Đề tài Ngôn ngữ teen

Có thể nói rằng mặc dù thời gian ngắn, việc thu thập dữ liệu thông tin còn hạn chế, tuy nhiên nhóm đã nỗ lực hết sức, huy động toàn bộ nguồn lực để hoàn thiện được đề tài ở một mức độ tương đối. Tuy không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định nhưng đề tài đã đạt được một số thành quả nhất định, cụ thể là: - Mang lại cho mọi người những hiểu biết nhất định về việ sử dụng từ mới, từ viết tắt của giới trẻ, thông qua hệ thống lý thuyết chung về việc sử dụng từ mới và từ viết tắt. Thực tế một số người vẫn chưa có một khái niệm chính xác về ngôn ngữ, lại càng không hiểu rõ về sự hình thành, phát triển cũng như các hình thái ngôn ngữ này vì vậy mà họ không đã có những kết luận chủ quan duy ý chí về tác động của ngôn ngữ chat đến đời sống cũng như tiếng Việt. Do đó việc cung cấp những thông tin cần thiết về từ mới, từ viết tắt là sự thành công bước đầu giúp cho mọi người có một kiến thức nền tảng để đánh giá mọi mặt về “ngôn ngữ teen” hiện nay. - Cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng từ mới, từ viết tắt của giới trẻ hiện nay cũng như thái độ của họ đối với ngôn ngữ mà họ đang sử dụng qua đó giúp mọi người hiểu hơn về “ngôn ngữ teen”.

docx24 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 23245 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngôn ngữ teen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tiếng Việt với vai trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã có những thay đổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là ngôn ngữ của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Vấn đề càng trở nên “nóng” hơn khi gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những ý kiến trái chiều về vấn đề này được đưa ra bàn luận sôi nổi. Các nhà giáo dục cho rằng nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới mặt ngữ nghĩa của từ mà còn làm mất đi sự trong sang của tiếng Việt. Tuy nhiên các bạn trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên lại có lí lẽ của riêng mình về điểm mạnh của việc viết tắt và sử dụng những từ mới tự tạo như tiết kiệm, sáng tạo, gần gũi, nhanh gọn trong học tập và cuộc sống hằng ngày. Bên nào cũng có lý do để thuyết phục quan điểm của riêng mình, chính vì vậy cần có một cuộc nghiên cứu nghiêm túc thực sự về thực trạng sử dụng từ mới và từ viết tắt của các bạn trẻ hiện nay để có một cách đánh giá, nhìn nhận đúng đắn và khách quan về mặt mạnh và mặt yếu của loại ngôn ngữ này. Hy vọng đề tài này sẽ giải quyết được một phần nào đó những khúc mắc, tồn tại của việc sử dụng ngôn ngữ, đồng thời thêm vào bức tranh toàn cảnh một công trình mới hơn, tích hơn hơn nhưng cũng hết sức khách quan và khoa học. II. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành việc sử dụng từ mới, từ viết tắt. - Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng từ mới, từ viết tắt của sinh viên hiện nay. - Xác định được nguyên nhân của việc sử dụng từ mới, từ viết tắt. - Đưa ra các quan điểm, ý kiến của việc sử dụng từ mới, từ viết tắt. - Đề ra phương hướng để phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu của việc sử dụng từ mới và ngôn ngữ viết tắt. III. Cấu trúc đề tài Đề tại được chia làm ba phần chính, bao gồm Phần mở đầu: Giới thiệu tổng quan về lý do, nhiệm vụ nghiên cứu và cấu trúc của đề tài. Phần nội dung: Gồm 5 nội dung chính - Trình bày về khái niệm từ mới, từ viết tắt nguồn gốc hình thành việc sử dụng từ mới, từ viết tắt ở sinh viên hiện nay. - Thực trạng và nguyên nhân của việc sử dụng từ mới, từ viết tắt. - Tác động của việc sử dụng từ mới, từ viết tắt. - Những ý kiến đánh giá về việc sử dụng từ mới, từ viết tắt. - Phương hướng để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu trong việc sử dụng từ mới, từ viết tắt. Phần kết luận: Tổng hợp, nhận xét kết quả đạt được và rút ra những ưu, nhược điểm trong đề tài. B. PHẦN NỘI DUNG I. Lý thuyết chung về từ mới và từ viết tắt của sinh viên hiện nay. 1. Khái niệm về từ mới và từ viết tắt Việc sử dụng từ mới và từ viết tắt của giới trẻ hiện nay đã hình thành một loại ngôn ngữ mới, đó là ““ngôn ngữ teen”” hay nói cách khác là “ngôn ngữ @”, nó được sáng tạo dựa trên ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài. Theo đó, “ngôn ngữ teen”, cũng bao hàm hệ thống các kí hiệu mang ý nghĩa trong giao tiếp hoặc biểu hiện nội dung cần truyền đạt. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học gần đây, “ngôn ngữ teen”, hay còn gọi là ngôn ngữ @, là một loại hình ngôn ngữ được thay đổi từ các loại hình ngôn ngữ chính thống, bao gồm sự kết hợp của những kí hiệu khác nhau và thường được sử dụng trên mạng Internet, cụ thể là trên các nhật kí cá nhân (blog), diễn đàn (forum), mạng xã hội (social network), các công cụ trò chuyện trực tuyến khác, hay trong tin nhắn điện thoại (sms) Từ đó có thể thấy, “ngôn ngữ teen” dự có thể coi là một hệ thống ngôn ngữ tương đối độc lập nhưng vẫn dựa trên nền tảng ngôn ngữ bình thường và giới hạn sử dụng hầu như chỉ trên Internet hay khi nhắn tin điện thoại nên đấy chưa thể coi là một ngôn ngữ hoàn chỉnh mà chỉ có thể coi là sự biến tướng hoặc một nhánh phát triển của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, cũng vì được sáng tạo ra một cách tự phát và không có một hệ thống học thuật nào ghi lại và chấp nhận, “ngôn ngữ teen” thay đổi liên tục theo sự sáng tạo của mọi người và vì thế, đôi khi không đáp ứng được yêu cầu hiểu của một ngôn ngữ. 2. Nguồn gốc hình thành của việc sử dụng từ mới và từ viết tắt Sự phát triển “ngôn ngữ teen” đi liền với sự hình thành và phát triển của môi trường mà nó tồn tại: Internet và Mạng điện thoại di động. Sự phát triển của lĩnh vực viễn thông cùng với nhịp sống công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đưa “ngôn ngữ teen” ra khắp toàn thế giới. Đặc biệt, sự xuất hiện của điện thoại di động , cụ thể hơn là hệ thống tin nhắn SMS đã làm cho “ngôn ngữ teen” phát triển một cách vượt trội khi việc giới hạn dung lượng một tin nhắn chỉ với 160 kí tự đã khiến cho người sử dụng có xu hướng viết tắt, tạo ra những từ mới