Do vị trí địa lí của mình, Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa khác nhau. Có thể đó là luồng văn hóa đến từ lục địa Trung Hoa, có thể đó lại là luồng văn hóa đến từ Ấn Độ, nhưng cũng có khi là luồng văn hóa đến từ trời Tây hay bên kia bờ biển Thái Bình Dương xa xôi. Tuy vậy, nét đặc biệt của văn hóa Việt Nam lại là “sự không chối từ”- chữ dung của J.Fray. Cởi mở trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài, tiếp thu tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình, đó là một hằng số của văn hóa Việt Nam. Nhìn ở phương diện xã hội, nông dân, nông nghiệp lúa nước và xóm làng là ba nhân tố cơ bản của nền văn minh thôn dã Việt Nam, bên cạnh đó ngôn ngữ cũng là một nhân tố tạo nên các nét đặc sắc của văn hóa Việt. Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau. Mà chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Nền văn hóa của Việt Nam được tạo ra từ nền văn hóa của 54 tộc người trên đất nước Việt Nam, trong đó Huế là một nơi có những nét văn hóa rất đặc sắc, độc đáo. Điều này được tạo ra là nhờ ngôn ngữ rất riêng của vùng đất Huế cố đô. Cố đô Huế mang trong mình di sản văn hóa độc đáo với một quần thể kiến trúc kinh đô Huế, con người Huế và những nét văn hóa ấn tượng, đặc trưng hấp dẫn của ẩm thực Huế. Vì vậy, rất nhiều người khi đến Huế phải thốt lên rằng Huế thật đẹp với những con đường xanh ngắt, những ngôi nhà cổ kính, những di tích lịch sử lâu đời, những món ăn rất cay- rất Huế Và một thứ “đặc sắc” để lại ấn tượng trong long mỗi du khách chính là chất giọng trọ trẹ của miền Trung, là những “chi, mô, răng, rứa” khiến ai đi xa cũng nhớ mãi. Khúc ruột miền Trung- vùng đất sóng biển vỗ bờ đá núi, với điệp trùng núi non ghềnh thác. Không bị trói buộc lề thói một cách quá chặt chẽ như quê cha cội nguồn Bắc Kỳ, cũng không quá thoáng đạt như xứ sở sông nước phù sa Nam Kỳ, chất trầm lắng, tính chịu thương, chịu khó dường như ăn sâu vào giọng nói. Cho nên, làm sao cảm nhận được cuộc sống đầy thơ mộng và đầy thú vị trong cảm giác ở Huế khi ta lưu lại đó ít ngày. Bởi Huế đẹp với dáng vẻ duyên dáng riêng của nó, một cái đẹp được kết hợp giữa thiên nhiên với những hứng khởi của con người trong sự tĩnh lặng siêu nhiên, đem lại sự thư thái trong tâm hồn của ta. Qua đó, chúng ta thấy ngôn ngữ thể hiện rất rõ nét trong văn hóa của Huế, nó thể hiện qua phong cảnh, con người, ẩm thực và phong tục, lễ hội.
29 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngôn ngữ thể hiện trong văn hóa Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN: NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA
ĐỀ TÀI: NGÔN NGỮ THỂ HIỆN TRONG VĂN HÓA HUẾ.
