Ngành du lịch đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho tổng thể nền kinh tế việt nam, dọc miền đất nước với 64 tỉnh thành, thì 28 tỉnh đã giáp biển. Việc đầu tư quan tâm để phát triển là một điều cấp thiết, một chân lí cần ứng nghiệm vào thực tiễn. Bởi lẽ mỗi vùng miền ở nước ta đều có một đặc trưng rất riêng thuận lợi cho việc đẩy mạnh du lịch. Thấy được sự ảnh hưởng có phần tích cực đó, nhà nước đã không ngần ngại đầu tư mạnh vào mảng ngành dịch vụ này. Tạo ra một nền du lịch như hiện nay quả thật đã bỏ không ít thời gian công sức lẫn tiền bạc.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
52 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn nhân lực ngành hướng dẫn viên du lịch vừa thừa lại vừa thiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học
TÊN ĐỀ TÀI:NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH HƯỚNG DẪN
VIÊN DU LỊCH VỪA THỪA LẠI VỪA THIẾU
STT
Tên
MSSV
Đánh giá
Chữ kí
1
Bùi Trọng Nhân
31403235
A
2
Phan Huỳnh Anh Khoa
31403258
A
Ngày tháng. năm 2015
Nhận xét của giảng viên
.
..
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lí do chọn đề tài:
Ngành du lịch đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho tổng thể nền kinh tế việt nam, dọc miền đất nước với 64 tỉnh thành, thì 28 tỉnh đã giáp biển. Việc đầu tư quan tâm để phát triển là một điều cấp thiết, một chân lí cần ứng nghiệm vào thực tiễn. Bởi lẽ mỗi vùng miền ở nước ta đều có một đặc trưng rất riêng thuận lợi cho việc đẩy mạnh du lịch. Thấy được sự ảnh hưởng có phần tích cực đó, nhà nước đã không ngần ngại đầu tư mạnh vào mảng ngành dịch vụ này. Tạo ra một nền du lịch như hiện nay quả thật đã bỏ không ít thời gian công sức lẫn tiền bạc.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Về bản chất hoạt động du lịch là sự khám phá, trải nghiệm. Nhìn chung, khách du lịch luôn muốn đi đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau. Đối với khách du lịch ở nhiều nền kinh tế phát triển, du lịch là một phần thiết yếu trong cuộc sống bên cạnh quá trình lao động, làm việc. Họ có điều kiện dành thời gian và nguồn tài chính để thực hiện nhiều chuyến du lịch trong đời và coi đây là cơ hội vừa để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa để khám phá những nền văn hóa mới và bồi đắp kiến thức cho mình. Việc lựa chọn một điểm đến cũ có thể sẽ không phải là ưu tiên của họ nếu không có một nhu cầu đặc biệt nào đó hoặc sự cảm mến, gắn kết đặc biệt.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh”.
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và tham gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông tin truyền thông – một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đất nước cũng như phát hiện những bất cập cần khắc phục để du lịch Việt Nam trở thành một thương hiệu được mỗi người chúng ta cũng như bạn bè quốc tế ngày càng quý mến.
Với những ưu thế cũng như các mặt tích cực hiện tại thì một lực lượng nhân lực hướng dẫn viên, người trực tiếp mang hình ảnh, nền văn hóa nước ta đến bạn bè quốc tế, mang trong mình một sứ mệnh cao cả, do đó phải đào tạo sao cho có chất lượng thay vì số lượng, bởi thế, thấy được tầm quan trọng của ngành du lịch từ đó đưa ra các hướng để đào tạo nhân lực ngành hướng dẫn viên để phù hợp với thực trạng ngành dịch vụ mũi nhọn của nước nhà. Đó là lí do tại sao phải nói đến nguồn nhân lực ngành này thừa mà thiếu.
Đối tượng nghiên cứu:
Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trong cả nước cần được xem xét kĩ hơn để quyết định đến việc cấp thẻ hành nghề, đồng thời phải ưu tiên cho các hướng dẫn viên có bằng cấp từ đại học trở lên, có các kĩ năng giao tiếp, hoạt náo,Đó là đối với Inbound, outbound. Còn đối với du khách trong nước ( nội địa)thì cũng cần quan tâm hơn đến chất lượng hướng dẫn viên, tóm lại muốn du lịch đi lên thì duy nhất và trước tiên ngoài nâng cấp hạ tầng thì nhân lực hướng dẫn viên là điều đáng để tâm.
