Đất nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng
với khoáng sản hơn 5000 khoáng sàng và điểm quặng chứa 70 khoáng sản các
loại đã được tìm thấy, bao gồm các quặng kim loại (sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc,
bauxit, titan, ), phi kim loại (apatit, pyrit, cát, sỏi, sét, ) vật liệu xây dựng (đá
granit, đá vôi, bazan, cát, sỏi, sét,.) và than (than antraxit, than nâu, than bùn)
phân bốkhắp toàn lãnh thổ đất nước, tạo điều kiện cho ngành khai thác khoáng
sản phát triển, đặc biệt là ngành khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộthiên
(KTLT).
Hiện nay, 60 ÷65% than và 100% quặng các loại và vật liệu xây dựng
cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đều được khai thác bằng phương
pháp lộthiên. Ngành KTLT hàng năm đóng góp vào GĐP hàng chục ngàn tỷ
đồng, tạo nên một khối lượng lớn vềnguyên, nhiên vật liệu cho sựphát triển của
các ngành công nghiệp khác; góp phần củng cốvà phát huy vịthếkinh tế,
chính trịcủa nước nhà đối với khu vực và thếgiới; tham gia vào việc phát triển
và hoàn thiện môi trường kỹthuật, môi trường xã hội (tạo dựng các tụ điểm dân
cưmới, nâng cao dân trí cho các cộng đồng dân cưvùng sâu, vùng xa); tạo công
ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động. Bên cạnh sự đóng góp không nhỏcủa
ngành KTLT đối với sựphát triển của xã hội nói chung, thì những tác động xấu
của nó tới môi trường cũng khá trầm trọng.
Sự đào bới bềmặt đất đai của KTLT đã phá vỡcác cảnh quan và địa mạo
nguyên thủy của khu vực, gây những xáo trộn vềdòng chảy và chế độthủy văn
đầu nguồn, tổn hại đến rừng phòng hộ, thay đổi cảnh quan khu vực,
Khai trường, bãi thải, các công trình phụtrợ(mặt bằng công nghiệp, kho
tàng và nhà xưởng, đường giao thông, ) của mỏlộthiên chiếm dụng một diện
tích khá lớn (chỉriêng các khai trường lộthiên vùng Cẩm Phảchiếm 45.10
Sựchiếm dụng đó đã làm thu hẹp thảm thực vật, diện tích cây trồng - điều đó
không chỉgây ảnh hưởng làm thay đổi vi khí hậu toàn vùng mà còn làm ảnh
hưởng đến tính đa dạng sinh học của môi trường. (Một sốthực vật bịbiến mất,
một số động vật bịtiêu diệt hoặc phải di cưdo bịtước mất điều kiện sinh sống
hoặc bịchết).
179 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường chuyên ngành đối với các dự án khai thác lộ thiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé tµi nguyªn vµ m«i tr−êng
ViÖn KHOA HỌC ®Þa chÊt vµ kho¸ng s¶n
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI: nghiªn cøu x¸c lËp c¬ së khoa häc phôc vô
c«ng t¸c ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr−êng chuyªn ngµnh
®èi víi c¸c dù ¸n khai th¸c lé thiªn
Chủ nhiệm đề tài: MAI THẾ TOẢN
6598
08/10/2007
Hµ néi - n¨m 2007
Bé tµi nguyªn vµ m«i tr−êng
ViÖn KHOA HỌC ®Þa chÊt vµ kho¸ng s¶n
-------------------Ë-------------------
Nghiªn cøu x¸c lËp c¬ së khoa häc phôc vô
c«ng t¸c ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr−êng
chuyªn ngµnh ®èi víi c¸c dù ¸n khai th¸c
lé thiªn
Cơ quan thực hiện đề tài Chủ nhiệm đề tài
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản
Ths. Mai Thế Toản
hµ Néi - n¨m 2007
1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
1. ThS Mai Thế Toản, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chủ nhiệm Đề tài.
2. PGS.TS Hồ Sĩ Giao, Hội Khoa học - Công nghệ mỏ Việt Nam.
3. TS Mai Trọng Tú, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc
tế, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản - Phó chủ nhiệm Đề tài.
