Ngày nay, cùng tiến theo đà phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng dân số, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân cũng được đặt lên hàng đầu. Từ nhu cầu đó mà ngành dược phẩm nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc làm đa dạng và phong phú hơn các dược phẩm sản xuất trong nước bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Và ngành dược Việt Nam với số lượng khoảng hơn 100 nhà máy của Trung ương và địa phương đã đóng góp một vai trò lớn trong thị trường nội địa.
96 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất các loại thuốc Vitamin bằng phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Ngày nay, cùng tiến theo đà phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng dân số, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân cũng được đặt lên hàng đầu. Từ nhu cầu đó mà ngành dược phẩm nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc làm đa dạng và phong phú hơn các dược phẩm sản xuất trong nước bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Và ngành dược Việt Nam với số lượng khoảng hơn 100 nhà máy của Trung ương và địa phương đã đóng góp một vai trò lớn trong thị trường nội địa.
Theo định hướng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản VIII là “đến năm 2020 đạt công nghệ trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN ở các ngành kinh tế trọng điểm”, ngày 09/09/1996 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định số 1516/BYT-QĐ chính thức áp dụng tại Việt Nam tiêu chuẩn THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC (GMP) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời yêu cầu các cơ sở sản xuất thuốc có kế hoạch triển khai thực hiện.
Trong số các sản phẩm dược, thuốc vitamin C là một trong những sản phẩm chính thông dụng trên thị trường. Việc sản xuất bào chế vitamin này đã thải ra một lượng nước thải có những tính chất và thành phần đặc trưng gây nhiều tác hại xấu đến môi trường. Bởi khi hòa tan vào nước, các chất có nguồn gốc từ vitamin C sẽ kết hợp với nhau hình thành nên một lớp màng dẫn đến sự khó phân hủy, tồn lưu lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật gây độc tích lũy, ảnh hưởng nguy hại đến cuộc sống.
Vì vậy việc xử lý ô nhiễm sinh ra trong quá trình sản xuất thuốc là một trong những yếu tố cần thiết để các cơ sở dược phẩm đạt GMP.
Đề tài “Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất các loại thuốc Vitamin bằng phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí” được thực hiện nhằm tìm ra những giải pháp kỹ thuật hợp lý xử lý nước thải sản xuất Vitamin, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đi cùng với công tác bảo vệ môi trường và hướng tới thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trong lĩnh vực bào chế dược phẩm, đề tài được thực hiện với mục tiêu tìm ra phương pháp hiệu quả xử lý nước thải sản xuất Vitamin – một trong những loại thuốc bổ cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của con người.
Đây chính là cơ sở nhằm xây dựng giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề môi trường nói chung cho các xí nghiệp dược phẩm ở Việt Nam hiện nay.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu công nghệ bào chế dược phẩm ở Việt Nam.
Đánh giá mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm trong sản xuất bào chế dược phẩm.
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu đầu vào của nước thải sản xuất Vitamin C (thí nghiệm với mẫu nhân tạo).
Tiến hành chạy mô hình thí nghiệm và phân tích các chỉ tiêu đầu ra với các tải trọng khác nhau.
Đưa ra kết quả để đánh giá khả năng xử lý nước thải sản xuất Vitamin C bằng công nghệ bùn hoạt tính hiếu khí.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng mô hình mô phỏng bể sinh học hiếu khí – Aerotank với kích thước nhỏ, quy mô phòng thí nghiệm.
Vận hành mô hình mô phỏng để xử lý nước thải.
Kiểm nghiệm các đặc tính ô nhiễm của nước thải trước và sau xử lý để đánh giá hiệu quả xử lý.
Phương pháp phân tích: các thông số được phân tích theo phương pháp chuẩn (APHA, AWWA, TCVN 1995 và Standard Methods). Các thông số đo và phương pháp phân tích được trình bày trong bảng sau:
Thông số
Phương pháp phân tích
pH
pH kế
COD
Phương pháp đun hở
SS
Lọc, sấy 1050C, cân phân tích
N-NH4
Phương pháp Nessler, so màu bằng máy quang phổ kế hấp thu
P - PO4
Phương pháp ascorbic so màu bằng máy quang phổ kế hấp thu
Bảng 1.1 Các thông số và phương pháp phân tích
Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu được thể hiện trên các bảng biểu.
Số liệu được quản lý và xử lý bằng chương trình Microsoft Excel/Microsoft office 2000.
