Đề tài Người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình

Lãnh đạo là một nghệ thuật và người lãnh đạo là một người nghệ sĩ trước nhân viên của mình. Có thể bạn sinh ra đã có tố chất của một nhà lãnh đạo nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc bạn cần học tập và rèn luyện các nguyên tắc lãnh đạo chuẩn mực. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức

docx38 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG BÀI TẬP NHÓM MÔN: KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN ĐỀ TÀI: NGƯỜI LÃNH ĐẠO GIỎI LÀ NGƯỜI BIẾT SỬ DỤNG NGƯỜI GIỎI HƠN MÌNH. THÀNH VIÊN NHÓM: NGUYỄN THỊ YẾN – 51QT NGUYỄN THÙY NGÂN – 51QT NGÔ THỊ ÁNH – 51QT HÀ NỘI, 14/09/2011 BÀI VIẾT: NGƯỜI LÃNH ĐẠO GIỎI LÀ NGƯỜI BIẾT SỬ DỤNG NGƯỜI GIỎI HƠN MÌNH. Lãnh đạo là một nghệ thuật và người lãnh đạo là một người nghệ sĩ trước nhân viên của mình. Có thể bạn sinh ra đã có tố chất của một nhà lãnh đạo nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc bạn cần học tập và rèn luyện các nguyên tắc lãnh đạo chuẩn mực. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Nếu chúng ta ví tổ chức như là một con thuyền thì nhà lãnh đạo sẽ là thuyền trưởng của con thuyền đó. Nhà lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Khi họ làm sai vai trò, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nhân Việt Nam đứng ở vị trí nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhưng lại chưa làm tốt vai trò của mình. Một trong những lý do khiến họ là một nhà lãnh đạo tồi là họ chưa hiểu hết về vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ cần hiểu được lãnh đạo chính là người đại diện cho doanh nghiệp, chỉ huy doanh nghiệp, là người liên lạc của doanh nghiệp, đồng thời là một nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp và quan trọng hơn cả là biết dùng người. Vậy một nhà lãnh đạo như thế nào là người tài giỏi? Theo tôi một nhà lãnh đạo được coi là giỏi người đó phải là người biết sử dụng người giỏi hơn mình Có nhiều yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi. Khả năng "dùng người" không phải là yếu tố duy nhất, nhưng đó lại rất quan trọng mà bất cứ ai muốn thành công trong việc lãnh đạo cũng cần phải có vì: Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là một nghề mà nó còn là cả một nghệ thuật. Ở đây lãnh đạo chúng ta nói tới là lãnh đạo con người. Mà con người thì rất khó quản lý, tâm trạng và thái độ mỗi người một khác không ai giống ai nên việc quản lý và lãnh đạo họ là một điều đòi hỏi phải có phương pháp và nghệ thuật. Tài nghệ của người lãnh đạo được biểu lộ ra không phải ở trong lệnh truyền nhưng là ở tại lệnh truyền và điều khiển lệnh truyền đi tới thành công. Người lãnh đạo phải biết mọi vấn đề liên hệ tới công việc của mình với nguyên tắc : “Không phải làm gì cả, nhưng có thể làm được tất cả”. Ngay từ đầu khi tuyển nhân viên vào, lãnh đạo phải khiến cho nhân viên hiểu rõ những điều kiện làm việc, cho họ biết về chỉ tiêu mà doanh nghiệp đặt ra để họ có thể nắm rõ định hướng cần phải làm gì, làm như thế nào để thành công. Làm lãnh đạo, bạn phải dạy cho họ những chuẩn mực trong kinh doanh, đóng vai trò là người tư vấn cho nhân viên bất cứ lúc nào có thể, giúp nhân viên cân bằng cuộc sống và công việc hơn để tránh tình trạng họ mệt mỏi và xáo trộn. Quản lý một đội ngũ các nhân viên là một công việc không đơn giản. Nhưng nếu bạn là một người có tố chất lãnh đạo thực sự, bạn sẽ khiến họ không những