Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nguồn nhân lực con người với tiềm năng tri thức là lợi thế cạnh tranh của các công ty, ngành và nền kinh tế.
42 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn nhân lực chất lượng cao, lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Lời mở đầu
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nguồn nhân lực con người với tiềm năng tri thức là lợi thế cạnh tranh của các công ty, ngành và nền kinh tế.
Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam như một con rồng châu A đang vươn mình với nhiều lợi thế như tốc độ kinh tế cao, nguồn nhân lực dồi dào trong đó có đến 50% lao động trẻ dưới 30 tuổi.. Tuy nhiên, “nguồn nhân lực Việt Nam tuy thừa mà vẫn thiếu- thừa lượng, thiếu chất”. Nổi cộm lên là vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng. Nguồn nhân lực chất lượng cao(NNLCLC) là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quốc gia nào có chiến lược đúng đắn trong việc phát huy nguồn lực con người, chuẩn bị đựơc NNLCLC dựa trên nền tảng tri thức hiện đại thì nền kinh tế của quốc qia đó sẽ gia tăng mạnh mẽ năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững. Xã hội nào có nhiều lao động có trình độ cao thì xã hội đó càng thêm văn minh.
Đề tài này đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực tiễn của nguồn nhân lực chất lượng cao được phân tích theo hệ thống các yếu tố cấu thành, đặc điểm (số lượng, chất lượng), lợi thế, thách thức, xu hướng phát triển và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện và năng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao …thông qua các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp thu thập các tài liệu về NNLCLC…Hy vọng qua đề tài này chúng ta có thể hiểu sâu hơn các vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kết cấu của đề tài:
I- Cơ sở lý luận và những vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao
II- Liên hệ thực tiễn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
Đây là toàn bộ nội dung của đề tài em đã chọn tìm hiểu, chắc chắn bài viết còn nhiều khiếm khuyết và sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo để em hoàn thiện hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn!
B- Nội dung
I- Cơ sở lý luận và những vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng caO
1. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC)
Việt Nam cho đến nay, thuật ngữ NNLCLC chưa thấy xuất hiện trong từ điển Bách Khoa Việt Nam cũng như các từ điển tiếng Vịêt hay từ điển kinh tế khác, mặc dù trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, nó được dùng khá phổ biến. Tại Hội Nghị BCHTW khoá IX, Đảng ta lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ NNLCLC. Phát triển NNLCLC thông qua con đường phát triển, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ chính là khâu then chốt để nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Đến ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ này khi đưa ra định hướng chính sách tập trung phát triển nhanh NNLCLC. Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu nghành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kĩ thuật viên lành nghề và CNKT có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi trong nước và ngoài nước, trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Như vậy theo quan niệm của Đảng ta, NNLCLC bao gồm đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ, các công trình sư, kỹ sư, các CNKT có tay nghề cao. Trong lĩnh vực xã hội nhân văn, các nhà nghiên cứu VN cũng đã bắt đầu hình thành nên những quan niệm xung quanh vấn đề NNLCLC. GS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng NNLCLC là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lưỡng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có kết quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta là hạt nhân lĩnh vực của mình vào CNH- HĐH được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang” bằng cách dẫn dắt những bộ phận công nhân có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh. Trong bài nghiên cứu “Văn hoá con người NNL đầu thế kỉ 21”, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn đã đưa ra khái niệm: “Một NNL mới để chỉ một LLLĐ có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ sản xuất”..TS.Nguyễn Hữu Dũng, Viện Trưởng Viện KHLĐ- XH thì cho rằng : “NNLCLC là NNL là lực lưỡng tinh tuý, kết tinh những gì ưu tú nhất của con người VN”. Chỉ tiêu về NNLCLC là những con người có trình độ chuyên môn cao, vốn tri thức và tay nghề giỏi, khả năng nhận thức và tiếp thu nhanh kiến thức mới. Đây là chìa khoá chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên con đường phát triển chống nguy cơ tụt hậu. Hoặc một quan niệm cụ thể khác, NNLCLC là một khái niệm để chỉ một con người, một lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kĩ thuật) ứng với một nghành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn kĩ thuật nhất định.