Giảng viên: TS. Lê Viết Dũng
Nhóm SV: Nguyễn Thị Hương
Lê Thị Huệ
Đường Thị Lan Anh
Thân Thị Hậu
PHẦN MỞ ĐẦU
Do vị trí địa lí của mình, Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa khác nhau. Có thể đó là luồng văn hóa đến từ lục địa Trung Hoa, có thể đó lại là luồng văn hóa đến từ Ấn Độ, nhưng cũng có khi là luồng văn hóa đến từ trời Tây hay bên kia bờ biển Thái Bình Dương xa xôi. Tuy vậy, nét đặc biệt của văn hóa Việt Nam lại là “sự không chối từ”- chữ dung của J.Fray. Cởi mở trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài, tiếp thu tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình, đó là một hằng số của văn hóa Việt Nam. Nhìn ở phương diện xã hội, nông dân, nông nghiệp lúa nước và xóm làng là ba nhân tố cơ bản của nền văn minh thôn dã Việt Nam, bên cạnh đó ngôn ngữ cũng là một nhân tố tạo nên các nét đặc sắc của văn hóa Việt. Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau. Mà chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Nền văn hóa của Việt Nam được tạo ra từ nền văn hóa của 54 tộc người trên đất nước Việt Nam, trong đó Huế là một nơi có những nét văn hóa rất đặc sắc, độc đáo. Điều này được tạo ra là nhờ ngôn ngữ rất riêng của vùng đất Huế cố đô. Cố đô Huế mang trong mình di sản văn hóa độc đáo với một quần thể kiến trúc kinh đô Huế, con người Huế và những nét văn hóa ấn tượng, đặc trưng hấp dẫn của ẩm thực Huế. Vì vậy, rất nhiều người khi đến Huế phải thốt lên rằng Huế thật đẹp với những con đường xanh ngắt, những ngôi nhà cổ kính, những di tích lịch sử lâu đời, những món ăn rất cay- rất Huế… Và một thứ “đặc sắc” để lại ấn tượng trong long mỗi du khách chính là chất giọng trọ trẹ của miền Trung, là những “chi, mô, răng, rứa” khiến ai đi xa cũng nhớ mãi. Khúc ruột miền Trung- vùng đất sóng biển vỗ bờ đá núi, với điệp trùng núi non ghềnh thác. Không bị trói buộc lề thói một cách quá chặt chẽ như quê cha cội nguồn Bắc Kỳ, cũng không quá thoáng đạt như xứ sở sông nước phù sa Nam Kỳ, chất trầm lắng, tính chịu thương, chịu khó dường như ăn sâu vào giọng nói. Cho nên, làm sao cảm nhận được cuộc sống đầy thơ mộng và đầy thú vị trong cảm giác ở Huế khi ta lưu lại đó ít ngày. Bởi Huế đẹp với dáng vẻ duyên dáng riêng của nó, một cái đẹp được kết hợp giữa thiên nhiên với những hứng khởi của con người trong sự tĩnh lặng siêu nhiên, đem lại sự thư thái trong tâm hồn của ta. Qua đó, chúng ta thấy ngôn ngữ thể hiện rất rõ nét trong văn hóa của Huế, nó thể hiện qua phong cảnh, con người, ẩm thực và phong tục, lễ hội.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.Các khái niệm
1.1.1 Ngôn ngữ
Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa ngôn ngữ nên có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ dân tộc. Trong đó, có nhà văn Tô Hoài đã nói về ngôn ngữ dân tộc như sau: Lời ăn tiếng nói nước ta giàu có, rất bản lĩnh với một cung cách phát triển riêng. Cả trăm năm, ngàn năm mất nước, dẫu cho bộ máy cai trị và tầng lớp trên có nhất thiết phải nói, phải viết tiếng nước khác thì đâu đâu từ Nam chí Bắc nước ta vẵn chỉ sử dụng tiếng nước nhà. Cho tới năm 1945 tiếng và chữ Việt đã hoàn toàn và thực sự là Quốc ngữ. Đó là nói về ngôn ngữ dân tộc, nhưng khi đưa ra khái niệm ngôn ngữ nói chung thì có rất nhiều ý kiến khác nhau, mỗi ý kiến có một ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên, có một khái niệm nó tổng hợp tất cả các ý kiến đó là: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt, truyền thông văn hóa, lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Hiểu một cách đơn giản nhất, ngôn ngữ chính là tiếng nói và chữ viết của các cộng đồng người để giao tiếp và phát triển xã hội. Ngôn ngữ rất đa dạng, phức tạp nhưng đều có chung chức năng là giao tiếp và làm phương tiện tư duy. Nó còn có các đơn vị ngôn ngữ như sau: âm vị, hình vị, từ ngữ, mệnh đề, câu, văn bản để làm nên một hệ thống ngôn ngữ thống nhất.
1.1.2 Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thưở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian thuật ngữ văn hóa với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỷ XVII-XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp.
Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất, đại diện là E.B Taylo. Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa” hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.
Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là một tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. Từ ý nghĩa như trên, theo định nghĩa của UNESCO ta có thể hiểu: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
1.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa, văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ lại luôn đi song song với phát triển và biến đổi của văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ thì phải chú tâm đến văn hóa. Điều đó được thể hiện trong trường hợp tiếp xúc văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau.
