Di dân là hiện tượng khách quan của xã hội xảy ra trong suốt quá trình lịch sử của nhân loại. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của con người, di cư giữ một vai trò quan trọng. Hiện nay, di cư vẫn đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu khắp các nước trên thế giới và xu hướng di dân chủ yếu là từ nông thôn – thành thị, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, vấn đề di dân cũng đã diễn ra từ lâu trong lịch sử với nhiều hình thức khác nhau, nhưng từ năm 1986, năm đánh dấu một bước đột phá trong sự đa dạng hóa các hoạt động kinh tế thì vấn đề di dân, đặc biệt là di dân nông thôn – thành thị lớn diễn ra sôi động và cần được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau.
Cùng với nhịp độ tăng trưởng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, các hoạt động kinh tế, di cư nông thôn – đô thị có chiều hướng ngày càng tăng. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở do Ủy ban nhân dân Tp. HCM công bố ngày 23 – 10 – 2009, dân số của thành phố là 7.123 triệu người, tăng hơn 2 triệu dân trong vòng 10 năm và dân số thành phố tăng chủ yếu do di dân từ các tỉnh khác đến [6].
Những người di cư từ nông thôn sẵn sàng làm bất cứ các công việc ở đô thị để có nguồn thu nhập. Thông thường, những công việc họ đảm nhận mang tính chất nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm, thu nhập bấp bênh. Trong số các công việc phi chính thức của người nhập cư thì công việc bán hàng rong không được nhìn nhận một cách khách quan. Nhiều cơ quan chức năng xem họ là một thành phần nhếch nhác, góp phần vào việc mất an ninh trật tự, mất vẻ văn minh – mỹ quan đô thị.
Tp. HCM là trung tâm kinh tế phát triển nhất của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, có sức hút lớn, thu hút nhiều đối tượng lao động nhập cư, một số lượng khá lớn làm công việc bán hàng rong. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây: xung quanh những “gánh hàng rong”, đời sống của những người hằng ngày rong ruổi trên những nẻo đường góc phố để chắt chiu từng đồng tiền nhằm nuôi sống bản thân và gia đình của họ như thế nào? Họ phải bươn chải với cuộc sống ra sao? Có được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, có được bảo vệ bởi pháp luật, có được hưởng những lợi ích của xã hội đem lại, tương lai của họ trong nhiều năm tới sẽ ra sao? Mạng lưới xã hội của họ như thế nào? Họ có mong muốn gì cho bản thân và những mong muốn đó được giải quyết như thế nào, có thỏa mãn và đem lại lợi ích cho họ hay không? Họ có phải là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực hoặc làm mất vẻ mỹ quan đô thị hay không?
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Người nhập cư đô thị và an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Di dân là hiện tượng khách quan của xã hội xảy ra trong suốt quá trình lịch sử của nhân loại. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của con người, di cư giữ một vai trò quan trọng. Hiện nay, di cư vẫn đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu khắp các nước trên thế giới và xu hướng di dân chủ yếu là từ nông thôn – thành thị, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, vấn đề di dân cũng đã diễn ra từ lâu trong lịch sử với nhiều hình thức khác nhau, nhưng từ năm 1986, năm đánh dấu một bước đột phá trong sự đa dạng hóa các hoạt động kinh tế thì vấn đề di dân, đặc biệt là di dân nông thôn – thành thị lớn diễn ra sôi động và cần được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau.
Cùng với nhịp độ tăng trưởng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, các hoạt động kinh tế, di cư nông thôn – đô thị có chiều hướng ngày càng tăng. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở do Ủy ban nhân dân Tp. HCM công bố ngày 23 – 10 – 2009, dân số của thành phố là 7.123 triệu người, tăng hơn 2 triệu dân trong vòng 10 năm và dân số thành phố tăng chủ yếu do di dân từ các tỉnh khác đến [6].