quy phục bạn mà còn luôn phấn đấu hết mình vì sự phát triển chung của công ty. Một doanh nghiệp muốn thành công cần tập hợp được nhiều người tài và còn phải biết cách đặt đúng người vào đúng việc. Do đó, việc thu hút nhân tài luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu mà tất cả các doanh nghiệp nhắm đến. Vậy làm cách nào để thu hút được nhân tài? Thứ nhất, Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới. Bạn cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới trước khi bắt đầu tiến hành tuyển dụng. Việc này vừa giúp bạn tuyển được nhân viên thật sự phù hợp với công việc, vừa làm cho công việc của họ về sau này được thuận lợi hơn; thứ hai, Hãy quan tâm đến ứng viên một cách chân thành. Khi phỏng vấn, bạn đừng vội vàng “khoe” những thành tựu công ty của bạn đã đạt được hay đề cập đến vấn đề tài chính mà hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu về những nhu cầu, mục tiêu và hoài bão của ứng viên. Sau đó, bạn hãy lắng nghe thật chăm chú câu trả lời của họ, thỉnh thoảng lại nhắc lại những ý họ trình bày bằng ngôn từ của bạn để cho họ thấy bạn hiểu rõ điều họ nói, hoặc hỏi họ một vài câu để làm rõ ý hơn.Những việc này có vẻ đơn giản nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng coi trọng chúng. Vì thế, nếu bạn làm được thì ứng viên sẽ nhớ mãi bạn. Sự quan tâm chân thành của bạn sẽ không những giúp bạn tuyển dụng được nhân tài mà còn giữ chân họ về sau này. Tuy nhiên, liệu có phải một khi tuyển dụng được nhân tài rồi thì bạn có thể yên tâm “kê cao gối mà ngủ”? Hoàn toàn không! Nếu doanh nghiệp không biết cách giữ thì sớm muộn gì họ sẽ cũng ra đi và mọi việc sẽ trở lại vạch xuất phát. Vậy điều doanh nghiệp cần và quan trọng nhất đó chính là Sếp giỏi - “Vũ khí” giữ chân nhân tài hiệu quả nhất. Nhân tài thì doanh nghiệp nào cũng cần. Vì thế, điều làm người tài băn khoăn nhất không phải là tìm được việc làm, mà là có tìm được một doanh nghiệp và một vị sếp thật sự mong muốn giúp họ phát triển năng lực cá nhân và đạt đến đỉnh cao sự nghiệp hay không. Nói cách khác, nhân tài luôn khao khát có được những vị sếp giỏi, những người họ có thể nể trọng và tin tưởng. Người lãnh đạo họ cần là người biết: thứ nhất, Là người có tầm nhìn rộng lớn. Nhà lãnh đạo phải có suy nghĩ và tầm nhìn rộng, thì mới có thể truyền cảm hứng, kích thích khả năng sáng tạo của các nhân viên và dẫn dắt tổ chức đi theo con đường đã vạch ra một cách thành công. Nếu thiếu những hành động đúng đắn, cách nhìn nhận sáng suốt của họ, thì sáng kiến dù có độc đáo, sản phẩm/dịch vụ dù có tuyệt vời, giải pháp kinh doanh dù có xuất sắc đến đâu cũng khó có thể phát huy được tác dụng; thứ hai, Tạo được sự tin tưởng. Muốn nhân viên tin tưởng? Đừng bao giờ quên lời hứa thương hiệu của chính mình. Danh tiếng của doanh nghiệp được xây dựng trong cả một quá trình nhưng có thể bị đánh mất chỉ trong một giờ nếu lòng tin vào doanh nghiệp đó bị phá hủy. nhà lãnh đạo là người đứng đầu là người có trách nhiệm phải xây dựng lòng tin của mình đối với toàn thể nhân viên. Mỗi hành động hay phát ngôn trước công chúng của người lãnh đạo phải được xem xét cẩn trọng vì chỉ một chút sơ xảy cũng dẫn đến những rủi do không đáng có. Vậy các lãnh đạo tạo lòng tin bằng những gì? Trước hết họ phải có trình độ để đủ tầm lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững. Giỏi không chưa đủ, họ phải có tâm và tâm ở đây chính là nhân cách sống. Làm sao để nhân viên tôn trọng