Khách thể nghiên cứu:
Nguồn nhân lực, khả năng thực thụ cuả người hướng dẫn viên du lịch để mang lại hình ảnh khác hơn, đẹp hơn cho Việt Nam với du khách quốc tế, hơn thế nữa là khẳng định vị thế của thị trường du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó mang hình ảnh về một đất nước với những biểu tượng một thời về truyền thống đánh giặt giữ và dựng nước đến biểu tượng hiện đại của một Sài Gòn rất khác, ở đó hiện đại bậc nhất và hoa lệ chẳng kém một thành phố nào trên khắp thế giới.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong cả nước thì số lượng hướng dẫn viên khá nhiều và trong số lượng đó thì mỗi năm lại không ngừng tăng lên, thế nhưng con số mà các nhà cung ứng du lịch luôn báo thiếu nhân lực, trong khi đa số sinh viên tốt nghiệp ngành này làm cái nghề gọi là tay trái không ít, chính vì vậy để biết được đâu là một con số thật sự về nhân lực ngành này đòi hỏi phải xét ở nhiều phương diện khác nhau trong cả nước, đặc biệt là nơi tập trung du lịch như ở thành thị, du lịch biển,
Mục đích nghiên cứu:
Để thấy được tầm quan trọng của các HDV du lịch từ đó đưa ra những hướng giải quyết và phát huy cao độ thế mạnh của nền công nghiệp không khói đang chiếm ưu thế nhất định, nhiều nhất trong cơ cấu GDP cả nước, nâng cao trình độ, đào tạo các kĩ năng mềm. thấy dược những thiếu xót của HDV thiếu, thừa ở đây là do đâu, tìm phương hướng giải quyết triệt để, góp phần tích cực vào môi trường dịch vụ của Việt Nam.
Nâng cao chất lượng du lịch để thu hút khách, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch nước ta. Một điều tất nhiên, trong quá trình phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội đất nước nói chung, sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng là nguồn gốc và động lực của quá trình vận động, phát triển.
Lịch sử nghiên cứu:
Thứ tư, 15 / 04 / 2015 , 21 : 21 GMT+7
Nhân lực du lịch: Thừa mà thiếu
(CTG) Theo dự báo của Tổng cục Du lịch VN, năm 2010, ngành du lịch cần khoảng 1,4 triệu lao động. Trong đó, lao động trực tiếp khoảng 350.000 người lao động nghiệp vụ (lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bàn - bar - buồng...) chiếm số lượng lớn nhất, khoảng hơn 308.000 người vào năm 2010
à hơn 467.000 người vào năm 2015.
Số lượng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19.000 người mỗi năm. Trong khi đó, tổng số học sinh, sinh viên ra trường khoảng 13.000 người.
Ngộ nhận từ người học
Một cuộc khảo sát khoảng 20 đơn vị trong ngành dịch vụ du lịch tại TP.HCM có sử dụng nhân viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo du lịch cho thấy, gần như 100% phải đào tạo lại. Về phía người học, không ít học viên khi ra trường mới biết mình học trật ngành, nhiều em không hợp với công việc phải chuyển sang làm nghề khác, hoặc cố bám theo nghề cũng chẳng thành công.
Bạn L.N.K. đang thực tập tại một nhà hàng ở Q.1, TP.HCM nói: "Em học ngành quản lý nhà hàng – khách sạn tại một trường trung cấp nghề (TCN), lý ra phải cho em vào bộ phận kinh doanh để biết cách quản lý một nhà hàng, họ lại bắt em làm bồi bàn. Hai tháng trôi qua, em chẳng biết tí gì về quản lý ". Ý kiến của nhiều đơn vị tuyển dụng cho biết, đa số các em học ngành du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng...) khi được phỏng vấn để tuyển dụng đều không hiểu một cách thấu đáo về ngành mình học. Có em cho rằng, vì thấy ngành này hay hay, thấy bạn bè theo học nên cũng đăng ký học theo. Những lý do đó đã dẫn đến hậu quả là chất lượng của nguồn nhân lực du lịch không ổn định, không mang tính bền vững, rơi vào tình trạng thừa vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu.
