Trong xã hội loài người tồn tại rất nhiều loại hoạt động giữa con người với nhau, có hoạt động về văn hoá, tinh thần trong đó hoạt động về kinh tế hay mối quan hệ vật chất, tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh có một vị trí quán trọng trong việc nó sẽ quyết định mức độ thoả mãn của con người về vật chất tinh thần. Chúng ta đã và đang trải qua các nền kinh tế từ thấp đến cao, từ hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ( Từ kinh tế tự nhiên tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. Đặt vấn đề
Trong xã hội loài người tồn tại rất nhiều loại hoạt động giữa con người với nhau, có hoạt động về văn hoá, tinh thần…trong đó hoạt động về kinh tế hay mối quan hệ vật chất, tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh có một vị trí quán trọng trong việc nó sẽ quyết định mức độ thoả mãn của con người về vật chất tinh thần. Chúng ta đã và đang trải qua các nền kinh tế từ thấp đến cao, từ hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ( Từ kinh tế tự nhiên tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường ). Nói đến kinh tế là nói đến lợi nhuận, đến giá trị thặng dư, phần dôi ra mà được người chủ tham gia vào hoạt động kinh tế thu được. Lợi nhuận là mục tiêu, là động lực thôi thúc họ tham gia vào sản xuất kinh doanh, vào việc tăng cường trao đổi buôn bán và làm cho nền kinh tế phát triển ngày càng cao hơn và hoàn thiện hơn. Và cũng chính lợi nhuận đã mách bảo cho người sản xuất nên sản xuất gì? Sản xuất cho ai? là tốt nhất thoả mãn mục đích của mình.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận có còn tòn tại không với còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển không? Chính tầm quan trọng này mà tôi quyết định chọn đề tài : Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường để nghiên cứu.
Thông qua đó nó cho ta vấn đề cặn kẽ về lợi nhuận và tại sao nó lại là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời nó cũng cho ta thấy một cái nhìn đúng đắn về lợi nhuận, về sự khác nhau căn bản giữa nhà nước XHCN với TBCN trong việc vận dụng quy luật của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Để nghiên cứu vấn đề này đúng đắn, ta đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và khoa học kinh tế chính trị để tìm hiểu. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có một kiến thức rộng, hiểu biết sâu sắc thì mới thấy được cái gốc của nó. Tuy vậy do sự hiểu biết có hạn chế nên bài của em còn có những thiếu sót và sai lầm, vì thế em rất mong được sự xem xét đánh giá và bổ xung của thầy, đem lại cho em thêm hiểu biết về vấn đề này để bài viết sau được tốt hơn.
Phần II. Nội dung
a. NGuồn gốc, bản chất và sự hình thành của lợi nhuận
I. Quan điểm của tư bản về vấn đề này
Chủ nghĩa trọng thương : Họ coi tiền tệ là cơ bản đánh giá cao vai trò của tiền tệ, cho rằng đó là nội dung của của cải xã hội, là tiêu chuẩn để đánh giá sự giàu có của mỗi quốc gia, quốc gia càng có nhiều tiền thì càng giàu có. Và múon có tiền thì phải phát triển thương mại, trong đó đặc biệt là ngoại thương và phải xuất khẩu. Lợi nhuận là do lưu thông đem lại là kết quả của việc “ mua rẻ bán đắt, mua ít bán nhiều ”.
ở Anh nó có các đại biểu xuất sắc : William Stayod dựa trên lý thuyết giá trị lao động, trong tác phẩm “ giá cả đắt đỏ ”, ông đi tìm nguyên nhân của nạn giá cả đắt đỏ thời đó và ông cho rằng kiếm tiền phải thông qua lưu thông buôn bán, nên đề nghị các nhà nước quy định tỷ giá hối đoái và bắt các thương nhân nước ngoài đến Anh phải tiêu hết tiền trước khi về nước, đó là sự tăng xuất khẩu để thu về, ông còn đề nghị nhà nước can thiệp vào kinh tế nhà là nhà nước độc quyền buôn bán tiền tệ và kiểm soát các thương nhân nước ngoài.