Yếu tố văn hóa có vai trò quan trọng trong giao thiệp, tiếp xúc đặc biệt là giao thiệp văn hóa. Đây cũng là vấn đề ngôn ngữ và vấn đề bối cảnh văn hóa. Chú tâm đến khía cạnh văn hóa khi nghiên cứu ngôn ngữ là cần thiết và là cách tìm hiểu mới,một địa hạt mới trong ngôn ngữ học.
Bởi vậy, bảo vệ ngôn ngữ các dân tộc chính là bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
1.2.Giới thiệu chung về Huế
1.2.1 Vùng đất Huế
Thừa Thiên Huế, khúc ruột miền Trung của Tổ quốc, nằm từ dãi đất sông Ô Lâu đến đèo Hải Vân , là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: sông Hương, núi Ngự. Thiên Thai, Bạch Mã… cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng trường tồn mãi mãi với thời gian nên Huế trở thành một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử.
Thừa Thiên Huế- nằm trong một vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Trung, có những lợi thế về mặt địa lí, tài nguyên cảnh quan thiên nhiên, dồi dào nguồn nhân lực, có một hệ thống giao thông phong phú và toàn diện về đường sắt, đường biển, đường bộ, đường hàng không. Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lí 16-16,8 vĩ độ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên 5.055 km2, dân số trung bình năm 2002 là 1.092.000 người chiếm 1.5% về diện tích và 1.4% về dân số so với cả nước. Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã, phường thị trấn. Bờ biển của tỉnh dài 128 km, có Thuận An và cảng Chân Mây có thể đón các tàu có trọng tải lớn cập bến. Có cảng hàng không Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A và đường sắt duyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81km biên giới với Lào. Trong đó, thành phố Huế là một đô thị loại một của tỉnh Thừa Thiên Huế, trước đây chính là thủ phủ của đất nước trong thời gian dài.
Thành phố Huế và dòng sông Hương chảy quanh êm đềm, phẳng lặng, những đồi núi nhấp nhô được điểm cùng những khu vườn cây trái sum suê, tất cả tạo nên một tuyệt tác thi ca đô thị. Vì vậy, để có một vùng đất Huế như ngày nay thì chúng ta không thể bỏ qua lịch sử của vùng đất này.
Kể từ khi được sát nhập vào lãnh thổ nước ta với tư cách là món quà sính lễ của vua Chế Mân cưới công chúa Huyền Trân năm 1306, trải qua nhiều triều đại, Thừa Thiên Huế là “phên dậu”, là vùng viễn xung yếu của Tổ quốc. Đến năm 1626, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chọn vùng đất “địa lợi, nhân hòa” Thuận Hóa xưa để thiên dinh từ Đông Ái Tử (Quảng Trị) về lập dinh ở làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) và gây dựng cơ đồ lâu dài cho vua chúa nhà Nguyễn, lãnh thổ Thừa Thiên Huế ngày nay có bước ngoặt trong phát triển. Sau nhiều lần thiên dinh đến các địa điểm khác nhau trong tỉnh, năm 1738 chúa Nguyễn Phúc Khoát lại dời dinh về thủ phủ Phú Xuân. Việc chọn Phú Xuân làm thủ phủ lâu dài càng tạo điều kiện thuận lợi cho Huế phát triển thành đô thành và là trung tâm chính trị - quân sự- kinh tế của xứ Đàng Trong. Năm 1786 Phú Xuân được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của vương triều Tây Sơn, sau đó vua Gia Long và các vua Nguyễn về sau không những chọn Huế làm kinh đô lâu dài (gần 150 năm), mà còn đầu tư mở rộng, xây dựng kinh thành nguy nga, đồ sộ. Qua đó, ta thấy Huế từng là tiền đồn bảo vệ biên cương, rồi kinh đô của Việt Nam.
