Đề tài Nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Bước vào thời kỳ đổi mới, thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam là được thế giới đánh giá cao về khả năng sản xuất khẩu lương thực. Sau khi chiến tranh kết thúc (1975), Việt Nam lâm vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, nhưng trong khoảng từ năm 1989 đến nay, nông nghiệp Việt Nam không những đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài. Đây là thành quả của cơ chế Khoán Mười kết hợp với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào cơ chế sản xuất nông nghiệp. Các lĩnh vực sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy đã có những tiến bộ xong chúng ta vẫn cần phải nỗ lực thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hơn nữa. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nông nghiệp chiếm 20.97% tổng sản phẩn quốc nội theo số liệu năm 2005. Trong khi tỉ lệ lao động tham gia vào nghành này là 60%. Vì vậy,cần cố gắng thúc đẩy hơn nữa sự phát triền của kinh tế nông thôn về cá số lượng lần chất lượng. Nếu không chúng ta sẽ không thể theo kịp tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay của nền kinh tế thế giới Đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Nhằm tìm ra các mối liên hệ cơ bản và xem xét sự ảnh hưởng của nó tới cơ cấu kinh tế và lao động cũng như sự phát triển kinh tế xã hội Do thời gian nghiên cứu không nhiều cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các bạn đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt hơn.

doc19 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước vào thời kỳ đổi mới, thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam là được thế giới đánh giá cao về khả năng sản xuất khẩu lương thực. Sau khi chiến tranh kết thúc (1975), Việt Nam lâm vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, nhưng trong khoảng từ năm 1989 đến nay, nông nghiệp Việt Nam không những đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài. Đây là thành quả của cơ chế Khoán Mười kết hợp với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào cơ chế sản xuất nông nghiệp. Các lĩnh vực sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp … cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy đã có những tiến bộ xong chúng ta vẫn cần phải nỗ lực thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hơn nữa. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nông nghiệp chiếm 20.97% tổng sản phẩn quốc nội theo số liệu năm 2005. Trong khi tỉ lệ lao động tham gia vào nghành này là 60%. Vì vậy,cần cố gắng thúc đẩy hơn nữa sự phát triền của kinh tế nông thôn về cá số lượng lần chất lượng. Nếu không chúng ta sẽ không thể theo kịp tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay của nền kinh tế thế giới Đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Nhằm tìm ra các mối liên hệ cơ bản và xem xét sự ảnh hưởng của nó tới cơ cấu kinh tế và lao động cũng như sự phát triển kinh tế xã hội Do thời gian nghiên cứu không nhiều cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các bạn đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! I. Tầm quan trọng của nông nghiệp, đặc điểm và các nhân tố ảnh hướng tới phân bố và phát triển nông nghiệp Việt Nam 1. Tầm quan trọng của nông nghiệp 1.1 Định nghĩa Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. 1.2 Tầm quan trọng Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. 2. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam 2.1 Nền nông nghiệp nhiệt đới 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc Nam và theo chiều cao của địa hình có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ như : Ở miền Bắc, vụ đông xuân là vụ chính, tranh thủ lượng mưa vào cuối đông, đầu xuân còn ở miền Nam, vụ hè thu là vụ chính, tránh lụt. Sự phân hóa các điều kiện địa hình và đất trồng → phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Ví dụ như : Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản. Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng. 2.1.2 Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam ngày càng mở rộng có hiệu quả. Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả…) là một phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới. 2.2 Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa song song với nông nghiệp cổ truyền Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là sự tồn tại song song: Nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền. Nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại. Và có sự chuyển từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa. 2.2.1 Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi Sản xuất nhỏ Công cụ thủ công Sử dụng nhiều sức người Năng suất lao động thấp Đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc.Nền nông nghiệp cổ truyền còn rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta. 2.2.2 Nền nông nghiệp hàng hóa Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận.Sản xuất theo hướng: Đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới. Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển và có điều kiện thuận lợi để phát triển ở: Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa. Các vùng gần các trục giao thông và các thành phố lớn. 2.3 Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét 2.3.1 Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn Kinh tế nông thôn Dựa chủ yếu vào nông, lâm, ngư nghiệp. Nhưng xu hướng chung là các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp và xây dựng, dịch vụ) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn. Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính (Đơn vị %) (nguồn tổng cục thống kê Việt Nam Năm Nông, Lâm, Thủy sản Công nghiệp, Xây dựng Dịch vụ Hộ khác 2001 80,9 5,8 10,6 2,7 2006 71,0 10,0 14,8 4,2 Ngành chăn nuôi đã được đưa lên vị trí cao hơn (Đơn vị %) (nguồn tổng cục thống kê Việt Nam ) Năm 1976 1990 2001 Trồng trọt 80,7 79,3 77,8 Chăn nuôi 19,3 17,9 19,5 2.3.2 Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay gồm : Các doanh nghiệp nông – lâm nghiệp và thủy sản Các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thủy sản Kinh tế hộ gia đình Kinh tế trang trại 2.3.3 Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thể hiện rõ nét ở Sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp → hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến Hướng mạnh ra xuất khẩu 3. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên 3.1 Đất đai Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy. Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện tích đất hoang hoá còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của. Đó là chưa kể đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp lí diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất. 3.2 Khí hậu và nguồn nước Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn định. 3.3 Sinh vật Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi. 4. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội 4.1 Dân cư và nguồn lao động Đất đai ít, ngành nghề và dịch vụ kém phát triển, lao động dư thừa và hàng năm tiếp tục tăng thêm. Hiện nay bình quân mỗi hộ có 0,68 ha, 01 lao động nông nghiệp có 0,27 ha nhưng vẫn tiếp tục giảm và rất manh mún. Gần 30 triệu lao động ở nông thôn, 95% sản xuất nông lâm nghiệp nhưng chỉ sử dụng 73% và hàng năm tiếp tục tăng thêm khoảng 01 triệu lao động, những nhân tố này đã làm cho năng suất và thu nhập của người lao động rất thấp. Mặt khác với nguồn lao động dồi dào và tiếp tục được bổ sung, giá nhân công thấp. Theo Tổng cục thống kê, lao động nông nghiệp hiện có 30 triệu người (chiếm trên 70% lao động chung) và hàng năm khu vực nông thôn tiếp tục được bổ sung thêm khoảng 01 triệu lao động đến độ tuổi hứa hẹn sẽ đem lại những tín hiệu tích cực cho nền nông nghiệp nước nhà. 4.2 Các quan hệ sở hữu ruộng đất Việc giao khoán đất nông nghiệp đã tạo ra động lực mới kích thích sản xuất phát triển, người nông dân được quyền làm chủ sản xuất trên mảnh đất của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập, đó là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ không thể tiến tới sản xuất hàng hoá lớn.   Những năm qua,nhiều tỉnh thành đã đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, nhờ đó đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, bước đầu hình thành vùng chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cũng từ phong trào này, nhiều mô hình kinh tế mới đã xuất hiện. 4.3 Tiến bộ khoa học kỹ thuật 4.3.1 Khoa học kỹ thuật được áp dụng khá rộng rãi Trong trồng trọt, việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, GAP được đẩy mạnh. Trong chăn nuôi, giống mới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn nuôi kiểu công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học được phổ biến ngày càng rộng hơn.   