Đề tài Nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ HDbank

*Kỳ hạn Hiện HDBank có đa dạng các kỳ hạn: Ngắn hạn: 1tuần, 2 tuần , 3 tuần (VND), 1 tháng (VND,USD, SJC), . Trung - Dài hạn: 12 tháng , 24 tháng. và các kỳ hạn gửi tiền khác do Tổng Giám đốc quy định và công bố trong từng thời kỳ. *Lọai tiền nhận gửi - Loại tiền nhận gửi VND, USD, EUR, SJC - Loại tiền nhận gửi khác do Tổng Giám đốc quy định và công bố trong từng thời kỳ. *Số dư tối thiểu - Số dư tối thiểu người gửi mở và duy trì tài khoản/ thẻ tiết kiệm: tùy thuộc vào sản phẩm sử dụng  TGTT: Cá nhân:100.000VND/50 đvị NT; Pháp nhân:1.000.000VND/100 đvị NT.  Linh hoạt/ Lũy tiến: 1.000.000 VND ( cá nhân và pháp nhân).  Tiết kiệm: - Không kỳ hạn: 100.00 VND/ 10 đvị NT; - Có kỳ hạn: 500.000 VND/ 50 đvị NT.  CCGV: 10 chỉ - Trường hợp người gửi phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với HDBank, HDBank có quyền trích tiền từ tài khoản/ thẻ tiết kiệm đến mức số dư của thẻ thấp hơn số dư tối thiểu. - Tài khoản có số dư dưới mức tối thiểu, HDBank sẽ thu phí duy trì tài khoản: cá nhân 5.000 đ/ tháng, pháp nhân 20.000 đ/ tháng.

doc30 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ HDbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN NGÂN QUỸ HDBANK 1.SỰ CẦN THIẾT Nhằm hệ thống hoá các sản phẩm, dịch vụ; nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ; các quy trình, quy định hiện có của HDBank. Từ đó giới thiệu cũng như cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đến KH một cách thống nhất và chuyên nghiệp trên toàn hệ thống HDBank. 2.PHẠM VI VÀ ĐỐI TUỢNG ÁP DỤNG Phạm vi tập huấn: trên toàn hệ thống HDBank. - Đối tượng tập huấn: tất cả Giao dịch viên; KSV, kiểm ngân (nếu có) trong hệ thống HDBank. 3. THỜI LƯỢNG: 3 buổi ( cả ngày Thứ 7 và buổi sáng ngày Chủ nhật). 4. PHỤ TRÁCH TẬP HUẤN: P. Thanh toán và Ngân quỹ - TSC; Phân hệ RBBT –DA Core Banking 5. NỘI DUNG TẬP HUẤN: 5.1 BUỔI 1 : NGHIỆP VỤ THANH TOÁN-QUY ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ 5.1.1 VĂN BẢN QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN STT Số QĐ, NĐ, TT Ngày QĐ, NĐ, TT Tên QĐ, NĐ, TT Ghi chú 1 110/2004/NH4 12/04/2004 Quy định về mở và sử dụng tài khoản TGTT 2 763/08/QĐ-TGĐ 08/08/2008 Quy định về việc cung cấp sản phẩm Tài khoản Linh hoạt 3 764/08/QĐ-TGĐ 08/08/2008 Quy định về việc cung cấp sản phẩm Tài khoản Lãi suất lũy tiến 4 431/08/QĐ-TGĐ 22/04/2008 Quy định về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ Vàng giữ hộ 5 159/2003/NĐ-CP 10/12/2003 Cung ứng và sử dụng Sec 6 05/2004/TT-NHNN 15/09/2004 Cung ứng và sử dụng Sec 7 1092/2002/QĐ-NHNN 08/10/2002 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 8 20/2008/QĐ-HĐQT 18/02/2008 Quy chế Tiền gửi tiết kiệm 9 436/08/QĐ-TGĐ 22/04/2004 Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 10 561A/08/QĐ-TGĐ 30/05/2008 Sửa đổi, bổ sung một số khoản mục Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 11 435/08/QĐ-TGĐ 22/04/2004 Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trả lãi khi đáo hạn 12 771/08/QĐ-TGĐ 14/08/2008 