Ngoài ra còn có những thuật ngữ cụ thể mang ý nghĩa gần gũi và được xã hội chấp nhận. Những quan niệm này có nội hàm hẹp hơn và để chỉ người lao động có trình độ, có chất lường, đạt hiệu quả lao động trong hai lĩnh vực lao động chủ yếu: trong lĩnh vực sản xuất vật chất như chuyên gia, nghệ nhân…trong lĩnh vực lao động trí óc, bên cạnh hệ thống học vị học hàm của Nhà nước còn có các thuật ngữ như nhà chuyên môn, bác học….bên cạnh đó xã hội còn có những thuật ngữ như nhân tài, nguyên khí quốc gia..để tôn vinh những người tài có cống hiến cho sự phồn thịnh của đất nước.
Như vậy có thể hiểu: NNLCLC là một bộ phận đặc biệt, kết tinh những gì tinh tuý nhất của NNL. Đó là LLLĐ có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của thực tiễn. Họ được đặc trưng bởi trình độ học vấn và chuyên môn cao có khả năng nhận thức tiếp thu nhanh chóng những kiến thức mới, có năng lực sáng tạo, biết vận dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn. Họ có phẩm chất công dân tốt, có đạo đức nghề nghiệp và đem lại năng suất, chất lượng hiệu quả lao động cao hơn hẳn so với NNL lao động phổ thông.
2. Phân loại (hay cấu trúc) NNLCLC
Phân loại hay xác định cấu trúc NNLCLC là quá trình xem xét từng bộ phận cấu thành theo một hệ thống chỉnh thể, từ đó phát hiện ra cấp độ và mối quan hệ giữa chúng tạo thành hệ thống cấu trúc NNLCLC. Bao gồm những bô phận sau:
2.1. Lực lượng nòng cốt của NNLCLC là đội ngũ tri thức, trong đó đỗi ngũ tri thức khoa học và công nghệ giữ vai trò hạt nhân của nền kinh tế tri thức, là nhân tố cơ bản cho sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH theo hướng rút ngắn vào phát triển kinh tế tri thức. Họ có năng lực sáng tạo cả về phương diện lý thuyết lẫn thực hành, có năng lực giải quyết những vấn đề trứơc mắt cũng như lâu dài của nền KT- XH. Đây cũng là lực lượng xung kích đi đầu trong việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao công nghệ thông tin, làm chủ và thực hiện ứng dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tiễn đất nước. Bên cạnh đó, họ có năng lực dẫn dắt, bồi dưỡng, đào tạo những bộ phận lao động có năng lực và trình độ thấp hơn phát triển, bổ sung vào NNLCLC.
2.2. Lực lượng trụ cột của NNLCLC cũng là đội ngũ công nhân tri thức. Đây là lực lượng lao động được đào tạo nghề nghiệp căn bản, có kiến thức, kỹ năng và tay nghề giỏi, luôn thích nghi được với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, có khả năng tiếp cận, ứng dụng và làm chủ các dây chuyền công nghệ mới của thế giới. Họ là những người trực tiếp lao động sản xuất, cho ra đời những sản phẩm hay cung ứng cho đời sống xã hội những dịch vụ có hàm lượng tri thức cao. LLLĐ này chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao.