Ông Nguyễn Phát Thảo – Giám đốc khách sạn New Epoch nói: "Do ngộ nhận và ảo vọng nghề nghiệp, các em "chết" vì những chữ "quản lý” hay "quản trị” trong văn bằng hay ngành học của mình. Đa số các em cho rằng, khi đi thực tập hay lúc ra trường thì sẽ được làm quản lý ngay. Thực tế, muốn trở thành một quản lý nhà hàng trong tương lai, các em cũng phải đi lên từ người phục vụ bàn, phụ bếp; muốn trở thành một giám đốc khách sạn giỏi, các em phải biết phục vụ buồng, phòng, thậm chí phải biết cọ rửa toilet... Tất nhiên, không phải ai cũng vậy, nhưng một khi các em đã thấu hiểu nghiệp vụ ở các bộ phận thì mới có thể làm quản lý tốt được".
Theo Phụ nữ online
Nguồn nhân lực du lịch 'thừa nhưng vẫn thiếu'
Thứ tư, 2009-11-25 - Nguồn: VnExpress.net
Các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ hàng chục tỷ đồng xây dựng những khu resort, khách sạn cao cấp, nhưng ...
Các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ hàng chục tỷ đồng xây dựng những khu resort, khách sạn cao cấp, nhưng không sẵn sàng chi vài chục triệu đồng đào tạo nhân viên dẫn đến phải thuê nhân sự thiếu tay nghề bị khách hàng chê bai...
Đó là phát biểu của ông Hà Kim Vọng - Hiệu trưởng trường Du lịch và Ngoại ngữ Khôi Việt TP HCM về thực trạng đào tạo nhân lực du lịch trong hội thảo toàn quốc về đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hóa - Du lịch diễn ra sáng 24/11 tại ĐH Sài Gòn.
Ông Vọng phân tích, các nhà đầu tư thường xem việc xây dựng cơ sở vật chất là điều kiện đầy đủ để đi vào hoạt động kinh doanh, mà ít ai coi trọng việc đào tạo tay nghề cho nhân viên để phục vụ trong các cơ sở to lớn đó. Tình trạng xây xong cơ sở vật chất mới tuyển nhân viên và không tuyển được người có năng lực chuyên môn, dẫn đến khách sạn thì to lớn lộng lẫy hiện đại nhưng nhân viên thì yếu kém.
Cũng theo ông Vọng, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn có khuynh hướng xem trọng nhân viên quản lý, xem thường nhân viên phục vụ tiếp tân. Do quan niệm đó nên việc huấn luyện chuyên môn cũng như chế độ lương bổng cho nhân viên bồi bàn không được quan tâm đúng mức, khiến đội ngũ này làm việc không ổn định.
"Thực ra chính đội ngũ nhân viên cấp dưới mới là những người thường xuyên giao tiếp phục vụ khách. Chính họ mới là người làm cho khách cảm thấy hài lòng hay khó chịu, họ mới là người để du khách đánh giá về chất lượng phục vụ chứ không phải là người quản lý", ông Vọng nhấn mạnh.
Không chỉ thiếu sự đầu tư mà chương trình đào tạo cho đội ngũ lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch vẫn còn không ít bất hợp lý. Nhiều chuyên gia cho rằng việc đào tạo sinh viên ngành du lịch không nhất thiết phải cần đến tiến sĩ mà chỉ cần những giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn, trong khi những người này lại chỉ tập trung làm ở nhà hàng khách sạn mà không tham gia giảng dạy.
Cũng trong hội thảo, theo các nhà chuyên môn, việc đào tạo nguồn lao động trong lĩnh vực này không chỉ có đào tạo kỹ năng mà còn đào tạo phong cách, văn hóa và phẩm chất cho nhân viên. Phần lớn trong các trường, việc đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết trong khi đây là ngành đòi hỏi phải có những hoạt động thực tế.
"Du khách nước ngoài đến Việt Nam không chỉ để thư giãn, giải trí mà còn đánh giá nền văn hóa của nước ta qua mỗi chuyến đi. Chính vì vậy, văn hóa nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà", ông Huỳnh Quốc Thắng - Hiệu trưởng CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP HCM nói.
Theo bà Phạm Thu Nga, Trưởng khoa Văn hóa Du lịch ĐH Sài Gòn, hiện sinh viên ra trường vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp... nên khi doanh nghiệp tuyển dụng phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng nhu cầu công việc. Điều đó dẫn đến nguồn nhân lực du lịch "thừa nhưng vẫn thiếu".
Hiện, cả nước có 88 trường ĐH, CĐ, TCCN đào tạo ngành du lịch, nhưng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Riêng TP HCM có trên 50% số lao động trong ngành chưa qua đào tạo.
