Hành trình sáng tác của Ngô Tất Tố từ khi bắt đầu sự nghiệp văn chương
với việc dịch tác phẩm Cẩm hương đình (1923) đến tác phẩm cuối cùng là vở
chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (1951) kéo dài gần ba mươi n ăm. Song, thành
tựu của Ngô Tất Tố tập trung chủ yếu trong giai đoạn 1930 - 1945. Những tác
phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Lều chõng, các phóng sự: Việc làng, Tập án cái
đình đều được viết ra trong khoảng thời gian từ n ăm 1936 đến năm 1940.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quá trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố được bắt
đầu từ bài viết của Vũ Trọng Phụng với nhan đề Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng trên
báo Thời vụ, số 100, ngày 31-1- 1939. Vũ Trọng Phụng đã khẳng định giá trị nhiều
mặt của Tắt đèn . Ông than phiền một n ước nông nghiệp như Việt Nam mà văn
chương viết về làng quê rất ít tác phẩm có giá trị: "Ta phải chán nản mà nhận thấy
r ằng quả thật hãy còn vắng vẻ đìu h iu, ch ỉ mới thấy có quyển Tối tăm của Nhất
Linh, quyển Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan". Giữa lúc ấy thì Ngô Tất
Tố xuất hiện, Vũ Trọng Phụng đã chân thành giới thiệu Ngô Tất Tố với công chúng
độc giả: "Bạn tôi lại từ làng báo mới bước vào làng tiểu thuyết và Tắt đèn là áng
văn đầu tiên của bạn và cũng là áng văn mới mẻ nhất về loại v ăn chương xã hội
ngày nay nữa" [ 63; 200]. Vũ Trọng Phụng hết lời ngợi ca tác phẩm: "Tắt đèn là
cuốn tiểu thuyết có luận đề xã hội - điều ấy cố nhiên là hoàn toàn phụng sự dân quê,
một áng văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy mà lại là của một tác giả
có cái may hơn nhiều nhà văn khác là được sống nhiều ở thôn quê nên có đủ
thẩm quyền" [63; 200].
105 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
......... ........
BẾ HÙNG HẬU
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
......... ........
BẾ HÙNG HẬU
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Hồng My
Thái Nguyên - 2010
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. ..1
0.2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................... ..2
0.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ............................................................. ..9
0.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... .10
0.5. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ .11
0.6. Đóng góp của luận văn ......................................................................... .11
0.7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... .11
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT, CÁC
NHÂN TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT NGÔ TẤT TỐ ............................................................................. 12
1.1. Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật ...................................................... .12
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ......................................................... .12
1.1.2. Những yếu tố cơ bản hình thành ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.... .12
1.1.2.1. Cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ .................................................. .12
1.1.2.2. Hoàn cảnh xã hội, thời đại, môi trường sống .................................. .14
1.2. Các nhân tố cơ bản chi phối đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố. 16
1.2.1. Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ
XIX đến nửa đầu thế kỷ XX ........................................................................ .16
1.2.2. Hoàn cảnh sống và đặc điểm con người Ngô Tất Tố .......................... .19
CHƢƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ CÕN MANG
DẤU VẾT NGÔN NGỮ NHO GIA .......................................................... .28
