đã có khoảng 50.000 trẻ lang thang. Theo số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em thành phố Hà Nội thì số trẻ lang thang tại Hà Nội ngày càng tăng theo cấp số nhân, các trẻ em lang thang chủ yếu sống và làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao tham gia vào các tệ nạn xã hội. Tình hình trẻ lang thang (Thanh thiếu niên) sử dụng ma tuý ngày càng gia tăng và đã có một số trẻ lang thang tham gia vào việc sử dụng, mua bán ma tuý. 2.2. Khái niệm về ma tuý và các chất gây nghiện Ma tuý là mọt chất độc gây nghiện tác hại tới hệ thần kinh, tạm thời gây kích thích tạo cảm giác sảng khoái, kích thích tình dục, nhưng sau đó suy kiệt, khép kín cảm giác, tri giác, cản trở học tập và phát triển trí tuệ. Cuối cùng thường là dẫn chủ thể tới tai nạn, phạm tội. Các chất ma tuý thường gặp là: Hêroin (hay bạch phiến) chất bột trắng kết tinh gây nghiện, chiết xuất từ cây thuốc phiện (morphin) đầu tiên được dùng để giảm đau và an thần. Cocain:chất kết tinh có vị đắng lấy từ lá cây Coca có tác dụng gây tê cục bộ và gây kích thích. Cần sa: lá và hoa cây cần sa được quấn hút như thuốc lá, có tác dụng gây ảo giác. Bụi thiên thần: Tiếng lóng của Phecyclidine, một loại an thần dùng cho gia súc, và cũng dùng cho người để gây ảo giác. Vì vậy các chất ma tuý đều có tác dụng gây nghiện rất mạnh, chỉ dùng một vài lần đã có thể mắc nghiện và rất khó cai. Một số thuốc an thần, giảm đau, gây ngủ, xoa dịu lo lắng căng thẳng thần kinh, tâm thần được sử dụng một cách phổ biến lâu dài hoặc lạm dụng đều có thể mắc nghiện và gây hại không kém gì ma tuý. Có một số loại còn được dùng chung với ma tuý để tăng cảm giác mạnh, có thể kể như: Valicum, Diazepam, Libeum, Binoctal… 2.3. Khái niệm về sử dụng ma tuý Khi nói về việc sử dụng ma tuý người ta thường nói tới 3 cấp độ sau: - Sử dụng ma tuý với mục đích chữa bệnh theo sự chỉ dẫn kê đơn của bác sỹ, lạm dụng ma tuý, nghiện ma tuý. - Sử dụng ma tuý là việc dùng ma tuý với mục đích chữa bệnh, dùng liều lượng, đúng theo sự chỉ định chặt chẽ của bác sỹ. Việc sử dụng như vậy có lợi cho sức khoẻ người dùng. - Lạm dụng ma tuý là sự sử dụng ma tuý một cách quá liều vào mục đích tiêu khiển. - Nghiện ma tuý là hiện tượng phụ thuộc cả về thể xác và tinh thần vào ma tuý do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả năng kiểm soát bản thân ở người nghiện, gây hại cho cá nhân và xã hội. III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH THAY ĐỔI THÁI ĐỘ Thái độ được hình thành hay thay đổi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, trong đó có những điểm về nhân cách. 3.1. Nhân cách là tổ hợp Những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Như vậy mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tâm lý riêng mang đậm bản sắc riêng của mình. Do đó sự nhận thức xúc cảm tình cảm và phong cách biểu hiện hành vi ra bên ngoài trước cùng một sự vật hiện tượng cũng rất khác nhau. Hơn nữa thái độ không chỉ phụ thuộc vào sự nhận thức, xúc cảm tình cảm mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đặc điểm thể chất, kiểu hình thần kinh, năng lực, ý chí, nhu cầu động cơ hoạt động, xu hướng nhân cách. Do đó có ảnh hưởng tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. 3.2. Năng lực của mỗi người cũng ảnh hưởng nhiều tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng thành thạo và đạt kết quả cao. Năng lực không chỉ là năng lực chuyên biệt, chuyên môn trong một lĩnh vực mà còn là năng lực chung cần thiết cho nhiều lĩnh vực khác nhau như trí nhớ, tư duy, tư tưởng. Tất cả những khía cạnh này đều có ảnh hưởng tới quá trình nhận thứ - một cơ sở cho sự hình thành thái độ. 3.3. Ý chí cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Đặc biệtnó ảnh hưởng rất lớn tới sự biểu hiện của thái độ ra hành động bên ngoài, nhất là trong trường hợp có sự bất đồng giữa nhận thức và nhu cầu của cá nhân. Ý chí vững vàng là một yếu tố cản trở rất nhiều sự thay đổi thái độ. 3.4. Xu hướng của nhân cách cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự hình thành và thay đổi thái độ. Xu hướng của nhân cách là thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân bao hàm trong nó một hệ thống những động lực quy định sự lựa chọn các thái độ của cá nhân. Xu hướng của nhân cách thể hiện ở một số mặt chủ yếu như nhu cầu, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin. 3.5. Tính cách của cá nhân cũng có quan hệ chặt chẽ với thái độ của cá nhân. Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ đối với việc thực hiện, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chi lời nói, cách ứng xử. Tính cách của cá nhân có tính chất phức tạp. Thái độ là một phần trong cấu trúc phức tạp đó. Một thái độ ổn định bền vững chính là một thể hiện cụ thể của tính cách. 3.6. Thái độ còn phụ thuộc vào rất nhiều những giá trị, chuẩn mực của nhóm giao tiếp. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy các cá nhân tiếp nhận các thái độ của nhóm có chọn lựa bằng những cách thứ và mức độ khác nhau. Điều này là do sự khác nhau về đặc điểm nhân cách của cá nhân. Các cá nhân có xu hướng tiếp cận những thái độ phù hợp với nhân cách của mình và thoả mãn những nhu cầu của mình. Với mọi người thường có xu hướng hình thành thái độ tích cực với các khách thể có lợi và thái độ tiêu cực đối với các khách thể có hại cho việc thoả mãn nhu cầu của mình. IV. CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI - TÂM LÝ VÀ VẤN ĐỀ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ 4.1. Môi trường tự nhiên, xã hội và sự thay đổi thái độ Môi trường là yếu tố tác động lớn tới đời sống của con người. Môi trường được hiểu theo hai nghĩa: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như địa lý, khí hậu, độ ẩm, ánh sáng… Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, sinh lý tự nhiên của con người mà còn ảnh hưởng tới thói quen trong sinh hoạt cũng như các yếu tố tâm lý của con người. Đối với thái độ môi trường tự nhiên cũng có những tác động nhất định tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Môi trường xã hội được hiểu là hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và những yếu tố nhân tạo khác tồn tại song song với môi trường tự nhiên. Môi trường xã hội có thể xem xét trong phạm vi một nhóm nhỏ như trường lớp, khu phố một nhóm ngành nghề, một quận huyện, hay xem xét trong một phạm vi rộng hơn là cả một vùng miền, một nước. Hoàn cảnh kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo nên những dư luận xã hội trong quần chúng nhân dân và thông qua đó định hướng thái độ của mọi người đối với mộtvấn đề nào đó. Những yếu tố văn hoá, kinh tế, chính trị cũng có tác động rất lớn tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Trước kia, khi chưa có nền kinh tế thị trường, hiện tượng trẻ em lang thang ra các thành phố kiếm sống hầu như không có. Nhưng từ khi bước sang nền kinh tế thị trường thì hiện tượng trẻ em lang thang ra các thành phố kiếm sống ngày càng tăng. Đó không chỉ là hậu quả của nền kinh tế mở mà còn có nguyên nhân là do sự thay đổi thái độ đối với vấn đề quản lý và giáo dục con cái. 4.2. Tác động của giáo dục và sự thay đổi của thái độ Giáo dục là một hiện tượng chuyên môn được định hướng của xã hội nhằm hoan thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu ầu xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Trong sự hình thành và phát triển nhân ách thì giáo dục có ý nghĩa quan trọng. Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự phát triển nhân cách hình thành những mẫu người cụ thể theo những yêu cầu của xã hội. Đồng thời giáo dục mà nền văn hoá xã hội lịch sử được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng năng lực phẩm chất tốt đẹp của con người được phát huy tối đa nhờ giáo dục, đồng thời những sai lệch cũng được uốn nắn. Vì vậy đối với sự hình thànhvà thay đổi thái độ, giáo dục cũng có ảnh hưởng rất nhiều. Giáo dục định hướng cho sự hình thành thái độ. Những tác động sư phạm tới cá nhân sẽ tạo nên sự nhận thức đúng đắn về đối tượng. Do đó sẽ hình thành thái độ đúng đắn đối với đối tượng đó. Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh, phát triển nhận thứ xúc cảm, tình cảm tư duy… bù đắp những thiếu hụt của cá nhân. Mà những yếu tố này có ảnhhưởng tới sự hình thành cũng như thay đổi thái độ. Vì vậy khi muốn hình thành hay thay đổi thái độ cần lưu ý đến yếu tố giáo dục. 4.3. Tác động tích cực của nhóm xã hội và vấn đề thay dổi thái độ Thái độ được hình thành trong quá trình giao tiếp nhưng đồng thời quá trình giao tiếp cũng làm thay đổi thái độ của con người. Trong quá trình giáo tiếp chúng ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của người khác và cũng gây ảnh hưởng tới người khác. Tất cả những quan điểm, lòng tin, giá trị củachúng ta đều đạt được thông qua quá trình giao tiếp thường xuyên với các nhóm xã hội như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Những thái độ của chúng ta cũng bắt nguồn từ đấy. Trong quá trình iao tiếp các thành viên trong nhóm thường xuyên tác động tới chúng ta, làm thay đổi thái độ của chúng ta một cách cố ý hay vô ý. Ngoài giao tiếp càng được tin cậy, càng có uy tín thì càng dễ gây ảnh hưởng tới người khác và tạo nên sự thay đổi thái độ cũng như sự hình thành thái độ của chúng ta. Nhóm gia đình, người thân và sự thay đổi thái độc gia đìnhlà môi trường xã hội hoá đầu tiên của mỗi con người. Đây là nhóm nhỏ đầu tiên ảnh hưởng tới nhân cách, tới thái độ cá nhân, gia đình, người thân là nhóm xã hội mà cá nhângiao tiếp nhiều nhất, thái độ được hình thành trong quá trình giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp người ta học hỏi được những tri thứ, cung cách ứng xử, và phương thức hành động trước một tình huống. Điều này giải thích vì sao thái độ về chúa trời của những người sống trong những gia đình theo đạo thiên chúa và thái độ của những người không theo đạo lại rất khác nhau. Đối với trẻ lang thang thì ảnh hưởng của nhóm gia đình và người thân không mạnh mẽ và rõ rệt bằng nhóm không lang thang. Trẻ đi lang thang, dù lang thang cùng gia đình thì sự phụ thuộc và gắn kết với gia đình cũng đã lỏng lẻo hơn so với các nhóm trẻ khác. Ngươcu lại sự độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động lại cao hơn. Dù đó là trẻ đi lang thang kiếm sống giúp đỡ gia đình, thường xuyên có liên hệ với gia đình, hay là trẻ lang thang do mâu thuẫn với gia đình. Đây là một đặc điểm tâm lý đặc trưng của nhóm trẻ lang thang. Sự độc lập tự chủ và ít gắn kết với gia đình là hậu quả của cuộc sống lang thang. Điều này dẫn tới việc ảnh hưởng của bố mẹ tới con cái bắt đầu giảm đi. Đây còn là do lứa tuổi trẻ lúc này đã bắt đầu trưởng thành, thích khẳng định mình. *Nhóm bạn bè và sự thay đổi thái độ. Bạn bè là nhóm xã hội có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Nó cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự hình thành cũng như sự thay đổi thái độ, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ở lứa tuổi này sự giao tiếp của trẻ chủ yếu thông qua các nhóm bạn. Nhiều khi chúng tin bạn hơn bố mẹ và có thể tâm sự với kbạn những điều thầm kín, những băn khoăn thắc mắc của mình. Khi một đứa trẻ tham gia vào một nhóm nào đó, nó đều trong muốn được thoả mãn một nhu cầu nào đó, có thể là sự tôn trọng, được lắng nghe, cảm thấy mình quan trọng. Vì vậy trong quá trình tương tác các cá nhân trong nhóm thường xuyên có ảnh hưởng và học hỏi lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất trong nhóm. Đối với trẻ lang thang, nhóm bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành cũng như thay đổi, thái độ. Do cuộc sống xa gia đình, trẻ kết lại thành từng hóm, tuy có sự độc lập, tự chủ nhưng sự đoàn kết, gắn bó trong nhóm bạn cũng rất cao. Để tồn tại và thích nghi với cuộc sống khi một người trong nhómgặp khó khăn, cả nhóm sẵn sàng cưu mang g