Thomas Mun ( 1571 – 1641 ) cho rằng của cải là sản phẩm dư thừa được sản xuất ra trong nước sau khi đã thoả mãn nhu cầu tiêu dùng song phải được chuyển thành tiền thông qua thị trường nước ngoài, tư tưởng đó thể hiện trong tác phẩm “ Bảng đân đối thương mại ”. Ông coi tiền là tiêu chuẩn cho sự giàu có của mỗi quốc gia, mà muốn có nhiều tiền thì phải thông qua thương mại, phát triển thương mại, chú trọng đến ngoại thương đặc là xuất khẩu thì xuất siêu cao hơn nhập siêu, tăng cường xuất khẩu hàng thành phẩm, không bán nguyên liệu mà thực hiện khâu trung gian mua nguyên vật liệu ở nước khác rẻ rồi bán ra đắt hơn. Ông cũng coi và khuyến khích xuất khẩu tiền là một thủ đoạn thương mại mà thương mại sinh ra tiền, lợi nhuận, chỉ có thương mại vàng bạc, tiền mới đẻ ra tiền : “ Thương mại là hòn đá thì vàng đối với sự phồn thịnh của mỗi quốc gi, không có phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ thương mại ”.
Ông yêu cầu nhà nước đề ra công cụ thuế quan để bảo hộ cho việc xuất khẩu ở trong nước cao hơn nhập khẩu và phát triển đội thương thuyền để mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường.
Trong khi đó thì chủ nghĩa trọng thương ở Pháp : Motrechien ( 1575 – 1662 ) ông cho rằng tiền là của cải quốc gia “ Hạnh phúc của người ta là ở trong sự giàu có, tiền là sợi dây trong chiến tranh tiền mạnh hơn sắt thép ” và ông cũng coi con đường tạo ra của cải và là con đường tạo ra sự giàu có :
“ Nội thương là ống dẫn
Ngoại thương là máy bơm
Muốn có nhiều của cải phải phát triển ngoại thương
Để nhập dần của cải qua nội thương
Ông đánh giá cao vai trò của thương nhân, lợi nhuận là động lực cho thương nhân mà lợi nhuận do thương mại mà có, và cho rằng lợi nhuận là chính đáng vì nó bù đắp lại rủi ro trong thương mại. Ông khuyến khích khi xuất khẩu và sản xuất công nghiệp, hạn chế tiêu dùng xa hoa.
Kolbert chủ trương phát triển công nghiệp bằng cách hy sinh lợi ích nông nghiệp, tăng thuế nông nghiệp và bán nông sản với mọi giá, cấp tiền và thưởng cho những người sản xuất công nghiệp.
Quan điểm của trường phái cổ điển : Đến đây lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế tư sản họ đã chuyển đổi đối tượng từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, quan điểm đó trở thành một hệ thống, dựa trên lý thuyết giá trị lao động, sử dụng phương pháp trừu tượng hoá và phân tích kinh tế, đứng trên quan điểm duy vật, duy vật máy móc, họ còn ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế. Nhưng nó lại mang tính hai mặt, một mặt là kế hoạch, một mặt thì tầm thường.
William Petty, ông cho rằng chỉ có lao động hao phí làm ra vàng, bạc là giá trị của hàng hoá. Ông coi lao là hàng hóa, tiền công là giá cả tự nhiên của hàng hoá lao động. Ông cũng coi địa tô là khoản khấu trừ vào sản phẩm lao động, còn về lợi tức - ông cho rằng người có tiền có thể có hai cách thu nhập : một mặt mua ruộng đất để hưởng tiền tô, mặt khác cho vay để hưởng lợi tức, lợi tức là phát sinh của địa tô.