2.1. Tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian ........ .28
2.2. Sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian ........................ .34
2.3. Cấu trúc ngôn ngữ nhịp nhàng, đăng đối theo lối văn biền ngẫu ........... .35
2.4. Sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt của khoa cử, chủ yếu là từ Hán Việt .41
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ ĐẬM ĐÀ
SẮC THÁI NGÔN NGỮ NÔNG THÔN BẮC BỘ VIỆT NAM ............. .48
3.1. Vận dụng khéo léo phương ngữ Bắc Bộ ............................................... .48
3.2. Vận dụng thành ngữ quen thuộc với người nông dân ............................ .53
3.3. Dùng nhiều từ ngữ gắn với cuộc sống, sinh hoạt làng quê và công việc
nhà nông ..................................................................................................... .62
CHƢƠNG 4: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ GIÀU TÍNH
THỜI SỰ, VÀ TÍNH CHIẾN ĐẤU .......................................................... .68
4.1. Sử dụng bảng từ vựng gắn với những vấn đề thời sự ........................... .68
4.2. Vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt để phơi bày hiện thực .... .73
4.2.1. Miêu tả chi tiết bức tranh đời sống .................................................... .73
4.2.2. Kết hợp miêu tả, nghị luận, biểu cảm để châm biếm kín đáo sâu cay ....... .78
4.3. Cấu trúc câu văn theo kiểu "vừa nâng vừa đập" ................................... .84
4.4. Sử dụng câu hỏi tu từ như một vũ khí châm biếm lợi hại ...................... .87
KẾT LUẬN ................................................................................................ .89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... ..94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
0.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
0.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống
văn học. Nó là công cụ, là chất liệu cơ bản để nhà văn xây dựng nên tác phẩm, là
"chìa khóa" để bạn đọc mở cánh cửa, bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật là cơ sở để tìm hiểu, khám phá thế giới hình
tượng và các lớp nội dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật; từ đó, khẳng định
những thành tựu và đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc.
0.1.2. Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê
phán và là một trong những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Chỉ với ba thập kỷ cầm bút, ông đã để lại một một sự nghiệp
văn học phong phú, độc đáo, bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự,
truyện ký lịch sử, khảo cứu, dịch thuật, tiểu phẩm báo chí...và ở thể loại nào
cũng để lại dấu ấn đặc sắc riêng. Tác phẩm của Ngô Tất Tố không chỉ là tiếng
nói đanh thép tố cáo chế độ thực dân phong kiến tàn bạo, mà còn thể hiện tấm
lòng thương yêu đối với nhân dân lao động. Năm 1996, Nhà nước đã trao tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho di sản văn học của Ngô Tất Tố.
Trong gần một thế kỷ qua, kể từ tác phẩm đầu tiên là Cẩm hương đình
ra đời (1923), sự nghiệp văn học Ngô Tất Tố đã thu hút được sự quan tâm,
yêu mến của các nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học và đông đảo
công chúng. Kết quả là đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về ông.
Song, hầu hết những công trình đó mới chỉ đề cập những vấn đề như: tư
tưởng nghệ thuật, thế giới nghệ thuật, hay phong cách sáng tác...của nhà văn.
Về ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố mới được quan tâm nghiên cứu trên một
số phương diện, nhiều đặc điểm riêng biệt, độc đáo chưa được khảo sát, phân
tích khái quát làm rõ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Ngôn ngữ nghệ
thuật Ngô Tất Tố" để mở rộng, khơi sâu thêm một vấn đề đã được giới
nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm và đã tạo những bước đi ban đầu.