Bổ sung một số khoản mục Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trả lãi khi đáo hạn 13 434/08/QĐ-TGĐ 22/04/2004 Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trả lãi theo kỳ hạn thỏa thuận 14 771/08/QĐ-TGĐ 14/08/2008 Bổ sung một số khoản mục Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trả lãi theo kỳ hạn thỏa thuận 15 433/08/QĐ-TGĐ 22/04/2004 Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian 16 432/08/QĐ-TGĐ 22/04/2004 Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo số tiền 17 771/08/QĐ-TGĐ 14/08/2008 Bổ sung một số khoản mục Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo số tiền 18 799/08/QĐ-TGĐ 01/09/2004 Quy định cung cấp sản phẩm chứng chỉ gửi vàng có kỳ hạn, trả lãi khi đáo hạn 19 800/08/QĐ-TGĐ 01/09/2004 Quy định cung cấp sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trả lãi theo kỳ hạn thỏa thuận 20 389/QĐ-NH1 14/12/2005 Thể lệ Tiết kiệm Tích lũy mua nhà 21 635/07/QĐ-TGĐ 22/10/2007 Quy định cung cấp dịch vụ chi trả kiều hối Western Union 22 635/08/QĐ-TGĐ 30/06/2008 Quy định về lập, kiểm soát và lưu trữ chứng từ kế toán 23 397/2008/QĐ - TGĐ 18/04/2008 Quy định quản lý thông tin KH trên Symbols 24 113/QĐ-TGĐ 04/05/2006 Quy trình về thu chi hộ trong hệ thống HDBank 25 275/NH4 02/06/2004 Quy trình thu chi tiền mặt tại nơi yêu cầu của KH 26 35/08/QĐ-TGĐ 10/01/2008 Quy trình Giao nhận tiền mặt 27 34/08/QĐ-TGĐ 10/01/2008 Quy trình Giao dịch một cửa 5.1.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SẢN PHẨM TIỀN GỬI, TIẾT KIỆM *Kỳ hạn Hiện HDBank có đa dạng các kỳ hạn: Ngắn hạn: 1tuần, 2 tuần , 3 tuần (VND), 1 tháng (VND,USD, SJC),…. Trung - Dài hạn: 12 tháng , 24 tháng. và các kỳ hạn gửi tiền khác do Tổng Giám đốc quy định và công bố trong từng thời kỳ. *Lọai tiền nhận gửi Loại tiền nhận gửi VND, USD, EUR, SJC Loại tiền nhận gửi khác do Tổng Giám đốc quy định và công bố trong từng thời kỳ. *Số dư tối thiểu Số dư tối thiểu người gửi mở và duy trì tài khoản/ thẻ tiết kiệm: tùy thuộc vào sản phẩm sử dụng TGTT: Cá nhân:100.000VND/50 đvị NT; Pháp nhân:1.000.000VND/100 đvị NT. Linh hoạt/ Lũy tiến: 1.000.000 VND ( cá nhân và pháp nhân). Tiết kiệm: - Không kỳ hạn: 100.00 VND/ 10 đvị NT; - Có kỳ hạn: 500.000 VND/ 50 đvị NT. CCGV: 10 chỉ Trường hợp người gửi phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với HDBank, HDBank có quyền trích tiền từ tài khoản/ thẻ tiết kiệm đến mức số dư của thẻ thấp hơn số dư tối thiểu. Tài khoản có số dư dưới mức tối thiểu, HDBank sẽ thu phí duy trì tài khoản: cá nhân 5.000 đ/ tháng, pháp nhân 20.000 đ/ tháng. *Ngày trả vốn và lãi Không kỳ hạn: trả lãi vào ngày cuối tháng và nhập vào vốn gốc. Có kỳ hạn: Ngày trả vốn và lãi là ngày tất toán hoặc ngày đáo hạn. Trường hợp ngày đáo hạn rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ người gửi có thể rút tiền vào ngày làm việc liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ, ngày lễ. *Ngày đáo hạn Ngày đáo hạn là ngày gửi (ngày gia hạn) + kỳ hạn gửi. Trường hợp ngày gửi (ngày gia hạn) là ngày cuối tháng thì ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của tháng đáo hạn. *Lãi suất và phương pháp tính lãi Lãi suất. Lãi suất tiền gửi - tiết kiệm do Tổng Giám đốc HDBank quy định trong từng thời kỳ và từng khu vực trên cơ sở lãi suất thị trường và nhu cầu vốn kinh doanh của HDBank. Phương pháp tính lãi Lãi được tính theo ngày gửi thực tế và trên cơ sở một năm là 365 ngày. Tiền lãi được tính khi đáo hạn hoặc khi tất toán thẻ tiết kiệm/ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tính theo lãi suất tương ứng với số ngày thực gửi. Số ngày thực gửi được tính từ ngày gửi đến ngày tất toán thẻ tiết kiệm, tính ngày gửi không tính ngày lĩnh. Công thức tính lãi: Số lãi = Số dư x Lãi suất được hường (% năm) x Số ngày phải trả 365 thực gửi _ Đối với CCGV xem quy định cung cấp sản phẩm: nhớ thông báo quy định về trả lãi áp dụng từ 05/09/2008 cho khách hàng. *Tất toán, gia hạn Tất toán đúng hạn /gia hạn: gia hạn khác với kỳ hạn ban đầu. Tất toán trước hạn: Người gửi phải đăng ký trước về nhu cầu tất toán trước hạn ngay khi gửi và phải đăng ký trước cho HDBank. Nếu không đăng ký trước tùy tình hình cân đối nguồn vốn HDBank sẽ đáp ứng nhu cầu rút trước hạn trong thời gian ngắn nhất. *Gửi thêm, rút một phần vốn, rút lãi - Người gửi chỉ được gửi thêm/ rút bớt một phần vốn/ rút lãi vào đúng ngày đáo hạn thẻ tiết kiệm/ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Trường hợp ngày đáo hạn rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ, người gửi được gửi thêm / rút bớt một phần vốn / rút lãi bằng cách tất toán thẻ tiết kiệm/ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cũ, mở thẻ tiết kiệm/ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn mới vào ngày làm việc trước hoặc sau ngày nghỉ, ngày lễ. 5.1.3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC SẢN PHẨM KH cá nhân : Nhóm Sản phẩm T/toán UNC cho KH khác (Y/N) Phát hành séc (Y/N) Lãi suất Đúng hạn Lãi suất Trước hạn Số lần rút gốc TG KKH TGTT thông thường Y Y KKH KKH KGH Tài khoản linh hoạt Y Y Bậc thang toàn bộ Bậc thang toàn bộ KGH Tài khoản lũy tiến Y Y Bậc thang từng phần Bậc thang từng phần KGH Tài khoản chuyên dùng Y N KKH KKH KGH Ký quỹ, bảo lãnh Y N Lãi suất KKH hoặc không lãi Theo hợp đồng Vàng giữ hộ N N 0 0 KGH Tiết kiệm KKH N N KKH KKH KGH TG KH Tiết kiệm có kỳ hạn, trả lãi cuối kỳ N N Cố định Tùy thời kỳ 1 Tiết kiệm có kỳ hạn, trả lãi định kỳ tháng,quý,năm N N Cố định Tùy thời kỳ 1 Bậc thang TG (kỳ hạn 365 ngày) N N Cố định Theo số ngày thực gửi 1 Bậc thang số tiền N N Cố định KKH 1 Tích lũy mua nhà KH không quan tâm, hiện không còn số dư. Nhớ tbáo KH trả lãi bằng vàng CCGV trả lãi đáo hạn N N Cố định 0 1 CCGV trả lãi định kỳ N N Cố định 0 1 CCTG VND Căn cứ vào thể lệ quy định từng thời kỳ KH TCKT : Nhóm Sản phẩm T/toán UNC cho KH khác (Y/N) Phát hành séc (Y/N) Lãi suất Đúng hạn Lãi suất Trước hạn Số lần rút gốc TG KKH TGTT thông thường Y Y KKH KKH KGH Tài khoản linh hoạt Y Y Bậc thang toàn bộ Bậc thang toàn bộ KGH Tài khoản lũy tiến Y Y Bậc thang từng phần Bậc thang từng phần KGH Tài khoản chuyên dùng Y N KKH