Những người di cư từ nông thôn sẵn sàng làm bất cứ các công việc ở đô thị để có nguồn thu nhập. Thông thường, những công việc họ đảm nhận mang tính chất nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm, thu nhập bấp bênh. Trong số các công việc phi chính thức của người nhập cư thì công việc bán hàng rong không được nhìn nhận một cách khách quan. Nhiều cơ quan chức năng xem họ là một thành phần nhếch nhác, góp phần vào việc mất an ninh trật tự, mất vẻ văn minh – mỹ quan đô thị.
Tp. HCM là trung tâm kinh tế phát triển nhất của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, có sức hút lớn, thu hút nhiều đối tượng lao động nhập cư, một số lượng khá lớn làm công việc bán hàng rong. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây: xung quanh những “gánh hàng rong”, đời sống của những người hằng ngày rong ruổi trên những nẻo đường góc phố để chắt chiu từng đồng tiền nhằm nuôi sống bản thân và gia đình của họ như thế nào? Họ phải bươn chải với cuộc sống ra sao? Có được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, có được bảo vệ bởi pháp luật, có được hưởng những lợi ích của xã hội đem lại, tương lai của họ trong nhiều năm tới sẽ ra sao? Mạng lưới xã hội của họ như thế nào? Họ có mong muốn gì cho bản thân và những mong muốn đó được giải quyết như thế nào, có thỏa mãn và đem lại lợi ích cho họ hay không? Họ có phải là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực hoặc làm mất vẻ mỹ quan đô thị hay không?
Trước tình hình và bối cảnh trên, cần một nghiên cứu hệ thống thực trạng cuộc sống của những người nhập cư bán hàng rong sinh sống tại Tp. HCM. Từ đó đưa ra những nhận định khách quan, hệ thống các giải pháp làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách phù hợp, khả thi nhằm phát huy các yếu tố tích cực và hài hòa, hạn chế tối đa các yếu tố tiêu cực của hiện tượng xã hội này.
Đó là lý do khoa học và thực tiễn cấp thiết để thực hiện nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu thực trạng cuộc sống của những người nhập cư bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hố Chí Minh”.
Cùng chủ đề nghiên cứu di dân nói chung, di dân từ nông thôn vào đô thị, quá trình đô thị hóa và giảm nghèo tại Tp. HCM nói riêng – đặc biệt là sau giai đoạn đổi mới (1986), đã có nhiều bài viết, công trình, đề tài, dự án nghiên cứu liên quan được triển khai, nhiều hội thảo trong nước và quốc tế được tổ chức. Trong phạm vi tìm kiếm, tập hợp và tiếp cận các tài liệu của chúng tôi, cũng có nhiều tác giả đã quan tâm đến vấn đề di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn – thành thị:
Khi đề cập đến vấn đề“Đi làm ăn xa – phương thức tăng thu nhập gia đình”, Nguyễn Thị Diễm và Nguyễn Thị Minh Châu [1] đã tìm hiểu về tác động của di cư đến kinh tế hộ gia đình theo hai hướng chính đó là: những đặc trưng chủ yếu của những người đi làm ăn xa như: tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng gia đình… và mức độ tác động đến kinh tế hộ gia đình từ việc đi làm ăn xa.
Một nghiên cứu gần đây của Lê Văn Thành “Dân nhập cư với vấn đề phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh” [4]. Tác giả khẳng định thực tế ở Tp. HCM có hai thách thức nổi bật là quy mô dân số quá lớn, ngày càng tăng nhanh và dân nhập cư tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây làm nảy sinh rất nhiều vấn đề đối với sự phát triển của thành phố. Với một lượng dân nhập cư có trình độ thấp, nguy cơ thất nghiệp cao cũng như dễ nảy sinh các tệ nạn cho thành phố ở hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì thế mà Nhà nước cần có những bài toán quản lý phù hợp đối với dân nhập cư ở các đô thị nói chung và Tp. HCM nói riêng.