với mục đích nhanh gọn hơn. Từ đó mà ngày càng có nhiều hình thức viết tắt và sử dụng từ mới. Dần dà, những bạn trẻ cho rằng đây là một hình thức giao tiếp mới mẻ và thú vị và nghĩ ra những loại hình chuyển đổi sáng tạo hơn để tạo thành “ngôn ngữ teen”. Ở Việt Nam, “ngôn ngữ teen” manh nha ở khoảng năm 2004 – 2005 khi Internet trở nên phổ biến và phát triển mạnh từ năm 2007 – 2008 đến tận bây giờ. Cùng với sự ra đời của blog, Facebook và các trang mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong giới trẻ thì họ cũng bắt đầu sử dụng điện thoại di dộng và phụ thuộc hơn vào chúng. Và thói quen nhắn tin “j” thay cho “i”, “p” thay cho “b” để tiết kiệm thời gian và các loại viết tắt trở nên “quen mắt” với những bạn trẻ sử dụng công nghệ. Những người đầu tiên sử dụng “ngôn ngữ teen” trong SMS cũng dựng chúng thường xuyên trên blog và lúc chat nên từ cảm thấy lạ lúc ban đầu, dần dà những cách thức thay đổi này được chấp nhận. Càng sử dụng nhiều, giới trẻ càng nghĩ ra nhiều cách biến đổi ngôn ngữ mà theo họ là độc đáo, lạ nhưng vẫn đảm bảo có thể hiểu được, và chúng cứ từ từ thâm nhập, trở thành thói quen không thể từ bỏ ngay được của phần lớn thanh thiếu niên. Từ năm 2007 đến nay có thể coi là giai đoạn phát triển nhanh và khá hoàn thiện của “ngôn ngữ teen”. Cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet và độ bao phủ cao của điện thoại di động thì “ngôn ngữ teen” xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí có nhiều phương thức kí hiệu mà các bạn trẻ đôi khi cũng không thể giải mã nổi. Hiện tượng này xuất phát từ một bộ phận không nhỏ muốn khẳng định “cái tôi” khác người chứ không còn vì mục đích nhanh, tiện lợi như ban đầu 3. Sơ lược từ mới và từ viết tắt của giới trẻ “Ngôn ngữ teen” tuy chỉ mới hình thành và phát triển trong vong một thập kỉ trở lại đây nhưng đã đạt đến sự đa dạng về chủng loại và số lượng. Do đặc điểm của ngôn ngữ hệ Latinh, các phương thức biến đổi ngôn ngữ để hình thành “ngôn ngữ teen” theo đó cũng có những đặc điểm gần với các nước phương Tây như Mĩ hay châu Âu tuy nhiên nó vẫm mang nét đặc trưng riêng biệt thể hiện sự sáng tạo của giới trẻ Việt Nam. Nhìn chung, khi tìm hiểu về “ngôn ngữ teen” người ta thường phân chia làm hai phương diện từ viết tắt và từ mới. Hai mặt này vừa độc lập, vừa thống nhất với nhau trong mối quan hệ biện chứng. Bởi lẽ bản thân các từ được viết tắt không tồn tại trong từ điển tiếng Việt, nói cách khác, đó là một loại ngôn ngữ biến tướng từ ngôn ngữ chính, không chính thống về cả ngữ âm lẫn ngữ nghĩa. * TỪ VIẾT TẮT: Trong hệ thống “ngôn ngữ teen”, từ viết tắt được chia thành 2 loại là viết tắt tự tạo và viết tắt theo quy luật. a)Viết tắt tự tạo Viết tắt tự tạo rất phổ biến ở các phòng chat hoặc ở điện thoại di động. Cách viết tắt không theo một quy luật chung nào. Thỉnh thoảng, nó có theo một quy luật nào đó thì cũng chỉ áp dụng cho một số từ thường dùng. Một vài ví dụ về viết tắt tự tạo “U co dj choi o? If dj, lay cho T cun gtrinh. O ranh thi thoi.” (Cậu có đi chơi không? Nếu đi, lấy