Adam Smith ( 1723 – 1790 ) cho rằng mọi lao động đều sản xuất ra hàng hoá nên đều quyết định giá trị hàng hoá. Ông coi giá trị của hàng hoá gồm tiền công, lợi nhuận địa tô, lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ 2 vào sản phẩm của công nhân làm thuê, về địa tô ông coi đây là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động, với quan điểm này ông phần nào cũng nêu được mầm mống của quan hệ bóc lột.
David Ricardo ( 1772 – 1823 ), ông coi lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của công nhân, ông phân tích lợi nhuận gắn liền với tiền lương công nhân, tiền lương thấp thì lợi nhuận cao và ngược lại. Về địa tô ông coi đây là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động của công nhân, phần mà nhà tư bản phải trả cho chủ sở hữu ruộng đất phần lợi nhuận siêu ngạch dưới hình thái điạ tô.
Trường phái trọng nông ở Pháp : Với đại biểu xuất sắc Kene, Tuyêcgô... họ coi chỉ có lao động trong nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần tuý, còn lao động trong công nghiệp tạo ra những sản phẩm quan trọng nhưng không tạo ra sản phẩm thuần tuý nên chỉ có lao động trong nông nghiệp mới là lao động sản xuất, lao động sinh lời, còn trong công nghiệp nó không phải là lao động sản xuất nên nó không sinh lời ( vì lao động trong nông nghiệp tạo ra chất mới, còn trong công nghiệp chỉ chế biến cái có sẵn mà thôi ).
Đối với nhà kinh tế chính trị học tiểu tư sản như Xixi, Xmođi, Pơruđông họ cho rằng tiền lương phụ thuộc vào tích luỹ và quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Về lợi nhuận ông coi đó là khoản khấu trừ vào khoản lao động của công nhân lao động làm thuê, địa tô đó cũng là khoản khấu trừ vào sản phẩm lao động của công nhân.
Tóm lại các nhà kinh tế chính trị học ở giai đoạn này có nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận, họ đứng trên thế giới duy vật máy móc hay duy tâm để xem xét về vấn đề lợi nhuận, nhưng mà lại không nêu ra được cái bản chất, nguồn gốc và quá trình tạo ra lợi nhuận, giá trị thặng dư, và các hình thức biểu hiện cụ thể của nó. Chỉ đến K.Marx điều này mới được làm rõ.
II. Quan điểm của CácMác về vấn đề lợi nhuận
1. Nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư :
Nói chung, trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất giá trị không sử dụng không phải là mục đích. Giá trị sử dụng được sản xuất chỉ vì nó là vật mang giá trị trao đổi.
Nhà tư bản muốn sản xuất ra một vật, một giá trị sả dụng có một giá trị trao đổi, nghĩa là hàng hoá. Nhưng họ muốn sản xuất ra một hàng hoá có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và sức lao động mà họ đã bỏ ra, nghĩa là họ muốn sản xuất ra giá trị thặng dư. Như vậy quá trình sản xuất TBCN là sự thống nhất giữa quá trình tạo ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Mác nói : “ Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá, với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất ra TBCN, là hình thái TBCN của nền sản xuất hàng hoá ”.
Quá trình lao động với tư cách tư bản sử dụng sức lao động có đặc điểm : công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản với tư cách như là một yếu tố lao động khác được sử dụng sao cho có hiệu quả nhất và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của công nhân. Đi sâu vào quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, C.Mác chỉ ra rằng nếu một nhà tư bản nếu mà mua được nếu mà mua được một loại hàng hoá rẻ và bán đắt thì đây chỉ là hành vi móc túi lẫn nhau giữa các nhà tư bản cùng cấp, nếu đứng trên toàn bộ giai cấp tư bản thì hành vi mua bán này không phải là cơ sở làm giàu cho giai cấp tư bản. Nếu mua bán trao đổi ngang giá thì người mua chỉ lợi về một giá trị sử dụng chứ hoàn toàn không thấy được nguồn gốc của sự gia tăng giá trị hay đẻ ra giá trị thặng dư. Trong trường hợp trao đổi ngang giá có nghĩa người mua hoặc bán cao hơn giá trị thì Mác kết luận trong trường hợp này người trao đổi có lợi khi bán và ngược lại khi anh ta là người mua anh ta laị chịu một lượng thiệt hại tương ứng như vậy cũng không thấy được nguồn và sự tạo ra lợi nhuận ở trong lưu thông. Đây là mâu thuẫn trong công thức : T – H – T/ ; T/ = T + Dt
Dt là giá trị thặng dư ( m ), trong lưu thông vẫn không thấy được giá trị thặng dư được tạo ra từ đâu. Vì vậy Mác đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ trong lưu thông sang lĩnh vực ngoài lưu thông.
