Đề tài Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009

Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, loài người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Sự ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của tác động do các dự án, chính sách không thân thiện với môi trường gây ra. Ngày nay, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14001 sẽ giúp chúng ta hội nhập trong nền kinh tế khu vực và thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngành dược là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay và là một mặt hàng thiết yếu với nhu cầu ngày càng cao của người dân. Nhưng trong quá trình sản xuất, do đặc tính công nghệ và trang thiết bị nên thường sinh ra nhiều chất thải rắn, nước thải và các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân. Do đó, cùng với xu thế phát triển ISO 14001 ngày càng tăng nhanh và nắm bắt được tình hình trên, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco (Công ty CPDP Ampharco) đã tiến hành “nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009” (hay còn gọi là TCVN ISO 14001: 2010, viết tắt là ISO 14001:2010) sẽ giúp cán bộ, công nhân viên nhà máy có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu, nhà máy sẽ giảm tối thiểu chi phí hoạt động và tăng cường tối đa hóa lợi nhuận, đáp ứng các yêu cầu nội bộ, hạn chế rủi ro và cải thiện môi trường.

doc111 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, loài người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Sự ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của tác động do các dự án, chính sách không thân thiện với môi trường gây ra. Ngày nay, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14001 sẽ giúp chúng ta hội nhập trong nền kinh tế khu vực và thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngành dược là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay và là một mặt hàng thiết yếu với nhu cầu ngày càng cao của người dân. Nhưng trong quá trình sản xuất, do đặc tính công nghệ và trang thiết bị nên thường sinh ra nhiều chất thải rắn, nước thải và các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân. Do đó, cùng với xu thế phát triển ISO 14001 ngày càng tăng nhanh và nắm bắt được tình hình trên, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco (Công ty CPDP Ampharco) đã tiến hành “nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009” (hay còn gọi là TCVN ISO 14001: 2010, viết tắt là ISO 14001:2010) sẽ giúp cán bộ, công nhân viên nhà máy có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu, nhà máy sẽ giảm tối thiểu chi phí hoạt động và tăng cường tối đa hóa lợi nhuận, đáp ứng các yêu cầu nội bộ, hạn chế rủi ro và cải thiện môi trường. Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu chứ không chỉ là việc riêng của một quốc gia nào. Nhiều nước trên thế giới đã yêu cầu sản phẩm muốn nhập khẩu phải có “nhãn xanh” ISO 14001. Bên cạnh một số điều kiện khác, ISO 14001 đã trở thành giấy thông hành quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Hơn thế nữa, đất nước chúng ta đã từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới nên tính cạnh tranh của mỗi công ty ngày càng phải được nâng cao. Đây chính là phương pháp duy nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cùng hội nhập và phát triển. Một trong những yếu tố cạnh tranh cần quan tâm hiện nay đó là việc chứng tỏ cho khách hàng và các bên hữu quan thấy được sự quan tâm đến môi trường của doanh nghiệp; cụ thể là các kết quả hoạt động môi trường tốt thông qua việc kiểm soát ảnh hưởng môi trường do các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình, mà hệ thống quản lý môi trường là bằng chứng rõ ràng và dễ thấy nhất. Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mức sống của người dân đang nâng cao thì nhu cầu về việc sử dụng các loại thuốc tốt, có uy tín ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đáp ứng nhu cầu này, trên thị trường đã có rất nhiều loại thuốc trong nước lẫn nước ngoài cạnh tranh với nhau, và Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Công ty đang trên bước đường tự khẳng định mình, khẳng định vị thế trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện tốt đồng thời cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, được thực hiện trong điều kiện đảm bảo môi trường; đồng thời nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường khu vực và thế giới thì việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001 là điều vô cùng cần thiết và cần làm ngay. Vì vậy, việc nghiên cứu thực thi HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco là điều hết sức thiết thực, và đó cũng chính là lý do em chọn đề tài này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: Nghiên cứu các yêu cầu và cơ sở cần thiết cho việc xây dựng mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho công ty. Phân tích và đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại công ty. Từ đó, xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco. 1.3 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài được thực hiện với các nội dung sau: Giới thiệu tóm lược về HTQLMT ISO 14001; Tìm hiểu hiện trạng và năng lực quản lý môi trường tại công ty.; Xây dựng những qui trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại công ty; và Hướng dẫn các bước xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho công ty. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp luận Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, sự cạnh tranh trên thương trường diễn ra gay gắt và quyết liệt. Với sức ép của người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn chú trọng đến chất lượng môi trường trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thì việc nghiên cứu áp dụng hệ thống môi trường cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco nói riêng là điều cần thiết. Ngành Dược là một ngành rất được xã hội quan tâm do đặc tính an toàn trong sử dụng của nó. Chính vì vậy, việc chọn HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 (ngoài tiêu chuẩn ISO 9001, GMP, GSP) là một lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp dược sản xuất thuốc. Nghiên cứu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco là phải nắm bắt, hiểu rõ về HTQLMT, các yêu cầu trong điều khoản của ISO 14001:2010; tình hình hoạt động thực tế cũng như hiện trạng và khả năng giải quyết các vấn đề về môi trường của Công ty. Để làm được điều này, xem xét môi trường ban đầu và đánh giá khả năng áp dụng là một việc làm cần thiết đối với Ban Giám Đốc công ty nhằm định hướng đúng và lên kế hoạch cung cấp nguồn lực cũng như tài chính cho quá trình áp dụng. Đề tài sử dụng phương pháp luận về nhận dạng, đánh giá và phân loại các khía cạnh môi trường và tác động của chúng. Từ các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường là những thành tố rất quan trọng khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010. 1.4.2 Phương pháp thực tế Thu thập và phân tích các tài liệu về ISO 14001 và những vấn đề liên quan. Ngoài ra, còn tìm hiểu về các qui định, tiêu chuẩn của Nhà nước về HTQLMT. Từ đó đưa ra một quy định cụ thể, phù hợp chuẩn bị cho cho việc xây dựng và thực thi ISO 14001 áp dụng cho công ty, nhằm đạt dược các yêu cầu của tiêu chuẩn. 1.4.2.1 Phương pháp điều tra phỏng vấn Tiến hành điều tra phỏng vấn theo dạng trực tiếp, các câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước theo mục đích của thông tin cần nắm bắt, xen vào đó là các câu hỏi nảy sinh trong quá trình phỏng vấn không được chuẩn bị trước. Đối tượng phỏng vấn: Ban lãnh đạo Phòng kỹ thuật Phòng hành chính nhân sự Phân xưởng sản xuất Phòng quản lý chất lượng Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT 1.4.2.2 Phương pháp thống kê Thu thập các thông tin về hoạt động và môi trường của công ty: Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức. Tình hình kinh doanh, nhân sự và tình hình tài chính. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc – hoàn tất. Tình hình quản lý môi trường thực tế tại công ty. Lượng nguyên liệu đầu vào, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải. Kết quả quan trắc môi trường. Tình hình thực thi hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và ở Việt Nam trong các năm qua. 1.4.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong các ngành nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay chia một số vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất của Công ty. Tiêu chuẩn ISO 14001:2010 Hệ thống quản lý môi trường – Các quy định và hướng dẫn sử dụng. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên không thể nghiên cứu thực hiện việc áp dụng HTQLMT theo ISO 14001:2010 cho toàn bộ các sản phẩm của Công ty, mà chỉ tập trung áp dụng cho một số sản phẩm. Hệ thống quản lý môi trường xây dựng tập trung cho khâu sơ chế, bào chế, đóng gói, nhập kho. 1.6 Giới hạn đề tài Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và xây dựng các thủ tục quan trọng chứ không xây dựng toàn bộ hệ thống tài liệu cho công ty. Các mục tiêu và chỉ tiêu, chương trình môi trường mà đề tài đưa ra là đề xuất ban đầu cho công ty nên chưa tính toán chi phí thực hiện. 1.7 Cấu trúc của đồ án Toàn bộ nội dung chính của đề tài được chia thành 7 chương như sau: Chương 1: Mở đầu – đưa ra lý do chọn đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 - giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 