Văn bản soạn thảo được sử dụng trên chương trình Microsoft Word/Microsoft Office 2000
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ được thực hiện cho nước thải sản xuất thuốc Vitamin C – một trong những loại thuốc bổ thông dụng trên thị trường hiện nay.
Mô hình được sử dụng dưới dạng mô phỏng có kích thước nhỏ, áp dụng trong phòng thí nghiệm.
Ứng dụng đối với bể sinh học hiếu khí – Aerotank.
Từ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, thị trường dược phẩm Việt Nam ngày càng có nhiều bước tiến mới. Bên cạnh các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, ngành dược trong nước cũng đã có nhiều kỹ thuật mới, nhiều dược chất mới, tá dược mới được đưa vào sử dụng góp phần làm phong phú và đa dạng hơn cho các sản phẩm dược Việt Nam. Nhưng để nâng cao chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường, các cơ sở sản xuất cần phải đầu tư nâng cấp nhằm hướng tới thực hiện Tiêu Chuẩn Thực Hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
2.1 Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP)
GMP bắt đầu được hình thành từ những năm 1960 và cho đến nay nó đang áp dụng trên 100 quốc gia bao gồm: GMP của Mỹ, Canada, Nhật…; GMP của Châu Aâu; GMP của ASEAN; GMP của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO). Tại Việt Nam, đến năm 2002 có 20 cơ sở sản xuất dược phẩm đã được Bộ Y Tế duyệt và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN.
Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP: Good Manufacturing Practices) là hệ thống những quy định chung hay hướng dẫn nhằm đảm bảo các nhà sản xuất có thể cho ra những sản phẩm luôn luôn:
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.
- An toàn cho người sử dụng.
Trong quá trình sản xuất thuốc có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc như tình trạng lộn xộn, nhầm lẫn hay nhiễm/nhiễm chéo. Việc kiểm tra chất lượng thuốc có thể bị hạn chế vì chỉ kiểm tra một số mẫu đại diện cho lô sản xuất, khả năng của phương pháp hay thiết bị kiểm nghiệm có giới hạn. Do đó mục tiêu áp dụng GMP là giúp các nhà sản xuất thuốc phòng ngừa hay giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất.
2.1.1 Năm yếu tố quan trọng của GMP
Môi trường Nguyên liệu Con người
Quy trình Thiết bị
2.1.2 Mười nội dung chính của GMP
Khái niệm
Nhân sự
Nhà xưởng
Thiết bị
Vệ sinh
Chất lượng
Tự thanh tra
Xử lý khiếu nại
Tài liệu…
Sản xuất
Hình 2.1 Các nội dung chính trong GMP
2.1.3 Giao thao giữa GMP, ISO và TQM
Học thuyết của Demming đã được xem là học thuyết có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20 trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Dựa vào học thuyết này, thế giới đã phát triển theo 2 hướng khác nhau:
- Quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn hóa (Được phát triển mạnh ở Mỹ và Châu Aâu mà đỉnh cao của nó hiện nay là ISO 9000).
- Quản lý chất lượng toàn diện (được khởi xướng từ Nhật Bản và thành công ở nhiều nước Châu Á).
Thực hành tốt sản xuất (GMP) và Hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO: International Organisation for Standardisation) giống nhau ở chỗ cùng xây dựng nên các tiêu chuẩn chất lượng và dùng các tiêu chuẩn này để đánh giá hệ thống chất lượng của một doanh nghiệp. Trong khi Quản lý chất lượng toàn diện (TQM: Total Quality Management) không đặt trọng tâm vào tiêu chuẩn hóa mà lại đặt trọng tâm vào con người. TQM không phải là một tiêu chuẩn do đó không có chính sách xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đạt TQM.
Về thực chất, cả 3 hệ thống GMP, ISO, TQM có những điểm giống nhau cơ bản về mục tiêu, chỉ khác nhau về sự hệ thống hóa hồ sơ và cách áp dụng. Mục tiêu cơ bản của GMP, ISO và TQM là đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thông qua một hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng triệt để và rộng khắp trong tất cả các khâu của sản xuất và dịch vụ.
Một doanh nghiệp dược phẩm đạt ISO 9002 thì không chắc chắn sản phẩm của họ sẽ được chấp nhận ở thị trường Châu Aâu, Mỹ….mà không cần tới giấy chứng nhận GMP Châu Aâu hoặc GMP của WHO. Do đó, đối với các nhà sản xuất dược phẩm, GMP là tiêu chuẩn đầu tiên và bắt buộc. Tuy nhiên, ISO 9002 cũng được khuyến khích thực hiện, miễn là hai hệ thống văn bản của GMP và ISO 9002 không tồn tại song song để tránh tới những bất cập trong lĩnh vực quản lý, lãng phí về nguồn lực (nhân lực, thời gian), ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2 Sơ lược về ngành dược Việt Nam
Trong ngành sản xuất dược phẩm, người ta chia thành 3 giai đoạn sản xuất như sau:
Nghiên cứu và phát triển.