Không thể bỏ qua một công trình nghiên cứu quan trọng có liên quan đến người nhập cư của Phạm Quỳnh Hương “Người nhập cư đô thị và an sinh xã hội” [2]. Di dân là sinh kế của đa số người nhập cư nhưng bảo trợ xã hội lại chưa đến được với họ hoặc chưa được tiếp cận một cách rõ ràng.
Những nghiên cứu nói trên cùng với các dữ liệu thứ cấp là cơ sở khoa học quan trọng, hữu ích cho việc triển khai đề tài này. Tuy vậy, những nghiên cứu này hoặc là đề cập đến những vấn đề di dân nói chung, hoặc là chỉ ra hiện tượng di dân tự do từ các vùng nông thôn vào các đô thị trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt là ở Tp. HCM. Với đề tài “Tìm hiểu thực trạng cuộc sống của những người nhập cư bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hố Chí Minh” chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu sâu hơn ở một nhóm đối tượng đặc thù trong cộng đồng người nhập cư – đó là những người nhập cư làm nghề bán hàng rong. Đó cũng là lý do cho thấy tính mới mẻ và sự cần thiết phải tiến hành đề tài nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm cung cấp một cách khách quan, thực trạng cuộc sống của những người nhập cư bán hàng rong tại Tp. HCM. Thông qua đó đưa ra những nhận định, các giải pháp làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách phù hợp và khả thi nhằm phát huy các yếu tố tích cực và hài hòa, hạn chế tối đa các yếu tố tiêu cực của hiện tượng xã hội này.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu tổng quát như trên, đề tài này tập trung thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
Xây dựng cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu bao gồm việc nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu đi trước, ứng dụng các cách tiếp cận liên ngành và cách tiếp cận riêng trong nghiên cứu xã hội học để xây dựng mô hình khung phân tích.
Phân tích, làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, cụ thể: tìm hiểu đời sống kinh tế của người nhập cư BHR ở các khía cạnh như đặc điểm, tính chất công việc; vấn đề thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, điều kiện sống. Tìm hiểu đời sống tinh thần của người nhập cư BHR ở các khía cạnh như thời gian rảnh, các hoạt động vui chơi giải trí. Tìm hiểu vấn đề chăm sóc sức khỏe và mối quan hệ cộng đồng của người nhập cư BHR. Tìm hiểu mối quan hệ giữa người nhập cư BHR với vấn đề nếp sống văn minh và mỹ quan đô thị. Tìm hiểu mong muốn và kỳ vọng tương lai của người nhập cư BHR.
Cuối cùng, đề tài nghiên cứu này đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo vai trò và vị trí của những người nhập cư BHR.
Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin
Phương pháp định lượng
Bảng hỏi cơ cấu, dung lượng mẫu: 150 người
Chọn mẫu theo phương pháp tình cờ, tiện lợi, phi xác suất.
Thống kê, tổng hợp, phân tích các dữ kiện sơ cấp từ nguồn Tổng cục thống kê thành phố về điều tra dân số năm 1999 và 2009, phân tích các dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu có trước.
Phương pháp định tính
Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 15 khách thể nghiên cứu, cán bộ địa phương – những người có trách nhiệm trong việc quản lý cũng như hỗ trợ người dân nhập cư và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực Khoa học – xã hội. Quá trình phỏng vấn sâu làm công cụ để so sánh, đối chiếu và bổ sung cho việc nghiên cứu bằng bảng hỏi.
Phương pháp quan sát
Trực tiếp xuống địa bàn nghiên cứu, tiến hành quan sát tham dự kết hợp phỏng vấn đồng thời quan sát không tham dự, không tác động vào tình huống và khách thể quan sát, kết hợp chụp hình.
Phương pháp thu thập thông tin sẵn có
Từ sách, các công trình nghiên cứu khoa học từ trước được xuất bản hoặc đăng tải trên các tạp chí, báo, internet và các tài liệu liên quan đến đề tài. Thu thập từ các báo cáo tổng kết của quận, phường. Các thông tin này được phân tích và ứng dụng vào thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin bảng hỏi bán cấu trúc được mã hóa, ứng dụng phần mềm SPSS For Windown 11.5 để xử lý.
