Đề tài Nghiệp vụ hải quan: Hải quan điện tử tại Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động khắp hành tinh, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thì ngoại thương trở thành hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp. Muốn hoạt động ngoại thương có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần có chuyên gia giỏi nghiệp vụ ngoại thương.

doc69 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ hải quan: Hải quan điện tử tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG ĐỀ TÀI : Giảng viên hướng dẫn : Th.s Cao Minh Trí Nhóm thuyết trình : 5 TP.HCM-Tháng 5/2010 Danh sách nhóm : STT Họ tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ đóng góp 1 Vũ Ngọc Anh 082667Q Nhóm trưởng 2 Nguyễn Diệu Hương 062722K 3 Nguyễn Ngọc Diễm 082508Q 4 Triệu Thiên Thanh 080822Q 5 Lê Thị Thanh Loan 082567Q 6 Nguyễn Thị Mỹ Trinh 080840Q 7 Lê Thanh Quang Thái 082616Q 8 Bùi Nguyễn Nguyên Thảo 073524Q 9 Nguyễn Hùng Tâm Ngọc 073456Q 10 Lê Trần Quang Trung 070764Q 11 Trần Hữu Long 070634Q MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 1. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của hải quan việt nam 5 Qui định chung thủ tục hải quan xuất, nhập, chuyển cửa khẩu 6 3. Quy trình thủ tục hải quan 8 4. Swot. 14 CHƯƠNG II: HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Thủ tục hải quan điện tử 20 Swot . 24 CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM 32 C. KẾT LUẬN 34 Phụ lục 1: Tờ khai xuất khẩu và hướng dẫn ghi tờ khai XK 35 Phụ lục 2: Tờ khai nhập khẩu và hướng dẫn ghi tờ khai NK 42 Phụ lục 3: Luật hải quan 53 Phụ lục 4: Một vài thủ tục hải quan đối với từng loại hợp đồng 58 Tài liệu tham khảo 68 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động khắp hành tinh, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thì ngoại thương trở thành hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp. Muốn hoạt động ngoại thương có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần có chuyên gia giỏi nghiệp vụ ngoại thương. Và hôm nay nhóm chúng tôi xin đi sâu vào một phần của nghiệp vụ ngoại thương là: nghiệp vụ hải quan và hải quan điện tử tại Việt Nam. Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra: “Thuận lợi, Tận tuỵ, Chính xác” Với thời gian tìm hiểu có hạn cùng với những kiến thức còn hạn chế, nhất là kinh nghiệm đánh giá thực tế chưa sâu sắc và đầy đủ. Vì vậy trong bài tiểu luận không tránh những sai sót, kính mong thầy cùng các bạn đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những chuyên đề sau. CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 1. Chức năng, nhiệm vụ của hải quan việt nam Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng: + Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam trong điều kiên hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. + Xây dựng và chỉ dạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hải quan Việt Nam + Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan + Hướng đẫn, thực hiên và tuyên truyền pháp luật hải quan + Quy định về tổ chức hoạt động của hải quan + Đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ công chức hải quan + Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại. + Thống kê nhà nước về hải quan + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan + Hợp tác quốc tế về hải quan Nhiệm vụ của hải quan: Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vai trò của hải quan: Cùng với sự phát triển của nhân loại, lực lượng hải quan cũng ngày càng trưởng thành, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế, đăc biệt là kinh tế đối ngoại trong điều kiện hội nhập. + Chống buôn lậu và gian lận thương mại; + Tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hải quan Việt Nam nhằm góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia; hải quan không chỉ hoạt động ở cửa khẩu biên giới mà hoạt động dọc biên giới, cả trong nội địa, ở tất cả các nước có nhu cầu làm kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu không chỉ phối hợp với lực lượng trong nước mà còn phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức hải quan quốc tế và khu vực . 2. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa xuất khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, bao gồm: - Địa điểm thông quan nội địa (gọi tắt là ICD), - Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, - Cửa khẩu không phải là cửa khẩu xuất hàng, - Địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu, đến cửa khẩu xuất. 2. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến: - Địa điểm thông quan nội địa (ICD), - Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, - Cửa khẩu không phải là cửa khẩu nhập hàng, - Địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu. 3. Điều kiện để hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được chuyển cửa khẩu: - Hàng hóa phải được chứa trong con-ten-nơ hoặc phải được chứa trong các loại phương tiện, xe chuyên dùng đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan; - Đối với lô hàng không thể niêm phong được (hàng siêu trường, siêu trọng...) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập phải thông báo chi tiết cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết về tình hình hàng hóa vận chuyển không niêm phong. 4. Việc giám sát hàng hóa chuyển cửa khẩu thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc bằng các phương tiện, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ. Niêm phong hải quan thực hiện như sau: 4.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu: Do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập niêm phong. 4.2. Đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu: a) Nếu hàng hóa làm thủ tục hải quan tại ICD thì Chi cục Hải quan ICD niêm phong. b) Nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thì Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu niêm phong. c) Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng Hải quan ngoài cửa khẩu chưa kiểm tra, mà chuyển Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra, thì công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa ở cửa khẩu xuất niêm phong. d) Trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế: Không niêm phong hải quan, nhưng đối với một số trường hợp xét thấy cần thiết để chống gian lận thương mại thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu quyết định niêm phong hải quan lô hàng đó. Trường hợp có cơ sở phát hiện lô hàng có sai phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất quyết định kiểm tra thực tế lô hàng đó và thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết. 5. Quy định về luân chuyển Biên bản bàn giao hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu: Khi nhận được Biên bản bàn giao do các đơn vị khác chuyển đến, Chi cục Hải quan nơi nhận lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao (bao gồm các nội dung: số thứ tự; số, ngày, Biên bản bàn giao, số, ngày tờ khai hải quan, Chi cục làm thủ tục hải quan, tình trạng hàng hóa khi nhận), cứ 5 ngày làm việc phải fax cho đơn vị gửi 01 lần, (không phải gửi trả lại Biên bản bàn giao). Quá thời hạn trên không nhận được Bảng thống kê thì đơn vị gửi thông báo cho Chi cục Hải quan nơi nhận biết để phối hợp xác minh làm rõ. Đối với trường hợp lô hàng cần phải theo dõi thì Chi cục Hải quan nhận phải fax Biên bản bàn giao ngay để đơn vị gửi nắm được thông tin kịp thời. 6. Trường hợp hàng nhập khẩu được dỡ xuống cảng khác cảng đích ghi trong vận tải đơn và được vận chuyển đến cảng đích bằng phương tiện vận tải khác thì coi như là hàng chuyển cửa khẩu, thủ tục hải quan thực hiện như hàng chuyển cửa khẩu. 7. Chủ hàng, người vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu có trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa, đi đúng tuyến đường, đúng thời gian ghi trong hồ sơ, luân chuyển bộ hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan nơi gửi, nơi nhận. 8. Quy định này áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu chuyển cửa khẩu giữa cửa khẩu xuất/nhập khẩu và địa điểm làm thủ tục hải quan thuộc tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố có cửa khẩu xuất/nhập. Đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu giữa hai đơn vị Hải quan thuộc cùng Cục Hải quan một tỉnh, thành phố thì trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản tại Quy định này, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quy định thủ tục cụ thể theo hướng đơn giản, ít giấy tờ hơn, bảo đảm yêu cầu quản lý, để áp dụng cho các đơn vị trực thuộc. 3. Quy trình thủ tục hải quan Đối với người khai hải quan Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan HỒ SƠ HẢI QUAN 1. Hồ sơ đối với hàng xuất khẩu, chủ hàng phải nộp: - Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính - Bản kê chi tiết hàng hóa đối với lô hàng có nhiều chủng loại:1 bản sao - Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản chính - Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mà trong trường hợp cần thiết Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quy định: 1 bản sao - Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan. 2. Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu, chủ hàng phải nộp: - Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 2 bản chính - Hóa đơn thương mại: 1 bản chính - Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 1 bản sao - Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản chính - Bản sao vận đơn: 1 bản loại copy - Bản kê chi tiết hàng hoá đối với lô hàng có nhiều chủng loại: 1 bản chính và 1 bản sao - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 1 bản chính - Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định hàng hóa hoặc giấy thông báo của nhà nước về việc miễn kiểm tra về chất lượng ở cấp nhà nước: 1 bản chính - Chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể Trường hợp được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận, người khai hải quan được nộp chậm các chứng từ sau đây: - Giấy chứng nhận xuất xứ - được nộp chậm không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan - Các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (trừ tờ khai hải quan) không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan Ngoài ra, đối với các hàng hóa khác, hồ sơ hải quan cũng suy từ hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu để quy định. Đối với cơ quan hành chính nhà nước Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai Hải quan, kiểm tra hồ sơ và thông quan lô hàng miễn kiểm tra: Công việc của bước này là công chức hải quan nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế; - Nếu không được phép đăng kí tờ khai thì thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ cho người hải quan biết, trong đó nêu rõ lý do. - Nếu được phép đăng kí tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhập thông tin tờ khai vào hệ thống máy tính, thông tin sẽ tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra- có 3 mức độ khác nhau (mức 1, 2 3 tương ứng xanh, vàng, đỏ) Mức 1: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh) Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễm kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng vàng) Mức 3: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ). Mức 3 có 3 mức độ kiểm tra thực tế: + Mức 3 (a): kiểm tra toàn bộ lô hàng + Mức 3 (b): kiểm tra thực tế 10% lô hàng nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. + Mức 3 (c): kiểm tra thực tế 5% lô hàng nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm Lưu ý: ở một số trường hợp, công chức hải quan đề xuất hình thức và mức độ kiểm tra hải quan. Bước 2: nhân viên hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế: Ở bước này, công chức hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ mà doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu nộp vào cơ quan hải quan. Nội dung kiểm tra ở bước này là kiểm tra tính giá thuế, kiểm tra mã số thuế, chế độ chính sách thuế. Có các trường hợp: - Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhân viên hải quan sẽ nhập thông tin chấp nhận vào máy tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu” với hàng hóa hải quan theo luồng xanh thì thủ tục hải quan gần như kết thúc ở bước này. - Đối với hồ sơ luồng vàng có kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo của người khai hải quan, thì nhân viên hải quan: Kí xác nhận , đóng dấu số hiệu công thức vào ô “ xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan. Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan và trả tờ khai cho người khai hải quan”. + Đối với hồ sơ luồng đỏ có kết quả kiểm tra chi tiết phù hợp với khai báo của người khai hải quan hoặc có vấn đề cần lưu ý thì ghi vào lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và chuyển cho công chức bước 3 thực hiện. + Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ (vàng và đỏ) phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp, cần điều chỉnh, có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục xem xét quyết định: Quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng Kiểm tra lại hoặc thay đổi mức kiểm tra thực tế hàng hóa Tham vấn giá Trưng cầu giám định hàng hóa Lập biên bản chứng nhận hoặc biên bản vi phạm hành chính về hải quan Ở bước này, công chức hải quan thực hiện thủ tục xét miễm giảm, xét giảm thuế (nếu có) theo quy định của thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử… hoặc kiểm tra thủ công. Công việc bước này bao gồm: - Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, để xuất trình lãnh đạo chi cục xem xét, quyết định (nếu có). - Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa: + Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa + Kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn ghi tại lệnh hình thức, mức độ kiểm tra nêu trong phần b thông tư 112/2005/TT-BTC. + Xử lý kết quả kiểm tra: có 2 trường hợp: Nếu kết quản kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì kí xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tời khai hải quan. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sai lệch so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục xem xét quyết định: Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu. Lập biên bản chứng nhận/ biên bản vi phạm. Quyết định thông quan tạm giải phóng hàng Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. Nhiệm vụ của bước này bao gồm: - Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của ngân hàng/ tồ chức tín dụng về số thuế phải nộp đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay. - Thu lệ phí hải quan. - Đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” - Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan cho người khai hải quan - Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phục tập theo mẫu phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải qua ban hành kèm theo (mẫu 02: PTN-BGHS/2006) Bước 5: Phúc tập hồ sơ: - Nhận hồ sơ hải quan từ bộ phận thu lệ phí hải quản - Phúc tập hồ sơ theo quy trình phúc tập hồ sơ do Tổng cục hải quan ban hành. Chèn sơ đồ quy trình HQTT 4. Swot Điểm mạnh - Ngày 11/1/2007 Việt Nam gia nhập WTO giúp đưa hải quan Việt Nam ngày càng tiến gần đến chuẩn hải quan quốc tế. - Quy trình mới đã bổ sung thêm phần quy định chung để rạch ròi trách nhiệm và quyền hạn của từng công chức hải quan, lãnh đạo Chi cục trong thực hiện Quy trình; đưa ra các nguyên tắc, các yêu cầu bắt buộc khi triển khai thực hiện. Quy trình thủ tục mới cụ thể hóa đến mức cao nhất và đơn giản hóa ở mỗi bước, đồng thời ứng với mỗi bước còn quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng công chức, qua đó công chức biết rõ mình phải làm những gì và có quyền làm gì. - Nếu trước kia lãnh đạo chi cục mới được ký thông quan hàng hóa, thì nay Quy trình thủ tục hải quan mới đã cho phép công chức hải quan được quyền ký thông quan hàng hóa ở mỗi bước.Khắc phục tình trạng hồ sơ phải quay đi quay lại nhiều lần và không phải quay về xin ý kiến lãnh đạo trước kia. - Đã áp dụng khá nhiều chuẩn mực quốc tế vào hoạt động thực tiễn của mình. Hải quan Việt Nam đã chủ động tham gia Công ước về đơn giản hóa và Hài hòa hòa thủ tục Hải quan (Công ước Kyoto), Công ước về Hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (Công ước HS), Hiệp định TRIPS về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Luật mẫu của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)… và đã đưa những nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản nhất của các Công ước, Hiệp định… vào Luật Hải quan cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành thuộc hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Điểm yếu - Hành lang pháp lý còn nhiều bất cập cần chỉnh đốn, thay đổi - Hạ tầng vật chất kỹ thuật còn yếu Cụ thể còn thiếu: + Trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan, các thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của khách xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn. + Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hoá + Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan + Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới. - Tuy đã đưa vào hệ thống văn bản pháp quy 23 chuẩn mực của Công ước Kyoto (Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan do Tổ chức Hải quan Thế giới – WCO- ban hành), song đến nay mới triển khai được 18 chuẩn mực, còn 5 chuẩn mực vẫn phải “nằm chờ” do chưa đủ cơ sở pháp lý - Thủ tục hành chính rườm rà: Theo quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 về danh mục thủ tục trong ngành hải quan với 239 thủ tục, trong đó có 15 thủ tục cấp tổng cục, 27 thủ tục cấp cục và 197 thủ tục cấp chi cục Và theo WCO một giao dịch thương mại quốc tế thường liên quan đến 27-30 cơ quan/bên khác nhau Bao gồm khoảng 40 loại chứng tư khác nhau với khoảng 400 phần tử dữ liệu Trong đó 30 loại chứng tư lặp lại va 60-70%phần tư dư liệu trùng lặp ít nhất một lần. Cụ thể như : + Trên tờ khai XNK cũ có ô ghi mức độ kiểm tra hàng hóa, song theo quy trình hiện nay lại bắt buộc phải có thêm 2 tờ lệnh hình thức cũng chỉ nhằm mục đích thể hiện tiêu chí này. + Bố cục quy trình cũng chưa hợp lý, như thay vì khâu quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phải được đưa lên đầu, thì lại đặt ở công đoạn cuối. + Tiêu chí để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra (xanh, vàng, đỏ) do máy tính xác định nhưng vì phần mềm chưa hoàn chỉnh nên mức độ chính xác chưa cao + Một vấn đề cơ bản vẫn chưa được sửa đổi, đó là quy định tỉ lệ kiểm tra 5%, 10%, 100%, khiến khó khăn cho cả DN và hải quan. + Không phân biệt rõ người khai hải quan là giám đốc DN hay nhân viên đi làm thủ tục - Quy trình tính thuế, thu thuế, hoàn thuế Đối với quy trình hoàn thuế: + Việc quy định “hoàn thuế trong trường hợp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có Nhà nước có thầm quyền” là một quy định làm mất định tính thực thi của Luật Thuế GTGT. Hơn nữa với quy định này sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng và tuỳ tiện trong quá trình quyết định hoàn thuế. + Trong trường hợp ngành thuế nghi ngờ doanh nghiệp gian lận  thuế GTGT, cần có thời gian để xác minh thì thời hạn 15 ngày là không đủ + Việc hoàn thuế GTGT dựa trên những hóa đơn chứng từ đã có, còn tính
Tài liệu liên quan