4. KS Vũ Đình Hiếu, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
5. KS Nguyễn Thanh Liêm, Phó giám đốc Công ty tư vấn đầu tư Mỏ và
Công nghiệp (Tổng công ty than Việt Nam).
6. TS Lại Hồng Thanh, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
7. TS Nguyễn Quốc Khánh - PGĐ Trung tâm Môi trường công nghiệp -
Viện Nghiên cứu mỏ và công nghiệp.
8. TS Bùi Xuân Nam, Trường đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội.
2
BẢNG THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
ký hiệu Diễn giải
ANFO Ammonium NitrateFuel Oil (Hỗn hợp thuốc nổ amonit + dầu mỏ)
BOD5 Biochemical Oxygen Demand (Yêu cầu oxy cho quá trình
sinh hoá trong 5 ngày)
BTC Bãi thải cố định
BTT Bãi thải tạm
BVMT Bảo vệ môi trường
CNH Công nghiệp hoá
CHLB Cộng hoà Liên bang
CHXHCN Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
COD Chemical Oxygen Demand (Yêu cầu oxy cho phản ứng hoá)
DO Dissolved oxygen (Oxy hoà tan)
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
HĐH Hiện đại hoá
HTKT Hệ thống khai thác
KTLT Khai thác lộ thiên
KSCI Khoáng sản có ích
LKM Luyện kim màu
MXTL Máy xúc thuỷ lực
NPV Net Present Value (Giá trị hiện tại ròng)
SS Chất rắn lơ lửng
TLGN Thuỷ lực gàu ngược
TLGT Thuỷ lực gàu thuận
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TKV Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam
TVĐT Tư vấn đầu tư
TNKS Tài nguyên khoáng sản
TP Thành phố
UBND Uỷ ban Nhân Dân
VLXD Vật liệu xây dựng
3
MôC LôC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.............. 10
I.1 Khái quát chung ...........................................................................................10
I.2 Tình hình khai thác một số tài nguyên khoáng sản chính.........................11
I.3 Hiện trạng môi trường trên các mỏ lộ thiên ...............................................19
I.4. Công tác bảo vệ môi trường trên ba mỏ khảo sát ......................................36
CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN...................................... 64
II.1: Luật Khoáng sản (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005) ....64
II.2. Luật Bảo vệ môi trường (năm 2005) .......................................................65
II.3 Các văn bản dưới luật có liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản...............................................................................67
II.4. Tình hình thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Luật Khoáng sản. ......68
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHAI
THÁC LỘ THIÊN TỚI CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÔI TRƯỜNG. ................ 74
III.1. Phân loại tác hại của khai thác lộ thiên..................................................74
III.2. Các hoạt động gây ô nhiễm từ các mỏ lộ thiên. ......................................76
III.3. Các tác động chính của khai thác lộ thiên tới môi trường.....................77
CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT
TRONG KHAI THÁC LỘ THIÊN NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................ 90
IV.1 Hạn chế sự chiếm dụng đất đai của khai thác lộ thiên. .........................90
IV.2. Tiết kiệm tài nguyên lòng đất ...................................................................95
IV.3. Hạn chế sự suy giảm môi trường đất.......................................................95
IV.4. Phục hồi chức năng trồng trọt cho đất. .................................................101
IV.5. Hạn chế việc xả bụi, khí độc và tiếng ồn vào không khí. .....................104
IV.6. Xử lý nước thải trên mỏ lộ thiên. ...........................................................114
IV.7. Xử lý quặng đuôi tuyển nổi và bùn tại hồ thải ......................................121
IV.8. Tận dụng công trình mỏ cũ vào mục đích dân sinh khác. ...................123
CHƯƠNG V: PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC ............................ 124
V.1.Công tác chuẩn bị......................................................................................124
V.2.Khôi phục cải tạo khai trường ..................................................................128
V.3.Chương trình phục hồi môi trường ..........................................................135
V.4.Dự toán chi phí phục hồi môi trường.......................................................140
V.5. Ký quỹ môi trường ....................................................................................146
CHƯƠNG VI: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG CHO CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ............................................... 155
VI.1. Các phương pháp được khuyến cáo áp dụng. .......................................155
VI.2. Phương pháp liệt kê danh mục (checklist methodologies) ...................155
4
VI.3. Xây dựng ma trận môi trường dùng trong ĐTM các dự án khai thác
lộ thiên. .............................................................................................................157
CHƯƠNG VII: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC LỘ THIÊN CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG............................................................................................... 162
KẾT LUẬN................................................................................................................. 172
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 176
5
MỞ ĐẦU
Đất nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng
với khoáng sản hơn 5000 khoáng sàng và điểm quặng chứa 70 khoáng sản các
loại đã được tìm thấy, bao gồm các quặng kim loại (sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc,
bauxit, titan, ), phi kim loại (apatit, pyrit, cát, sỏi, sét,) vật liệu xây dựng (đá
granit, đá vôi, bazan, cát, sỏi, sét,..) và than (than antraxit, than nâu, than bùn)
phân bố khắp toàn lãnh thổ đất nước, tạo điều kiện cho ngành khai thác khoáng
sản phát triển, đặc biệt là ngành khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên
(KTLT).
Hiện nay, 60 ÷ 65% than và 100% quặng các loại và vật liệu xây dựng
cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đều được khai thác bằng phương
pháp lộ thiên. Ngành KTLT hàng năm đóng góp vào GĐP hàng chục ngàn tỷ
đồng, tạo nên một khối lượng lớn về nguyên, nhiên vật liệu cho sự phát triển của
các ngành công nghiệp khác; góp phần củng cố và phát huy vị thế kinh tế,
chính trị của nước nhà đối với khu vực và thế giới; tham gia vào việc phát triển
và hoàn thiện môi trường kỹ thuật, môi trường xã hội (tạo dựng các tụ điểm dân
cư mới, nâng cao dân trí cho các cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa); tạo công
ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động... Bên cạnh sự đóng góp không nhỏ của
ngành KTLT đối với sự phát triển của xã hội nói chung, thì những tác động xấu
của nó tới môi trường cũng khá trầm trọng.
Sự đào bới bề mặt đất đai của KTLT đã phá vỡ các cảnh quan và địa mạo
nguyên thủy của khu vực, gây những xáo trộn về dòng chảy và chế độ thủy văn
đầu nguồn, tổn hại đến rừng phòng hộ, thay đổi cảnh quan khu vực,
Khai trường, bãi thải, các công trình phụ trợ (mặt bằng công nghiệp, kho
tàng và nhà xưởng, đường giao thông,) của mỏ lộ thiên chiếm dụng một diện
tích khá lớn (chỉ riêng các khai trường lộ thiên vùng Cẩm Phả chiếm 45.106 m2).
Sự chiếm dụng đó đã làm thu hẹp thảm thực vật, diện tích cây trồng - điều đó
không chỉ gây ảnh hưởng làm thay đổi vi khí hậu toàn vùng mà còn làm ảnh
hưởng đến tính đa dạng sinh học của môi trường. (Một số thực vật bị biến mất,
một số động vật bị tiêu diệt hoặc phải di cư do bị tước mất điều kiện sinh sống
hoặc bị chết).
Đặc điểm của KTLT là khối lượng đất đá thải rất lớn gấp hàng chục lần
khối lượng khoáng sản thu hồi (hệ số bóc của than hiện là 8-10m3/t hay là 11-
14m3/m3). Khối lượng đất đá thải này đã gây hậu quả làm bồi lấp sông suối, sa
mạc hóa đất đai canh tác vùng hạ lưu, phá hủy các công trình đường xá, cầu
cống lân cận (điển hình là các bãi thải đông nam Đèo Nai, tây nam Cọc Sáu-
Quảng Ninh).
Nước ngầm từ mỏ thoát ra kết hợp với nước mặt hòa tan hoặc kéo theo
các chất độc hại, các kim loại nặng,trong đát đá mỏ, xả xuống hạ nguồn làm
xấu chất lượng môi trường nước (mỏ pyrít Giáp Lai là một ví dụ), ảnh hưởng tới
năng suất cây trồng và vật nuôi. Đối với các mỏ lộ thiên sâu thì sự bơm thoát
6
nước ngầm ra khỏi đáy mỏ còn làm hạ thấp mực nước, thay đổi chế độ thủy văn
của hệ nước ngầm khu vực.