Thông tin bảng phỏng vấn sâu được xử lý thông qua việc gỡ băng, tổng hợp, mã hóa, phân tích. Mã hóa tổng hợp thông tin ghi nhận qua quan sát. Kết hợp với các kết quả thu thập từ bảng hỏi cơ cấu, bảng phỏng vấn sâu để phân tích các vấn đề liên quan.
PHẦN NỘI DUNG
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm nhân khẩu – xã hội
Mẫu nghiên cứu được tiến hành thu thập thông tin tại nơi làm việc của người nhập cư BHR trên khắp địa bàn Tp. HCM. Nhưng qua khảo sát, người BHR đa số tập trung ở khu vực các quận nội thành 2, như: Q. Bình Thạnh, Q.2, Q.6 chiếm tỷ lệ 62.7%, và chủ yếu là ở Q. Bình Thạnh (60.0%) trong mẫu nghiên cứu. Còn lại, rải rác khắp các khu vực quận nội thành 1 – trung tâm gồm: Q.1, Q.3, Q.4, Q.5 (17.3%), khu vực các quận nội thành 3 gồm: Q. Gò Vấp, Q. Tân Bình, Q. Thủ Đức, Q. Phú Nhuận (15.3%) và khu vực ngoại thành (Q.8, huyện Bình Chánh) chiếm tỷ lệ 4.1%. Thậm chí là có người không có nhà ở (1 người) chiếm 0.7%.
Với việc tiếp cận mẫu phi xác suất, tiện lợi, kết quả nghiên cứu thu được số lượng nữ BHR chiếm phần lớn 76.0% (cao hơn gấp 3 lần so với nam giới), trong khi nam giới chỉ chiếm 24.0% trong mẫu nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin trên các đối tượng nhập cư BHR không phân biệt trình độ học vấn. Qua khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của người BHR chủ yếu là cấp 1 (42.7%), cấp 2 (46.0%). Bên cạnh đó, không biết chữ là 1.3% và trình độ cấp 3 chỉ chiếm 10.0%. Chúng tôi nhận thấy, trình độ học vấn của người BHR trong đề tài nghiên cứu là không cao.
Trong mẫu nghiên cứu, độ tuổi trên 30 – 60 tuổi chiếm phần lớn (76.7%), từ dưới 30 tuổi (17.3%) và trên 60 (ngoài tuổi lao động) có tỷ lệ khá thấp (6.0%). Từ đó thấy rằng, những người di cư phần đông nằm trong độ tuổi lao động. Đây là một quy luật tất yếu, di cư chủ yếu để kiếm việc làm và tạo ra thu nhập nên độ tuổi của dân nhập cư trên 30 – 60 là đương nhiên. Bên cạnh đó, số người trên 60 tuổi cũng chiếm 6.0%, đây là một con số không lớn nhưng cũng đáng chú ý. Trong mẫu thì số tuổi thấp nhất là 20 tuổi, cao nhất là 74 tuổi và độ tuổi trung bình là 41.5 tuổi.
Song song với những vấn đề trên, tình trạng đã kết hôn chiếm tỷ lệ rất cao (94.7%), còn lại 5.3% là chưa kết hôn
Đặc điểm nơi xuất cư
Di cư nông thôn – đô thị là kết quả tất yếu của quá trình phát triển KT – XH. Người nhập cư BHR trong phạm vi nghiên cứu chủ yếu là người miền Trung chiếm 51.3%, trong đó đa số ở các tỉnh như: Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và rải rác ở các tỉnh khác. Miền Bắc có tỷ lệ 21.3% chủ yếu là ở Hà Nội 2, còn miền Nam chiếm 27.3% trong tổng số người nhập cư BHR.