cho tớ cuốn giáo trình. Không rảnh thì thôi). - “Mog rag e se hiu! A wen, e bun ngu ch? Bi h hon 12h rui do.” (Mong rằng em sẽ hiểu! Anh quên, em buồn ngủ chưa? Bây giờ hơn 12 giờ rồi đó). Xem các ví dụ trên, ta thấy “ngôn ngữ teen” là sự “biến hóa” tùy tiện của tiếng Việt. Ví dụ: - “đi” thành “dj”. - “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ... - “bây giờ” thành “bi h”. - “biết rồi” thành “bit rui”. - Chữ “qu” thành “w”. - Chữ ““gì” thành “j”. - Chữ “ơ” thành “u”. - Chữ “ô” thành “u”. - Chữ “ă” thành “e”. - Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”. - M = E = em. - N = A = anh - Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, Nói chung, các bạn trẻ thích cách dùng các chữ trên vì nó ngộ ngộ, lạ và rất “xì-tin” (style). Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ “đi” trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ “dj” nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.  Chèn tiếng nước ngoài cũng là một hình thức của viết tắt tự tạo. Để thể hiện “đẳng cấp nhắn tin”, bên cạnh việc nhắn nhanh, ít ký tự, những người nhắn tin còn thông qua hình thức chèn tiếng nước ngoài vào tin nhắn. Ngôn ngữ được lựa chọn hàng đầu chính là tiếng Anh vì so với các ngôn ngữ khác, tiếng Anh được xem là thứ ngôn ngữ “hot” nhất đối với giới trẻ hiện nay. Ví dụ các tin nhắn ngắn gọn chèn tiếng Anh khá thông dụng như sau: - “2day U co ranh o?” (Hôm nay bạn có rảnh không?). - “I nho. Thanks U da nhac!” (Tôi nhớ. Cảm ơn bạn đã nhắc!). - “g9” = “goodnight” = chúc ngủ ngon. - “2day” = “today” = hôm nay. - “2nite” = “tonight” = tối nay. Tiếng Việt thời @ lối viết này có thể xem là khó hiểu nhất trong các cách viết tắt, một số âm bị bóp méo như âm “ô” thành “u”, “i” thành “y” hay “iê” thành “i”. Ví dụ như: “Sáng nay mình ngủ dzậy và quyết định học kiểu chat trên Internet của thanh niên Việt Nam. Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” - nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khín cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun - mình không mún làm người khác bít vậy mà bùn đâu!”           (Tiếng Việt thời @ - Joseph Ruelle) Ưu điểm và hạn chế của viết tắt tự tạo: * Ưu điểm của viết tắt tự tạo là khi quen dùng thì cũng thành một quy luật nào đó cho một số từ thường dùng và ta viết được rất ngắn một số chữ thường dùng, như ví dụ “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”. Giữa tôi và bạn A, ký hiệu 0, ko,k, kh hoặc kg sẽ mang ý nghĩa là "không", nhưng có thể giữa tôi và bạn B và C thì k lại có nghĩa là “Ok”, kk có nghĩa là "very good, ”.  * Hạn chế của viết tắt tự tạo là: - Chỉ viết tắt được một ít chữ thường dùng, chứ không áp dụng được cho tất cả các từ khác có vần tương tự. - Ký hiệu riêng thường không thống nhất giữa các nhóm nên chỉ những người trong nhóm mới hiểu được nhau, người ngoài nhóm muốn hiểu cũng hơi khó và có thể hiểu lầm. b) Viết tắt theo quy luật Các quy luật viết tắt bao gồm: 1. Thay phụ âm đầu • F thay PH  Vd: fai = phai . • C thay K  Vd: ce = ke, cim = kim. • K thay KH  Vd: ki ko kan = khi kho khan. • Z thay D  Vd: zu zi = du di, zo zự = do dự. • D thay Đ  Vd: di dâu dó = đi đâu đó, zo dó = do đó. • J thay GI  Vd: ju jn jay j = giu gin giay gi.           • G thay GH  Vd: ge = ghe, gi = ghi. • NG thay NGH  Vd: nge = nghe, ngi = nghi. • Q thay QU  Vd: qay qan =  quay quan, qe qan = que quan, qet = quet. 2.Thay phụ âm cuối chữ  • G thay NG  Vd: xoog = xoong, kog mog = khong mong. • H thay NH  Vd: hoah = hoanh, hueh = huenh, bah = banh. • K thay CH  Vd: hoak = hoach, nguek = nguech, sak = sach. 3. I-Y và Uy  • I thay Y  Vd: i ta = y ta, li tri = ly tri, li tak = ly tach • Y thay UY  Vd: thy = thuy, byt = buyt, sy ngi = suy nghi. Ngoài ra việc viết tắt của giới trẻ còn được thể hiện qua một số kí hiệu như là # (khác) ; <3 (yêu) ; J (vui vẻ) ; * TỪ MỚI Từ mới ở giới trẻ còn có thể được xem như là “tiếng lóng” nó xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng. Có thể lấy ví dụ như từ “vãi” – một từ rất quen thuộc đối với giới trẻ khi được học thường xuyên lấy làm câu cửa miệng. Chỉ cần một vòng lướt qua các trạng mạng xã hội, các diễn đàn thì chắc hẳn không bao giờ thiếu từ này. Nó như một trào lưu đang khá thịnh hành trong giới trẻ, tốt, xấu khen chê gì cũng dùng được hết “xấu vãi”, “xinh vãi” “hay vãi”, “đề thi hôm nay khó vãi nhỉ”, v.v Theo như từ điển Tiếng Việt thì từ “vãi” được hiểu theo duy nhất hai nghĩa. Thứ nhất, “vãi” chỉ những người già lên chùa, bà "vãi" thay cho bà ngoại. Thứ hai, nó là một động từ chỉ sự bung ra, không kiềm chế được. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay đang lạm dụng "vãi" một cách tràn lan, không đúng ý nghĩa thực sự của bản thân từ ngữ này nhằm mục đích nhấn mạnh điều gì đó. Còn rất nhiều từ lóng khác mà giới trẻ hiện nay sử dụng rất nhiều như “gấu” – chỉ người yêu, GATO, FA, “tự sướng”, Ngày càng có nhiều từ (cụm từ) mới được giới trẻ tạo ra hoặc bổ sung những nét mới, điều này là hệ quả của sự phát triển Internet và mạng di động, đồng thời cũng một phần do hiệu ứng đám đông, xem như là xu thế của giới trẻ đã góp phần phổ cập những từ mới trong cuộc sống hàng ngày. II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ MỚI, TỪ VIẾT TẮT CỦA SINH VIÊN 1. Thực trạng Theo một cuộc khảo sát thì 100 % các bạn sinh viên hiện hay sử dụng “ngôn ngữ teen” nhiều hơn hai loại. Điều này cũng dễ hiểu bởi không ai lại sử dụng 1 loại ngôn ngữ đơn điệu khi giao tiếp bao giờ, ngay như tiếng Việt còn có nhiều phương ngữ. Những con số này cũng hoàn toàn hợp lý vì thanh niên, thanh thiếu niên sử dụng “ngôn ngữ teen” khi chat, nhắn tin là vì muốn tiết kiệm thời gian, thể hiện những cảm xúc một cách chân thật và làm nội dung tin nhắn vui nhộn và đáng yêu hơn. Không chỉ sử dụng từ mới, từ viết tắt trong cuộc sống hàng ngày mà giới trẻ còn áp dụng điều nay ngay cả trong hoạt động học tập của mình. Từ ghi bài đến làm bài kiểm tra, viết tiểu luận, bài thu hoạch, v,v 2. Nguyên nhân Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và những yêu tố khác nhau làm nó trở nên phổ biến và mất đi, vì vậy việc giới trẻ sử dụng từ viết tắt cũng như từ (cụm từ) mới nhiều và đã thành “nếp” cũng như thế, nó đã có một quá trình tương đối lâu dài tác động vào ý thức của giới trẻ và dần dần trở thành thói quen như là một loại phản xạ có điều kiện. Cứ như vậy, tần suất xuất hiện của từ lóng ngày càng trở nên nhiều hơn. Cụ thể trong trường hợp “ngôn ngữ teen”, như đã phân tích về sự hình thành, “ngôn ngữ teen” xuất hiện cùng với hệ thống SMS và các công cụ giao tiếp trực tuyến. Tuy nhiên, để có thể dẫn đến việc sử dụng “ngôn ngữ teen” một cách rộng rãi như hiện nay cần nhiều yếu tố tác động, cả khách quan lẫn chủ quan. Sau đây là số liệu thu thập được từ một cuộc điều tra về lí do các bạn trẻ hiện nay sử dụng “ngôn ngữ teen”. Có thể thấy rằng, hai lý do chiếm đa số của việc sử dụng “ngôn ngữ teen” là tiết kiệm thời gian, tiền bạc và thể hiện cảm xúc chân thật. Điều này chứng tỏ đa số học sinh, sinh viên sử dụng “ngôn ngữ teen” bắt nguồn từ những nguyên do tích cực, khách quan nhiều hơn là chủ quan. Ngoài ra có một số lượng không nhiều là sử dụng với lí do thể hiện sự độc đáo, cá tính của bản thân, đảm bảo riêng tư với người lớn và sử dụng theo mốt Nếu xét về nguyên nhân khách quan, chính sự nhanh, tiết kiệm và tiện lợi là nguyên nhân hàng đầu. Thứ nhất, 1 tin nhắn SMS chỉ giới hạn ở 160 kí tự (kể cả khoảng trắng – space) nên việc truyền đạt nội dung dài và đầy đủ sẽ gặp nhiều hạn chế. Ví dụ khi làm việc nhóm, một tin nhắn 160 kí tự sẽ chỉ vừa đủ để thông báo thời gian, địa điểm, và rất sơ lược nội dung cuộc họp chứ chưa nói tới việc dặn dò hay nhắc nhở các nội dung cụ thể; việc nhắn nhiều tin vừa tốn kém, vừa mất thời gian. Thời gian đầu khi điện thoại mới phổ biến, hầu hết là điện thoại phím số, để bấm 1 kí tự ta phải bấm phím số 2 đến 3 lần, mất nhiều thời gian so với bàn phím Qwerty được phát triển sau này. Khi đó, bấm j thay cho i (muốn có “i” ta phải bấm phím 4 ba lần, còn để có “j” chỉ cần bấm 5 một lần) sẽ tiết kiệm được thời gian. Mà “i” lại là một nguyên âm phổ biến trong tiếng Việt nên việc thay “i” bằng j sẽ rút được nhiều thời gian dành cho nhắn tin. Tính trung bình, giữa ba lần bấm phím 4 ta có hai lần ngắt quãng tương đương thời gian một lần bấm, nên lấy j thay cho i sẽ nhanh hơn gấp 5 lần. Tiếp tục đào sâu vào nguyên nhân do nhanh, tiết kiệm và tiện lợi, ta cũng dễ dàng thấy việc viết tắt cũng không nằm ngoài lí do này. Việc viết trại nguyên âm hay phụ âm (có thể coi là một hình thức khác của viết tắt) cùng với viết tắt sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người nhắn tin. Từ đó, việc nghĩ ra những kí hiệu, hay đúng hơn là áp dụng những kí hiệu quen thuộc thay cho những từ khi nhắn khiến cho người dùng cảm thấy “nhẹ nhàng” hơn nhiều (ví dụ như = thay cho bằng, ~ thay cho những). Việc gõ dấu thanh khác đi so với tiếng Việt truyền thống (đã bàn ở chương I) cũng có nguyên nhân từ việc điện thoại di động không thể bỏ dấu được, mà nhiều chữ yêu cầu phải bỏ dấu để nghĩa được tường minh nên việc bỏ dấu cũng đuợc