KKH KGH Ký quỹ, bảo lãnh Y N Lãi suất KKH hoặc không lãi Theo hợp đồng Vàng giữ hộ N N 0 0 KGH TG KH TG có kỳ hạn, trả lãi cuối kỳ N N Theo hợp đồng TG có kỳ hạn, trả lãi định kỳ tháng,quý,năm N N Theo hợp đồng CCTG VND Căn cứ vào thể lệ quy định từng thời kỳ 5.1.4 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT DỊCH VỤ STT Tên dịch vụ Mô tả dịch vụ QĐ liên quan 1 Chuyển tiền trong nước Chuyển tiền trong HDBank hay ngoài HDBank. KH có tài khoản hoặc không có tài khoản 2 Bán ngoại tệ để KH chuyển,mang ra nước ngoài * Phòng/ Bộ phận TT và NQ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ hợp lệ và thu tiền VND. * P.KD TT duyệt giá bán ngoại tệ. * P. TTQT thực hiện chuyển tiền (chuyển); P.TT và NQ thực hiện xác nhận (mang). 3 Thu /chi hộ trong hệ thống HDBank 4 Thu/chi hộ tận nơi theo yêu cầu của KH và điều kiện từng đơn vị đảm bảo an toàn cho HDBank *Tại trụ sở các TCTD khác, nơi KH rút tiền; *Tại nhà KH ( theo địa chỉ đăng ký với HDBank), mặt tiền đường hoặc hẻm rộng > 6m, thông thoáng, nếu là hẻm cụt thì hẻm phải ngắn < 200 m) 5 Kiểm đếm *Kiểm đếm hộ *Khi KH rút TM trong số ngày qui định kể từ ngày nộp. 6 Xác nhận số dư 7 Giữ hộ: tài sản quý, giấy tờ có giá 5.1.5 HỎI VÀ TRẢ LỜI (Q &A) – QUI ĐỊNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ 5.2 BUỔI 2 : NGHIỆP VỤ THANH TOÁN - QUY TRÌNH THỰC HIỆN Một số từ viết tắt : GDV = Teller=Giao dịch viên; KSV = Kiểm soát; CIF=Mã số KH; KH=khách hàng; NH=ngân hàng; KKH= không kỳ hạn; TCKT=tổ chức kinh tế 5.2.1 KHÁI QUÁT CÁC MÃ SẢN PHẨM TRÊN SYMBOLS : 10 nhóm Nhóm Acct_type Symbols Mô tả nhóm sp Đặc điểm Đối tượng 00 0xx Term Deposit Tiết kiệm kỳ hạn cá nhân cũ trước golive Cá nhân 01 1xx Tiết kiệm,CCTG kỳ hạn cá nhân KV1 LS có kỳ hạn theo từng khu vực 02 2xx Tiết kiệm,CCTG kỳ hạn cá nhân KV2 03 3xx Tiết kiệm,CCTG kỳ hạn cá nhân KV3 04 4xx Tiết kiệm,CCTG kỳ hạn cá nhân KV4 05 5xx Saving Account Tiết kiệm KKH cá nhân LS KKH 06 6xx Term Deposit Tiền gửi kỳ hạn,CCTG TCKT LS thường thỏa thuận theo HĐ, trừ CCTG TCKT 07 7xx Current Account Tiền gửi KKH cá nhân,TCKT có lãi Lãi KKH Cá nhân, TCKT 08 8xx Tiền gửi KKH cá nhân,TCKT không có lãi Không lãi Cá nhân, TCKT 09 9xx Tài khoản nội bộ HDBank Không lãi HDBank 5.2.2 KHÁI QUÁT CÁCH MỞ TÀI KHOẢN CÓ KỲ HẠN Symbols có nhiều sản phẩm TG có kỳ hạn dưới nhiều hình thức : tiền gửi, tiết kiệm, CCTG, CCGV. Mỗi sản phẩm sẽ có một account type khác nhau. Cách mở tài khoản cho các sản phẩm này trên symbols về cơ bản chỉ có 2 điểm khác , chia thành 2 nhóm như sau: Nhóm 1 : các sp lãi nhập vốn gốc : 100, 101, 102, 104,105, 151, 161, 162, 200, 201, 202, 204, 205, 251, 261, 262, 300, 301, 302, 304, 305, 351, 361, 362, 400, 401, 402, 404, 405, 451, 461, 462, 600, 604, 605, 610, 661, 662 … Nhóm 2 : các sp lãi ko nhập gốc, được trả sang TK thứ 3 : 003, 023,103,203,303,403,123,223,323,423,110, 111, 120, 130, 140, 141, 210, 211, 220, 230, 240, 241, 310, 311, 320, 330, 340, 341, 410, 411, 420, 430, 440, 441, 611, 612, 613, 614 … Bảng so sánh khi mở tài khoản cho 2 nhóm trên: Trường Nhóm 1 Nhóm 2 Auto