Phần lớn người xuất cư chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn (73.3%), miền núi (7.3%), vùng ven biển, hải đảo có tỷ lệ rất thấp 2.0%. Tưởng chừng như ở các thành phố, thị xã, thị trấn thì không có hiện tượng xuất cư nhưng trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại chiếm một tỷ lệ cũng tương đối là 17.3%. Điều này cho thấy, việc di cư ngày càng được mở rộng không chỉ do “lực đẩy” từ nông thôn mà vì còn do “lực hút” của các đô thị quá lớn cụ thể là Tp. HCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người BHR vì nhiều lý do mà họ phải rời quê vào Tp. HCM làm ăn. Trong đó, chủ yếu là kiếm thêm thu nhập, chiếm 48.2% trong tổng 280 ý kiến thu được. Với lý do ở quê tự nhiên khắc nghiệt, không có việc làm hay thiếu vốn đầu tư, thiếu đất canh tác (40.3%) nên họ chọn giải pháp di cư để tìm cho mình cơ hội việc làm lớn hơn. Việc di cư theo mùa vụ có tính chất bấp bênh, không ổn định, chiếm 9.5% trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, lý do đi theo gia đình chiếm tỷ lệ không đáng kể 5.0%. Ngoài ra, xu hướng di cư cũng chịu tác động, ảnh hưởng của việc “người đi trước rước người đi sau” mà người di cư có thể tìm cho mình một nơi đến với một công việc phù hợp. Kết hợp với phỏng vấn sâu, ta thấy rõ nét hơn về sự di cư cũng chịu ảnh hưởng đáng kể từ sự tác động của mọi người xung quanh cùng với nhiều lý do khó khăn ở quê.
Kết quả khảo sát về các thành viên còn lại ở quê trong gia đình như sau: con cái chiếm 35.7%, 29.3% là bố mẹ, 20.3% là vợ hoặc chồng, 12.0% là anh chị em ruột. Đặc biệt, có người không còn ai ở quê chiếm 1.1%.
Phần lớn những người BHR có thời gian ở thành phố khá lâu, trên 5 năm chiếm 76.0%, cụ thể: trên 5 – 10 năm chiếm 40.7%, trên 10 năm chiếm 35.5%. Với lý do chính là kiếm thêm thu nhập, họ phải bươn chải để tạo điều kiện cho cuộc sống tốt hơn, họ phải “tha hương cầu thực” trong khoảng thời gian khá dài. Còn lại từ dưới 1 năm chiếm 10.0% và trên 3 – 5 năm cũng chiếm 10.0%, trên 1 – 3 năm có tỷ lệ thấp 4.0%. Thời gian trung bình họ sống ở Tp. HCM là 8.45 năm (cao nhất là 46 năm và thấp nhất là 1 năm).
Đời sống kinh tế
Tính chất công việc
Những yếu tố liên quan đến việc làm của người bán hàng rong
Với 73.3% số người xuất cư từ các khu vực nông thôn, họ đã quen với tác phong lao động nông nghiệp, không quen sự gò bó về thời gian cũng nhưng sự quản lý của người khác. Do đó, khi hỏi về lý do lựa chọn công việc hầu hết họ trả lời đây là công việc tự do, không bị phụ thuộc vào thời gian… (chiếm 30.2%) và là công việc phải đầu tư ít vốn chiếm tỷ lệ rất cao 30.6%.
Qua điều tra kết hợp bảng hỏi cơ cấu cùng với việc quan sát thực tế, chúng tôi thấy được những mặt hàng được người BHR sử dụng rất đa dạng như thức uống, đồ ăn nhẹ, đồ dùng cá nhân… Trong đó, đồ ăn nhẹ chiếm đa số (64.7%). Bên cạnh đó, phương tiện mà người bán hàng chủ yếu sử dụng là: xe đẩy (66.7%), gánh (22.7%), bưng bê và mang vác (9.3%).