và tình hình áp dụng hiện nay. Chương 3: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco – giới thiệu về Công ty CPDP Ampharco và hiện trạng môi trường của công ty. Chương 4: Khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco – đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT của công ty theo các điều khoản Chương 5: Xác định khía cạnh môi trường của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco – dựa vào hiện trạng môi trường của công ty để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Chương 6: Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2010 tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco – sau khi đã xác định được khía cạnh môi trường có ý nghĩa và dựa vào tiêu chuẩn ISO 14001: 2010 để xây dựng HTQLMT cho công ty. Chương 7: Kết luận và kiến nghị - đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc xây dựng HTQLMT ở công ty CPDP Ampharco. Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001 2.1 Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001 2.1.1 Định nghĩa ISO ISO (International Organization for Standard) là một tổ chức quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tổ chức quốc gia của 111 nước. ISO được thành lập vào năm 1946 tại Geneva (Thụy Sĩ), chính thức hoạt động vào ngày 23/02/1947 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. Tùy theo từng nước mức độ tham gia tiêu chuẩn ISO khác nhau. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi như là tính chất bắt buộc. 2.1.2 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường Bộ tiêu chuẩn (TC) ISO 14000 đã đưa ra định nghĩa về HTQLMT như sau: “Hệ thống quản lý môi trường EMS (Environmental Management System) là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường”. Theo ISO, HTQLMT có thể xây dựng chính sách môi trường, nhưng bản thân chính sách môi trường lại là điểm trọng tâm của HTQLMT. Nếu như theo định nghĩa thì vào thời điểm thiết lập chính sách môi trường, có thể chưa có hệ thống quản lý môi trường, nhưng khi đã có HTQLMT thì chắc chắn là phải có chính sách môi trường. Một hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu có thể hỗ trợ các tổ chức trong việc điều khiển, đo lường và cải thiện những phương tiện liên quan tới môi trường trong các hoạt động của tổ chức. Nó có thể làm cho những yêu cầu bắt buộc và tự nguyện về môi trường được đáp ứng tốt hơn. Nó có thể hỗ trợ quá trình đổi mới của tổ chức một khi những tập quán quản lý môi trường đã được gắn liền với những hoạt động tác nghiệp chung của tổ chức. Những Hệ thống quản lý môi trường liên quan rất chặt chẽ đến những hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL). Chúng là những cơ chế cung cấp cho một chu trình hệ thống cải thiện không ngừng. Như vậy, HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức, trong đó có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới “Cải tiến liên tục”, khẳng định trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững. Hình 2.1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường 2.1.3 Mục tiêu của Hệ thống quản lý môi trường Xác định các yêu cầu luật pháp liên quan đến môi trường. Xác định các khía cạnh môi trường và các hoạt động môi trường và kiểm soát được. Xác định các cơ hội, các yếu tố quan trọng để cải tiến. Thiết lập chính sách các mục tiêu ưu tiên và các công việc cần làm trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đó. Giám sát và đánh giá được tính hiệu quả của hệ thống, thúc đẩy cải tiến. Minh chứng cho cộng đồng và xã hội việc đơn vị đang tuân thủ luật pháp và các cam kết về môi trường. 2.1.4 Quá trình soát xét của tiêu chuẩn ISO 14001 ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức thiết lập, thực hiện chính sách và các mục tiêu về môi trường của mình, có xem xét đến các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ, cũng như có xét đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó có thể kiểm soát và có ảnh hưởng. ISO 14001 được ban hành lần thứ nhất vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) và được áp dụng vào Việt Nam năm 1998. Tiêu chuẩn ISO 14001 được xem là một trong những hành động tích cực đáp lại yêu cầu về phát triển bền vững kể từ Hội nghị thượng đỉnh Trái đất lần thứ nhất tại Rio de Janeiro vào năm 1992. Ngày 28 tháng 7 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN về việc ban hành TCVN ISO 14001:2005 (ISO 14001:2004), trong đó có nhiều cải tiến đột phá về phương pháp tiếp cận đối với quản lý môi trường theo mô hình P-D-C-A, đồng thời thể hiện sự tương thích của tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường với tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2943/QĐ – BKHCN về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 14001:2005 (tương đương ISO 14001:2004) – Hệ quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng và ban hành quyết định số 2944/QĐ – BKHCN cùng ngày về việc công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia, gồm: TCVN ISO 14001:2010 – ISO 14001:2004/Cor. 1:2009: Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. TCVN ISO 14031:2010 – ISO 14031:2009: Quản lý môi trường – Đánh giá kết quả thực hiện về môi trường – Hướng dẫn. TCVN ISO 14063:2010 – ISO 14063:2006: Quản lý môi trường – Trao đổi thông tin môi trường – Hướng dẫn và các ví dụ. Nội dung của ISO 14001:2010: (xem phần Phụ Lục A) 2.1.5 Những điểm cải tiến của ISO 14001:2010 so với ISO 14001:2005 TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004/Cor. 1:2009) không đưa ra bất cứ yêu cầu nào mới đối với tiêu chuẩn, có nghĩa là nội dung của tiêu chuẩn và nội dung của phần hướng dẫn sử dụng theo Phụ lục A được giữ nguyên không thay đổi. Chỉ có Phụ lục B và phần Mục lục, các tài liệu tham khảo đã được điều chỉnh lại để tương ứng và nhất quán với TCVN ISO 9001:2008 (ISO 9001:2008). Các thay đổi cụ thể ở TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004/Cor. 1:2009) như sau: Bảng Mục lục: “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2005 và TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và TCVN ISO 9001:2008”. Trong phần giới thiệu: “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9001:2008”. Tiêu đề của Phụ lục B được đổi thành “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và TCVN ISO 9001:2008”, và các Bảng B.1 và B.2 được thay thế hoàn toàn tương ứng với sự thay đổi về số hiệu tiêu chuẩn như nêu trong tiêu đề. Trong mục Tài liệu tham khảo: “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9000:2007”; “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9001:2008” và “ISO 19001:2002” được đổi thành “TCVN ISO 19011:2003”. 2.2 Các bước áp dụng ISO 14001:2010 Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án. Thành lập ban chỉ đạo dự án - Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường. Trang bị cho Ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001 Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường. Lập kế hoạch hành động. Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty. Phân tích, xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan. Từ đó, rút ra những khía cạnh môi trường có ý nghĩa, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Ðặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường. Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo. Xây dựng chương trình quản lý môi trường. Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống. Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản. Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường. Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường. Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường Ðảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả. Sử dụng các kỹ thuật “Năng suất xanh” như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và Sổ tay quản lý môi trường. Bước 4: Ðánh giá và Xem xét Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Công ty. Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo. Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục Bước 5: Ðánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống. Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận. Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức. Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp. Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận. Bước 6: Duy trì chứng chỉ Thực hiện đánh giá nội bộ. Thực hiện các hành động khắc phục. Thực hiện đánh giá giám sát. Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo. Không ngừng cải tiến. 2.3 Những thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 2.3.1 Lợi ích của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế. Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường. Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan. Tăng cương sức khỏe nhân viên, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt. Giúp lãnh đạo quản lý một cách hiệu quả hơn. Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bảng 2.1: Lý do áp dụng HTQLMT ISO 14001 LÝ DO Tỉ lệ % (Nguồn QUACERT-2003) Tiết kiệm tài nguyên, hạ giá thành sản phẩm 62% Có yêu cầu của khách hàng 26%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5. BAT DAU HOAN THANH.doc
  • doc1. TRANG BIA.doc
  • doc3. loi cam doan.doc
  • doc4.muc luc.doc
  • doc6. phu luc.doc
  • ppt7. ha.ppt
  • docHA Phieu cham DATN.doc
  • docHA Phieu giao de tai.doc
Tài liệu liên quan