2.3. Lực lượng trụ cột của NNLCLC còn là đội ngũ những người thợ thủ công mỹ nghệ lành nghề trong lĩnh vực ngành nghề truyền thống. Họ chính là những bàn tay vàng, những nghệ nhân có trình độ kỹ năng, kỹ xạo giỏi. Sản phẩm họ làm ra chính là sự sáng tạo hàm ẩn những giá trị truyền thống dân tộc, vừa mang giá trị kinh tế cao. Hiện nay với chủ trương bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Đảng ta, LLLĐ này đang phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng. Điều này được biểu hiện thông qua sự gia tăng nhanh chóng của kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta ra thị trường thế giới. Nói khác đi, đất nước ta không chỉ đi lên bằng CNH-HĐH mà còn đi lên bằng những sản phẩm truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
2.4. Lực lượng trụ cột của NNLCLC còn là đội ngũ những người nông dân tri thức. Họ có trình độ khoa học kỹ thuật, giàu kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong quá trình dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nông sản theo hướng gia tăng kim nghạch xuất khẩu. Đồng thời họ có khả năng tiếp thu, ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học tiên tiến của thế giới vào thực tiễn nông nghiệp Việt Nam qua chuyển đổi, ứng dụng, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, biện pháp kỹ thuật tiên tiến…. Hiện nay kim nghạch xuất khẩu hồ tiêu của nước ta đứng đầu thế giới, cà phê và gạo đứng thứ hai thế giới…
3. Sự khác biệt giữa nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao
Nhận diện nguồn nhân lực chất lượng cao
Lâu nay chúng ta nói nhiều đến nguồn nhân lực chất lượng cao và mọi doanh nghiêp đều đồng tình rằng, trong chiến lược phát triển của mình, đây là yếu tố sống còn đối với DN. Nhưng dường như chưa có một định nghĩa cụ thể nào về nguồn nhân lực chất lượng cao và thực tế là nhiều doanh nhân chưa hình dung được thế nào là nhân viên được dán nhãn “ chất lượng cao”.
Thông qua một số ý kiến sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên:
- Giám đốc chiến lược Navigos: Trong quá trình xem xét một ứng viên “chất lượng cao”, chúng tôi quan tâm đến 3 yếu tố: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và khả năng thích ứng tính cách cá nhân đối với công việc. Đối với Navigos Group chúng tôi xem trọng yếu tố thứ 3 khi tìm ứng viên cho Công ty mình, Bạn có thể dễ dàng nhận được hàng ngàn nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, nhưng liệu ứng viên đó có gắn bó lâu dài với sự nghiệp hay không đó lại là một chuyện khác. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của mỗi người, họ phải yêu và sống với công việc. Chúng tôi tin rằng một ứng viên thành công phải đi cùng với sự phát triển của công ty.
- Ông Trần Việt Dũng- Tổng Giám Đốc Công Ty GUIDE: “Tố chất của một người được đánh giá là “chất lượng cao”, theo tôi, cần đánh giá dựa trên 3 yếu tố: kiến thức knowledge), kỹ năng (skill), và thái độ của họ đối với môi trường kinh doanh (attitude).
- Giám Đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Đỗ Tuấn Anh: “Nhân lực chất lượng cao phải được hiểu là tính cả khối văn phòng lẫn khối sản xuất. Nhân lực chất lượng cao có thể là một CEO giỏi, một trưởng phòng bộ phận năng nổ, nhiệt tình…nhưng cũng có thể là một người thợ lành nghề, cần mẫn, có trách nhiệm với công việc.
- Giám Đốc Công ty CP Hoá Chất: Ngoài trình độ nhân sự chất lượng cao là người có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá. Thứ 2, nhân sự chất lượng cao còn là người dám chịu trách nhiệm đến cùng với công việc của mình làm. Điều này ít gặp ở các nhân viên bình thường. Thứ 3, còn là người chịu suy nghĩ, sáng tạo trong công việc, chứ không phải là người chỉ biết làm những gì được giao và hoàn thành nó là đã cảm thấy mãn nguyện.
Trên thực tế, sẽ vô cùng khó nếu chúng ta cố gắng “vẽ” ra chân dung của nhân sự chất lượng cao bởi vì mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp thường có các tiêu chí khác nhau trong việc đánh giá kết quả công việc cũng như tiềm năng của môĩ nhân sự. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu: “nhân sự chất lượng cao là người có kiến thức, kỹ năng thái độ đủ hoàn thành suất sắc các công việc chủ yếu, mang tính chiến lược của tổ chức, có tác phong làm việc công nghiệp, cống hiến cho tổ chức..”. Và cuối cùng nhân sự chất lượng cao là người đạt được thành tích nhất định trong bản đánh giá lịch sử công việc của chính họ.