Đồng thời, lựa chọn cho mình một địa điểm bán hàng phù hợp là vấn đề mà người BHR rất quan tâm. Có 25.5% số người thường xuyên bán hàng ở gần các cổng trường, ở các khu vực chợ, khu đông dân cư (25.5%), các khu vực công viên, khu vui chơi giải trí, các bệnh viện nhi… (18.9%). Tuy nhiên, kết hợp với phỏng vấn sâu thì có một số người trả lời không xác định được địa điểm bán hàng của mình, họ chỉ biết đi hết ngày, bán hết hàng rồi về.
Là người nhập cư tới địa bàn khác sinh sống, phần lớn họ đều gặp những khó khăn nhất định trong công việc cũng như đời sống sinh hoạt của mình. Có tới 72.0% cho rằng họ có gặp một số khó khăn khi bán hàng. Sự ngăn cấm, xua đuổi, bắt hàng của công an và dân phòng là những khó khăn đầu tiên mà họ đề cập đến (18.7 %). Bị cướp hàng khi đang buôn bán và đặc biệt những buổi đi sớm về khuya chiếm 10.2%. Nhiều người mua hàng không trả tiền, sỉ nhục, chửi mắng và tỏ thái độ khinh miệt với những người hàng rong như họ (16.3 %).
Nhìn chung, vì mục đích kinh tế nên thời gian làm việc của họ là tương đối cao. Trung bình mỗi ngày họ làm việc 11.53h, cao nhất là 19h, thấp nhất là 3h. Cụ thể, số người làm việc từ 8 – 12h/ngày tương đối lớn, chiếm 55.3%, trên 12h/ngày (38.0%) và đa số họ làm việc 12h mỗi ngày. Còn lại 6.7% số người làm việc dưới 8h/ngày. Với tính chất công việc như vậy, trung bình mỗi ngày, người bán hàng phải đi bộ 12.36 km/ngày, có người đi tới 55 km.
Công việc của người bán hàng rong
Có tới 73.3% người đến từ nông thôn nên công việc chủ yếu của họ trước khi vào thành phố là làm ruộng (69.3%). Còn lại, chiếm tỷ lệ không đáng kể là các công việc như làm thuê (11.3%), buôn bán (8.0%), các công việc không tạo ra thu nhập (6.0%). Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 150 người được hỏi, có đến (72%) khi vào thành phố là làm ngay công việc BHR, làm công nhân, làm thuê, làm mướn trước khi BHR (24.7%), buôn bán nhỏ là (3.3%).
Hỏi về nguồn vốn đầu tư ban đầu, chúng tôi thu được kết quả như sau: có tới 66.7% trả lời là do bản thân tích góp mà có. Tính trung bình thì họ phải bỏ ra khoảng 1.715.600 đồng cho nguồn hàng ban đầu của mình nhưng cũng tùy vào mặt hàng và phương tiện họ sử dụng như đã nói trên là khác nhau.
Vấn đề thu nhập – chi tiêu – tiết kiệm
Thu nhập
Thu nhập trung bình của cá nhân trong mẫu nghiên cứu là 2.884.000 đồng/người/tháng. Ở mức từ dưới 2.000.000 đồng/người/tháng chiếm 45.3%, mức từ trên 2.000.000 – 4.000.000 đồng/người/tháng chiếm 44%. Còn lại thu nhập ở mức trên 4.000.000 đồng/người/tháng là rất ít (10.7%). Và có 94.7% người BHR trả lời mức thu nhập này cao hơn mức thu nhập ở quê. Chính vì vậy, với lý do di cư vào thành phố để kiếm thu nhập mà họ trả lời ngay từ đầu là hoàn toàn hợp lý.
Chi tiêu
Tổng mức chi trung bình hàng tháng của họ tập trung chủ yếu từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng (54.0%), từ dưới 2.000.000 đồng (36.0%), còn ở mức trên 4.000.000 đồng là rất ít (10.0%).
Như vậy, với mức thu nhập trung bình hàng tháng dao động từ 2 đến 3 triệu đồng, các chi phí tiền nhà, tiền sinh hoạt… chiếm hầu như gần hết khoản thu nhập của họ mà chưa kể tới việc họ phải chi tiêu cho cá nhân gửi về cho gia đình.