Chuyển đổi những hợp chất hữu cơ tự nhiên trở thành nguyên liệu dược phẩm thông qua các quá trình lên men, chiết tách và tổng hợp hóa học.
Hoàn tất pha trộn và đóng gói sản phẩm.
Ở Việt Nam, hầu hết các nhà máy sản xuất dược phẩm đều là quy trình pha trộn và đóng gói thành phẩm được tiến hành với những sản phẩm bao gồm thuốc gây tê, mê, thuốc tẩy trùng, nước muối bão hòa, thuốc chống đông, thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc trợ tim, thuốc thần kinh và các loại vitamin trong các dạng thành phẩm như viên nang, viên nén, thuốc tiêm, xirô, kem, chai dịch truyền, bao thuốc dạng lỏng…
2.3 Quy trình sản xuất
2.3.1 Mguyên phụ liệu và sản phẩm
2.3.1.1 Sản phẩm
Các nhà máy dược tại Việt Nan, sản phẩm sau khi vô chai và đóng gói sẽ có nhiều tên gọi thương mại khác nhau, nhưng chỉ theo các dạng sử dụng thông dụng sau: viên nén, viên nang, xirô, bao bột dạng lỏng, kem, thuốc mỡ và chai thuốc sát trùng, dạng chai dịch truyền và thuốc tiêm.
2.3.1.2 Nguyên liệu
Nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm bao gồm các thành phần dược liệu chính, các chất tá dược như đường, lactose,…và các dung môi như methylene chlorid, dichloro ethane, ethyl acetate và methanol. Phần lớn các dược liệu này đều là những sản phẩm nhập khẩu.
Nguyên liệu cơ bản phục vụ việc sản xuất vỏ viên nang là gelain y tế. Gelain là hỗn hợp của protein nước bão hòa có nguồn gốc chính từ colagen, một dạng protein tự nhiên. Một số nguyên liệu chính khác sử dụng trong sản xuất vỏ viên nang là thuốc nhuộm, chất trợ nhuộm, chất bảo quản và glyxerin.
Một số các nguyên liệu đóng gói khác nhau như chai thủy tinh, nắp nhựa, đai niêm phong nhôm, túi giấy, nhựa, carton, nhãn và màng co cũng được sử dụng trong quy trình sản xuất.
2.3.2 Cơ sở hạ tầng sản xuất
2.3.2.1 Trang thiết bị máy móc sản xuất
Những thiết bị chính được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác nhau gồm:
Thùng khuấy trộn.
Máy nghiền mịn.
Buồng sấy.
Lò và tủ hấp.
Máy dập viên.
Máy bao viên.
Máy sản xuất vỏ viên nang.
Máy gói viên nang.
Vì những mục đích khác nhau nên có thể có các máy rót tự động hay bán tự động để rót thuốc dạng lỏng vào chai, ống tiêm, bột vào chai và cream vào các tube.
Các máy in.
2.3.2.2 Hệ thống cung cấp nước
Trong nhà máy, hệ thống nước sản xuất sẽ gồm 3 loại chính sau:
- Nước làm mềm thông qua hệ thống trao đổi cation để cung cấp cho nồi hơi.
- Nước khử khoáng được dùng để hoà tan nguyên liệu rắn và được cung cấp bởi thiết bị lọc RO.
- Nước cất được dùng cho các loại ống tiêm và các loại thuốc khác. Quá trình rửa ống tiêm cũng dùng đến nước này.
2.3.3 Một số quy trình sản xuất điển hình
2.3.3.1 Pha chế thuốc
Nguyên liệu thô từ trong kho chứa được chuyển qua khu vực pha chế, tại đây nguyên liệu được cân đong pha trộn và là khâu ưu tiên quan trọng nhất trong khu vực sản xuất.