Renewal/ Rollover Mặc định ‘O’ Mặc định ‘W’ Times Renew/ Time rollover Mặc định để trống Mặc định để trống Capitalize Tick vào (Mặc định) Tick vào (Mặc định) TD payout Mặc định Không tick vào Tick vào TD Pay Out Frequency (kỳ trả lãi) Mặc định ‘8Y’ Mặc định (Symbols đã mặc định sẵn khi teller chọn đúng a/c type. Ví dụ : 1T, 3T …) 3rd Party account Mặc định Không chọn, để trống Điền TK thứ 3 (cùng mã client) Tóm lại : Ngoại trừ mã khách hàng (Customer No), kỳ hạn gửi (Term), loại tiền (CCY) và số tiền (Principal Amount) được điền theo từng khách hàng. Khi mở tài khoản ở Nhóm 1, toàn bộ thông tin tài khoản mặc định theo Acct_type Khi mở tài khoản ở Nhóm 2, toàn bộ thông tin tài khoản mặc định theo Acct_type, điểm khác biệt so với Nhóm 1 là Tick vào TD Pay Out và Điền TK thứ 3 (cùng mã client) 5.2.3 QUY TRÌNH NHẬN GỬI TIẾT KIỆM BẰNG TIỀN MẶT (hướng đến bỏ Phiếu lưu) Bước KH GDV KSV Diễn giải 1 Đề nghị gửi TK TGTT vay Hướng dẫn và tiếp nhận đề nghị GDV hướng dẫn KH viết Giấy gửi tiền tiết kiệm (MH: KT01), tiếp nhận Giấy gửi tiền tiết kiệm và photo CMND* của KH. 2 Kiểm tra thông tin GDV kiểm tra thông tin trên Giấy gửi tiền tiết kiệm và CMND của KH nếu có sai sót thì đề nghị KH điều chỉnh. 3 KH ký thẻ chữ ký Mở CIF và chuyển KH ký thẻ chữ ký Mở CIF và chuyển KH ký Giấy đăng ký thông tin (MH: KT-14), chỉ áp dụng đối với KH chưa GD tại HDBank. Gán chữ ký cho KH có thể thực hiện ngay sau khi hoàn tất bước 8. 4 Kê tiền và nộp TG tiết kiệm Nhận và kiểm đếm tiền mặt GDV nhận tiền và kiểm đếm tiền mặt theo "Quy trình giao nhận tiền mặt” nếu tiền thừa thiếu, tiền rách, tiền giả... thì trao đổi với KH và xử lý theo quy định (nghiệp vụ NQ). 5 Mở TK tiết kiệm trên BT Duyệt mở TK trên BT GDV mở TK tiết kiệm trên BT. KSV duyệt mở trên BT 6 T/h GD nộp tiền và in STK trên BT GDV t/h nộp tiền vào TK tiết kiệm của KH trên BT và in STK và trình KSV phê duyệt. 7 Duyệt, ký phát hành STK KSV kiểm soát Giấy gửi tiền tiết kiệm; bút toán trên BT; CMND của KH và thông tin trên STK, nếu đồng ý thì ký phát hành STK. 8 Nhận STK đóng dấu của NH Đóng dấu và giao STK cho KH GDV thực hiện đóng dấu của ngân hàng vào STK và giao STK cho KH. 9 Lưu hồ sơ GDV lưu các hồ sơ liên quan đến việc mở STK gồm : Giấy gửi tiền tiết kiệm, Thẻ chữ ký, Bảng kê các loại tiền nộp (nếu có). Chú ý đối với GDV : - Khi KH gửi tiền tiết kiệm tại HDBank, điều này có nghĩa KH đã tin tưởng và lựa chọn HDBank là địa điểm tin cậy để gửi tiền, do vậy mọi giao dịch/lựa chọn tiếp theo của KH đối với ngân hàng có thể bị phụ thuộc rất lớn vào lần giao dịch này, việc cẩn thận chu đáo là rất cần thiết. - Khoảng khắc tin cậy của KH đối với các GDV trong dịch vụ tiết kiệm nằm ở ba quá trình đó là: Quá trình hướng dẫn, nhận tiền và giao STK, do vậy khi hướng dẫn, nhận tiền và giao STK cần vui vẻ, hướng dẫn KH chu đáo. -Thông thường đứng trước rất nhiều các sản phẩm tiết kiệm, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng, KH sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn tối ưu cho việc gửi tiền, các GDV cần nắm rõ lợi ích của từng sản