Hải Duyên
7. Câu hỏi nghiên cứu:Tại sao lượng sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch là khá đông nhưng vẫn thiếu hụt nguồn nhân lực?
Cần phải triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng ngành hướng dẫn viên du lịch nhu thế nào?
Cái “thiếu” trầm trọng nhất của hướng dẫn viên du lịch Việt Nam là gì?
Trong tương lai cần làm gì để khắc phục những thiếu xót cho đội ngũ hướng dẫn viên quốc tế?
Đảm bảo số lượng và chất lượng về nguồn nhân lực trên cơ sở nào để đáp ứng đúng chỉ tiêu của nhà nước, yêu cầu với du khách?
Nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách nào để mỗi hướng dẫn viên có thể trình bày hình ảnh quê hương mình bằng một ngôn ngữ khác?
Giả thuyết nghiên cứu:
Nhân lực chất lượng cao: thiếu về lượng, hạn chế về chất
Có nhiều ý kiến cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển, là tài sản vô giá của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, doanh nghiệp.
Đối với ngành du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong bối cảnh cạnh tranh với những đòi hỏi về chất lượng, năng lực hoạt động...Song do ngành du lịch bao gồm nhiều nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, nên khi xác định tiêu chuẩn nhân lực chất lượng cao cần phải định hướng đối với từng nhóm. Chúng ta có thể phân thành 2 nhóm như sau:
- Nhóm gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo): nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; phải có tâm trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo; phải có tầm nhìn xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ.
- Nhóm trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp): phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp...và một yêu cầu tối quan trọng trong phục vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành.
*Nguồn nhân lực là chìa khóa cho sự phát triển ngành du lịch của Thừa Thiên Huế. Giai đoạn tới, đòi hỏi phải có những giải pháp đào tạo trước mắt và lâu dài. Không chỉ tăng về số lượng, ngành du lịch cần chú trọng đào tạo chất lượng nguồn nhân lực gắn với nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu đa dạng hóa của xã hội.
Chìa khóa
Nói thiếu nhưng thiếu gì, yếu như thế nào, cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp cần bổ sung gì thì chưa có khảo sát cụ thể. Làm thế nào để đánh giá một cách chính xác, từ đó tìm ra giải pháp cho cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các trường xác định nhu cầu đào tạo đúng hướng, học viên ra trường được sử dụng hữu ích cho các doanh nghiệp là bài toán ngành rất trăn trở.
Phải đánh giá xác thực tình hình lao động trong ngành du lịch trên từng địa bàn. Từ đó đề ra các giải pháp, tập trung vào những lĩnh vực còn yếu để hoàn thiện bộ máy, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới, trước mắt là tập trung tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn.
Để có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch, trước hết cần điều tra khảo sát và tham vấn ý kiến về nhu cầu đào tạo nhân lực tại các doanh nghiệp, các trường đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Qua đó đưa ra các ý tưởng, giải pháp, hướng tới các chương trình, dự án đào tạo cụ thể cho từng nghiệp vụ, kỹ năng, kịp thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
* Hướng dẫn viên du lịch,do đặc điểm nghề nghiệp của mình cần phải cónhững phẩm chất và năng lực cần thiết. Những phẩm chất và năng lực nàyđược hình thành và củng cố trong suốt thời gian hoạt động của mình. Mặckhác, những phẩm chất và năng lực này luôn được bổ sung,hoàn thiện mộtcách sáng tạo,không cứng nhắc.Lao động của hướng dẫn viên du lịch là loại lao động đặc biệt với những đặc điểm sau đây:
– Thời gian của hướng dẫn viên rất khó định mức. Không như một số nghềnghiệp hướng dẫn khác,nghề hướng dẫn du lịch có thời gian không cố định gồm cả thời gian chuẩn bị đón khách,cùng đi với khách trong chuyến dulịch,tiễn khách,giúp khách giải quyết khó khăn hay phát sinh Do nhữnghoàn cảnh cụ thể tác động, hướng dẫn viên du lịch phải thực hiện côngviệc vào những thời gian bất ngờ nhất và không thể cứng nhắc trong việcxác định thời gian lao động,vì ngay cả khi tiễn khách xong, hướng dẫnviên có thể còn phải tiếp tục công việc của chính đoàn khách ấy để lại.