2.3.3.2 Quy trình sản xuất thuốc viên
Nguyên liệu
Kiểm nghiệm
Tá dược
Trộn bột
Đóng gói ép vỉ
Làm sạch viên
Đóng kiện
Tá dược đã K.N
Sấy khô sửa hạt
Kiểm nghiệm bán thành phẩm
Nhào ướt
Sát hạt
Tá dược bóng đã K.N
Hồ dính
Trộn hạt
Dập viên
Kiểm nghiệm thành phẩm lưu mẫu
Bao bì đã xử lý
Xuất xưởng
Hình 2.1: Quy trình sản xuất thuốc viên
2.3.3.3 Quy trình đóng gói viên nang
Quy trình đóng gói viên nang là quá trình trong đó thuốc được cho vào các viên con nhộng bằng máy đóng viên nang. Nguyên liệu cũng trải qua các bước như pha chế, rây sàng và nhào trộn giống như quy trình sản xuất thuốc viên.
2.3.3.4 Quy trình sản xuất xirô
Xirô bảo quản và hoà tan với nước khử khoáng trong bình thuỷ tinh ở nhiệt độ cố định khoảng 900C. Dung dịch được khuấy trộn liên tục và sau đó được làm mát đến nhiệt độ khoảng 300C. Sau đó, những nguyên liệu chính được đưa vào và tiếp tục khuấy trộn. Hương vị được cho vào trong quá trình khuấy trộn. Độ lỏng của dung dịch xirô được duy trì bằng cách cho thêm nước khử khoáng. Sau quá trình trên, xirô được lọc và chứa trong các thùng chứa lớn trước khi đóng chai và vô bao.
2.3.3.5 Quy trình sản xuất nước uống
Quy trình cũng bao gồm pha chế, khuấy trộn để đạt một hỗn hợp đồng nhất và rót hỗn hợp này vào máy để chiết rót vào chai hay bao với những khối lượng xác định. Cuối cùng chai hay bao được mang đi đóng gói in nhãn.
Kiểm nghiệm nguyên phụ liệu
Nguyên liệu
Hòa tan hoàn toàn chất phụ
Hòa tan hoàn toàn nguyên liệu chính
Phụ liệu tá dược
Lọc trong
Xử lý làm sạch
Vào chai
Dán nhãn
Đóng gói
Bao bì
Xuất xưởng
Kiểm nghiệm thành phẩm lưu mẫu
Định lượng bán thành phẩm
Hình 2.2: Quy trình sản xuất nước uống
Nguyên liệu
2.3.3.6 Quy trình sản xuất thuốc kem và thuốc mỡ
Tá dược
Xử lý làm sạch
Kiểm nghiệm thành phần lưu mẫu
Nguyên liệu
Kiểm nghiệm
Hòa tan thành phần dầu mỡ
Hòa tan hoàn toàn vào thành phần nước
Bao bì
Nghiền điều hòa thành chất
Kiểm nghiệm định lượng bán thành phẩm
Vào ống tube, chai, lọ
In, dán nhãn
Đóng gói
Xuất xưởng
Hình 2.3: Quy trình sản xuất thuốc kem, mỡ
Nguyên liệu
Kiểm nghiệm nguyên phụ liệu
Phụ liệu tá dược
Hòa tan hoàn toàn chất phụ
Hòa tan hoàn toàn nguyên liệu chính
Định lượng bán thành phẩm
Oáng tiêm rỗng
Cắt loại
Rửa sạch
Lọc trong
Lọc trùng
Hấp tiệt trùng
Đóng ống
Hấp tiệt trùng
Bao bì
Soi
Xử lý làm sạch
Đóng gói
Xuất xưởng
Kiểm nghiệm thành phẩm lưu mẫu
2.3.3.7 Quy trình sản xuất thuốc tiêm
Hình 2.4: Quy trình sản xuất thuốc tiêm
2.4 Ô nhiễm nước thải trong các nhà máy sản xuất dược phẩm
2.4.1 Nhu cầu sử dụng nước
Nước được sử dụng chủ yếu cho các quá trình sau:
Quá trình sản xuất.
Rửa thiết bị.
Rửa chai ống.
Vệ sinh khu vực sản xuất.
Cung cấp cho lò hơi.
Cấp nước cho tháp giải nhiệt.
Cung cấp cho hệ thống điều hòa không khí.
Cung cấp cho phòng thí nghiệm.
Cấp nước cho khu vực văn phòng.
Nước khử khoáng được dùng cho các mục đích sau:
Rửa chai, lọ, ống.
Cấp cho quá trình sản xuất thuốc kem và mỡ.
Cấp cho phòng thí nghiệm.
Cấp nước cho máy cất nước.
Nước cất được sử dụng trong sản xuất thuốc tiêm và một số loại thuốc khác.