Đối với hàng hoá ở ngoài lưu thông tức là quá trình sử dụng, sau một thời gian sử dụng nhất định thì giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá đều mất đi. Còn đối với tiền tệ ở ngoài lưu thông, tiền cất trữ để dành, nằm yên một chỗ nó không thể sinh sôi nảy nở được. Vậy Mác kết luận ở ngoài lưu thông cũng không tìm thấy nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Lần thứ hai Mác trở lại lưu thông và phát hiện ra một điều bí mật trong lưu thông là người có tiền, nhà tư bản phải tìm đến một thứ hàng hoá đặc biệt để mua mà thứ hàng hoá đó sau khi sử dụng không những giá trị mà giá trị sử dụng không mất đi mà nó lại tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, đó là hàng hoá sức lao động. Hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác có giá trị nhưng đó là phía trị hao phí sức lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động, là những tư liệu sinh hoạt để nuôi sống bản thân và gia đình anh ta, kể cả các chi phí đào tạo tay nghề, nhu cầu về tinh thần, tôn giáo…Còn giá trị sử dụng có đặc tính đặc biệt khác với các hàng hoá khác là sau một thời gian tiêu dùng sức lao động không những giá trị và giá trị sử dụng của nó không mất đi mà ngược lại càng sử dụng thì giá trị và giá trị sử dụng càng tăng lên vì tay nghề của công nhân càng thành thạo hơn, cao hơn nên năng suất sẽ cao hơn do đó càng làm tăng lượng tiền ứng ra ban đầu của nhà tư bản.
Sau khi biến tiền của mình thành tư bản, tức là đã mua được hàng hoá sức lao động và tư liệu sản xuất thì nhà tư bản tiến hành quá trình sản xuất tạo ra giá trị thặng dư, đây là mục tiêu, là động lực cho hoạt động sản xuất của nhà tư bản. Họ tiến hành sản xuất trong các nhà máy với tư cách là ông chủ còn công nhân là người làm thuê, họ bắt công nhân kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất mua trước đó để tạo ra sản phẩm theo kế hoạch của nhà tư bản. Để làm rõ quá trình bóc lột sức lao động, chiếm lấy giá trị thặng dư của nhà tư bản mà do công nhân là ra đáng lẽ ra phải thuộc về mình nhưng lại không được gì. Mác dựa trên giả định khoa học và kết hợp với trừu tượng hoá để đi sâu vào nghiên cứu nền kinh tế : ( giả định giá cả ổn định trao đổi mua bán ngang giá, nền kinh tế không có ngoại thương ).