phẩm, từng chương trình khuyến mãi để tư vấn cho KH. -Để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong việc cân, kiểm đếm vàng,tiền - khi nhận vàng,tiền để kiểm đếm, các GDV phải cân và kiểm đếm trước mặt KH nhằm tránh các rủi ro liên quan đến việc mất, thiếu hụt và không nhất quán với số lượng và chất lượng ban đầu của KH đưa ra. -Để đẩy mạnh việc huy động tiết kiệm, ngân hàng thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại, dự thưởng, quà tặng... GDV cần chú ý thông báo cho KH biết và không quên kiểm tra sự sẵn có của quà tặng, ấn phẩm tại quầy để có thể gửi tặng KH. * Cách xử lý đối với trướng hợp CMND hết hiệu lực. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý Đối với thẻ tiết kiệm mở trước ngày 02/05/08 (ngày goline chương trình Symbols) : Khi đến hạn GDV khéo léo khuyên khách hàng tất toán thẻ cũ mở lại thẻ mới. (Thẻ tiết kiệm cũ HDBank ghi lãi suất theo tháng) Những thẻ tiết kiệm đến hạn trả lãi vào ngày nghỉ, ngày lễ GDV nên khuyên khách hàng tới giao dịch sau ngày lễ (Nếu có thể không được bắt buộc).Lý do: Không phải kết tạm ứng (đây là công việc thường rất dễ quên). Đối với sản phẩm trả lãi theo thỏa thuận: Số tiền lãi hàng tháng khác nhau tùy thuộc vào số ngày trong tháng. GDV cần bám sát số ngày thực tế trong kỳ hạn để tính lãi phải trả hàng tháng cũng như lãi phải trả khi khách hàng tất toán trước hạn. Cách nhớ ngày thực tế của các tháng trong năm (bàn tay). Với tính chất của Symbols không thể hoàn lại được thẻ tiết kiệm khi đã tất toán nên GDV cần cân nhắc kỹ khi tất toán. Khi rút chéo đơn vị tiền tệ GDV cần chú ý tỷ giá (USD: thường tỷ giá của USD mệnh giá nhỏ, SJC: thường không phải giá niêm yết). 5.2.4 QUY TRÌNH MỞ TÀI KHOẢN TGTT CHO KH CÁ NHÂN Chú ý đối với GDV : - Khi KH mở tài khoản tại HDBank, được hiểu là lần đầu tiên KH tiếp xúc với ngân hàng, do vậy thái độ phục vụ và sự hỗ trợ tận tình chu đáo của GDVsẽ đem lại cảm giác tin tưởng cho KH, là cơ sở để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với KH về sau. - Hãy thông báo cho KH biết về quy định số dư tối thiểu (100.000 ngàn VND) đối với tài khoản KH cá nhân để KH nắm rõ sau khi mở tài khoản tại HDBank, KH sẽ phải nộp tiền vào tài khoản với số dư tối thiểu theo quy định (tránh việc xẩy ra các mâu thuẫn không cần thiết). - Hầu hết các KH khi đi mở tài khoản đều không mang theo bản phôtô CMND, tuy nhiên việc lưu bản phôtô CMND là yêu cầu bắt buộc. Để tạo cảm giác quan tâm chăm sóc KH, yêu cầu các GDV phải chủ động thực hiện phôtô CMND giúp KH. - Khoảng khắc tin cậy của KH đối với các GDV trong dịch vụ mở tài khoản nằm ở ba quá trình đó là: Quá trình hướng dẫn, chuyển thẻ và nhận tiền, do vậy khi hướng dẫn, chuyển thẻ và nhận tiền cần vui vẻ, hướng dẫn KH chu đáo và không quên cảm ơn KH. - Việc scan chữ ký vào SYMBOL được thực hiện tại bước 7, để đảm bảo việc nộp tiền và rút tiền nhiều nơi của HDBank, nên việc scan chữ ký là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện trong ngày, đảm bảo vừa tránh được rủi ro vừa giảm được các chi phí (chi phí thời gian, chi phí FAX, chi phí giấy tờ...). Bước KH GDV KSV Diễn giải 1 Đề nghị mở TK y Hướng dẫn và tiếp nhận đề nghị GDV hướng dẫn KH viết Giấy đăng ký mở tài khoản cá nhân (Mã hiệu: KT09), tiếp nhận Giấy đăng ký và photo CMND của KH 2 Kiểm tra thông tin GDV kiểm tra thông tin trên Giấy đăng ký mở tài khoản cá nhân và CMND của KH nếu có sai sót thì đề nghị KH điều chỉnh. 