4. Biểu hiện (yêu cầu) của nguồn nhân lực chất lượng cao
4.1. Thể lực của nguồn nhân lực
Một yếu tố khụng thể thiếu đối với nguồn nhõn lực chất lượng cao là sức khoẻ- là sự phát triển hài hòa về mặt vật chất và tinh thần. Sức khoẻ ngày nay khụng chỉ được hiểu là tỡnh trạng khụng cú bệnh tật, mà cũn là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai. Sức khoẻ chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế- xã hội và được phản ánh bằng một chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu về sức khoẻ, bệnh tật, về cơ sở vật chất, và các điều kiện đảm bảo chăm sóc sức khoẻ. CNH- HĐH gắn liền với việc áp dụng phổ biến các phương pháp sản xuất công nghiệp, công nghệ hiện đại, do đó đòi hỏi sức khỏe và thể lực cường tráng trên các mặt sau:
- Có sức chịu đựng dẻo dai, đáp ứng quá trình sản xuất liên tục kéo dài.
- Có các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và thế giới.
- Luôn tỉnh táo, sảng khoái tinh thần. Kỹ thuật tinh vi đòi hỏi sự chính xác và an toàn cao độ.
4.2. Trí lực của nguồn nhân lực.
Trí tuệ là yếu tố thiết yếu của con người, bởi vì tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều phải thông qua đầu óc của họ- tức là phải thông qua trí tuệ. Sự phát triển như vũ bão của KHCN yêu cầu người lao động có học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, làm việc chủ động, sử dụng được các công cụ hiện đại. Sự yếu kém về trí tuệ là lực cản nguy hại nhất dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con người. Năng lực trí tuệ biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ được kỹ thuật công nghiệp hiện đại; khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp, nghĩa là kỹ năng lao động giỏi thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp. Quá trình CNH- HĐH càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi trình độ chuyên môn hoá cao cuả nhân lực để đạt năng suất cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều lần. Lực lượng nòng cốt của đội ngũ lao động là những công nhân lành nghề trực tiếp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Do đó phải có trình độ trí tuệ nhất định tiếp thu làm chủ công nghệ tiên tiến. Hơn nữa những tri thức khoa học và những kinh nghiệm được tích luỹ yêu cầu họ sáng chế ra những liệu lao động mới, hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất. Lực lượng lao động dẫn đầu là đội ngũ tri thức: có năng lực sáng tạo, xử lý các mối quan hệ, ứng dụng thành tựu KH-CN, tiếp thu tinh hoa văn hoá, văn minh thế giới. Đội ngũ tri thức phải thực hiện có hiệu quả các chức năng: nghiên cứu, thiết kế, tham mưu, thi hành, ứng dụng, phát triển, đào tạo, chỉ huy, lãnh đạo...Bộ phận nhân tài có vai trò thực sự trong đội ngũ lao động- là hạt nhân có chất lượng cao, là đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, tiêu biểu cho tinh thần trí tuệ của dân tộc.
Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá yếu tố trên là:
- Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật: (Lao động kỹ thuật bao gồm những công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên(có bằng hoặc không có bằng - nhờ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất mà trình độ tương đương từ bậc 3 trở lên) cho tới những người có trình độ đại học trở lên.
- Về trình độ văn hoá
4.3 Về phẩm chất tâm lý- xã hội của nguồn nhân lực.
- Nền sản xuất cụng nghiệp cũn đũi hỏi ở người lao động hàng loạt năng lực cần thiết như: cú kỷ luật tự giỏc, biết tiết kiệm nguyờn vật liệu và thời gian, cú tinh thần trỏch nhiệm trong việc bảo dưỡng thiết bị mỏy múc, phương tiện sản xuất, cú tinh thần hợp tỏc và tỏc phong lao động cụng nghiệp, lương tõm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao... nghĩa là phải cú lao động văn hoỏ cụng nghiệp. Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của văn hoỏ lao động cụng nghiệp là tinh thần trỏch nhiệm cao đối với chất lượng sản phẩm. Vỡ chỉ cú như vậy mới đỏp ứng được lợi ớch lõu dài của họ cả với tư cỏch là người sản xuất và người tiờu dựng, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Một yêu cầu quan trọng không kém quan trọng của sự phát triển NNL là năng cao ý thức công dân, lòng yêu nước, xã hội chủ nghĩa, phong cách làm việc công nghiệp. Những phẩm chất đó giúp con người không bị cám dỗ bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường, nơi đồng tiền và lợi ích có thể làm đảo lộn luân thường đạo lý và chà đạp lên lương tâm và phẩm hạnh của con người.
- Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế nền kinh tế thế giới, người lao động còn phải biết chủ động hội nhập quốc tế. Khác với toàn cầu hoá, hội nhập là hành động chủ quan, có chủ đích của con người nhằm khai thác nguồn lực bên ngoài nhằm tăng cường sức mạnh của đất nước mình. Hội nhập KTQT cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với thế giới bên ngoài; hội nhập nhưng không hoà tan, vẫn bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc mình và nhất là bảo vệ được nền độc lập dân tộc. Trong điều kiện như vậy, người lao động ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức dân tộc cao còn phải có trình độ trí tuệ ngang tầm đòi hỏi ít ra là của khu vực.
Nguồn nhân lực chất lượng cao của thời kỳ CNH-HĐH phải là “những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng”. Việc xác lập các chuẩn mực, định hướng các giá trị xã hội để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đáp ứng yêu cầu hội nhập KTQT là hết sức cần thiết. Chìa khóa vạn năng để phát triển nguồn nhân lực là năng cao giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
5. Vai trò, vị trí của NNL CLC trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tế tri thức, lấy tri thức làm động lực phát triển hiện nay, vai trò của NNLCLC với tư cách là bộ phận hạt nhân có ý nghĩa quyết định chất lượng của tổng thể NNL, càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với sự phát triển. Thực tiễn đã chứng minh rằng, nguồn gốc giàu có của một quốc gia chính là tri thức và chỉ có con người mới có khả năng nắm giữ và sản sinh tri thức. Các chuyên gia kinh tế khi phõn tớch tỏc động của nguồn nhõn lực đến nền kinh tế cũng cho rằng, phải coi nguồn nhõn lực là một yếu tố cạnh tranh dài hạn. Trong quỏ trỡnh quốc tế húa sản xuất đang hỡnh thành một chuỗi giá trị toàn cầu, vốn và cụng nghệ cú thể sẽ khụng phải là vấn đề quan trọng nhất. Vỡ cỏc nước phỏt triển đang cú xu hướng chuyển cỏc nhà mỏy sản xuất sang cỏc nước đang phỏt triển, trong đú cú vốn, cụng nghệ và kỹ năng quản lý. Riờng yếu tố lao động thỡ cỏc nhà đầu tư khụng thể di chuyển sang. Do đú, để tiếp nhận cụng nghệ cao bắt buộc lao động phải đủ trỡnh độ và kỹ năng làm chủ cụng nghệ. Quốc gia nào có chiến lược đúng đắn trong việc phát huy nguồn lực con người chuẩn bị đựơc NNLCLC dựa trên nền tảng tri thức hiện đại thì nền kinh tế của quốc qia đó sẽ gia tăng mạnh mẽ năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững. Xã hội nào có nhiều lao động có trình độ cao thì xã hội đó càng thêm văn minh.
Đồng thời trong thời đại tri thức toàn cầu hoá, lực lượng sản xuất sẽ không ngừng phát triển và ngày càng mang tính quốc tế hoá cao. Điền này thể hiển ở chỗ cùng với những thuôc tính và đặc trưng của tri thức NNLCLC vận động và phát triển không ngừng theo hướng trao đổi, hợp tác song phương hay đa phương giữa các quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu KHCN hiện đại để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Đây chính là cơ hội, là tiền đề cho các nước chậm phát triển, đang phát triển có thể bỏ qua những giai đoạn phát triển lịch sử quá độ nhất định, mở cửa ra thế giới, tăng cường hợp tác quốc tế, nhanh chóng tiếp cận với kinh tế tri thức, nắm bắt các tri thức mới của thời đại để đi nhanh, đi tắt, đón đầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chiến lược phát triển kinh tế tri thức theo những cách riêng, mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế - xã hội trong nước và xu thế tất yếu của thời đại.
Để thực hiện thành công