Tiết kiệm
Qua khảo sát, có 78.0% trả lời hàng tháng họ đều tiết kiệm được một khoản nhất định. Tuy nhiên, cũng có tới 22.0% số người không có khoản tiết kiệm nào. Số tiền tiết kiệm trung bình trong mẫu nghiên cứu là 712.000 đồng/tháng. Mục đích sử dụng số tiền tiết kiệm chủ yếu: gửi về quê lo cho gia đình, lo cho con cái ăn học…
Điều kiện sống của dân nhập cư bán hàng rong
Điều kiện nơi ở
Hầu hết nguồn di cư chủ yếu là từ nông thôn ở các tỉnh khác đến nên nhà trọ là hình thức lựa chọn cơ bản của người nhập cư, chiếm 92.6% trong mẫu nghiên cứu và rất ít người ở cùng người thân hoặc không có chỗ ở.
Đa số những người BHR đều ở nhà trọ với tính chất không ổn định và họ phải dành dụm, tiết kiệm nên họ chỉ mua sắm những vật dụng thực sự cần thiết cho sinh hoạt như: nồi cơm điện 79.3%, quạt điện 96.0%, xe đạp 56.6%, xe máy 44.0%, bếp ga 64.6%, điện thoại di động 57.3%, bếp than, bếp dầu, bếp củi 28.6%.
Môi trường sống xung quanh
Kết quả khảo sát cho thấy, một số hiện tượng xảy ra ở khu vực trọ của người BHR: thường xuyên cúp điện chiếm tỷ lệ cao nhất 31.5%, kế tiếp là nước sinh hoạt không đảm bảo 28.1%, câu điện để tiết kiệm 24.7% và điện giăng mắc phức tạp dễ cháy nổ 15.7%.
Cùng với công cụ quan sát, chúng tôi thấy, những người nhập cư BHR có điều kiện sống thấp, đồ dùng – phương tiện không đầy đủ, môi trường sống nhếch nhác, vệ sinh kém, không đảm bảo cho sức khỏe của chính họ và những người trong cùng khu trọ.
Đời sống tinh thần
Thời gian rảnh
Người nhập cư BHR dành phần lớn thời gian trong ngày cho công việc nhằm tạo được khoản thu nhập tối đa. Vì vậy, thời gian rảnh trong ngày của họ là không nhiều. Qua kết quả khảo sát được, có đến 79.0% trả lời không có thời gian rảnh.
Hoạt động vui chơi giải trí
Theo phân tích trên có 21.0% người dân nhập cư BHR có thời gian rảnh và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Trong đó có 11.0% xem tivi, nghe radio, 6.0% đọc sách báo, 1.0% là đi chơi du lịch và 3.0% còn lại dành cho các hoạt khác như trò chuyện với những người cùng quê, cùng khu trọ... Bên cạnh đó, con số đại diện cho việc vẫn BHR các ngày lễ, tết là rất cao, chiếm đến 72.0%. Trong khi đó chỉ có 24.7% nghỉ bán.
Mạng lưới xã hội
Sinh hoạt cộng đồng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số người biết tới những hoạt động mà chính quyền địa phương tổ chức của người nhập cư chiếm tỷ lệ thấp: giao lưu văn nghệ 21.5%, dọn dẹp vệ sinh đường phố 28.9%, họp tổ dân phố 34.2%, các hoạt động tuyên truyền 23.5% trong mẫu nghiên cứu.
Việc tham gia sinh hoạt Hội đồng hương của người nhập cư BHR là rất ít chiếm 10.7% và không tham gia chiếm đến 89.3%.
Mối quan hệ với người cùng quê của nhóm đối tượng nghiên cứu được đánh giá tốt và bình thường, 99.4%. Còn lại chưa đến 1% có mối quan hệ không tốt.
Mối quan hệ của người bán hàng rong với ngườ