Tổng lượng nước tiêu thụ bao gồm cả nước vệ sinh dùng cho bộ phận văn phòng, nước rửa nhà xưởng và các loại nước làm sạch khác ước tính khoảng 120 – 180l/kg nguyên liệu.
2.4.2 Các nguồn thải trong nhà máy
Trong quy trình sản xuất đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng lượng nước tham gia vào quá trình sản xuất không lớn nhưng có mức độ ô nhiễm khá cao bởi vì có sự hiện diện hàm lượng khá lớn các loại hợp chất hữu cơ. Bảng sau đây là tóm tắt về tổng thể các nguồn thải và một số tính chất điển hình của nó.
Nguồn thải
Tính chất
Rửa thiết bị máy móc
Rửa chai, lọ.
Vệ sinh nhà xưởng.
Nước thải phòng thí nghiệm.
Dòng nước thải bỏ nồi hơi.
Nước ngưng tụ.
Dòng nước thải bỏ của tháp giải nhiệt.
Nước tái sinh hệ thống làm mềm nước.
Nước thải văn phòng và các loại khác.
BOD, COD, SS, DS
Dòng nước sạch.
BOD, COD, SS, DS
BOD, COD, SS, DS
DS
Nước nóng.
DS
DS
BOD, COD, SS.
Bảng 2.1 Các nguồn thải trong nhà máy và tính chất ô nhiễm điển hình
Chi tiết về các nguồn thải trên như sau:
Rửa thiết bị máy móc: Đây là nguồn thải chính với mức ô nhiễm cao của các nhà máy dược phẩm.
Trong một số nhà máy, có các bộ phận hay một phần của thiết bị có thể tháo lắp ra được thì đem rửa tại các khu vực riêng, còn phần còn lại của thiết bị thì được rửa tại chỗ.
Nhìn chung các thiết bị đầu tiên được rửa bằng nước máy và sau đó tiếp tục rửa với nước nóng để đảm bảo không có nhiễm chéo. Các hóa chất tẩy rửa được sử dụng. Cuối cùng, thiết bị được làm khô bởi máy thổi khí. Nồi hấp và máy đóng viên thường được rửa với dung dịch sau khi hoàn tất mỗi mẻ.
Rửa chai, lọ, ống: ống thủy tinh dùng trong sản xuất thuốc tiêm thông thường được rửa nước máy sau đó rửa bằng nước khử khoáng và cuối cùng được rửa bằng nước cất.
Vệ sinh nhà xưởng: Nền của khu vực sản xuất thông thường được làm sạch bởi máy hút bụi để thu gom nguyên liệu khô và sau đó lau chùi dung dịch. Sàn nhà xưởng thường hay được rửa bằng nước. Nước thải rửa sàn chứa hàm lượng nhỏ các chất hóa học. Và lượng nước thải này cũng bao gồm cả phần nước thải do rửa chổi lau nhà có chứa các chất trên.
Nước thải phòng thí nghiệm: Nước thải từ phòng thí nghiệm bắt nguồn từ các quá trình rửa vệ sinh các dụng cụ thiết bị phòng thí nghiệm, nó chứa đựng những chất ô nhiễm như dung môi, các tác nhân phân tích, các hóa chất dược phẩm.
Nước thải bỏ của nồi hơi: Nhằm khống chế TDS trong nồi hơi, một phần của nước thải trong nồi sẽ được thải ra ngoài định kỳ. Phần nước thải này có TDS cao và cũng chứa hàm lượng vết các hóa chất dùng trong nồi hơi. Nhiệt độ của nước thải này khá cao khoảng 1000C.
Hơi nước ngưng tụ: Hơi nước sau khi sử dụng cho nồi hấp, máy đóng viên nén, thiết bị cất nước, hệ thống điều hòa không khí và khử độ ẩm và hệ thống gia nhiệt cho các thiết bị thủy tinh.
Nước thải bỏ của tháp giải nhiệt: Dòng nước thải này có TDS cao và cũng có hàm lượng nhỏ các hóa chất sử dụng cho hệ thống nước làm mát.
Nước làm mềm: Nước thải của quá trình này chứa đựng TDS cao và một lượng muối còn dư lại.
2.4.3 Một số đặc tính của nước thải
2.4.3.1 Sự thay đổi của tính chất nước thải theo thời gian
Như đã trình bày ở trên, nước thải ô nhiễm chủ yếu là xuất phát từ quá trình rửa làm vệ sinh các thiết bị dụng cụ. Do vậy, lưu lượng của nước thải