Ngày nay, Thừa Thiên Huế trở thành một tỉnh kết nối, chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, là trung tâm văn hóa, khoa học giáo dục lớn của cả nước. Hơn nữa, Huế còn là một kho sử liệu sống động, vừa mang đậm nét những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
1.2.2 Con người Huế
Cuộc sống của người Huế gắn bó rất chặt với quá khứ của thành phố này, cho nên con người Huế xưa và nay luôn chịu ảnh hưởng, tác động của vùng đất kinh đô. Vùng đất kinh đô xưa đã tạo cho người dân nơi đây một phong thái thanh tao, cao nhã nhưng rất đằm thắm, nhẹ nhàng, điều này không chỉ có ở những phi tần, mỹ nữ, những vương tôn quý tử trong Hoàng thành mà còn lan tỏa trong tầng lớp nhân dân. Cái phong thái cao nhã ấy nó ẩn hiện ngay từ tiếng “dạ, thưa” mềm mại từ cái dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyển trong chiếc áo dài tím thướt tha, để giờ đây Huế như một viên ngọc tím huyền ảo mà ai cũng biết tới.
Những ai đã đến Huế, đã nói chuyện với người dân nơi đây hẳn sẽ thấy ngay được ở họ sự thân thiện, mến khách và rất nhiệt thành. Mặc cho thời gian có qua đi nhưng nghe tiếng “dạ”, tiếng “thưa” nhẹ nhàng dễ nghe thì ai cũng có thể nhận ra giọng Huế - người Huế như lời bài hát “Tình yêu từ chiếc nón Bài Thơ, từ giọng nói ấm trầm sâu lắng lạ”. Và có lẽ thế mà người Huế có tiếng hát cũng mượt mà và đằm thắm hơn ai hết. Lên thuyền Rồng dạo trên sông Hương vào buổi tối mát rượi mùa hè để nghe Nhã nhạc cung đình Huế hẳn sẽ khó lòng quên được cái thiết tha, sâu lắng trong mỗi câu ca.
Con người Huế dù đi đâu về đâu thì hình ảnh khắc sâu trong tâm khảm họ chính là chiếc áo dài. Cho đến những năm 1970, con gái Huế ra khỏi nhà là mặc áo dài, kể cả chị tiểu thương ở chợ hoặc bà bán hàng rong. Áo dài Huế không chấm gót như áo Sài Gòn, cổ áo cao vừa phải, có áo cũng thắt đáy lưng ong, nhưng lại không bó quá, tà cũng không xẻ quá cao.
Mặt khác, tìm hiểu về người Huế ta còn có thể thấy được nét đẹp trong tư chất của họ. Vùng đất kinh đô xưa đã từng là cái nôi nuôi dưỡng những nhân tài như Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành, Tố Hữu…nơi đây vừa đào tạo, rèn luyện con người, vừa là môi trường lí tưởng để hun đúc bồi dưỡng tư chất cho tuổi thanh niên, lập nghiệp. Cho đến bây giờ Huế vẫn là nơi ươm mầm cho những tài năng trẻ, đưa Huế trở thành trung tâm văn hóa lớn của cả nước. Một điều trong tính cách con người xứ Huế mà không thể không nhắc đến đó là sự giao hòa với thiên nhiên cỏ cây. Từ suy nghĩ như vậy nên đa số người Huế chọn cách xây dựng nhà ở của họ là hướng ngoại, trong nhà hay ngoài vườn đều có sự giao hòa với thiên nhiên, điển hình là các nhà vườn truyền thống mà đến Huế chúng ta sẽ có dịp được thưởng ngoạn. Vì vậy, vẻ đẹp tự nhiên của Huế, con người Huế thân thiện, dễ gần, cuộc sống thanh bình, yên tình và điều kiện sống dễ dàng ở Huế chính là những đặc trưng của một thanh phố Việt Nam. Ba yếu tố thiên nhiên, kiến trúc và con người hòa quyện với nhau để tạo thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật đặc thù của dân tộc. Đến Huế, người ta dễ nhận ra được tâm hồn Việt Nam.