Hoạt động của các khâu sản xuất trên mỏ lộ thiên như khoan, nổ mìn, xúc
bóc, vận tải, đổ thải, đều gây bụi, ồn và phát thải các khí độc hay khí nhà kính
vào môi trường không khí, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao
động và cộng đồng dân cư vùng lân cận và tác động (dù là rất nhỏ) gây sự biến
đổi khí hậu toàn cầu
Trước tình trạng nêu trên, đồng thời để hòa nhập vào xu thế chung của thế
giới trong trách nhiệm bảo vệ môi trường, năm1993, Quốc Hội đã thông qua luật
bảo vệ môi trường (BVMT)và sau đó, ngày 12/12/2005 Chủ tịch nước đã công
bố Luật BVMT mới có sửa chữa bổ sung, nhằm thể chế hóa những chính sách
của nhà nước về công tác bảo vệ môi trường đối với tất cả các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân, trong đó có lĩnh vực hoạt động khoáng sản. Theo đó, Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 9/8/2006 đã hướng
dẫn chi tiết, cụ thể hơn về các chính sách nói trên; nêu rõ, các tổ chức sản xuất
kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật
về đánh giá tác động môi trường, đảm bảo thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi
trường; phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường; đóng góp tài chính bảo
vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo
quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải tuân theo
tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, bao gồm tiêu chuẩn môi trường trong khai thác
các mỏ lộ thiên và khai thác các mỏ hầm lò, Tiêu chuẩn khác về chất lượng
nước, không khí, độ rung, tiếng ồn,
Các quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), thẩm định, phê
duyệt các báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường trong hoạt động
khoáng sản được quy định cụ thể trong Luật BVMT năm 2005, Nghị định
80/2006/NĐ-CP và Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 về việc
hướng dẫn và lập báo cáo ĐTM.
Trong quá trình thực thi Luật BVMT đã nảy sinh nhu cầu về việc cần có
những hướng dẫn chi tiết về lập báo cáo ĐTM riêng cho từng ngành, từng lĩnh
vực hoạt động kinh tế, năm 1999 Cục Môi trường thuộc Bộ KHCN và MT đã
ban hành “hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác
chế biến đá và sét”-là một trong 8 lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau có bản
hướng dẫn lập báo cáo ĐTM. Bản hướng dẫn đã trình bày một cách chi tiết và
đầy đủ nội dung cũng như phương pháp ĐTM cho một dự án khai thác chế biến
đá và sét như mô tả sơ lược dự án; khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường nền;
dự án và đánh giá tác động của dự án tới môi trường, cuối cùng là chương trình
quản lý và quan trắc giám sát môi trường. Nhờ có bản hướng dẫn này mà những
báo cáo ĐTM của các dự án khai thác đá và sét trong thời gian qua đã được trình
bày thống nhất về hình thức kết cấu, đầy đủ chi tiết về nội dung, giúp cho việc
thẩm định, phê duyệt của các cơ quan chức năng được thuận lợi và nhanh chóng
hơn, giúp cho các chủ đầu tư cũng như cơ quan tư vấn có cơ sở pháp lý để xây
7
dựng các báo cáo ĐTM, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các luật
định Nhà nước ban hành.
Tuy nhiên, khai thác chế biến đá và sét thuộc lĩnh vực khai thác lộ thiên
(KTLT) nhưng chưa đặc trưng đầy đủ cho KTLT các mỏ lộ thiên khai thác đá và
sét có những đặc điểm khác với các mỏ lộ thiên khai thác quặng kim loại, phi
kim loại, than,...