Trong thuỷ sản, công nghệ sinh sản nhân tạo một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (tôm sú, tôm he, cá tra, ba ba, cua, nhuyễn thể 2 vỏ...) đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong nuôi trồng thuỷ sản. Công nghệ mới cũng được áp dụng trong các nghề khai thác như câu vàng cá ngừ, câu cá mực, điều chỉnh kích thước mắt lưới trong khai thác để bảo vệ nguồn lợi; áp dụng công nghệ làm lạnh nước biển để bảo quản cá, tôm và các sản phẩm khai thác sau thu hoạch... Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom được đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, nhiều diện tích rừng kinh tế được trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng tăng từ 50% bình quân vào những năm 1990 lên trên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15 – 20m3/ha/năm. Trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngoài việc chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, còn tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng nguyên liệu và các cơ sở sơ chế, bảo đảm chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong thuỷ lợi, nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng và quản lý, như công nghệ bê tông đầm lăn, kè bản nhựa, van nhựa tổng hợp, đập xà lan di động, đập cao su, bơm di động trên ray, công nghệ điều khiển từ xa trong quản lý, điều hành các công trình thuỷ lợi... 4.3.2 Cơ khí hoá nông nghiệp có bước tiến bộ Đến năm 2007, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hoá cao, như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước 85%, tuốt lúa 83,6%; xay xát lúa gạo đạt 95%; phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (trong năm 2005, 2006 tăng trên 10%). Tổng công suất tàu, thuyền đánh bắt thuỷ sản năm 2006 đạt 5,8 triệu CV; công suất trung bình máy tàu tăng từ 17,5 CV/tàu (năm 1990) lên 60,6 CV/tàu (năm 2006). 4.4 Thị trường Nông nghiệp là một ngành xuất khẩu chủ lực và duy nhất có giá trị thặng dư xuất khẩu, nhưng giá trị xuất khẩu nông sản hàng năm của nước ta luôn có những biến động đáng lưu tâm. Một điều nghịch lý là, dù sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản đều tăng nhưng giá trị xuất khẩu các mặt hàng trên lại giảm. Qua đó cho thấy, việc duy trì và ổn định giá của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam hiện là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và không ít khó khăn của ngành. Rủi ro thị trường,đặc biệt là thị trường quốc tế,đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng là rất lớn và đang gia tăng.Tuy đây là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường mở cửa,song trong điều kiện nước ta hiện nay,đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý vì đa số nông dân còn quá nghèo,nguy cơ rơi xuống đói nghèo hoặc rơi vao tình trạng phá sản là rất cao.Trong khi đó,cơ chế phòng ngừa rủi ro và yểm trợ nông dân trước các rủi ro thị trường lại hầu như chưa được thiết lập hoặc chưa vận hành có hiệu quả. II. Phân tích vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế của Việt Nam 1. Mô hình kinh tế lượng giản đơn để nói lên vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam Ta có thể lấy dẫn chứng về một mô hình kinh tế lượng như sau: Giả sử ta xét mô hình: GDPi =A +B*AGRIi + C*INDUSi+D*SERVIi+E*TRENDi+Ui Trong đó :GDP là tổng sản phẩm quốc dân(đo bằng USD) AGRI là giá trị của nông nghiệp (đo bằng USD) INDUS là giá trị của công nghiệp (đo bằng USD) SERVI là giá trị của dịch vụ (đo bằng USD) TREND là biến thời gian Mô tả số liệu: Dữ liệu thời gian Các số liệu được thống kê từ năm 1985 đến năm 2008 Nguồn số liệu : Time GDP Agri Indus Servi Trend 1985 1.41E+10 5.66E+09 3.85E+09 4.58E+09 1 1986 2.63E+10 1E+10 7.61E+09 8.71E+09 2 1987 3.67E+10 1.49E+10 1.04E+10 1.14E+10 3 1988 2.54E+10 1.18E+10 6.09E+09 7.56E+09 4 1989 6.29E+09 2.65E+09 1.44E+09 2.2E+09 5 1990 6.47E+09 2.51E+09 1.47E+09 2.5E+09 6 1991 9.61E+09 3.89E+09 2.29E+09 3.43E+09 7 1992 9.87E+09 3.35E+09 2.69E+09 3.83E+09 8 1993 1.32E+10 3.94E+09 3.81E+09 5.43E+09 9 1994 1.63E+10 4.47E+09 4.7E+09 7.12E+09 10 1995 2.07E+10 5.64E+09 5.96E+09 9.14E+09 11 1996 2.47E+10 6.84E+09 7.33E+09 1.05E+10 12 1997 2.68E+10 6.92E+09 8.61E+09 1.13E+10 13 1998 2.72E+10 7.01E+09 8.84E+09 1.14E+10 14 1999 2.87E+10 7.3E+09 9.89E+09 1.15E+10 15 2000 3.12E+10 7.65E+09 1.14E+10 1.21E+10 16 2001 3.27E+10 7.6E+09 1.25E+10 1.26E+10 17 2002 3.51E+10 8.08E+09 1.35E+10 1.35E+10 18 2003 3.89E+10 8.76E+09 1.53E+10 1.48E+10 19 2004 4.54E+10 9.9E+09 1.83E+10 1.72E+10 20 2005 5.28E+10 1.11E+10 2.17E+10 2.01E+10 21 2006 5.98E+10 1.22E+10 2.49E+10 