CHƯƠNG II :NGÔN NGỮ THỂ HIỆN TRONG VĂN HÓA CỦA HUẾ
2.1 Đặc trưng văn hóa
2.1.1 Lối sống và cách ứng xử
Thừa Thiên Huế từng là một vùng đất định đô của vua chúa suốt nhiều thế kỷ. Về mặt tâm linh và tư tưởng, người dân đa số thấm nhuần Phật giáo và Nho giáo. Trong khi Phật giáo dẫn đạo tư tưởng ở bình diện trừu tượng và siêu hình, thì Nho giáo thâm nhập trực tiếp hơn vào đời sống hằng ngày của người dân và được xem như một ”đạo làm người” hay như một ”thuật xử thế” đi vào phong tục, tập quán. Điều này được thể hiện ứng xử trong gia đình và ứng xử ngoài xã hội. Đối với việc ứng xử trong gia đình, người dân Huế đặc biệt nặng lòng với gia đình, có khi sống khuôn khổ vào gia đình. Hiện tượng “kín cửa” hoặc “kín cổng cao tường” thường bắt gặp ở Huế nơi những gia đình mệnh danh là đại gia và “hoàng phái” khiến cho con gái trở thành cao giá và con trai thiếu thích nghi với xã hội. Tình trạng này nay đã thuyên giảm nhiều. Trong họ hàng, gọi bà con phía nội là chú (em trai của cha), bác (anh trai của cha), cô hoặc o (chị hoặc em gái của cha), còn phía ngoại là dì (chị hoặc em gái của mẹ), dượng (chồng của dì), cậu (anh hoặc em trai của mẹ).
Khi ứng xử ngoài xã hội thì lại khác, con người ở đây có những cảm nghĩ và hành động nhiều khi đối nghịch nhau, ngay trong ăn uống, nói năng hay trong ứng xử. Huế là một trung tâm của lối ăn chay, tức là ăn nhạt, vậy mà người ở đây lại thích ăn cay. Nói năng từ tốn, điềm đạm (thiếu nữ Huế nổi tiếng dịu dàng, e lệ, rụt rè), nhưng lại quả quyết, dứt khoát. Trong ứng xử, phản ứng đầu tiên được thể hiện bằng tiếng “dạ” nghe như bằng lòng, chấp thuận, nhưng tiếp theo đó là cân nhắc, suy tính. Thanh niên Huế tưởng như qua sông Hương lờ đờ, trầm mặc, vậy mà có thể hành động tiên phong, quyết liệt như đã từng chứng tỏ qua các lần nổi dậy chống áp bức của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dân nghèo nhưng sang (người ta bảo đó là tính “đài lệ”, tính “đế đô”), ít nói nhưng hay bắt bẻ, lý sự, còn trong lòng chất chứa nhiều nỗi giằng co. Đối với khách, con người Huế thường dè dặt, thận trọng trong lời nói, thái độ , có khi như thiếu cởi mở, nói chung hiếu khách nhưng vẫn mực, có khi bảo thủ, vì e ngại ngộ nhận.
2.1.2 Văn hóa cố đô
Tọa lạc bên bờ sông Hương xanh biếc êm đềm vốn xưa nay vẫn chảy lưng lờ qua lòng đô thị chính là quần thể kiến trúc kinh đô Huế được xây dựng dưới thời triều Nguyễn. Các công trình kiến trúc cung đình không gian kiến trúc, văn hóa truyền thống đô thị Huế gồm các yếu tố cảnh quan môi trường sinh thái đặc trưng của sông hương, núi ngự cộng với di sản kiến trúc cố đô Huế…
Các công trình kiến trúc cung đình và dân gian triều Nguyễn, nhà vườn và kiến trúc thời Pháp. Tổ hợp di sản kiến trúc đó hài hòa, liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất toàn vẹn, tạo nên vẻ đẹp “dịu hiền pha lẫn trầm tư” đặc trưng của Huế, tạo nên cái hồn Huế được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử với giá trị toàn cầu của di sản văn hóa thế giới. Huế vùng đất mang nhiều dấu ấn văn hóa lịch sử quan trọng, nưi giao thoa và hội tụ các yếu tố văn hóa miền Bắc, miền Nam và Tây Nguyên. Các thế hệ con người xứ Huế đã tiếp thu những tinh hoa giá trị của nhiều vùng, miền và sáng tạo những giá trị văn hóa riêng đậm đà bản sắc.