0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
0.2.1 Tình hình nghiên cứu chung về Ngô Tất Tố
Hành trình sáng tác của Ngô Tất Tố từ khi bắt đầu sự nghiệp văn chương
với việc dịch tác phẩm Cẩm hương đình (1923) đến tác phẩm cuối cùng là vở
chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (1951) kéo dài gần ba mươi năm. Song, thành
tựu của Ngô Tất Tố tập trung chủ yếu trong giai đoạn 1930 - 1945. Những tác
phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Lều chõng, các phóng sự: Việc làng, Tập án cái
đình đều được viết ra trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1940.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quá trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố được bắt
đầu từ bài viết của Vũ Trọng Phụng với nhan đề Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng trên
báo Thời vụ, số 100, ngày 31-1-1939. Vũ Trọng Phụng đã khẳng định giá trị nhiều
mặt của Tắt đèn. Ông than phiền một nước nông nghiệp như Việt Nam mà văn
chương viết về làng quê rất ít tác phẩm có giá trị: "Ta phải chán nản mà nhận thấy
rằng quả thật hãy còn vắng vẻ đìu hiu, chỉ mới thấy có quyển Tối tăm của Nhất
Linh, quyển Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan". Giữa lúc ấy thì Ngô Tất
Tố xuất hiện, Vũ Trọng Phụng đã chân thành giới thiệu Ngô Tất Tố với công chúng
độc giả: "Bạn tôi lại từ làng báo mới bước vào làng tiểu thuyết và Tắt đèn là áng
văn đầu tiên của bạn và cũng là áng văn mới mẻ nhất về loại văn chương xã hội
ngày nay nữa" [63; 200]. Vũ Trọng Phụng hết lời ngợi ca tác phẩm: "Tắt đèn là
cuốn tiểu thuyết có luận đề xã hội - điều ấy cố nhiên là hoàn toàn phụng sự dân quê,
một áng văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy mà lại là của một tác giả
có cái may hơn nhiều nhà văn khác là được sống nhiều ở thôn quê nên có đủ
thẩm quyền" [63; 200].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Trên Báo Mới số 4 ngày 15/6/1939, Trần Minh Tước đã viết bài Một
nhà văn hóa của dân quê - Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn với nhận xét:
"Ngòi bút ông đồ nho Ngô Tất Tố đáng lẽ là ngòi bút của cái thế hệ sản sinh
những câu văn điền viên vui thú kia; hoặc có muốn thiên về dân quê một cách
tha thiết hơn, thì bất quá và đáng lẽ ngòi bút ấy chỉ viết những bài cải lương
hương chính mà mười lăm năm trước đây, chúng ta đã được đọc trên các báo.
Không, nhà nho ấy đã vượt khỏi thế hệ mình. Người môn đồ Khổng Mạnh
này đã thở hút cái không khí xã hội của K.Mác như tất cả những thiếu niên
văn sỹ hàng tranh đấu để viết cho ta cuốn Tắt đèn" [94].
Ngoài ra, cũng trong thời gian đó bài báo của Phú Hương ngày
1/9/1939 có bài "Tắt đèn - tiểu thuyết của Ngô Tất Tố" đã đánh giá: "Đây là
một thành công vẻ vang hết sức" [65]. Phú Hương cho rằng cốt truyện tiểu
thuyết gần với sự thực xảy ra ở thôn quê xứ ta với sự quan sát tường tận kĩ
càng. Ông ca ngợi nhân vật và cách tả cảnh thể hiện một trình độ cao, có thể
đặt ngang hàng với các nhà văn Tự Lực văn đoàn.
Những bài báo trên đã tôn vinh Tắt đèn và gây ấn tượng mạnh với bạn
đọc. Ngô Tất Tố, một cây bút tiểu thuyết vừa từ làng báo chuyển sang lại tiếp tục
có những tác phẩm mới là Lều chõng và Việc làng. Những tác phẩm này đã góp
phần quan trọng tạo cho Ngô Tất Tố một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã đánh giá Ngô Tất Tố là
nhà văn chuyên sâu về đề tài nông thôn, am hiểu sâu sắc cuộc sống và phong
tục làng quê. Ông phân tích và khẳng định tác phẩm Việc làng: "Tập phóng
sự về dân quê này là một tập phóng sự rất đầy đủ về việc làng" [63; 324].
Sau Cách mạng tháng Tám, khi hòa bình lập lại, những tác phẩm văn
học có giá trị thời kỳ trước Cách mạng được lựa chọn và đưa vào giảng dạy ở
nhà trường. Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một trong số tác phẩm đầu tiên của
dòng văn học hiện thực phê phán được đưa vào giảng dạy từ trường phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
đến đại học. Nhờ đó, tên tuổi Ngô Tất Tố được nhiều người biết đến hơn, và sự
nghiệp văn học của ông ngày càng thu hút giới phê bình, nghiên cứu.