về cách hành xử, cách điều hành để họ tin tưởng và đi theo; thứ ba, người lãnh đạo phải tạo được môi trường làm việc hiệu quả có tinh thần hợp tác và phá vỡ ranh giới giữa quản ký và bị quản lý. Môi trường làm việc có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và năng xuất làm việc của bạn. Được làm việc ở nơi mà mọi người tôn trọng nhau bằng những hành động cụ thể, những mối quan hệ ngang hàng, tổ chức quản lý minh bạch, chia sẻ dữ liệu tài chính và luôn tôn trọng lẫn nhau bạn sẽ an tâm và thoải mái cống hiến hết mình cho công việc; thứ tư, lãnh đạo phải biết đánh giá và ghi nhân thành tích của nhân viên. Công nhận thành tích không đơn giản chỉ là chuyện thể hiện một hành động đẹp của sếp với cấp dưới. Quá đó, họ sẽ thêm phần khích lệ nhân viên, làm tăng cường hiệu quả công việc, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Cũng nhờ thế, mỗi nhân viên sẽ dễ dàng nhận thấy sự đóng góp của họ luôn được ghi nhận xứng đáng, điều này giúp mang đến động lực thúc đẩy họ lập lại thành tích trong tương lai. Bên cạnh đó một nhà lãnh đạo giỏi là phải biết sử dụng những người giỏi. Một nhà quân sự từng nói: Muốn cầm quân được tốt trước hết phải chọn tướng. Việc quản lý kinh doanh trong xí nghiệp cũng cần phải chọn được nhân tài đắc lực để phục vụ cho xí nghiệp.Với một nhà doanh nghiệp, dùng tài tất phải chọn nhân tài, chọn tài là để dùng tài cho tốt hơn, dùng thép tốt vào chỗ lưỡi dao. Một chức trách quan trọng của người nắm quyết sách ở tầng thứ cao của tập đoàn lớn, công ty lớn, doanh nghiệp lớn là khi nêu quyết sách về nhân sự của bộ môn mình, phải làm sao biết người và khéo dùng. Nhà doanh nghiệp lớn, chỉ bằng sức mình, không thể nào chống đỡ được một căn nhà lớn, buộc phải có nhân tài đắc lực giúp sức thêm vào. Ông ta có biết dùng người hay không, dùng người như thế nào, có thể biết người khéo dùng thực sự hay không, đối với bản thân nhà doanh nghiệp, mà ngay cả với toàn doanh nghiệp đều có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc và tác dụng hết sức quan trọng. Người biết tận dụng sức mạnh của thiên nhiên cùng như của người khác sẽ thành công. Con thuyền khi ra khơi biết dựa vào sức gió để tiến lên. Thủy điện nhờ vào sức nước để tạo ra điện, cối xay gió dựa vào sức gió để xay bột, sản xuất điện, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, người làm kinh doanh giỏi là người biết dùng tiền của người khác, Một huấn luyện viên bóng đá giỏi không nhất thiết phải là một cầu thủ giỏi mà biết biến những cầu thủ trong đội thành những người xuất sắc… Người lãnh đạo tài ba biết dùng sức của những người giỏi. Sử dụng những người giỏi, tạo một môi trường làm việc hợp tác và tinh thần làm chủ, quan tâm đến tình cảm của nhân viên, tất cả điều đó thực sự cần cái “tâm” của người lãnh đạo. Nhưng đổi lại, người lãnh đạo chắc chắn sẽ làm bùng nổ những nguồn sinh lực mới trong mỗi nhân viên của mình. Và đó chính là người lãnh đạo có tầm. Cái tâm của người lãnh đạo còn được thể hiện trong việc dùng người. Rất nhiều lãnh đạo sợ sử dụng những người giỏi hơn mình, luôn muốn giữ vị thế độc tôn của mình trong một số công việc then chốt. Hơn thế nữa nhà lãnh đạo phải biết dùng đúng người, đúng việc và đúng thời điểm. Dùng người phải nhìn vào sự việc thực tế. Khi chọn người dùng vào những vị trí then chốt trong sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, nhà lãnh đạo tuyệt đối không được chỉ tin vào văn bằng, thành tích học tập và danh