Đây cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn giữ lại được diện mạo của thành phố thị dân thời trung đại với bố cục và cấu trúc không gian điển hình. Đặc biệt, quần thể kiến trúc kinh đô như thành quách, hoàng cung, lăng tẩm, kiến trúc tôn giáo đình,chùa, kiến trúc dân gian nhà rừng – vườn… đều được quy hoạch theo kiến trúc phong thủy phương Đông, hiền hòa với môi trường cảnh quan thiên nhiên cũng rất đặc trưng của vùng đất non xanh, nước biếc. Văn hóa Huế nói chung, kiến trúc Huế nói riêng đã góp phần quan trọng đánh dấu một giai đoạn phát triển văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.
Vẻ đẹp của Huế - thành phố bảo tàng đã được ông Amadou Mahatar Mbow, nguyên tổng giám đốc Unesco đánh giá: Cách cấu tạo tượng trưng của các khoảng không gian khác nhau làm cho Huế trở thành thành phố của sự hài hòa tuyệt diệu, Huế thực hiện được sự tổng hợp đạo và đời trong kiến trúc, tổng hợp được cổ xưa và hiện đại, qua đó cố đô cổ kính chung sống hài hòa với thành phố trẻ ngày nay…
Công trình kiến trúc thành nội Huế là một dấu ấn đặc biệt cuối cùng lịch sử nền quân chủ tập quyền Việt Nam. Nó chứa đựng trong lòng một hệ thống các công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ như cung điện, đình chùa, miếu mạo, nhà ở truyền thống các khu dân cư trong kinh thành, sản phẩm thành tựu kiến trúc khéo léo tài ba của những người thợ thủ công Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Còn khu lăng tẩm các vua triều Nguyễn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo hoàn hảo, những khuôn viên thơ mộng trữ tình mang vẻ đẹpkiêu sa, lộng lẫy như một tòa lâu đài bí ẩn lôi cuốn hấp dẫn các nhà khoa học cũng như khách du lịch trong và ngoài nước kiến trúc của dân tộc Việt Nam.
Trong những đặc trưng văn hóa lâu đời của Huế thì sự đa dạng cầu kì trong cách chế biến thức ăn góp phần không nhỏ vào việc hình thành nét riêng xứ Huế. Món ăn giản dị, phông phú, mang hương vị đằm thắm của sản phẩm nơi đồng ruộng, đầm phá, núi sông cố đô song cũng không kém phần sang trọng tinh tế với các bài mang tính nghệ thuật của các món ăn cung đình.
Mặt khác, Huế không có sự tương phản, không có sự ồn ào náo nhiệt của công nghiệp và thương nghiệp lớn. Huế là cả một sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Chính xác riêng biệt này đã làm xiêu lòng bao người đã là nguồn cảm hứng cho bao thi sĩ và cũng là nền tảng cho một nền ca nhạc Huế với dáng vẻ riêng biệt của nó, mà chỉ riêng ca Huế mới có. Ca Huế chú trọng khai thác kỹ năng đàn và hát những lời thơ trong hát ả đào. Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bởi vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà phải là người Huế ca. Sắc thái của ca nhạc Huế là vậy. Một sắc thái của riêng Huế “chẳng nơi nào có được” trong tính cách hài hòa của Huế.
2.2 Ngôn ngữ trong văn hóa Huế.
Tiếng Huế, tuy không phải là một thứ tiếng riêng biệt, và tuy chỉ được nói bởi một số dân không đông chừng vài trăm ngàn người trong khuôn khổ của thành phố nhỏ, lại có tầm quan trọng lớn hơn nhiều. Huế nay đã được Liên Hợp Quốc xem như là một phần đáng bảo vệ của di sản văn hóa nhân loại; kiến trúc Huế, áo dài, nón bài thơ Huế, nhạc Huế, ca Huế, món ăn Huế đang được hồi phục ( dù động cơ lắm khi chỉ là thương mại du lịch). Tiếng Huế là sợi dây nối liền mọi khía cạnh tên của Huế xưa. Biết đâu sau này hoặc đã có những học giả tìm về nguồn gốc của những tiếng, từ Huế mà soi sáng thêm nguồn gốc của người Huế và văn hóa Huế, nơi đã là chốn kinh kì trong mấy năm, từ thời là đất chàm, rồi thành thủ phủ Đàng trong chúa Nguyễn và biến thành