Sau khi Ngô Tất Tố - "nhà văn của những luống cày" mất trên con
đường kháng chiến (1954), tiếp tục có nhiều bài nghiên cứu và giới thiệu về
ông như: Ngô Tất Tố của Nguyên Hồng (Tạp chí văn nghệ số 54, tháng 8,
năm 1954); Đọc lại Việc làng của Bùi Huy Phồn (Tạp chí văn nghệ số 8
tháng 1, năm 1958); Ngô Tất tố như tôi đã biết của Nguyễn Đức Bính (Tạp
chí văn nghệ số 61, tháng 6, năm 1962)...Trong những bài viết tưởng nhớ,
khắc họa chân dung nhà văn Ngô Tất Tố, có nhiều bài đánh giá cao tiểu
thuyết Tắt đèn như: Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố của Nguyễn Công Hoan,
Lời giới thiệu truyện Tắt đèn của Nguyễn Tuân, Tắt đèn cuốn tiểu thuyết
hiện thực xuất sắc của Hồng Chương, Tắt đèn và tiếng nói của Ngô Tất Tố
của Phong Lê, Giá trị nhận thức của Tắt đèn của Như Phong...Những bài
viết về chân dung Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Tắt đèn càng khẳng định giá trị
sự nghiệp văn học của ông, khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học
Việt Nam hiện đại. Đây là cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu và giới
thiệu Ngô Tất Tố. Cũng trong thời điểm này, cần ghi nhận thành tựu nghiên
cứu về Ngô Tất Tố của hai tác giả Phan Cự Đệ và Nguyễn Đức Đàn. Có thể
xem đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung có hệ thống trên nhiều
bình diện về sự nghiệp của Ngô Tất Tố, công trình được Nhà xuất bản Văn
hóa ấn hành năm 1962, Nhà xuất bản Hội nhà văn in lại năm 1999 với nhan
đề Bước đường phát triển tư tưởng và nghệ thuật của Ngô Tất Tố. Sau đó
nhà xuất bản Văn học in cuốn Tuyển tập Ngô Tất Tố và tiếp theo là Toàn tập
Ngô Tất Tố (1996) do giáo sư Phan Cự Đệ tuyển chọn và giới thiệu.
Nhìn chung, các công trình, bài viết về Ngô Tất Tố giai đoạn này đều
khẳng định vị trí quan trọng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
đại; đều đánh giá ông là cây bút tài năng, là nhà văn hiện thực xuất sắc của
nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Một hoạt động khoa học đáng chú ý là cuộc hội thảo nhân kỷ niệm 100
năm ngày sinh của Ngô Tất Tố do Hội Nhà văn và Viện Văn học phối hợp tổ
chức với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo. Các tham luận đã khẳng
định tầm vóc của Ngô Tất Tố - một nhà văn lớn, một nhà báo lớn. Nhà nghiên
cứu Phong Lê trong bài Ngô Tất Tố một chân dung lớn một sự nghiệp lớn
đã khẳng định: "Kỷ niệm 100 năm năm sinh Ngô Tất Tố chúng ta còn nhận ra
một di sản còn đồ sộ hơn ở ông, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động, có ý
nghĩa là điểm tựa cho các giá trị văn chương, vượt ra khỏi đóng góp xuất sắc
của một nhà văn hiện thực...Xứng đáng ở nhiều tư cách, nhưng với Ngô Tất
Tố tôi muốn trở lại tư cách nhà văn hóa như một tư thế bao trùm và là điểm
tựa cho mọi lĩnh vực sáng tạo ngôn từ và bồi đắp tư duy hình tượng, luôn đạt
trình độ cao sâu và các giá trị bền vững" [70].