Giá 1kg bông = 1 đồng
Hao mòn máy móc để kéo 5kg bông thành 5 kg sợi = 1 đồng
Tiền công lao động của công nhân / 1 ngày = 4 đồng
Cần 4 giờ thì công nhân kéo 5kg bông thành 5kg sợi
Cứ 1giờ công nhân tạo ra một lượng giá trị = 1đồng
Với giả thiết trên, mục tiêu kéo 5kg bông thành 5kg sợi thì ta có bảng quyết toán của nhà máy sợi này là :
Tư bản ứng trước
Giá trị mới tạo ra
Tiền mua 5kg sợi = 5đ
Hao mòn máy móc = 1đ
Tiền lương thuê công nhân 1 ngày = 4đ
Chuyển giá trị 5kg bông đ 5kg sợi = 5đ
Khấu hao máy móc = 1đ
4giờ lao động của công nhân = 4đ
Tổng = 10đ
Tổng = 10đ
Sau khi thực hiện mua bán ngang giá thì nhà tư bản không thu được một đồng tiền lời nào vì lượng tư bản ứng ra trước bằng lượng tư bản thu về. Nhưng không phải vì thế mà nó dừng sản xuất lại, mà ngược lại nhà tư bản đã phát hiện ra một điều là đã trả tiền lương cho công nhân 1 ngày làm 4 giờ và vì vậy họ nghĩ ra bắt công nhân ngày làm 8giờ nhưng cũng chỉ trả có 4đ thôi. Bây giờ ta có bảng :
Tư bản ứng trước
Giá trị mới tạo ra
10kg bông giá = 10đ
Hao mòn máy móc = 2đ
Tiền lương công nhân = 4đ
10kg sợi giá = 10đ
Khấu hao máy móc = 2đ
8giờ lao động = 8đ
Tổng = 16đ
Tổng = 20đ
Khi tiêu thụ xong 10kg sợi nhà tư bản thu được một lượng tiền lớn hơn lượng tư bản ứng ra ban đầu ( là 4đ ) tức là đã có lợi nhuận, có lãi, lượng chênh lệch đó là do giá trị sức lao động của công nhân làm ra so với tiền lương mà nhà tư bản đã trả cho họ.
Vậy bản chất của giá trị thặng dư là do bóc lột sức lao động công nhân
1ngày lđ 8h
0 4 8
4giờ đầu người công nhân tạo ra một lượng giá trị bằng tiền lương mà nhà tư bản trả cho họ, còn 4 giờ là lao động không công, tạo ra giá trị thặng dư và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Đến đây ta thấy rõ bản chất, nguồn gốc, quá trình tạo ra giá trị thặng dư và công thức của tư bản bây giờ trở thành : T – H – SX…- H/ - T/ như vậy giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất tức là ngoài lưu thông nhưng đồng thời nó cũng lại là do lưu thông sinh ra, nghĩa là nhà tư bản ứng, tư bản ra trước để mua sức lao động thuê công nhân ở trong lưu thông và sau đó tiến hành quá trình sản xuất, bóc lột sức lao động, lấy phần giá trị dôi ra và giá trị thặng dư.
Vậy : “ Giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không ”. Sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là qúa trình tạo ra giá trị được kéo dài quá cái thời điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả và được hoàn lại bằng vật ngang giá mới.
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, tức là tỷ số theo đó tư bản khả biến tăng thêm giá trị m/ = m . 100%
v
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến ( v ) đã được sử dụng : M = m/ . v
2. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư :
Mục đích của nhà tư bản là sản xuất ra nhiều gi43
Là trị thặng dư, nên họ hướng tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư bằng cách tạo ra giá trị thanựg dư tuyệt đôí và tương đối. Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối là sự bóc lột được tiến hành trên cơ sở kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người công nhân tới giới hạn cuối cùng của nó trong điều kiện thời gian cần thiết đến mức tiền lương vẫn không đổi, phương pháp bóc lột đem lại hiệu quả cho nhà tư bản nhưng gặp sự kháng cự của công nhân. Vì vậy, họ chuyển sang bóc lột giá trị thặng dư tương đối là dựa trên cơ sở tiến bộ của kho học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất nhờ đó mà tăng cường thời gian sản xuất ra giá trị thặng dư, như vậy nó đã hạ thấp được giá trị sức lao động của người công nhân xuống bằng cách nâng cao năng suất trong những ngày đầu tiên dùng để nuôi sống người công nhân. Đây là quy luật kinh tế dưới CNTB, nhà tư bản với mục đích chính tối cao là giá trị thặng dư, nó là động lực để giai cấp tư sản sử dụng mọi phương tiện nhằm đạt được mục tiêu của mình.