Về mặt cấu tạo các khoáng sàng đá, sét thường có cấu tạo dạng khối,
dạng ổ, phân bố sát bề mặt đất hoặc nổi trên mặt đất, không có (hoặc có không
đáng kể) lớp đất phủ; Trong khi các khoáng sàng quặng và than thường có cấu
taọ phức tạp, vùi lấp sâu, đất phủ dày,Đặc điểm này dẫn đến cần coi trọng các
giải pháp môi trường khi khai thác xuống sâu, khi đổ thải, trong bơm thoát nước
mỏ,
Các khoáng sàng đá, sét thường phân bố tập trung, chiếm ít diện tích, ít
pha tạp chất độc hại. Còn các khoáng sàng quặng, than thường phâm bố rải rác,
phân tán, trải rộng, đòi hỏi phải có diện tích lớn để bố trí khai trường bãi thải và
các công trình công nghiêp phụ trợ và thường tác động tiêu cực đến môi trường
nhiều hơn. Nhất là một số khoáng sàng có chứa chất độc hại, các kim loại quặng
hoặc trong quá trình hoạt động khai thác chế biến có sử dụng các hóa chất độc
hại.
Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được, trữ lượng có
hạn và ngày càng cạn kiệt, cho nên vấn đề tiết kiệm và khai thác, sử dụng hợp
lý chúng hiện đang là quốc sách hàng đầu nằm trong chiến lược BVMT của
nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm đối với quá trình khai
thác các khoáng sàng chứa quặng các loại và than, do vậy, vấn đề tận dụng tối
đa tài nguyên lòng đất, giảm thiểu tới mức có thể sự tổn thất và làm nghèo (chất
lượng) khoáng sản trong quá trình khai thác cần được xem xét nghiêm túc hơn
so với các khoáng sàng đá văng bằng cách xem vấn đề tổn thất và sử dụng hợp
lý tài nguyên khoáng sản trong khai thác mỏ nói chung, khai thác lộ thiên nói
riêng là một tiêu chí môi trường khi đánh giá phê duyệt dự án. Mạnh dạn đình
chỉ những dự án áp dụng công nghệ gây tổn thất tài nguyên nhiều. Bởi lẽ dành
dụm tài nguyên để lại cho các thế hệ mai sau cũng là một nội dung của chiến
lược phát triển bền vững mà các nước phát triển đang thực hiện.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, báo cáo ĐTM đối với ngành KTLT
cũng cần đề cập tới hiệu quả sử dụng đất của dự án, bởi vì không phải bào giờ
việc sử dụng đất vào việc khai thác khoáng sản cũng mang lại lợi ích lớn hơn so
với việc sử dụng chúng vào mục đích kinh tế khác (trồng trọt, du lịch,).Sự
quan tâm này còn có tác dụng thúc đẩy các chủ dự án tiết kiệm diện tích đất đai
sử dụng, tìm tòi giải pháp thu hẹp diện tích đất đai chiếm dụng của dự án.
Tóm lại, trong hoạt động khoáng sản thì ngành KTLT là đối tượng chủ
yếu, có quy mô, số lượng lớn và ngày càng phát triển về phạm vi hoạt động,
thiết bị sử dụng, nhân lực tham gia và cũng là đối tượng chính gây ra nhiều tác
động xấu đến môi trường. Để hạn chế và ngăn chặn tới mức có thể những tác
8
nhân suy giảm môi trường từ hoạt động KTLT, bên cạnh những giải pháp kỹ
thuật, công nghệ là các giải pháp về quản lý, giáo dục thông qua các luật và văn
bản pháp quy dưới luật. Để các báo cáo ĐTM của các dự án KTLT không mang
tính hình thức, đối phó, mà thực sự trở thành một bộ phận của dự án đầu tư, trở
thành một công cụ giúp cho chủ đầu tư cũng như nhà quản lý thực thi nghĩa vụ
và chức năng của mình trong trách nhiệm bảo vệ môi trường thì cần xây dựng
một văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết việc lập báo cáo ĐTM cho ngành
KTLT (hiện chưa có trong hệ thống văn bản nhà nước), trong đó đặc biệt quan
tâm đến nội dung ĐTM của những đối tượng có mức độ ảnh hưởng với tầm
quan trọng tương đối với môi trường. Mặt khác cần thể chế hóa giải pháp sao
cho báo cáo ĐTM thực sự khả thi, các công trình phòng chống suy giảm, bảo vệ
môi trường của báo cáo ĐTM trở thành một bộ phận của dự án, được chủ đầu tư
thực hiện một cách nghiêm túc.