Sang thời kỳ Đổi mới, có ý kiến đánh giá không đồng nhất với những ý
kiến trước đây về nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn đó là ý kiến của
Trần Đăng Khoa: "Ví như Tắt đèn của cụ Ngô Tất Tố. Tất nhiên trong cuốn
truyện vừa xuất sắc này của cụ Tố, có một chỗ rất tệ hại. Ai lại dành nhiều
công phu và tâm huyết như thế để viết về một bà mẹ đi bán con chuộc chồng
"[69; 107]. Ý kiến của Trần Đăng Khoa chưa thật thuyết phục các nhà nghiên
cứu, sau đó cũng không có ý kiến tranh luận nhiều về vấn đề này, và giá trị
của Tắt đèn cũng như cảm tình của độc giả dành cho tác phẩm vẫn không
thay đổi.
Song, nhìn chung, từ trước tới nay, các học giả đều khẳng định vị trí
quan trọng của Ngô Tất Tố trên văn đàn. Các bài báo như: Cây bút sắc bén
của một nhà Nho của Vũ Tú Nam; Ngô Tất Tố nhà văn hóa lỗi lạc của Hoài
Việt; Ngô Tất Tố trong sự nghiệp đổi mới hôm nay của Gs Phan Cự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Đệ...càng khẳng định Ngô Tất Tố không phải chỉ là di sản của quá khứ mà
còn là của hiện tại, của tương lai. Tư tưởng nhất quán của Ngô Tất Tố trong
tác phẩm là vì dân, đấu tranh cho quyền độc lập của dân tộc, vì con người,
đấu tranh cho tình yêu thương của con người trong cuộc sống. Tư tưởng ấy
theo suốt cuộc đời sáng tác của nhà văn.
Đến năm 2000, Nhà xuất bản Giáo dục in cuốn Ngô Tất Tố về tác giả
và tác phẩm do hai nhà nghiên cứu Mai Hương, Tôn Phương Lan tuyển chọn
và giới thiệu. Đây là công trình tập hợp đầy đủ các bài viết bài nghiên cứu,
hồi ức, tưởng niệm của bàn bè, đồng nghiệp, người thân về Ngô Tất Tố.
Trong bài Ngô Tất Tố tài năng và tấm lòng, nhà nghiên cứu Mai Hương
khẳng định: "Một cây bút tiểu thuyết phóng sự xuất sắc, một nhà báo cự
phách, có biệt tài, một nhà khảo cứu, dịch thuật tâm huyết, và bao trùm là tư
cách một nhà văn hóa lớn".
Ngoài ra, tác giả Trần Thị Minh Thu trong luận văn "Ngô Tất Tố nhà
văn của phong tục làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm
1945" cũng đã khẳng định: "Ngô Tất Tố chính là nhà văn phong tục tiêu biểu
ở giai đoạn 1930- 1945. Thành công ở mảng đề tài phong tục đã góp phần làm
cho tên tuổi Ngô Tất Tố thêm uy tín và vị trí vững chắc trong làng văn Việt
Nam" [92; 75].
Những năm gần đây, nhờ công lao của các nhà sưu tầm, trong đó có
ông Cao Đắc Điểm (người con rể của nhà văn), chúng ta lại biết thêm những
tác phẩm báo chí mới của Ngô Tất Tố. Năm 2003, thành phố Hà Nội đã quyết
định mở Đề tài khoa học về báo chí Ngô Tất Tố. Đề tài đã được in thành sách
Di sản báo chí của Ngô Tất Tố - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhà xuất bản
Văn học (2005).
Tóm lại, hơn bảy thập kỷ qua, kể từ bài viết của Vũ Trọng Phụng về
tiểu thuyết Tắt đèn (năm 1939) đến nay, đã có hàng trăm bài viết, hàng chục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
công trình nghiên cứu đi sâu khám phá các phương diện khác nhau trong thế
giới nghệ thuật của Ngô Tất Tố. So với những nhà văn cùng thời, thì những ý
kiến đánh giá về Ngô Tất Tố và văn nghiệp của ông là khá ổn định, thống
nhất. Hầu hết những công trình nghiên cứu đều theo xu hướng khẳng định:
Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực trước Cách mạng
và là một trong những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam
hiện đại.