vọng, cũng không thể chỉ tin vào những người chỉ quen “đánh giặc trên giấy” khéo mồm khéo miệng, mà nhất định phải chọn người biết làm thực sự để gánh vác nhiệm vụ nặng nề. Điều quan trọng và để chứng tỏ một nhà lãnh đạo giỏi chính là có đội ngũ nhân viên giỏi luôn tin tưởng và theo họ. Chính nhờ những điều quan trọng như: họ biết tạo ra một môi trường làm việc biết khuyến khích nhân viên làm việc. Nghĩa là họ biết truyền cảm hứng tới mọi người để hoàn thành những công việc tưởng chừng không thể. Điều đó là “ma thuật” trong các trò ảo thuật, và ứng dụng nó thành “ma thuật” trong việc dẫn dắt, lãnh đạo nhân viên. Nhưng không hẳn là vậy, điều đó đều xuất phát từ nghệ thuật “đối nhân xử thế” của nhà lãnh đạo. Nhờ vậy mà ”ma thuật” sẽ xảy ra: những nhà lãnh đạo giỏi luôn có thể tạo được niềm tin nơi nhân viên, biến những điều không thể thành có thể. Làm cho nhân viên của mình không thể quay lưng lại, luôn đi theo cùng làm viêc và cùng tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn. Như vậy, với những lí lẽ nêu trên chúng ta có thể khẳng định một điều rằng “ người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình “. Họ biết sử dụng sức mạnh của người khác để tạo dựng sự thành công. Bài viết trên là một luận cứ. Vì nó đáp ứng đủ sáu yếu tố cấu thành lên một luận cứ đó là: lập trường, lí lẽ, chuỗi lập luận, kết luận, sự thuyết phục, các từ làm dấu hiệu. Lập trường của tác giả trong bài viết là : Người Lãnh Đạo giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình. Các luận cứ thành phần (lí lẽ) của bài viết là: Lí lẽ thứ nhất: Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là một nghề mà nó còn là cả một nghệ thuật. “ Ở đây lãnh đạo chúng ta nói tới là lãnh đạo con người. Mà con người thì rất khó quản lý, tâm trạng và thái độ mỗi người một khác không ai giống ai.” “Người lãnh đạo phải biết mọi vấn đề liên hệ tới công việc của mình với nguyên tắc : “Không phải làm gì cả, nhưng có thể làm được tất cả”. Lí lẽ thứ hai: Việc thu hút nhân tài luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu mà tất cả các doanh nghiệp nhắm đến. “ Hãy quan tâm đến ứng viên một cách chân thành” “ Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới” Lí lẽ thứ ba: Điều doanh nghiệp cần và quan trọng nhất đó chính là Sếp giỏi - “Vũ khí” giữ chân nhân tài hiệu quả nhất. “ Nhân tài luôn khao khát có được những vị sếp giỏi, những người họ có thể nể trọng và tin tưởng” “ Là người có tầm nhìn rộng lớn “ “ Tạo được sự tin tưởng “ “ Người lãnh đạo phải tạo được môi trường làm việc hiệu quả có tinh thần hợp tác và phá vỡ ranh giới giữa quản ký và bị quản lý” “Lãnh đạo phải biết đánh giá và ghi nhân thành tích của nhân viên” Lí lẽ thứ tư: Một nhà lãnh đạo giỏi là phải biết sử dụng những người giỏi. “ Một nhà quân sự từng nói: Muốn cầm quân được tốt trước hết phải chọn tướng.” “ Với một nhà doanh nghiệp, dùng tài tất phải chọn nhân tài, chọn tài là để dùng tài cho tốt hơn, dùng thép tốt vào chỗ lưỡi dao” “ Người lãnh đạo tài ba biết dùng sức của những người giỏi.” Lí lẽ thứ năm: Biết dùng đúng người, đúng việc và đúng thời điểm. “ Dùng người phải nhìn vào sự việc thực tế.” Lí lẽ thứ sáu: Có một đội ngũ nhân viên giỏi và luôn theo mình. “ Làm cho nhân viên của mình không thể quay lưng lại, luôn đi theo cùng làm viêc và cùng tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn.” “ Những nhà lãnh đạo giỏi luôn có thể tạo được niềm tin nơi nhân viên, biến những