Từ đó, việc tiến hành đề tài “Nghiªn cøu x¸c lËp c¬ së khoa häc phôc vô
c«ng t¸c ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr−êng chuyªn ngµnh ®èi víi c¸c dù ¸n khai th¸c
lé thiªn” là thực sự cần thiết và bức bách đối với nhu cầu phát triển hiện tại
cũng như lâu dài của ngành KTLT.
Mục đích của đề tài:
1. Tạo lập cơ sở khoa học để phục vụ công tác đánh giá tác động môi
trường chuyên ngành đối với các dự án khai thác mỏ lộ thiên.
2. Đưa ra Bản hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với dự án khai thác mỏ lộ thiên.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Thu thập, phân tích và đánh giá chung về công tác lập và thẩm định báo
cáo ĐTM với các dự án khai thác lộ thiên.
- Khảo sát thực tế: thu thập các số liệu quan trắc và phân tích các thông số
môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ồn và chất
thải rắn tại một số mỏ khai thác lộ thiên.
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu và so sánh kết quả điều tra và phân tích
với Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu độc lập về các vấn đề liên quan
đến khai thác mỏ, bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ, các chính sách pháp
luật, tổ chức lấy ý kiến chuyên gia thông qua tham vấn, hội thảo,
Trong khuân khổ của bản báo cáo này, các vấn đề được trình bày là:
1. Hiện trạng khai thác lộ thiên đối với các khoáng sàng quặng kim loại và
phi kim loại, vật liệu xây dựng và than.
2. Các văn bản pháp quy về môi trường có liên quan đến ngành khai thác
khoáng sản.
9
3. Hiện trạng ĐTM trong ngành KTLT: triển khai thực hiện giải pháp
BVMT trên các mỏ lộ thiên, công tác quản lý môi trường trên các mỏ lộ thiên.
4. Những giải pháp công nghệ kỹ thuật trong KTLT nhằm bảo vệ môi
trường.
Báo cáo không đi sâu vào vấn đề ô nhiễm môi trường trên các mỏ lộ thiên
mà chỉ lồng ghép vấn đề này để làm sáng tỏ các mục tiêu trình bày trong các
phần thích ứng.
10
CHƯƠNG I:
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I.1 Khái quát chung
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, công nghiệp
mỏ giữ vị trí quan trọng để phát triển các ngành kinh tế như năng lượng, xi
măng và vật liệu xây dựng, luyện kim đen và luyện kim màu, phục vụ xuất khẩu
với nguồn thu ngoại tệ lớn cũng như đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân.
Công nghiệp mỏ Việt Nam bao gồm: ngành than (khai thác chế biến than
antraxit, than nâu, than mỡ, diệp thạch cháy); ngành quặng (khai thác chế biến
quặng kim loại: kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại như sắt, mangan, titan,
crôm, bauxit, pyrit, đồng, chì, kẽm, thiếc, nikel, antimoan, moliđen, uranium,
vàng, bạc, đá quý, apatit, graphit, đất hiếm, thuỷ ngân); ngành vật liệu xây
dựng (khai thác chế biến các loại khoáng sản để làm vật liệu xây dựng như đá
vôi làm xi măng, sành sứ, vật liệu chịu lửa, cao lanh, thạch anh, amiăng, cát xây
dựng, cát làm thuỷ tinh, cát cuội, sỏi)
Các khoáng sàng được khai thác chủ yếu là than antraxit, than mỡ, than
nâu, quặng sắt, và kim loại màu; đá cát sỏi làm vật liệu xây dựng; hoá chất công
nghiệp như apatit, pyrit, Số lượng mỏ đang được khai thác một số khoáng sản
chủ yếu bao gồm: Than (53), than bùn (21), sắt (22), thiếc (12), vàng (11),
mangan (10), chì kẽm (8), inmênít (17), đá vật liệu xây dựng thông thường
(433), đá xi măng (37), đá ốp lát (27), đá phụ gia xi măng (5), sét gạch ngói
(88), cát, sỏi xây dựng (81), sét xi măng (13), đôlômít (8), cao lanh (14), nước
khoáng (50).
Về quy mô khai thác khoáng sản, các mỏ có cô