3. Bản chất của lợi nhuận :
Để sản xuất bất kỳ ra vật phẩm nào con người cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định đối với ngươì trực tiếp lao động sản xuất họ cho rằn giá trị của sản phẩm bao gồm cả giá trị của lao động sống của công nhân và lao động quá khứ kết tinh trong tư liệu sản xuất, đó là chi phí thực tế để sản xuất ra sản phẩm và giá trị thực tế của nó. Nhưng đối với nhà tư bảnt vì không trực tiếp tham gia sản xuất nên họ cho rằng đó là những chi phí về vốn về tư bản, có nghĩa là như tư bản chỉ cần ứng ra một số vốn nhất định rồ chia nó thành 2 phần, 1 phần thuê công nhân ( v ), phần còn lại mua tư liệu sản xuất ( c), những chi phí đó là chi phí sản xuất TBCN : K = C + v ; trước nếu chưa xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất TBCN thì cơ cấu giá trị của sản phẩm là c + v + m ; m là giá trị thặng dư do công nhân làm ra, nó được sinh ra từ v, nhưng khi xuất hiện K thì cơ cấu giá trị thặng dư và thực chất bóc lột của CNTB đã bị che đậy, nhà tư bản khẳng định rằng giá trị thặng dư được đẻ ra từ toàn bộ vốn ứng trước và khẳng định dưới chế độ TBCN không có bóc lột lao động “ Kẻ có của, người có công, máy móc sinh lời ”. Khi giá trị thặng dư được xem là do tư bản ứng trước sinh ra thì nó mang một hình thức biến tướng mới Mác gọi đó là lợi nhuận ( p ), nên cơ cấu giá trị của sản phẩm là K + p. Giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận có điểm giống nhau là chúng đều được sinh ra từ lao động làm thuê của công nhân, nhưng giá trị thặng dư nêu ra được nguồn gốc bóc lột của CNTB là lao động không công của người công nhân làm thêm, còn lợi nhuận ( p ) lại không nói lên điều đó.
Lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng họ quan tâm hơn cả là đến tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư nhà tư bản bóc lột được so với số tư bản ứng trước mà nhà tư bản bỏ ra. Tỷ suất giá trị thặng dư m/ nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản, còn tỷ suất lợi nhuận thì mách bảo cho nhà tư bản nên đầu tư vào đâu thì có lợi nhất. Vì trong xã hội có nhiều nhà tư bản khác nhau nên có sự cạnh tranh giữa họ trong việc đâù tư sản xuất sao cho lợi nhuận là cao nhất. Từ đó hình thành ra tỷ suất lợi nhuận bình quân nó “ là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư trong xã hội tư bản và tổng tư bản xã hội đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền sản xuất TBCN ”.
4. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư :
Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tác rời làm chức năng thực hiện chuyểnn các hàng hoá và dịch vụ do tư bản công nghiệp sản xuất ra công thức hoạt động trên là : T – H – T’. Như vậy lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp được tạo ra từ đâu ? mà theo Mác trong lưu thông giá trị không tạo ra giá trị thặng dư ; mà mọi nhà tư bản hoạt động cũng chỉ vì mục đích lợi nhuận, vậy họ tìm tiền ở đâu ? Mác nghiên cứu và chỉ ra lợi nhuận đó là do nhà tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư m cho nhà tư bản thương nghiệp vì đã đem hàng hoá đi bán cho nhà tư bản công nghiệp, quá trình này đem lại ích lợi cho cả hai bên; khoản lợi nhuận thương nghiệp đó bằng mức chênh lệch giữa gía bán buôn mà nhà tư bản công nghiệp bán cho tư bản thương nghiệp so với mức giá bán lẻ mà họ đem đi bán lại ( giá bán buôn + lợi nhuận thương nghiệp = giá trị của hàng hoá ). Vậy lợi nhuận thương nghiệp cũng là một phần của giá trị thặng dư bóc lột từ công nhân mà tư bản công nghiệp như