điều không thể thành có thể” “ Họ biết tạo ra một môi trường làm việc biết khuyến khích nhân viên làm việc” Chuỗi lập luận Bài viết có 1 chuỗi các lí lẽ, được trình bày theo một trật tự logic dẫn dắt độc giả tới kết luận. Các lí lẽ ủng hộ cho lập trường “ người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình ” đi từ lí lẽ cơ bản tới lí lẽ phức tạp nhất để chứng tỏ một nhà lãnh đạo giỏi. Kết luận là: Như vậy, với những lý lẽ nêu trên chúng ta có thể khẳng định được rằng “người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình”. Họ biết sử dụng sức mạnh của người khác để tạo dựng sự thành công. Các từ ngữ làm dấu hiệu trong bài viết là: Trước tiên Không chỉ như vây mà còn Bên cạnh đó Hơn thế nữa Điều quan trọng nhất Tuy nhiên Như vậy Nhận xét, đánh giá luận cứ (tính rõ ràng, tính nhất quán, tính trật tự logic) Tính rõ ràng: Bài viết có đầy đủ các lý lẽ để chứng minh cho quan điểm, lập trường của tác giả. Các lí lẽ đưa ra một cách rõ ràng, không mập mờ rất rễ hiểu và có khả năng thuyết phục độc giả. Tính nhất quán: Các lí lẽ đưa ra đều ủng hộ lập trường của tác giả Tính trật tự logic: Các câu chữ tuân thủ theo một trật tự logic hợp lý, không lộn xộn, không nhảy cóc. Tác giả đưa ra quan điểm nào thì đưa ra lý lẽ để thuyết phục quan điểm đó và kết luận đúng theo chủ đề của quan điểm vì vậy có tính nhất quán. Tài liệu tham khảo Tài liệu 1 Thiên tài là người biết sử dụng những nhân tài Sếp Thủ: Cậu làm bảng kế hoạch chậm quá, sao nhiều lỗi thế này, thôi xê ra để anh làm cho nhanh. Cậu xuống bảo cậu Hùng dừng việc trang trí lại, lúc nãy anh đi qua nhìn thấy chán lắm. Anh làm kế hoạch xong, tối anh trang trí sân khấu cho. Sếp Tiến: Anh đã xem kế hoạch chú làm, tốt lắm, tiến bộ nhiều đấy, cứ thế chả mấy chú có thể thay anh. Nhớ nguyên tắc “Chú khỏe anh mừng”. Đừng tự làm. Cậu chủ trì. Lính nó làm, mình tập trung nghĩ việc lớn. Mình khỏe, lính tiến bộ nhanh. Tổ chức lợi lớn. Bệnh nghề nghiệp của lãnh đạo “Cầu toàn” và “Ngứa mắt”. Việc gì cũng “Để đấy tao làm cho nhanh”, “Chỉ tao làm mới chuẩn”. Nhiều sếp “ăn dày, ăn tất, ăn cả đất xung quanh”, “tay làm hàm nhai”, “làm một, mình ăn một mình”. Tổ chức không phát triển, nhân viên thui chột, sếp còm cõi. Người mẹ Việt Nam cũng vậy. Quá thương con, “mày học đi, để đấy cho mẹ”. Mẹ và bà trở trở thành “Osin cao cấp”. “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Vì như vậy khiến nhiều cô gái, cậu trai học rất giỏi nhưng không biết làm việc gì, thụ động và khó hòa nhập với môi trường xung quanh. Người lãnh đạo giỏi là người biết hỗ trợ để những nhân viên của mình giỏi hơn và có thể hỗ trợ mình ở những lĩnh vực khác nhau. Một huấn luyện viên bóng đá giỏi không nhất thiết phải là một cầu thủ giỏi mà biết biến những cầu thủ trong đội thành những người xuất sắc. Người biết tận dụng sức mạnh của thiên nhiên cùng như của người khác sẽ thành công. Con thuyền khi ra khơi biết dựa vào sức gió để tiến lên. Thủy điện nhờ vào sức nước để tạo ra điện, cối xay gió dựa vào sức gió để xay bột, sản xuất điện, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, người làm kinh doanh giỏi là người biết dùng tiền của người khác… Người lãnh đạo tài ba biết dùng sức của những người giỏi. Andrew Carnegie (1835-1919), ông "vua thép" của nước Mỹ, sinh tại Scotland. Từ một kẻ nghèo không một xu dính túi, ông trở thành một tỉ phú và tạo ra rất nhiều triệu phú khác trong ngành công nghiệp của mình. Trên bia mộ ông có ghi: “Nơi đây an nghỉ một người biết dùng người giỏi hơn mình”. Hãy học cách giao quyền và phân quyền. Biết sử dụng người tài, đó mới là thiên tài. Người giỏi là biết dựa vào sức của người khác biết “đứng trên vai những người khổng lồ”. Thành công lớn nhất chỉ đạt được khi giúp được nhiều người thành công. Tài sản lớn nhất của mọi tổ chức chính là năng lực của con người. Năng lực là vũ khí cạnh tranh cốt lõi nhất. Năng lực chỉ được thực sự phát triển, tiến bộ khi được trải nghiệm bằng công việc thực tế. Người thật. Việc thật. “Con chị có đi, con gì mới lớn”. "Con hơn cha là nhà có phúc", thế hệ sau hơn thế hệ trước là một sự thành công trong bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển và trường tồn. Nguồn: Ts.Phan Quốc Việt(2011): Thiên tài là người biết sử dụng những nhân tài. Trang Web: Thien_tai_la_nguoi_biet_su_dung_nhung_nhan_tai/ Tài liệu 2: Lãnh đạo giỏi phải giỏi "dùng người" Có nhiều yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi. Khả năng "dùng người" không phải là yếu tố duy nhất, nhưng đó lại rất quan trọng mà bất cứ ai muốn thành công trong việc lãnh đạo cũng cần phải có. Trong các môn thể thao đồng đội, việc lựa chọn người chơi sao cho phù hợp với từng vị trí luôn khiến các huấn luyện viên đau đầu. Dựa trên kỹ thuật, phong độ hiện tại của từng cá nhân cũng như những đánh giá về đối thủ mà huấn luyện viên có thể sắp xếp vị trí sao cho hợp lý nhất. Không chỉ đúng trong lĩnh vực thể thao, điều này còn đúng trong nhiều lĩnh vực khác. Một người lãnh đạo giỏi luôn biết cách chiêu dụng “hiền tài” và có khả năng tổ chức nhân lực tuyệt vời. Họ luôn biết cách sắp xếp nhiệm vụ phù hợp với năng lực và thế mạnh riêng của từng người. Những bước khởi động cơ bản Để trở thành một “nhà cầm quân” thành công, như một huấn luyện viên, bạn cần phải hiểu tường tận luật chơi, các kỹ năng cũng như năng lực cần có cho môn thể thao đó. Thật nực cười khi bắt một đội bóng đá chơi bóng chày, và nếu bạn muốn đội của bạn thắng trong trận chung kết bóng chày. Do vậy, việc bổ nhiệm “đúng người đúng việc” sẽ góp một phần không nhỏ vào những thành công của tổ chức... 4 bước “khởi động” sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn và có những quyết định đúng đắn khi dùng người: - Nên chia nhỏ mục tiêu của cả nhóm thật chi tiết và cụ thể. Lên danh sách các kế hoạch công việc và sắp xếp thứ tự theo tầm quan trọng của từng việc. - Trước mỗi vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra, cần có sự phân tích và xác định rõ những yếu tố năng lực cần thiết để hoàn thành. - Liệt kê từng thế mạnh của mỗi thành viên trong nhóm. - Bổ nhiệm mỗi cá nhân vào vị trí hợp lý dựa trên năng lực của từng người và tính chất đặc thù của từng công việc. Làm thế nào khi thừa hoặc thiếu nhân lực? Với tình huống "thừa nhân lực", bạn có hai lựa chọn: Một là bổ nhiệm phần công việc quan trọng cho những cá nhân xuất sắc hơn; hai là phân công những người thuộc cấp dưới, tất nhiên là người có đủ khả năng đảm đương công việc. Cả hai cách giải quyết đều có những ưu điểm riêng, nhưng lại có tác dụng khác nhau: Cách thứ nhất sẽ tạo cho bạn sự tin tưởng và chắc chắn cao, tuy nhiên cách thứ hai lại giúp bạn có thể hoàn thành công việc khá hiệu quả và thường là với chi phí thấp hơn. Giải pháp tối ưu cho vấn đề "thiếu nhân lực" là đào tạo ngay những nhân viên trong bộ phận của mình hoặc tìm cách bổ sung chỗ trống từ các nguồn khác. Thông thường, giải p
Tài liệu liên quan