biến đổi để dần hình thành nên cách bỏ dấu thường thấy trong “ngôn ngữ teen” hiện nay. Nguyên nhân lớn thứ hai theo cuộc khảo sát vừa là nguyên nhân khách quan vừa là nguyên nhân có phần chủ quan., đó là việc “ngôn ngữ teen” giàu chất cảm xúc khi thể hiện tâm trạng. “ngôn ngữ teen” là một loại ngôn ngữ viết, mà khác với ngôn ngữ nói có thể biểu cảm thông qua lên xuống giọng, các cử chỉ, biểu hiện của khuôn mặt hay cơ thể, ngôn ngữ viết không thể đáp ứng các yêu cầu này. “ngôn ngữ teen” đã khắc phục điểm yếu này, hay đúng hơn, việc giải quyết vấn đề cảm xúc trong ngôn ngữ viết, ngôn ngữ viết dùng trong giao tiếp và truyền đạt thông tin, đã dẫn tới một số loại hình biến đổi ra đời “ngôn ngữ teen”. Các bạn trẻ muốn những câu chữ, dù là “viết” trên màn hình điện thoại hay máy tính cũng phải thể hiện rõ thái độ hay cảm xúc của mình. Đầu tiên là sử dụng các cách viết trại âm để phần nào thể hiện một cách nói “tượng thanh” hơn. Lấy ví dụ cụ thể của một từ viết tắt thông dụng trong ghi bài và cả khi chat, nhắn tin là “hok” thay cho “không”, hay “oh”, “uh”, thay cho “ừ”. Cách viết “hok” khi đọc lên tạo cho người nhận tin một cảm giác ngọng nghịu hay dửng dưng rất “đặc trưng” mà chỉ “ngôn ngữ teen” mới có khả năng “tượng hình”, “tượng thanh” như thế. Hay như “oh” thì đồng ý như qua loa hay pha một chút “không quan tâm” thì “uh” lại mang một thái độ quan tâm tới vấn đề hơn. Nguyên nhân lớn thứ ba thì lại hoàn toàn thuộc về nguyên nhân chủ quan, đó chính là cá tính và cái tôi độc đáo, sáng tạo của các bạn trẻ. Dự tỉ lệ cho rằng đây là nguyên nhân không lớn, nhưng đây là nguyên nhân chủ quan có tỉ lệ lớn nhất so với các nguyên nhân chủ quan khác. Việc khẳng định cá tính có đôi phần giống với thể hiện cảm xúc, bởi dù sao cảm xúc cũng ít nhiều bị chi phối bởi cá tính; thêm vào đó là sự sáng tạo. Các bạn trẻ cho rằng mình rất sáng tạo (không ai phủ nhận điều này) nên họ cho rằng cần phải cải tiến “ngôn ngữ teen” hơn nữa bằng những kí tự khác, những từ viết tắt mà chỉ họ mới hiểu. Thế là họ mày mò với bàn phím, đưa ra những cách gõ mới chỉ để cho thấy họ sáng tạo, trong cách viết lẫn cách đọc. Và dĩ nhiên, sự sáng tạo đôi khi lại dẫn tới những ngôn ngữ quá khác so với chuẩn chung, những loại hình kí hiệu hay tượng hình khó đọc. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học lứa tuổi, các em ở vào tuổi thiếu niên và tuổi vị thành niên có xu hướng chơi theo nhóm, giao tiếp dễ dàng với những bạn đồng trang lứa nhưng lại gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người lớn, do khoảng cách về môi trường sống, lối sống và lối tư duy. Chính bởi thế, việc giới trẻ sáng tạo ra một ngôn ngữ riêng "lưu hành nội bộ" trong "giới" của mình cũng là một điều hết sức tự nhiên. Nguyên nhân thứ tư (riêng tư, bí mật với phụ huynh) có thể coi là vừa chủ quan vừa khách quan. Nguyên nhân này chiếm 13.5% tổng số người được khảo sát. Một số bậc phụ huynh kiểm soát con mình quá gắt gao đến mức tiêu cực buộc các bạn khi trao đổi thông tin phải dựng những cá
Tài liệu liên quan