0.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố
0.2.2.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố từ
trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 2000.
Từ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 2000, việc nghiên cứu về Ngô
Tất Tố tập trung chủ yếu vào những đóng góp của nhà văn trên phương diện
nội dung tư tưởng, thế giới nhân vật, phong cách nghệ thuật, thi pháp.... Một
số tác giả khi nghiên cứu về Ngô Tất Tố mới đưa ra một số nhận xét có tính
khái quát, định hướng về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, chẳng hạn Vũ
Trọng Phụng nhận xét: "Cách hành văn mới mẻ, sáng sủa, tưởng chừng như
chỉ có phái nhà văn thuộc Pháp học mới có thể linh lợi và phô diễn nổi một
cách linh hoạt như thế" [63; 201]. Nguyễn Đức Bính trong bài Ngô Tất Tố
như tôi đã biết có nhận xét cụ thể hơn: "Ngô Tất Tố có một lối viết văn mới,
độc đáo nữa là khác, không chút gì nhắc lại lối văn biền ngẫu của các cụ đồ,
giọng văn khi đậm đà khi duyên dáng nhưng đặc biệt dí dỏm; câu văn sắc
cạnh, trong sáng, ngắn gọn, chữ dùng thường mạnh dạn và ý nhị" [63; 77].
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, ý kiến đánh giá của Nguyễn Đức Bính về văn
Ngô Tất Tố "không chút gì nhắc lại lối văn biền ngẫu của các cụ đồ" cần
được khảo sát cụ thể hơn.
Ngoài ra, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đàn cũng có nhận xét: "Ngô Tất
Tố có một giọng văn bút chiến linh hoạt, sắc sảo, có khi nhẹ nhàng tinh tế, có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
khi mạnh mẽ đanh thép"[63; 50]. Giáo sư Phan Cự Đệ đã có một đánh giá khá
toàn diện về ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn: "Nghệ thuật của Tắt
đèn là thứ nghệ thuật đi vào chiều sâu, vào cái tinh túy, bản chất. Tắt đèn học
được ở văn dân gian, đặc bịêt là ở tục ngữ, phương ngôn, cái nghệ thuật cô
đúc, càng nén lại thì càng gây nên những vụ nổ lớn, càng có sức vang xa rộng
trong không gian. Chỉ trong vòng hơn một trăm trang mà sự kiện dồn dập, các
mâu thuẫn cọ xát đến nảy lửa"[63; 309].
Tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về Ngô Tất Tố chúng tôi được biết, từ
trước Cách mạng tháng Tám đến năm 2000 đã có một số bài nghiên cứu, và ý
kiến đánh giá về một số phương diện của ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố.
Các ý kiến đều nhận định: ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố vừa mang tính
dân tộc vừa rất hiện đại. Song, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu
về phương diện này.
0.2.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố từ năm
2000 đến nay.
Từ năm 2000 đến nay, vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật của các nhà văn
được giới nghiên cứu đi sâu khám phá và đã có nhiều Luận án, Luận văn,
Chuyên luận về lĩnh vực này được công bố như: Ngôn từ nghệ thuật Vũ
Trọng Phụng, Luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Phượng (2002); Lời văn
nghệ thuật Nguyên Hồng, Luận án Tiến sỹ của tác giả Lê Hồng My (2006);
Ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945, Luận án
Tiến sỹ của tác giả Lê Hải Anh (2006); Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh
trong các sáng tác trước năm 1945, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Thị
Quỳnh (2009)...Trong xu thế chung đó, ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố cũng
thu hút được sự quan tâm của các tác giả, trong đó đáng chú ý có công trình
chuyên sâu về vấn đề này, đó là: Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Ngô Tất Tố của tác giả Vũ Duy Thanh (năm 2006). Luận văn đã tập trung
nghiên cứu về cách thức tổ chức lời văn, các thành phần cơ bản, và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
phƣơng tiện đặc trƣng của lời văn nghệ th