3 Mở CIF và tài khoản GDV mở CIF (Nếu KH mới giao dịch) và tài khoản trên BT, photo CMND của KH và lấy số tài khoản và số CIF. 4 Duyệt mở TK KSV kiểm tra thông tin trên Giấy đăng ký mở tài khoản cá nhân, kiểm tra CMND của KH, duyệt mở TK trên BT, nếu đồng ý thì ký duyệt trên hồ sơ mở tài khoản. 5 Nhận thẻ thông báo số TK Chuyển thẻ thông báo số TK GDV thông báo đã mở TK cho KH bằng cách gửi KH thẻ Thông báo số tài khoản có ghi rõ chủ tài khoản, số tài khoản, mã CIF. 6 Nộp tiền vàoTK -nhận P thu Nhận tiền, T/h GD nộp tiền KSV Ký phiếu thu GDV nhận tiền, t/h nộp tiền vào TK trên BT, in Phiếu thu và trình KSV phê duyệt. 7 Scan chữ ký KH vào Symbols GDV thực hiện scan chữ ký KH vào SYMBOL chậm nhất là cuối ngày. 8 Duyệt scan chữ ký KSV duyệt scan chữ ký 9 In CT, Lưu hồ sơ GDV t/h chấm chứng từ và lưu các hồ sơ mở TK (gồm: Giấy rút tiền, Phiếu chi và Bảng kê các loại tiền lĩnh (VND/USD). 5.2.5 QUY TRÌNH TRẢ TIỀN MẶT TỪ TÀI KHOẢN CÁ NHÂN Bước KH GDV KSV Diễn giải 1 Đề nghị rút tiền Hướng dẫn và tiếp nhận đề nghị GDV hướng dẫn KH viết Giấy lĩnh tiền mặt (mã hiệu KT04). 2 Kiểm tra thông tin GDV kiểm tra thông tin trên Giấy lĩnh tiền mặt, thông tin trên CMND, thông tin về tài khoản của KH trên SYMBOL, nếu có sai sót thì trao đổi với KH. 3 Hạch toán rút tiền trên BT Thực hiện GD rút tiền từ tài khoản KH trên BT và in Phiếu chi và trình KSV xét duyệt. 4 Kiểm soát và duyệt KSV kiểm soát thông tin trên Giấy lĩnh tiền mặt, thông tin trên CMND, thông tin trên Phiếu chi, nếu đồng ý thì phê duyệt . 5 Lấy tiền và kiểm đếm tiền mặt GDV chuẩn bị tiền và tiến hành kiểm đếm tiền mặt theo quy trình "Quy trình kiểm đếm tiền mặt". Ký tên nhận tiền và liên 2 phiếu chi 6 Chi tiền cho KH, giao liên 2 phiếu chi GDV chi tiền cho KH số tiền rút, đóng dấu "đã chi tiền" vào Giấy lĩnh tiền mặt và 2 liên phiếu chi, trả KH liên 2 phiếu chi. 7 Lưu hồ sơ MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý - Rút tiền từ TK TGTT: TTV kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ như : ngày, tháng, năm của nghiệp vụ phát sinh, số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp đúng, mẫu dấu, chữ ký của chủ TK hoặc người được UQ ( chữ ký KTT nếu có, nếu KTT không đăng ký với NH thì ghi “ không đăng ký” hoặc “không” ). Trên chứng từ ghi một nét chữ, một màu mực, không được sửa chữa và bôi xóa. Đối với trường hợp KH rút tiền bằng séc, phải được lập theo yêu cầu sau: * Những yếu tố trên tờ séc phải được ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì các loại hoặc mực đỏ, không sửa chữa, tẩy xóa. Các chữ số ghi trên séc phải là chữ số A-Rập (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9). * Số tiền được ghi rõ ràng vào đú
Tài liệu liên quan