2.28E+10 22 2007 6.86E+10 1.4E+10 2.85E+10 2.62E+10 23 2008 9.06E+10 2E+10 3.6E+10 3.46E+10 24 Ta sẽ dùng phần mềm kinh tế lượng STATA để xây dựng mô hình. STATA sẽ báo cáo các số liệu trong bảng của từng biến số số lần quan sát, trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. sum Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------- time | 24 1996.5 7.071068 1985 2008 gdp | 24 3.11e+10 2.06e+10 6.29e+09 9.06e+10 agri | 24 8.17e+09 4.26e+09 2.51e+09 2.00e+10 indus | 24 1.11e+10 9.02e+09 1.44e+09 3.60e+10 servi | 24 1.18e+10 7.86e+09 2.20e+09 3.46e+10 -------------+-------------------------------------------------------- trend | 24 12.5 7.071068 1 24 Sau đây ta sẽ nghiên cứu vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của nông nghiệp đến sự tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình: reg gdp agri indus servi trend Source | SS df MS Number of obs = 24 -------------+------------------------------ F( 4, 19) = . Model | 9.7715e+21 4 2.4429e+21 Prob > F = 0.0000 Residual | 2.1307e+14 19 1.1214e+13 R-squared = 1.0000 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 1.0000 Total | 9.7715e+21 23 4.2485e+20 Root MSE = 3.3e+06 ------------------------------------------------------------------------------ gdp | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- agri | 1.000309 .0005679 1761.31 0.000 .9991205 1.001498 indus | .9992751 .0006171 1619.25 0.000 .9979835 1.000567 servi | 1.000432 .0008238 1214.34 0.000 .998708 1.002157 trend | 96093.66 321941.8 0.30 0.769 -577738.2 769925.5 _cons | -1741210 3290734 -0.53 0.603 -8628795 5146375 ------------------------------------------------------------------------------ Sau khi chạy phần mềm kinh tế lượng STATA và nhìn vào bảng kết quả ta có mô hình : GDPi = (-1741210) +(1.000309)*Agri i+(0.9992751)*Indusi+ (1.000432)*Serii + ( 96093.66)* Trendi +Ui Chạy kết quả thông qua phần mềm ta nhận được mô hình giải thích được 100% sự biến thiên của GDP,điều này làm cho việc nghiên cứu về mô hình này là đáng tin cậy.Tuy nhiên ,vẫn không thể khẳng định kết quả nhận được hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp mà nó chỉ đúng trong phạm vi nghiên cứu.Thực sự chỉ với số liệu có được từ năm 1985 đến năm 2008 thì quá ít để có thể khẳng định tính đúng đắn của mô hình.Tuy nhiên,nó cũng là một mô hình có ý nghĩa để chúng ta xem xét. Ý nghĩa của các ước lượng trong mô hình được nêu như sau: A= - 1741210 nói lên được rằng trong trường hợp AGRI=0 và SERI =0 và TREND=0và INDUS =0 thì GDP bị chặn bởi – 1741210. B = 1.000309 nói lên được rằng khi AGRI tăng lên 1 đơn vị USD thì GDP tăng lên 1.000309 USD với giả định là các yếu tố khác không đổi ,tức là SERVI ,INDUS,TREND không đổi. C = 0.9992751 nói lên được là khi INDUS tăng lến 1 đơn vị USD thì GDP tăng lên 0.9992751 USD với giả đinh là các yếu tố khác không đổi tức là SERI,AGRI,TREND, không đổi. D = 1.000432 nói lên được là khi SERVI tăng lên 1 đơn vị USD thì GDP tăng lên được 1.000432 USD với giả định là các yếu tố khác không đổi tức là AGRI, INDUS,TREND không đổi. E = 96093.66 nói lên được là qua thời gian 1 năm thì GDP sẽ tăng lên được 96093.66 US,nói lên được xu thế của GDP qua các năm. Phân tích kĩ hơn vai trò của nông nghiệp đến phát triển của Viêt Nam mà mô hình trên nghiên cứu đến vai trò của GDP là một chỉ số đánh giá sự phát triển thì ta nhận thấy rằng trong các yếu tố của nền kinh tế như công nghiệp,nông nghiệp,dịch vụ thì ước lượng (tức là hệ số của mô hình) của nông nghiệp là lớn nhất ,do đó qua mô hình ta nhận thấy nông nghiệp tác động lớn nhất đến GDP của Việt Nam.Đây cũng hoàn toàn đúng với thực tế trong giai đoạn 1985-2008 vì theo phân bố cơ cấu lao động thì nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 80% lao động tập trung vào nông nghiệp.Để thấy rõ hơn tầm ảnh hưởng của nông nghiệp đến GDP ta nhìn biểu đồ dựa trên số liệu và STATA cung cấp. 0 2.000e+10 4.000e+10 6.000e+10 8.000e+10 1.000e+11 1985 1990 1995 2000 2005 2010 t GDP Agri ĐƯỜNG GDP VÀ NÔNG NGHIỆP THEO THỜI GIAN Dựa vào đồ thị trên ta có thể nhận thấy vai trò của nông nghiệp đối với GDP là rất quan trọng .Khi giá trị nông nghiệp tăng thì GDP cũng tăng theo và theo thời gian chúng ta có thể nhận thấy được tầm ảnh hưởng quan trọng như thế nào của nông nghiệp đến GDP.Cũng theo đồ thị trên và dựa vào mô hình ta có thể dự đoán được rằng các năm tiếp theo thì GDP cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều vào nông nghiệp và đặc b
Tài liệu liên quan