– Khối lượng công việc của hướng dẫn viên rất đa dạng và phức tạp.Trước tiên, họ phải bằng nhiều phương cách nâng cao hiểu biết, sử dụng các phương tiện phụ trợ thành thạo,nắng vững yêu cầu nghiệp vụ trongquá trình hướng dẫn khách du lịch. Họ phải học và hoàn thiện không ngừng kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ từ các tuyến du lịch quen thuộc :nâng cao khả năng hướng dẫn, nghệ thuật hướng dẫn,chuẩn bị tuyến thamquan mới. Họ trực tiếp dẫn khách và giới thiệu cho khách du lịch trên suốt tuyến hay tại điểm du lịch,giúp đỡ khách trong một số hoạt động và thao tác cụ thể về xuất nhập cảnh,hướng dẫn mua sắm,giải trí hay xử lý
những tình huống bất thường trong chuyến du lịch của khách. Có thể nói khối lượng công việc của hướng dẫn viên rất lớn, đa dạng và phong phú.
– Tính chất công việc của hướng dẫn viên du lịch nói chung đơn điệu,haylặp lại các thao tác cụ thể,lặp lại lộ trình,với các đối tượng thamquan quen thuộc dễ gây nhàm chán. Nội dung hướng dẫn cũng không phải dề dàng thay đổi nhất là các thông tin chủ yếu. Hơn nữa,do việc khai thác nguồn khách từ những thị trường quen thuộc nên một hướng dẫn viên của tổ chức kinh doanh du lịch có thể chỉ chuyên phục vụ một loại khách du lịch hoặc trên một số tuyến,điểm du lịch nhất định. Vì vậy sức ép tâm lý với hướng dẫn viên khá lớn, khả năng chán việc dêc sảy ra. Nhưng nghề nghiệp đòi hỏi hướng dẫn viên phải tiếp xúc thường xuyên với kháchtrong tư thế của người phục vụ nhiệt tình chu đáo, người đại diện cho hãng, cho ngành hay thậm chí cho quốc gia, dân tộc. Do đó, tính chất công việc buộc hướng dẫn viên phải có sức chịu đựng cao về tâm lý,tức là giữ cho trạng thái tâm lý luôn ổn định.
Hướng dẫn viên du lịch có nhiệm vụ giới thiệu , bình luận và chỉ dẫn cho khách du lịch những đối tượng tham quan theo chương trình du lịch mà họ đã lựa chọn theo hợp đồng . Mặt khác, loại hình du lịch vốn không chỉ có một . Do đó , hướng dẫn viên du lịch phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế , xã hội , văn hoá , khoa học, nghệ thuật. Đó là khối kiến thức rộng mà hướng dẫn viên cần có để thực hiện việc hướng dẫn khách du lịch . Những kiến thức được coi là ưu tiên với hướng dẫn viên trong khối kiến thức rộng lớn trên có thể kể đến là : – Kiến thức về địa lí cảnh quan , lịch sử dân tộc , đất nước cũng như những lĩnh vực khác nhau của văn hoá ( những đặc trưng, bản sắc văn hoá dân tộc , những tương đồng và khác biệt về văn hoá phương Đông và phương Tây , giữa các vùng văn hoá của đất nước , phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc, mỹ thật, tôn giáo truyền thống và hiện đại , sân khấu, âm nhạc ) cùng với kiến thức về Dân tộc học , Đô thị học và đưong nhiên là các kiến thức về du lịch học . – Kiến thức kinh tế : hướng dẫn viên phải có kiến thức về quá trình phát triển kinh tế của đất nứớc , của vùng hay của các địa phương có các điẻm du lịch khác nhau với những biến đổi của kinh tê –xã hội trong phạm vi cả nước cũng như địa phương này . Đồng thời , hướng dẫn viên du lịch phải có hiểu biết về một số nghiệp vụ cụ thể với các thao tác có tính nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh và quản lí kinh tế . Các kiến thức này giúp cho ướng dẫn viên dễ dàng trong hướng dẫn và thực hiện các hợp đồng , các chế định về chi phí , thanh toán , tín dụng Thuận lợi, chính xác vì lợi ích của tất cả những bên có liên quan và phù hợp với qui định của pháp luật – Kiến thức chính trị cũng là đòi hỏi đối với hướng dẫn viên du lịch, một đòi hỏi mang tính bắt buộc .Bởi lẽ , khách du lịch vốn có cơ cấu rất đa dạng về dân tộc , quốc tịch, nghề nghiệp, lứa tuổi, quan điểm chính trị Hướng dẫn viên du lịch thực hiện nghề nghiệp của mình phải làm vừa lòng các đối tựong này theo thoả thuận . Nhưng, vì lý do an ninh du l